Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cảm nhận về cái tôi của xuân diệu qua 13 câu thơ đầu của bài thơ vội vàng

Đến với Xuân Diệu-nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ. Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. "Vội vàng" là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Đến với 13 câu thơ đầu chúng ta sẽ thấy rõ được sự táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ. Bởi vậy, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình."
Tôi muốn tắt nắng đi ...................................
Tôi khôngchờ nắng hạ mới hoài xuân
Vội vàng sống, vội vàng yêu, vội vàng khát khao đến cuồng si và điên dại. Xuân Diệu-chính ông đã viết lên những vần thơ hối hả và cuồng nhiệt như thế. Mà ở đó, cái tôi trữ tình đã được nhà thơ gửi gắm bao tình cảm nồng nàn thiết tha: tình yêu cuộc sống mãnh liệt, yêu thiên nhiên say đắm với những ước muốn cùng sướng như táo bạo và ngông cuồng. Xuân Diệu đã sớm nhận thức được sự tàn phá ghê gớm của thời gian đối với tuổi xuân, với cuộc đời, nên ông băn khoăn, day dứt "tiếc nuối cả đất trời". Với những tâm tư tình cảm ấy, ông đã đặt bút viết lên những vần thơ mang tên "Vội vàng" đúng như tâm trạng của mình.
Xuân Diệu từng được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Bài thơ "Vội vàng" là một trong những đứa con tinh thần quý báu của ông. Ở đó cái tôi trữ tình được Xuân Diệu thể hiện một cách rất sâu sắc và đầy triết lý.
"Vội vàng" được in trong tập "Thơ thơ", là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám, bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc của tác giả. Ngay từ đầu ta bắt gặp một thái độ sống:

Tôi muốn tắt nắng đi

....................................

Cho hương đừng bay xa

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên, một ước muốn không thể, vô cùng táo bạo. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để "màu đừng nhạt mất", giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương. Khao khát "tắt nắng", "buộc gió" thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người. Đây là điều mà không một ai có thể làm được hay thậm chí còn chưa từng có ai nghĩ đến vậy mà nhà thơ lại viết ra rất thẳng thắn và bộc trực. Vẫn biết những ước muốn ấy không bao giờ trở thành hiện thực nhưng Xuân Diệu vẫn khát khao đến cháy bỏng được đắm mình vào những gì tươi đẹp nhất của thiên nhiên. Nhà thơ đã đẩy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian để ngưng động cái không gian, ý tưởng đó táo bạo nhưng vô cùng lãng mạn. Điệp ngữ "tôi muốn" làm nổi bật cái khát vọng mãnh liệt của cuộc sống bởi trong cảm nhận của ông, mọi thứ đều đang rất đẹp, rất tuyệt vời:

Của ong bướm này đầy tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành to phấp phới.

Của yến anh này đây khúc tình si
Cả không gian như được tô điểm một màu xanh non tươi mơn mởn, màu xanh của đồng nội, màu xanh của lá non, màu xanh của cành to phấp phới, kết hợp hài hòa làm cho bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống, sinh động, có hồn và trở nên tươi mới hơn nhờ vào tiếng hót của loài chim yến anh. Điệp từ "này đây" như đang bày ra trước mắt ta từng thứ một, sinh động, hấp dẫn. Nhịp thơ vui mừng như hối hả, ngập tràn nhiệt huyết của một con người đang mê man, đang đắm đuối, đang hưởng thụ mùa xuân tươi đẹp của cuộc đời. Đó không đơn thuần chỉ là một bức tranh vẽ cảnh xuân mà còn là bức tranh khắc họa mùa xuân rực rỡ của tuổi trẻ, của tình yêu với yến anh, với ong bướm lả lơi tình tứ. Ở bức tranh đó, vạn vật trong thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, thuộc về nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp. Nhà thơ sử dụng các tính từ mang tính gợi hình cao để tạo nên hiệu ứng chân thực, gần gũi như thể bản thân người đọc được theo chân ông, được ông chỉ tay giới thiệu từng chút một. "Hoa" nở trên nền "xanh rì" của đồng nội bao la, "lá" của "cành tơ" đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần " tơ phơ phất" ở sau. Cuộc sống hiện hình trong trạng thái của một thiên đường trên mặt đất, mang lại cảm giác phi thực tế nhưng lại hấp dẫn đến nỗi bản thân tự nguyện đê mình chìm vào ảo mộng đẹp.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Mùa xuân tưng bừng, mùa xuân rộn rã đã dần đến cho nhà thơ một niềm vui, niềm ham muốn nắm bắt và muốn hưởng thụ mỗi sáng. Tác giả sử dụng "và này đây" thay vì "này đây" như những câu thơ trước như thể vẫn còn chưa thỏa, chưa hết, còn chưa muốn dừng lại. Đây không còn là những hình sắc cụ thể như "lá, hoa, ong, bướm" mà trừu tượng hơn là ánh sáng, niềm vui, thời gian, đều là những thứ không hữu hình. Cuộc sống mỗi ngày ở chốn "thiên đường ở trên mặt đất" ấy mỗi ngày đều tràn ngập những niềm vui, chỉ cần giữ cho mình niềm yêu đời, khát khao yêu và được yêu, biết quý trọng vẻ đẹp, cuộc sống xung quanh, thì mỗi ngày niềm vui sẽ đều tự tìm tới.
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Cảm nhận của nhà thơ cũng thật độc đáo khi đến với con người. Xưa nay người ta chỉ nói mùa xuân đẹp, mùa xuân tươi và tràn đầy sức sống nhưng chưa ai nói "mùa xuân ngon". Tác giả đã lấy cái trừu tượng, cái vô hạn của thời gian so sánh ngang bằng với cái rất chi tiết, cụ thể: cặp môi gần. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra, thế nào là "cặp môi gần", cặp môi ấy có vị gì chăng mà Xuân Diệu lại so sánh tháng giêng ngon như cặp môi gần? Mỗi người một cảm nhận. Xuân Diệu cũng vậy, với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đang cháy bỏng trong ông thì mọi thứ đều đẹp, đều ngon. Giống như ai đó đã từng nói " yêu nhau yêu cả đường đi". Tháng giêng ngon lành của XD ở đây cũng vậy, ngon không phải vì ăn ngon mà vì mọi thứ đều mang lại cho ông một cảm giác no nê sảng khoái vô cùng. Những cặp môi gần ấy, nó đánh dấu vào thời gian, xuân đã trở thành một quả nhân mà người nghị sĩ là tình nhân. Chính ý nghĩ đó đã trẻ hóa thế giới già nua, cũ kỉ, làm cho nó trở nên thật mới mẻ. Bức tranh thi sĩ vẽ ra như một thiên đường đầy mật ngọt, nó không tồn tại, không xa rời, không mờ ảo mà nó hiển hiện với hơi thở với nhịp điệu sống ngay giữa cuộc đời trần thế để cho con người mở lòng mình ra mà tận hưởng.
Với Xuân Diệu cái gì cũng mới lạ và bằng cặp mắt xanh non của ông của cái tôi cá nhân, Xuân Diệu đã phát hiện ra thế giới này đẹp nhất vẫn là vì có con người. Cuộc đời đẹp nhất là vào lúc tuổi xuân. Và con người chỉ tận hưởng được điều ấy lúc còn trẻ. Song tuổi trẻ sẽ tàn phai theo thời gian vì thế mà ông phải sống vội vàng và gấp gáp.

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đến đây ta đã hiểu được vì sao mà thi sĩ muốn can dự vào những quy luật muôn đời của tạo hóa để không phải là một ước muốn ngông cuồng nông nổi. Mà là khát vọng cháy bỏng của thi nhân, ước muốn bất tử hóa của cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vị của cuộc sống. Dấu chấm được đặt ngay giữa câu khiến nhịp thơ bị ngắt quãng như sự băn khoăn day dứt của nhà thơ trước những thay đổi không thể nào kiểm soát được của thời gian. Thế nên ông tự nhắc mình "không chờ nắng hạ mới hoài xuân".
Như vậy, những gì mà cái tôi trữ tình đã thể hiện xuyên suốt đoạn thơ là tình yêu cuộc sống đến si mê, cuồng nhiệt, là những khát khao cháy bỏng đến điên cuồng muốn được làm chủ thời gian, làm chủ đất trời. Tiếc rằng "lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật" nên phải mau đi thôi kẻo tuổi xuân qua đi, kẻo đời người không kịp tận hưởng hết thì đã già nua. Tận hưởng nhưng không có nghĩa là lạm dụng nó quá mức đến nỗi buông thả, hoang phí. Tận hưởng ở đây là trân trọng, nâng niu từ những thứ bé nhỏ nhất như ngọn cỏ, cành cây, là sống hết mình và quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi xuân.
Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với "Vội Vàng" Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Hãy tranh thủ lúc còn trẻ để được hưởng đầy đủ nhất. Ông không quên đi nghĩa vụ kêu gọi mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời của ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng tận hưởng. Đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng biết sống có ước mơ, có hoài bão, đôi khi chỉ là sống để tồn tại, sống lạc loài. Đã sống là phải biết sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão. Khi đó ta mới nhận ra cuộc sống này ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: