viet nam van hoa
Câu 2. Tính cộng đồng và tự trị của làng xã thể hiện trên các mặt nào? Tính tích cực và hạn chế của làng xã?
Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác, nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
Biểu hiện của tính công đồng là sân đình, cây đa, bến nước ( giếng nước).
Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập chung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội học, thu sưu thuế, nơi gian giữ và xử tội phạm nhân…tiếp đến đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức hội hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi biểu diễn chéo tuồng. Đình còn là một trung tâm về tôn giáo. Thế đất, hướng đình được xem là quyết dịnh vận mệnh của cả làng; đình cũng là nơi thờ thành hoàng làng bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng đình là trung tâm về mặt tình cảm. nói đến làng là nhớ đến đình với tất cả tình cảm thâm thương gắn bó nhất: “qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.”
Do ảnh hưởng của văn hóa trung hoa, đình từ chỗ là nơi tập chung của tất cả mọi người dần dần chỉ là chốn luui tói của đàn ông. Bị đảy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ nơi bến nước (ở những làng không có sông chảy qua thì có giếng nước), nơi hàng ngày chị em rau, vo gạo, chuyện trò.
Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng nghi ngút hương khói., đó lafnoiw hội tụ của thánh thần : thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đòng, những khách qua đường…nhờ khác qua đường, gốc cây đa trở thành cánh của liên thông làng với thế giới bên ngoài.
Mặt tích cực Người việt nam luôn có tính tập thể cao, hòa đồng vào cuộc sống chung.sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp..
Do đồng nhất ( cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người việt nam luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà” lá lành đùm lá rách”. Do đồng nhất nên
- Ưu điểm của tính cộng đồng là dễ quy tụ được 1 tập thể đoàn kết, gắn bó để đạt được mục tiêu chung.
Nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành 1 tập thể đại đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
- Mặt trái của tính cộng đồng là ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu Một cộng đồng quá coi trọng tính tập thể thì yếu tố cá nhân bị lu mờ, vai trò và lợi ích của cá nhân bị gạt bỏ để phục vụ tập thể.
Bản chất của cuộc sống là sự đa dạng. Sự đa dạng ko còn, tính sáng tạo cũng mất đi, keo theo cả động lực phát triển.
Sự đồng nhất dẫn đến chỗ con người việt nam hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể “bèo trôi thì nướ cũng trôi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “cha chung không ai khóc", cùng với đó là tư tưởng cầu an( an phận thủ thường) và cả nể, có việc j thường chủ trương “đóng của bảo nhau”.
1 ví dụ tiêu biểu cho quan niệm sai lầm về tính tập thể là xã hội Việt Nam thời kỳ bao cấp. Thời kỳ mà Nhà nước được xây dựng dựa trên các triết lý đi ngược với 1 trong số những bản năng căn bản của con người đó là ý muốn sở hữu. Cá nhân ko có quyền sở hữu bất cứ thứ gì, dù là do công sức và năng lực của họ làm ra, quyền sở hữu thuộc về tập thể. Không ai muốn cống hiến cho 1 xã hội mà người làm ít hưởng quyền lợi bằng người làm nhiều, người kém năng lực hưởng ngang với người tài năng hơn, người lười bằng với người chăm, kẻ vô trách nhiệm bằng với người có tâm huyết.
Kết quả được hình thành là 1 xã hội ỳ ạch, trong đó những cá nhân vô trách nhiệm, lười biếng, bấu víu, níu kéo nhau, đùn đẩy nhau và nương tựa, lẩn trốn vào phía sau 1 tập thể mơ hồ và họ tự níu chân mình trên con đường tiến bộ. Xét cho cùng cái tập thể được quan niệm sai lầm đã níu chân con người..
Biểu hiện của tính tự trị của làng xã
1. Tính tự trị của làng thể hiện trong mối quan hệ giữa làng với làng
Làng xã là một thực thể thống nhất. Nó có đầy đủ các bộ phận để hoạt động, để “sống” và tự bảo vệ mình khỏi xâm nhập từ bên ngoài. Nguyễn Đổng Chi cho rằng “làng là một cơ thể trọn vẹn, gần như một con người, nhưng lại là một con người phi giai cấp. Trong cơ thể người trọn vẹn đó, không những có ẩn giấu một linh hồn, một tâm lý ý thức cộng đồng, mà còn có một cá tính riêng, nghĩa là một đặc sắc riêng về tính cách”. Đúng vậy, mỗi làng không những có một địa vực riêng mà còn có một tín ngưỡng riêng, luật lệ riêng, nhiều nét văn hoá khác nhau…
1.1.Về địa vực
Mỗi làng đều có giới hạn phạm vi của làng rất rõ ràng. Nhiều làng có mốc giới lãnh thổ, có cổng làng và điếm canh… Vấn đề địa vực còn thể hiện rất rõ qua “dân chính cư” và “dân ngụ cư” hay còn gọi là “dân nội tịch” và “dân ngoại tịch”. 1.2. Về văn hoá tín ngưỡng
Đình là nơi sinh hoạt văn hoá của cả làng. Thường mỗi làng có một ngôi đình, thờ một vị thành hoàng. Dân gian đã có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Cùng đó mỗi làng có một lễ hội khác nhau. Thời gian và cách thức tổ chức lễ hội phụ thuộc vào mỗi vị thánh làng thờ.
1.3. Về lệ tục của làng: điều này thể hiện rõ nhất qua hương ước làng. Làng nào cũng có hương ước riêng với những quy định không giống nhau. Nhiều khi hương ước của làng này đề cập đến một số vấn đề mà hương ước làng khác không có, thậm chí có trường hợp hương ước làng này trái hẳn với hương ước làng kia.
2. Tính tự trị của làng xã thể hiện qua mối quan hệ giữa làng với nước
2.1. Qua tính chất bộ máy quản lý làng xã
Mỗi làng xã có hai cơ quan quản lý. Đó là cơ quan của nhà nước, đứng đầu là các xã quan (xã trưởng, sau này là các lý dịch: lý trưởng, phó lý, hương thân, hương hào, khán thủ, hương trưởng) và Hội đồng kỳ mục của làng xã đứng đầu là các tiên thứ chỉ (thường là quan lại về hưu, người cao tuổi trong làng. Vai trò quản lý làng xã vẫn nằm chủ yếu trong bộ máy quản lý truyền thống của làng. Cho nên làng xã so với nhà nước vẫn có một sự tự do nào đó, không còn tự trị độc lập, cũng không phụ thuộc hoàn toàn. Đó chính là sự tự trị tương đối của làng xã.
Dưới thời thực dân, hào lý tác yêu tác quái với tư cách nhà nước để đàn áp xã dân. Pháp muốn gia tăng quyền lực cho bọn này để làm công cụ cho pháp đàn áp xã dân, triệt tiêu các phong trào phản kháng. Song cuối cùng chúng cũng thất bại. Ta có thể khẳng định, tính tự trị tự quản của làng xã một phần thể hiện ở tính chất bộ máy quản lý. Một khi tính tự trị của làng xã còn mạnh mẽ thì không thể xoá bỏ bộ máy quản lý đó.
2.2. Qua hương ước
Hương ước ra đời là kết quả của sự thoả hiệp giữa tính tự trị của làng xã và tính áp chế của chính quyền nhà nước. Có thể nói nó thể hiện rất rõ tính tự trị của làng xã đối với nhà nước. Hầu hết làng xã truyền thống ở Bắc và Trung Bộ đều có hương ước để quản lý làng mình thật chặt chẽ. Làng xã thay đổi thì hương ước sẽ được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình mới. Nếu vì một lý do nào đó làng mất hương ước thì sau đó sẽ nhanh chóng được lập lại.
III. Hai mặt của tính tự trị của làng xã Việt Nam
1. Tích cực
Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh sự vào khác biệt. khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng ( làng họ)khác.sự khác biệt này là sơ sở tính tự trị tạo nên tinh thần độc lập cộng đồng,mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc. vì phải tự lo liệu, nên người việt nam có truyền thống cần cù. Nó tạo nên nếp sống tự cấp tự túc, mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá,tự đảm bảo nhu cầu về ăn, có bụi tre, góc mít, rặng xoan tự đảm bảo nhu cầu cề ở.
Có thể thấy tác dụng tích cực nhất của tính tự trị làng xã là làm cho nội bộ làng xã có một sự cố kết chặt chẽ mà khó có thế lực nào có thể phá vỡ. Nó làm nên sức sống lâu bền của làng. Điều này có ý nghĩa lịch vô cùng lớn lao, thể hiện rõ nhất là khi đất nước bị nạn ngoại xâm, các đô thị nhanh chóng rơi vào tay giặc, nhưng làng thì không. Có thể nói mỗi làng xã Việt Nam là một pháo đài kiên cố chống giặc.
Nhờ làng xã có tính tự trị tương đối góp phần làm cho đất nước có một nền văn hoá phong phú, đa dạng. Chúng ta đã có những làng văn hoá với những nét văn hoá đặc trưng nổi bật. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nó không bị văn hoá của tổ chức xã hội khác đồng nhất. Nó không bị xoá bỏ bởi văn hoá làng khác, vùng miền khác, hay sự can thiệp của chính quyền trung ương, thậm chí là chính quyền của ngoại xâm.
2. Tiêu cực
Tính tự trị của làng xã luôn có xu hướng làm cho làng xã hoạt động độc lập hoàn toàn, xa rời quỹ đạo quản lý của nhà nước. Có thể nói, trong thời bình, sự cố kết giữa các làng xã rất lỏng lẻo, mà khi đó chính quyền trung ương tập quyền lại suy yếu, không đủ sức kiểm soát nổi làng xã thì điều tất yếu là trong nước sẽ sinh biến loạn. Ví dụ như cuối thời Trần (cuối thế kỷ 13-14), xã hội có nhiều rạn nứt. Mô hình tập quyền thân dân của nhà Trần bị khủng hoảng. Chính quyền trung ương không thể kiểm soát được làng xã. Hậu quả là triều Trần sụp đổ.
Chúng ta vẫn nghe câu “phép vua thua lệ làng”. Thật ra nói như vậy cũng hơi cường điệu vị trí của làng xã. Lệ làng thế nào thì cũng không được trái với phép nước. Nhưng câu nói đó đúng trong trường hợp nhà nước yếu, không quản lý nổi làng xã như trên. Khi đó, làng xã tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều khiển của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước.
tính tự trị còn là cơ sở của óc gia trưởng, tôn ti: tính tôn ti là sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không pahir là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lý quyền huynh thế phụ, óa đạt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý “sống lâu lên lão làng”, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội nhất là khi thói “gia đình chủ nghĩa” vẫn đang là một “căn bệnh tràn lan”.
Làng xã với tính tự trị của nó bảo lưu rất tốt các giá trị truyền thống nhưng đồng thời nó cũng lưu giữ những hủ tục “thâm căn cố đế”, không dễ dàng xoá bỏ vì nhà nước có muốn can thiệp vào cũng không đơn giản. Như những hủ tục về khao vọng, cưới xin, ma chay cỗ bàn đình đám, trọng nam khinh nữ, đông con nhiều của… mà đến ngày nay chúng ta vẫn chưa xoá bỏ được hết, thậm chí để xoá bỏ được
Câu 4. Trình bày quá trình khảo sát một làng Việt?
Quá trình khảo sát của một làng việt gồm 3 phần: chuẩn bị, tiến hành và kết thúc (kết luận).
1/phần chuẩn bị.
Bước 1, lựa chọn một làng cụ thể để khảo sát
Bước 2, tìm hiểu những thông tin khái quát về làng bằng nhiều nguồn tư liệu như: sách, báo, mạng internet và các nguồn khác.
Bước . Xin giấy giới thiệu từ các cơ quan như: Giấy giới thiệu của nơi mình đang công tác hoặc theo học; giấy giới thiệu của cơ quan chức năng ở làng mà mình tiến hành khảo sát.
Bước 4. Thu thập thông tin từ cơ quan văn hóa của làng hoặc những người sống lâu ở làng và những có hiểu biết về lịch sử làng để tìm hiểu thông tin.
Bước 5. Tổng hợp thoogn tin và tiens hành khảo sát.
2/ Tiến hành
Tiến hành khảo sát bằng cách xác định từng mục định khảo sát.
a. Tên làng, vị trí làng.
1. Tên làng (tên chữ nôm và tên chữ hán) và giải thích tên.
2. Vị trí làng xưa và nay
b. Nhân khẩu và Số lượng các dòng họ chính, các nhà thờ họ lớn ở làng
1. Số Số lượng các dòng họ chính.
2. Nhân khẩu
3. Các nhà thờ họ lớn
c. Kết cấu kinh tế, nghề chủ yếu, thủ công nghiệp và chợ làng ở làng Mậu Dương.
1. Kết cấu kinh tế
2. Nghề chủ yếu
3. Nghề thủ công
4. Chợ làng
d. Kết cấu xã hội: Số lượng các tổ chức từng tồn tại trong làng, hoạt động của làng diễn ra như thế nào? Có hương ước hay không? Lệ làng có điểm gì đặc biệt?
1. Số lượng các tổ chức từng tồn tại trong làng.
2. Hoạt động của làng
3. Hương ước
4. Lệ làng
e. Mối quan hệ với các làng xung quanh.
f. Tín ngưỡng của làng, số lượng các nơi thờ tự, tên và vị trí.
III. Kết luận
Tổng kết lại quá trình khảo sát, nhận xét về quá trình phát triển và biến đổi một số điểm ở làng như: tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xưa và nay.
Câu 5.trình bày kết quả khảo sát của làng Việt.
Khảo sát làng Kiêu kỵ
1. Tên và vị trí làng
A, Tên làng chữ nôm là Cầu Cậy; chữ hán là Kiêu Kỵ (cưỡi ngựa). có nhiều cách giải thích về tên làng trong đó có thuyết nói rằng làng được đổi tên là do triều đình phong kiến cho phép những thôn xã có tên nôm k đẹp thành tên hán vừa đẹp lại vừa thuận lợi trong giao dịch hành chính. Theo đó cầu kỵ được hán hóa cầu thành Kiêu, cậy thành cậy thành kỵ, do đọc lệnh từ kiêu kỵ mà ra.
B, Vị trí: Trước thời Ngô, Đinh, tiền Lê, kiêu kỵ nằm trong quận vũ Ninh. Thời Lý, Trần thuộc lộ Bắc Giang. Thời Lê thuộc huyện Gia lâm, phủ Thuận An, trấn kinh bắc.
Nay Kiêu Kỵ là một xã thuộc huyện Gia Lâm; phía Bắc giáp xã Dương Xá, Trâu Quỳ; phía Đông Nam giáp Hưng Yên; phía Tây Nam giáp xã Đa Tốn. Diện tích đất toàn xã 547,6 ha với tổng số dân khoảng 9.000 người.
2. Nhân khẩu và số lượng các dòng họ chính.
Kiêu Kỵ có nhiều dòng họ, trong đó có các họ lớn và là họ gốc như Nguyễn Danh, Phạm Đình, Vũ Nguyên và Đinh. Năm 1928, theo thống kê của Ngô Vi Liễn, làng có đến 7205 nhân khẩu.
3. Kết cấu kinh tế, chợ làng và làng nghề.
Do nằm nằm vùng màu mỡ phì nhiêu được bồi bắt bời co n sông hoofngf tải nạng phù sa nên có điều kiện phat triển nông nghiệp, hàng năm cấy được 2 vụ lúa và hoa màu xen canh nên sản phẩm khá dồi dào. Theo bản đồ địa chính Nguyễn Thành Thái năm canh tý (1900) thì ruộng đát làng Kiêu Kỵ có 19 mẫu thổ cư và 345 mẫu ruộng cầy cấy đến năm kỷ Dậu (1909) thực dân pháp lấy mất 160 mẫu đất để lập đòn điền.
Bên cạnh nghề nông làng còn có hai nghề thủ công có tiếng trong vùng là dát vàng quỳ và làm mực nho. Để làm được mực, phải có chất keo nấu bằng da trâu. Mỗi ngày thường có một con trâu bị giết để phục vụ việc này. Thủ trâu được đưa lên làm lễ thành hoàng, nên có câu:
“Sống làm trai Bát Tràng, chết làm thành hoàng Kiêu Kỵ....”
Chợ kiêu kỵ có quy mô chợ vùng, hàng hía dồi dào : lúa gạo, rau quả, ngô khoai…đặc biệt là hàng thịt trâu do nghề chế biến mực nho nên thịt trâu vùng này rẻ hơn nhiều chợ khác. Chợ kiêu kỵ được xem là một trong các chợ nổi tiếng kinh bắc. sách “đại việt sử ký toàn thư viết”: có những chợ có phố xá như chợ kiêu kỵ bán thịt trâu, vàng diệp”.
Ngày nay, chợ làng kiêu kỵ mở ngay đầu làng. Đường làng trở thành phố chợ. Hàng hóa phong phú, nổi lên là các mặt hàng may vải da…
Làng nghề:
Nghề vàng quỳ. Cách đây trên 300 năm, dân làng Kiêu Kỵ học được nghề dập dát vàng bạc do ông Nguyễn Quý Trị chuyền cho. Đó chính là nghề quỳ vàng bạc truyền thống của dân làng và còn được lưu chuyền đến ngày nay. Để tưởng nhớ công ơn của người đã chuyền dạy nghề cho mình, dân làng Kiêu Kỵ đã suy tôn ông Nguyễn Quý Trị làm Tổ sư nghề quỳ vàng bạc – Một nghề thủ công truyền thống quý hiếm độc nhất vô nhị ở nước ta
Nghề làm vàng quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều thợ, kiên trì cần mẫn lao động với những thao tác và kỹ thuật. Từ việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực "lướt" quỳ, vàng phải đập mỏng đều, không rách và chỉ cần lơ đãng một chút là búa quỳ sẽ đập vào ngón tay… 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá có diện tích lớn hơn 1m2 thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp giát vàng của Nhật. Chính vì vậy, cho đến nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này
Từ nghề vàng quỳ đã mở rộng ra nghề làm mực nho nổi tiếng “ mực cầu cậy, giấy làng Hồ”
Cách đây khoảng 100 năm, ở làng Kiêu Kỵ mới xuất hiện thêm nghề may da. Nghề này do ông Vũ Huy Dâu sáng lập từ những năm đầu của thế kỉ XX, trước chỉ may ví, sắc đầm bằng da mỏng, sau may các loại túi sách, cặp da giả và va ni, vỏ bao bì đựng các mặt hàng mĩ nghệ xuất khẩu. Vài chục năm trở lại đây nghề may da ở quê hương Kiêu Kỵ phát triển rất nhanh chóng, từ chỗ chỉ có hơn chục hộ làm nghề này, đến nay đã có trên 300 hộ chuyên làm nghề may da. Một số công ti tư nhân đã được thành lập, trong số đó phải kể đến công ti “La Do Da” có vốn lớn hàng tỷ đồng, sản phẩm làm ra có uy tín trên thị trường và đang được tiêu thụ mạnh trong nước
4. Tín ngưỡng, hôi làng và trò chơi ngày hội làng
Kiêu Kỵ hiện có 3 công trình tín ngưỡng là đình, đền và chùa đều được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc. Hiện Kiêu Kỵ còn giữ được 29 trong số 80 đạo sắc của các triều vua Trần, Lê và Nguyễn phong Khổng bắc tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa làm Thành hoàng làng Kiêu Kỵ. Ông là vị tướng giỏi của Trần Hưng Đạo, hai lần tham gia chống Nguyên Mông và 3 lần đi sứ Trung Quốc giao hoà với các quốc gia phương Bắc. Đền thờ ông được dựng theo kiểu chồng diêm nổi tiếng. Trong chùa làng hiện còn lưu giữ 43 pho tượng làm từ các thế kỷ trước, được sửa lại từ năm 1941 đến nay vẫn giữ nguyên màu vàng son lộng lẫy, có giá trị nghệ thuật điêu khắc cao.
Hội làng: trong tín ngưỡng thì thần, hội làng kiêu kỵ cũng có những lễ tục theo “đất lề quê thói”. trong dân gian vẫn lưu chuyền câu ca:
Hai tám tháng Tám thì về hội Cha
Mùng tám tháng Giêng thì về hội Mẹ
Theo dân làng giải thích rằng: Ngày giỗ Cha (tức ông Nguyễn Chế Nghĩa) vào ngày 28/8 âm lịch hàng năm thì dân làng tổ chức lễ hội rất trọng thể để tưởng niệm công đức của Ngài. Còn vào ngày mùng 8 tháng Giêng là ngày giỗ Mẹ (tức Công chúa Nguyệt Hoa là Phu nhân của ông Nguyễn Chế Nghĩa), dân làng cũng tiến hành tế lễ cúng giỗ linh đình để tưởng niệm.
+Tục rước mã: sang ngày 27/8 vào đám-lễ cáo kỵ, làng tổ chức rước mã từ nhà ông cai đám ra miếu thờ thành hoàng làng. Đám rước được cử hành long trọng trong tiếng trống rộn rang của phường bát âm.
+ rước văn: lễ rước cử hành vào chiều 27/8 – cáo kỵ, hoặc sang 28/8-chính kỵ, băt sđàu từ nhà cụ tiên chỉ ra đền thờ thành hoàng làng. Đám rước được cử hành trong trong nhịp phách “nhã nhạc”nghiêm trang.
+ Rước cỗ yến. rước cỗ yến vào sang ngày 28/8 chính kỵ. cỗ yến là cỗ lễ tiến cúng thành hoàng làng. Cỗ yến, sau khi tế lễ thành hoàng làng thì chỉ dành riêng cho các cụ hương chức mới đuộc hưởng. nên cỗ yến còn dduocj gọi là “cỗ yến cụ”.
Trò chơi ngày hội làng: các trò chơi dân gian ngày hội làng thường gắn với các sự tích thành hoàng làng. Cụ thể như nén còn, đánh cờ người, thi võ vật…
Kết luận
Câu 3. Văn hóa làng
Tín ngưỡng đa thần
Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi.
Thờ cơ sinh thực khí
Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
Thờ hành vi giao phối
Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên…
Trống đồng - biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực:
Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (xem thêm Con cóc là cậu ông trời)
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều đễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.
Thờ Tam phủ, Tứ phủ
Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công và Hà Bá. Thần Mặt Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Việc thờ trời ở Việt Nam có trước ở Trung Quốc.
Thờ Tứ pháp
Tượng Pháp Vân
Tứ pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Man Nương Phật Mẫu. Tứ pháp gồm:
Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn
Ảnh hưởng của Tứ Pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều đình nhà Lý phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.
Thờ động vật và thực vật
Khác với văn hóa phương tây là thờ các con vật có sức mạnh như hổ, sư tử, chim ưng,... tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật hiền lành hơn như trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu,... các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng.. Con rồng có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam có tên liên quan đến rồng như Thăng Long, Hàm Rồng,...
Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau,...
Tín ngưỡng sùng bái con người
Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người.
Tổ tiên
Bài chi tiết: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà.
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn -- khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất -- theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước-Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.
Tổ nghề
Bài chi tiết: Tổ nghề
Tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư). Tổ nghề chỉ là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.
Thành hoàng làng
Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở Việt Nam mà không có Thành hoàng.
Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó. Tuy nhiên một số làng còn thờ những người lý lịch không "hay ho" gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày, trộm cắp... nhưng họ chết vào "giờ thiêng".
Vua tổ
Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Tứ bất tử
Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro