8 câu đầu
VIỆT BẮC – TỐ HỮU ĐỀ 1: PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ:
Mình về mình có nhớ ta...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
I. MB
Có một nhà thơ đã từng tâm sự: "Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về đất nước và nhân dân tôi như viết về người đàn bà tôi yêu". Có một nhà thơ cũng từng khẳng định: "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình" và gắn cả cuộc đời mình với cách mạng, nhà thơ đó không ai khác chính là Tố Hữu. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu đã để lại cho thi đàn Việt Nam rất nhiều áng thơ hay, một trong số đó không thể không nhắc tới là bài thơ "Việt Bắc". Đọc bài thơ, 8 câu sau đã đọng lại trong lòng độc giả thật nhiều dư vị:
Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
II. TB
1. KHÁI QUÁT
Như 1 người thư kí trung thành, tận tụy của cách mạng, TH luôn hướng ngòi bút của mình bắt kịp mọi khoảnh khắc của cuộc kháng chiến. Bởi thế, ông được mệnh danh nhà thơ của lí tưởng cộng sản, lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường đấu tranh cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Lê Đạt từng nói:
"Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ Không trộn lẫn..."
Cái "vân chữ... không trộn lẫn" của "nhà thơ thứ thiệt" mà Lê Đạt nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả. Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách độc đáo, hấp dẫn. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho thơ trữ tình - chính trị hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn; đậm đà tính dân tộc; giọng điệu ngọt ngào, tâm tình tha thiết; mang chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
"Việt Bắc" ko chỉ là đỉnh cao của thơ TH mà còn là 1 trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
Việt Bắc là khu căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam được thành lập từ năm 1940. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân VB đã có 15 năm gắn bó keo sơn. Trong thâm tâm
người cách mạng, nó là thủ đô kháng chiến, là mảnh đất của bao nhiêu ân tình. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu, hiệp định Giơ- ne- vơ được kí kết, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ cùng cán bộ chiến sĩ từ biệt chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Lấy cảm hứng từ không khí của buổi chia tay lịch sử ấy, TH đã xúc động viết nên bài thơ này. Đây ko chỉ là cuộc chia li giữa cá nhân với cá nhân, giữa những con người với mảnh đất họ từng gắn bó mà là cuộc chia li của dân tộc với quá khứ. Cái độc đáo của TH là mượn thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào để diễn tả tình cảm cách mạng. Hay hơn nữa là tác giả vận dụng thành công cặp đại từ xưng hô "mình"- "ta" theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca. Tìm về với truyền thống, TH đã truyền vào thơ mình 1 luồng gió tươi nguyên, mát lành. Chuyện ân tình cách mạng đc TH khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi. "Thơ là thần hứng", thơ chỉ ra đời trong những giây phút thăng hoa. Ngòi bút của thi sĩ chỉ "có thần" khi trong lòng thực sự "xúc động hồn thơ". Tố Hữu đã có được giây phút ấy, tâm thế ấy khi viết "Việt Bắc".
Đoạn thơ trên năm ở phần đầu bài thơ Việt Bắc nói về khung cảnh chia tay bâng khuâng, lưu luyến giữa người đi, kẻ ở.
2. PHÂN TÍCH
a. 4 câu đầu: Lời của người ở lại
4 câu thơ mở đầu là lời ướm hỏi, gợi nhắc của người ở lại với người ra đi. Một cách tự nhiên, kẻ ở cất lời trước, mang theo những băn khoăn, lo lắng về nghĩa tình thủy chung:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Nội dung chủ yếu của hai cặp câu lục bát này chính là những nỗi niềm da diết được thể hiện trong 2 câu hỏi:
Mình về mình có nhớ ta?
...Mình về mình có nhớ không?
"Mình" và "ta" là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa. Hai câu hỏi trong đoạn thơ mở đầu đã khiến người đọc nhớ tới những câu ca dao nói về cảnh chia tay bịn rịn nhớ nhung của lứa đôi:
Mình về có nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Hay:
Mình về ta chẳng cho về
Hoặc:
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Mình về có nhớ ta chăng?
Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình
TH đã mượn 1 hình thức ngôn từ quen thuộc của văn hóa dân gian để gửi gắm tình cảm lớn lao của thời đại mới. Những câu ca ngọt ngào của tình yêu đã trở thành câu hỏi xao xuyến của nghĩa tình cách mạng. Trong những câu thơ của TH, "mình" chỉ người ra đi, "ta" chỉ người ở lại. Hai cặp câu lục bát có tới 4 chữ "mình" và chỉ có 1 chữ "ta". Tương quan ngôn từ ấy đã đem lại cảm giác hình ảnh người ra đi tràn ngập không gian, đầy ắp trong nỗi nhớ của người ở lại, đồng thời gợi 1 chút đơn côi, lặng thầm của người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu...
Nỗi niềm người ở lại được thể hiện trước hết trong câu hỏi hướng về thời gian:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Người ở lại hỏi người ra đi "có nhớ ta" trong "mười lăm năm ấy"? Mười lăm năm là trạng ngữ chỉ thời gian, được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn đến tháng 10 năm 1954. Trong những năm tháng đó có biết bao khó khăn gian khổ nhưng cũng có biết bao nhiêu ân tình đậm sâu giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Họ đã cùng nhau trải qua "mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù", cùng dằn lòng với "miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai", cùng chia cho nhau "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng". Họ đã đồng cam cộng khổ, sát cánh kề vai...Bởi vậy, "15 năm" ko chỉ được định lượng bằng thước đo thời gian mà còn bằng thước đo tình cảm. 4 chữ "thiết tha mặn nồng" diễn tả tình cảm giữa Việt Bắc và người cán bộ thật keo sơn bền chặt.
Nếu như 2 câu đầu gợi nhắc về thời gian thì 2 câu sau gợi nhắc về không gian:
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như "cây", "sông" và miền ngược như "núi", "nguồn". "Nhìn cây", "nhìn sông" nhắc tới thực tế chắc chắn xảy ra trong tương lai khi người kháng chiến đã về xuôi, đã sống với quê hương, đồng bằng. "Nhớ núi", "nhớ nguồn" là để tâm hồn trở về với quá khứ, với Việt Bắc. Điều này có xảy ra hay không còn tùy thuộc vào sự thủy chung của người ra đi. Trong câu thơ xuất hiện nhiều lần hai động từ "nhìn" và "nhớ". Một hành động tác động vào thị giác, một hành động tác động vào tâm tưởng; một hành động hướng tới hiện tại, một hành động hướng về quá khứ. Câu thơ như tiềm ẩn một chữ "có" đầy trăn trở: Nhìn cây có nhớ núi, nhìn sông có nhớ nguồn; về thủ đô Hà Nội có còn nhớ quê hương Việt Bắc? Kẻ ở muốn nhắc nhở người đi sống trong hiện tại
đừng quên nhớ về những kỉ niệm của một thời đã qua.Ý thơ còn đem đến những suy ngẫm sâu xa về nghĩa tình, đạo lí của 1 dân tộc luôn nhắc nhau "uống nước nhớ nguồn":
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Đây cũng là lẽ sống cao cả đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu:
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
b. 4 câu sau: Tâm trạng của người ra đi
4 câu sau là tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nhớ thương bịn rịn. Kẻ ở băn khoăn bao nhiêu, người đi nặng trĩu tâm tư bấy nhiêu:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
"Tiếng ai" vang lên nghe bâng khuâng, xao xuyến lạ lùng. "Tiếng ai" là lời của người VB với những chân tình thiết tha. Thanh âm ấy dường như gọi về biết bao kỉ niệm.Thanh âm ấy cứ quấn quýt, vấn vương khiến người cán bộ "Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi". 2 từ láy "bâng khuâng" và "bồn chồn" diễn tả thật tinh tế tâm trạng người ra đi. Đó là tâm trạng nhớ nhung, bồi hồi khiến cho bước chân cũng ngập ngừng, không muốn chia xa.
Buổi chia tay còn có hình ảnh "Áo chàm đưa buổi phân li". "Áo chàm" là hoán dụ để chỉ con người, vừa gợi ra trang phục bình dị, đặc trưng của nhân dân VB, vừa khắc họa tính cách mộc mạc, tấm lòng thủy chung son sắt của họ với cách mạng. Chính những con người mang màu áo ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của cuộc kháng chiến. Sắc áo chàm có thể nhòa mờ trong khói sương rừng núi nhưng sẽ mãi mãi in đậm trong nỗi nhớ thương của người về xuôi.
Những nỗi niềm lưu luyến của buổi chia tay được thể hiện rõ hơn nữa trong cử chỉ chứa chan ân tình "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". "Biết nói gì hôm nay" không phải là ko có gì để nói mà ngược lại có nhiều điều muốn thổ lộ nhưng chẳng thể giãi bày vì xúc động nghẹn ngào, cảm xúc dâng trào mãnh liệt ko thốt đc nên lời. Những lời ko thể diễn tả đó có lẽ đã nằm hết trong 3 chữ "cầm tay nhau". Bàn tay giao cảm thay cho lời nói. Cầm tay là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, cầm tay trao yêu thương, cầm tay tiếp thêm niềm tin và sức mạnh...
III. ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN
"VB" là 1 kiệt tác của TH, cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến, "là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên" (Xuân Diệu). Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng thể hiện tài hoa nhiều mặt của tác giả "Việt Bắc": Thể thơ lục bát, lối đối đáp của đôi lứa, phép hoán dụ, câu hỏi tu từ được vận dụng khéo léo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị... Những tiếng thơ "Việt Bắc" ko chỉ hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp của bông hoa ngôn từ mà còn bằng tình cảm, tấm lòng của một trái tim cao cả, đa cảm. Hemingway từng nói: Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó. Bởi vì đó là sản phẩm lao động bền vững của trí tuệ con người. Rồi mai này các đền đài có thể sụp đổ, các tranh tượng có thể tiêu tan nhưng tác phẩm văn học chân chính luôn vượt qua quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay trong những tác phẩm ấy chúng ta có "Việt Bắc" của TH. Cảm ơn TH đã cắm 1 cây sào sáng tạo đưa Việt Bắc trở thành bài ca về giá trị sống, về sự thủy chung, nghĩa tình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro