Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Việt Bắc

Việt Bắc

Bình giảng khổ thơ tứ bình trong bài “Việt Bắc”

I. MB

Một nhà phê bình đã từng nói: “Nhà thơ phải xâm nhập sâu vào trong đời sống nhân dân. Anh phải nhập đến một mức độ nào đó thơ mới hình thành. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim anh cuộc sống đã thật ứ đầy.” Cả cuộc đời cần mẫn như con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc đời, Tố Hữu đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp thơ ca đồ sộ hồm 7 tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”. Nếu phải chọn một tập thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu, có lẽ nhiều người sẽ chọn tập thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc” phản ánh khoảng thời gian 9 năm của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống thực dân Pháp.

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Linh hồn của tập thơ này là bài thơ cùng tên. “Việt Bắc” được viết vào tháng 10/1954, khi các anh bộ đội cụ Hồ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, rời Việt Bắc để tiếp quản thủ đô hoa lệ. Bài thơ được tác giả viết theo thể lục bát, những câu thơ đằm thắm như những câu dân ca dễ đi vào lòng người. Với lối xưng hô “ta” và “mình”, bài thơ có những đoạn như khúc tiễn dặn người yêu lúc lên đường. Đoạn thơ bình giảng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc”, vốn là lời của chàng trai tâm tình với cô gái, khẳng định những kỉ niệm, những ấn tượng không bao giờ phai cho dù phải chia xa xứ sở Việt Bắc, mà nội dung chính tập trung vào hai hình ảnh: thiên nhiên và con người. Sâu xa hơn, cô đúc hơn, tình tứ hơn thì đó chính là “hoa” và “người”:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

II. TB

Vẫn biết rằng “Việt Bắc” là một bài thơ chính trị, một bài thơ cách mạng. Nhưng ở đây, Tố Hữu lại viết bằng lối đối đáp giao duyên của đôi trai gái với lối xưng hô “ta” và “mình”. Vì vậy đoạn thơ bình giảng nói riêng cũng như bài thơ “Việt Bắc” nói chung là một minh chứng cho lời nhận định: “Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình chính trị.”

Đoạn thơ này gồm 10 câu thơ được chia làm 5 cặp lục bát.

    1, Cặp 1

Cặp thơ đầu tiên là lời nói có tính chất đưa đẩy nhưng không phải không giấu kín tình ý sâu xa. Ở đây chàng trai vừa ướm hỏi cô gái:

        “Ta về mình có nhớ ta”

Nhưng ngay khi cô gái còn chưa kịp trả lời, thì chàng trai đã khẳng định tình cảm của mình:

        “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Ẩn ý của người về ở đây là: Chẳng biết khi ta về, mình có nhớ ta hay không, nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta nữa, thì ta vẫn cứ nhớ mình. Nỗi nhớ ở đây thật tình tứ, sâu xa làm sao! Hiện lên trên nỗi nhớ của người về là “hoa” và “người”. Nói cách khác, “hoa” và “người” luôn luôn đồng hiện trong nỗi nhớ của người về, “hoa” là “người”, “người” cũng là “hoa”, bởi có câu:

        “Con người ta là hoa của đất”

Thế là hiện lên trên nỗi nhớ ấy, cứ câu lục thì nhớ hoa, nhớ cảnh; câu bát lại nhớ người. Điều ấy cũng có nghĩa là: Nội dung chính của đoạn thơ bình giảng chính là nỗi nhớ của người về được Tố Hữu thể hiện ở 8 câu thơ còn lại.

8 câu thơ này, nếu đứng từ góc độ cú pháp để cảm nhận thì 8 câu là bổ ngữ trực tiếp cho nỗi nhớ của người về là “hoa” và “người”. 8 câu thơ được chia thành 4 cặp lục bát. Mỗi một cặp là một bức tranh thiên nhiên. Mỗi một bức tranh thiên nhiên lại ứng với một mùa nào đó trên núi rưng Việt Bắc. 4 bức tranh này hợp lại thành một bộ tứ bình hoàn chỉnh. Người xưa nói “thi trung hữu họa”, nên chăng ta chuyển thẳng đoạn thơ bình giảng thành một bức họa phẩm. Hiện lên trên đó là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp.

    2, Cặp 2

Mở đầu cho bộ tứ bình ấy, bức tranh đầu tiên của Việt Bắc hiện ra có lẽ là mùa đông.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Câu thơ thứ nhất:

        “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

Nghệ thuật chủ đạo mà Tố Hữu sử dụng trong câu thơ này là nghệ thuật chấm phá, nghệ thuật điểm xuyết. Nghệ thuật này nghiêng về gợi nhiều hơn tả. Nhà thơ Tố Hữu không hề mô tả trực tiếp rằng rừng Việt Bắc trong những ngày mùa đông xanh như thế nào. Ông chỉ gợi lên 2 tiếng “rừng xanh” để tạo nên trong trí tưởng tượng của người đọc một khoảng trống, rồi bằng sự nhạy cảm về nghệ thuật, sự thẩm thấu của thơ ca, mỗi người tự phác lên cho mình một màu xanh của rừng Việt Bắc trong những ngày mùa đông. Vì vậy bức tranh mùa đông của Tố Hữu hiện lên phong phú, đa dạng. Nhưng tựu chung lại, ta vẫn nhận ra đó là màu xanh thâm u trầm mặc của rừng già. Trên nền xanh thâm u trầm tĩnh ấy, nhà thơ điểm xuyết vào đó những bông hoa chuối rừng nở đỏ. Ai đã từng nhìn thấy hoa chuối rừng nở, màu đỏ tươi của nó làm sáng rực cả cảnh trí, thì mới thấy được ẩn ý của nhà thơ Tố Hữu: Ông muốn làm cho xứ sở yên tĩnh này trở nên sống động, lung linh hơn. Bởi ngày ấy, những năm 46-47, Việt Bắc là u tì quốc, là nơi rừng thiên nước độc. Các anh bộ đội cụ Hồ từ thủ đô hoa lệ tiếp quản Việt Bắc, nhiều người không tránh khỏi sự chán chường. Đã có lần Bác Hồ đã từng làm thơ động viên các anh:

        “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

        Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”

Là “thư kí trung thành” của cách mạng, Tố Hữu đem tài thơ của mình để làm cho xứ sở ấy trở nên sống động, lung linh hơn. Mỗi bông hoa chuối rừng chẳng khác nào một bó đuốc đang bập bùng cháy.

Một trong những thành công nữa của Tố Hữu khi vẽ lên bức tranh Việt Bắc trong những ngày mùa đông là tác giả sử dụng chủ yếu là gam nóng. Vì vậy đọc thơ Tố Hữu ở hai câu này, ta không thấy sự giá lạnh của vùng sương muối mà ta thấy đâu đó trong thơ của Quang Dũng, đâu đó trong thơ của Chính Hữu:

        “Đêm nay rừng hoang sương muối”

Không thấy đâu đây hình ảnh:

        “Miệng cười buốt giá chân không giày”

Mà hiện lên trên bức tranh này là sự ấm áp. Sự ấm áp đấy có được bởi gam nóng.

Gam nóng đầu tiên được bộc lộ ở màu đỏ tươi của hoa chuối. Nhưng khi bước vào thơ ca nghệ thuật, nó còn là điểm nhấn nghệ thuật, nó còn là màu đỏ của lý tưởng, màu đỏ của của những con người:

        “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”

Của những con người luôn luôn đặt tình yêu Tổ quốc lên trên tất cả:

        “Nếu được làm hạt giống để mùa sau

        Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

        Vui gì hơn làm người lính đi đầu

        Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa”

Như vậy, màu đỏ ấy là tiền đề để sau này nhà thơ Nguyễn Mỹ viết bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ”.

Gam nóng còn được hiện lên qua hình ảnh ánh nắng chiếu vào lưỡi dao lóe sáng ở câu thơ:

        “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Như vậy đến đây, hình ảnh người Việt Bắc đã xuất hiện. Chỉ khi con người xuất hiện thì bức tranh mùa đông ở Việt Bắc mới hoàn chỉnh bởi chính họ là chủ thể của bức tranh. Khác với thơ cổ trung đại, trong thơ Tố Hữu nói riêng, trong thơ cách mạng nói chung, chủ thể bao giờ cũng là con người. Thiên nhiên hùng vĩ đến đâu cũng chỉ là nền cảnh, là phông cảnh để tôn lên sự hiện diện của con người. Con người xuất hiện trong câu thơ này ở vị trí rất cao. Từ vị trí ấy làm toát lên phẩm chất của người Việt Bắc. Đó là những con người tự tin, hào hùng, làm chủ thiên nhiên, làm chủ núi rừng, làm chủ cuộc đời mình.

Tuy nhiên, hình ảnh thơ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, con người hiện ra ta cũng không loại trừ đó là vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ đã hơn một lần bước vào trong thơ Tố Hữu trong bài “Lên Tây Bắc”:

        “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

        Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo   

        Núi không đè nổi vai vươn tới

        Lá ngụy trang reo với gió đèo”

    3, Cặp 3

Trong bộ tranh tứ bình, Tố Hữu sử dụng gam màu khá linh hoạt. Từ màu xanh thâm u, trầm mặc của rừng già trong những ngày mùa đông, giờ đây cả cánh rừng Việt Bắc kia lại ngập tràn trong màu trắng của hoa mơ khi mùa xuân đến.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Ta có thể thấy toàn bộ cánh rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh lụa rất đẹp. Chính hình ảnh “mơ nở trắng rừng” làm ta liên tưởng đến nghệ thuật điểm xuyết của đại thi hào Nguyễn Du khi mô tả sắc trắng của mùa xuân:

“Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Viết về mùa xuân trên rẻo cao, các bậc tao nhân thường bị ám ảnh bởi sắc trắng của hoa mơ. Với riêng nhà thơ Tố Hữu, dường như màu trắng của hoa mơ đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật đã trở đi trở lại nhiều lần. Nếu ở đây ta bắt gặp câu thơ:

        “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”

thì bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, ông viết:

“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam

Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”

Sau này, khi nhớ lại sự kiện Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Tố Hữu đã phác lên trong cảnh trí này:

        “Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt

        Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

        Bác về. Im lặng. Con chim hót

        Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

Như vậy tông màu chính của bức tranh Việt Bắc trong những ngày xuân là màu trắng. Màu trắng tinh khiết của hoa mơ, màu trắng của những chiếc nón, màu trắng ngả vàng của từng sợi giang:   

        “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Đến bức tranh Việt Bắc những ngày mùa xuân, người Việt Bắc lại hiện lên trong nỗi nhớ của người về. Họ hiện lên trong công việc lao động, đó là việc đan nón. Sức nặng của nó dồn đổ vào hai chữ “chuốt từng”. Hai chữ này một lần nữa lại làm toát lên phẩm chất của người Việt Bắc. Đó là những con người cần mẫn, tài năng, chịu thương chịu khó “chuốt từng sợi giang”.

    4, Cặp 4

Có thể khẳng định: nếu phải chọn nghiệt ngã một bức tranh đẹp nhất trong bộ tứ bình, nhiều người sẽ chọn bức tranh Việt Bắc với mùa hè. Bởi trong bức tranh này không chỉ có sắc màu của núi rừng Việt Bắc mà ta còn thấy có âm thanh của mùa hạ, đó là tiếng ve kêu:

        “Ve kêu rừng phách đổ vàng”

Câu thơ chỉ có 6 âm tiết nhưng chứa đựng bên trong là cả một chuỗi vận động liên hoàn: tiếng ve kêu gọi mùa hè đến; mùa hè nhuộm vàng cả rừng phách. Nhưng trong tính hàm súc, cô đọng của văn chương, tiếng ve chính là mùa hè, dường như chính tiếng ve kia đã nhuộm vàng cả rừng phách. Như vậy câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác từ nghe sang nhìn mà ta bắt gặp đâu đó trong thơ của Trần Đăng Khoa:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Kể cũng lạ, ai từng biết đến rừng phách thì không khỏi ngỡ ngàng trong những ngày cuối xuân, cả rừng phách kia vẫn non tơ, mỡ màng, căng tràn nhựa sống, vậy mà chỉ cần vài tiếng ve trong những ngày đầu tiên của mùa hạ cất lên thì cả rừng phách nhất nhất loạt chuyển sang màu vàng. Vì tốc độ mau lẹ như vậy nên Tố Hữu sử dụng động từ “đổ” là hoàn toàn chính xác. Chữ “đổ” làm ta liên tưởng đến chữ “nhuốm” trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du khi viết về màu quan san, màu chia ly:

“Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Trong cuộc đời mỗi con người, hội ngộ rồi chia ly. Cuộc đời vẫn thế. Nếu hội ngộ mang lại cho con người ta một cảm giác sum vầy thì chia ly bao giờ cũng là cảm giác buồn. Vì vậy, thơ ca viết về chia ly bao giờ cũng hay. Trên thi đàn văn chương, ta bắt gặp một cuộc chia ly không hề có nỗi buồn mặc dù dùng dằng, đượm đầy nỗi nhớ. Đó là cuộc chia ly của người dân áo chàm với anh bộ đội cụ Hồ, họ chia ly trong niềm vui chiến thắng.

Ta lại nhớ đến chữ “nhuộm” trong thơ của Nguyễn Bính:

“Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

Ta còn nhớ đến động từ “rủa” trong thơ của Xuân Diệu:

        “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

        Những luồng run rẩy rung rinh lá

        Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”

                    (“Đây mùa thu tới”)

Bốn động từ này đều mô tả sự thay đổi về thời gian nhưng ở đây ta không thể thay chữ “đổ” bằng chữ “nhuốm”, “nhuộm” hay “rủa” mà ở đây phải là “đổ” bởi chỉ có chữ “đổ” mới thể hiện được trong chốc lát cả rừng phách kia bỗng lênh láng sắc vàng.

Hơn nữa, chữ “đổ” trong câu thơ này đã đạt đến độ chính xác trong văn chương nghệ thuật. Nhân đây, ta nhắc qua tính chính xác của văn học. Khác hoàn toàn với toán học và các ngành khoa học tự nhiên: tính chính xác được thể hiện thông qua định luật, định lý, tiên đề, hệ quả,… Trong văn chương tính chính xác phải là những ngôn từ mô tả đúng tình, đúng cảnh, đúng người. Đầu tiên chữ “đổ” thể hiện đúng “cảnh”: trong chốc lát cả rừng phách lênh láng sắc vàng. Vì Tố Hữu là thư kí trung thành của cuộc cách mạng, bốn bức tranh này là bốn chiến dịch trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Bức tranh đầu tiên tượng trưng cho chiến dịch Việt Bắc (10/1947), bức tranh thứ hai Biên Giới (50 - 51), bức tranh thú ba Đông Xuân (53 - 54), cuối cùng là chiến dịch Điện Biên Phủ và chúng ta buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Jenève. Nhớ lại những đầu tiên, ta phải cầm cự với kẻ thù. Chiến dịch thứ hai, ta phòng ngự kẻ thù. Bắt đầu từ chiến dịch thứ ba, ta phản công kẻ thù. Vì vậy, chỉ có chữ “đổ” mới thể hiện được cục diện cách mạng Việt Nam. Nó làm toát lên được: trong cuộc chiến này, kẻ thù càng đánh thì càng thất bại. Như vậy, chữ “đổ” đạt đến độ chính xác của văn chương. Có được từ chính xác như thế này, người nghệ sĩ phải “xâm nhập sâu vào đời sống nhân dân”, phải sẵn sàng “uống nước lã, gặm bánh mỳ, lao động cực nhọc trên trang viết” nói như Nam Cao trong “Đời thừa”. Còn nói như Mayakovsky: “Lấy một gam phải mất hàng trăm lao lực, lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”. Chữ “đổ” trong câu thơ này đạt đến trình độ ấy.

Như vậy, đến bức tranh mùa hạ của núi rừng Việt Bắc, ta lại bắt gặp gam nền chủ đạo là màu vàng. Có màu vàng như mật của ánh nắng mủa hè, có màu vàng tươi láng của rừng phách, có màu vàng của từng đọn măng rừng:

        “Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Hình ảnh người Việt Bắc lại xuất hiện trong câu thơ. Đó là hình ảnh của cô em gái được bao bọc trong cái nhìn trìu mến tràn đầy thương cảm của nhân vật trữ tình. Đọc câu thơ “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, ta thấy sức nặng của thơ ca dồn đổ vào hai chữ “một mình”. Hai chữ “một mình” làm toát lên một phẩm chất của những con người Việt Bắc: những con người lao động một cách thầm lặng trong sự quên lãng nhưng vô cùng duyên dáng, tài ba.

    5, Cặp 5

Như một lẽ thường tình, trong một bộ tứ bình được mở ra bằng mùa xuân: xuân - hạ - thu - đông. Nhưng ở đây, Tố Hữu lại mở ra bức tranh Việt Bắc vào mùa đông và kết thúc vào mùa thu. Điều này có gì là nghịch lý hay không? Mới nghe qua tưởng đó là nghịch lý. Nhưng đặt trong hoàn cảnh của bài thơ này, trong tâm hồn của một người thư kí trung thành của cách mạng thì đây lại là sự hợp lý sâu sắc. Bởi mở ra bức tranh Việt Bắc với mùa đông, nhà thơ Tố Hữu muốn gợi lại trong tâm trí người yêu thơ mùa đông lịch sử năm 1946 khi các anh bộ đội cụ Hồ rời thủ đô hoa lệ, tiếp quản Việt Bắc theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Mở ra bộ tứ bình bằng mùa đông, tác giả còn gợi lên chiến dịch đầu tiên: chiến dịch Việt Bắc – mùa đông năm 1947. Đồng thời, mùa đông băng giá, thê lương, nó tượng trưng cho những khó khăn trong những ngày đầu các anh bộ đội cụ Hồ phải đối mặt của cuộc chiến tranh trường kì gian khổ. Nhưng các anh lên Việt Bắc bằng tình yêu của những con người:

        “Ta sẵn sàng xé trái tim ta

        Cho Tổ quốc và cho tất cả”

Những con người đã thệ với lòng mình:

        “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

        Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

        Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

        Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

Những con người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:

        “Sống đã vì cách mạng anh em ta

        Chết cũng vì cách mạng chẳng phiền hà

        Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng

        Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng

        Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành

        Và trong mơ thơm mát lúa đồng xanh”

Tình yêu ấy đủ để họ vượt qua mọi gian khổ hi sinh, họ sẵn sàng:

        “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

để chờ đợi vầng trăng hòa bình đang treo lơ lửng trên đầu súng - “đầu súng trăng treo”. Và vầng trăng ấy đã xuất hiện:

        “Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Mở bằng mùa đông, kết bằng mùa thu. Điều này có nghĩa đây không chỉ là mùa thu của thiên nhiên, mà còn là mùa thu của hòa bình, của cách mạng, của một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Đó là cách kết rất có hậu của một nhà nhân đạo cộng sản.

Nếu đặt trong bộ tứ bình này: ba bức tranh trên Tố Hữu đề vẽ lên cảnh Việt Bắc ở ban ngày, thì bức tranh này lại là Việt Bắc ở ban đêm. Vì vậy thiên nhiên Việt Bắc trong bộ tứ bình hiện lên thật phong phú, đa dạng, lung linh ở ban ngày trong màu xanh thâm u, màu trắng của rừng mơ, màu vàng của rừng phách và đến đây huyền ảo dưới ánh trăng hòa bình vào ban đêm. Đồng thời, kết thúc bộ tứ bình bằng ban đêm thì lại càng phù hợp với khúc hát giao duyên tình tứ của đôi trai gái.

Viết về Việt Bắc trong những ngày mùa thu, các bậc tao nhân thường bị ám ảnh bởi vầng trăng ở nơi đây. Đó là vầng trăng lung linh đã từng đi vào không gian ba tầng trong thơ của Hồ Chí Minh:

        “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Tầng trên là vầng trăng, ở giữa là tán cây cổ thụ, cuối cùng là bóng trăng kết hợp với tán cây tạo thành những bông hoa trắng đen loang lổ trên mặt đất (theo nhận định của Nguyễn Đăng Mạnh). Thì ở đoạn thơ này là hình ảnh:

        “Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Hiện lên dưới cái ánh trăng thu là người Việt Bắc lại được tái hiện trong nỗi nhớ. Đến đây, họ xuất hiện với tiếng hát:

        “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nghe thấy tiếng hát của họ, ta thấy toát lên phẩm chất của họ: những con người trọn đời thủy chung, son sắt, ân tình với Đảng, với đường lối của Hồ Chí Minh.

Có một điều, xuyên suốt cả bài thơ là lối xưng hô “ta” - “mình”, đến đây ta lại gặp đại từ “ai” phiếm chỉ, bóng gió, xa xôi. Người yêu thơ tự đặt lên cho mình câu hỏi: “Ai” trong câu thơ này là ai vậy? Suy đến cùng, đó cũng chỉ là hình ảnh của “mình” trong lòng “ta” mà thôi.

III. KL

Chia tay với Việt Bắc, người miền xuôi đã kịp ghi lại tất cả những ấn tượng, những kỉ niệm không bao giờ phai. Hiện lên đó là bốn bức tranh thiên nhiên. Với bốn bức tranh thiên nhiên là bốn hình ảnh của người Việt Bắc, chẳng khác nào bốn dáng điệu trong tranh tố nữ. Và bốn hình ảnh này thực ra chỉ là “mình” trong “ta” mà thôi. Nghĩa là tình yêu cách mạng, tình yêu Tổ quốc, tình yêu lứa đôi nhập vào với nhau đã làm nên thành công của đoạn thơ bình giảng nói riêng cũng như bài thơ “Việt Bắc” nói chung. Vì vậy, đọc xong “Việt Bắc” của Tố Hữu, gấp lại trang sách đã lâu nhưng có lẽ đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí của bạn đọc chính là trích đoạn bình giảng. Nên chăng, ta mượn lại trích đoạn bình giảng để kết thúc bài viết của mình.

Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu . Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó .

I.Mở bài

Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ

cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú ,

giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình

-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm

tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Bài thơ ca

ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu VB trong thời kì kháng chiến

chống Pháp gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thủy chung

giữa người Cách mạng và nhân dân Việt Bắc.

II . Thân bài .

1 . Giới thiệu chung hoàn cảnh , đặc điểm nội dung , hình thức bài thơ .

- Việt Bắc được Tố hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi , các cơ quan

trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố

Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó

nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như

được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó .

- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc

động bâng khuâng : “ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” .Đây là cuộc

chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “ mười lăm năm ấy” , có

biết bao kỉ niệm ân tình , từng sẻ chia mọi cay đắng , ngọt bùi , nay

cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ , khẳng định nghĩa tình thuỷ

chung và hướng về tương lai tươi sáng .Chuyện ân tình cách mạng được Tố

Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi .

- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối

đối đáp quen thuộc của ca dao , dân ca , bên hỏi bên đáp , người bày tỏ

tâm sự , người hô ứng đồng vọng . Hỏi và đáp đều mở ra bao kỉ niệm về

một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng , mở ra bao nỗi

niềm nhớ thương . Thực ra , bên ngoài là đối đáp , còn bên trong là độc

thoại , là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ , của những

người tham gia kháng chiến .

2. Phân tich đoạn trích Việt Bắc .

a.Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình , cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật tươi đẹp , thơ mộng :

“ Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khua bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia , sông Đáy , suối Lê vơi đầy”

Nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên

nhiên núi rừng Việt bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng , thi vị

, gợi rõ những nét riêng biệt , độc đáo , khác hẳn những miền quê khác

của đất nước . Đó là mùa đông với “ rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” , mùa

xuân với “ mơ nở trắng rừng” , mùa hè với “ Ve kêu rừng phách đổ vàng”

, mùa thu với “ trăng rọi hoà bình” . Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc

hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng , phong phú sinh động , thay đổi

theo từng thời tiết , từng mùa .

Chỉ những người đã từng sống ở Việt Bắc , coi Việt Bắc cũng là quê

hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết , những cảm nhận

thật sâu sắc , thấm thía về ánh nắng ban chiều , ánh trăng buổi tối ,

những bản làng mờ trong sương sớm , những bếp lửa hồng trong đêm khuya

, những núi rừng , sông suối mang những cái tên thân thuộc . Tất cả là

khoảng thời gian , không gian lung linh kỉ niệm .

Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên ấy còn khắc sâu trong tâm trí người

về xuôi bởi sự gắn bó , hoà quyện với sinh hoạt của con người . Xúc

động biết mấy khi hồi tưởng lại cảnh “ từng bản khói cùng sương – Sớm

khuya bếp lửa người thương đi về” , hay cảnh “ tiếng mõ rừng chiều –

Chày đêm nện cối đều đều suối xa” .

* Vẻ đẹp con người nghĩa tình

Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm

thiết giữa cảnh và người , là ấn tượng không thể phai mờ về những người

dân Việt Bắc cần cù trong lao động , thuỷ chung trong nghĩa tình :

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đềo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Gắn bó với từng khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh những con người bình

dị : người đi làm rẫy , người đan nón , người hái măng …Bằng những việc

làm tưởng chừng nhỏ bé của mình , họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ

đại của cuộc kháng chiến .

Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ , bộ đội , sự đồng cảm và

san sẻ cùng chung mọi gian khổ và niềm vui , cùng gánh vác mọi nhiệm vụ

nặng nề , khó khăn , nghĩa tình chung thuỷ ..tất cả càng làm Việt Bắc

ngời sáng trong tâm trí nhà thơ .

Nhớ người dân Việt Bắc là nhớ những con người sống trong những mái

nhà “ hắt hiu lau xám “ nhưng vẫn “ đậm đà lòng son” , nhớ người mẹ

trong cái nắng cháy lưng “ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” , nhớ những

tháng ngày đồng cam cộng khổ “ Thương nhau chia củ sắn lùi-Bát cơm sẻ

nửa chăn sui đắp cùng” , “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng – Rừng cây núi đá

ta cùng đánh Tây” hay những người dân chiến khu cùng chung “ Miếng cơm

chấm muối mối thù nặng vai” . Người dân Việt Bắc là những người “ Lòng

ta sau trước mặn mà đinh ninh” , là những người mà “ Nguồn bao nhiêu

nước nghĩa tình bấy nhiêu” .

Âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ tạo nên khúc ca ngọt ngào ,

đằm thắm của tình đồng chí , nghĩa đồng bào , của tình yêu thiên nhiên

, đất nước , yêu đời

b .Khung cảnh Việt Bắc chiến đấu

Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ , bài thơ dẫn người đọc vào khung

cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn , những hoạt

động tấp nập , những hình ảnh hào hùng , những âm thanh sôi nổi , dồn

dập náo nức .

Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u , hiu hắt của núi rừng ,

đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt

Bắc . Những con đường rừng Việt Bắc bỗng sống dậy với âm thanh rầm rập

như là đất rung , với ấnh sáng chói rực của những đoàn xe vận tải , với

ánh đuốc đỏ rực của từng đoàn dân công , với ánh sao đầu súng bạn cùng

mũ nan của trùng trùng những đoàn quân hành quân ra trận .

Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca , mang dáng vẻ của một sử thi

hiện đại , bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt bắc ,

Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên

chiến đấu vì Tổ quốc độc lập tự do :

“ Những đường Việt Bắc của ta

…………………………….

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Dân tộc ta đã vượt bao thiếu thốn , gian khổ hi sinh để lập nên những

kì tích , những chiến công gắn với những địa danh : Phủ Thông , đèo

Giàng , sông Lô , phố Ràng , Hoà Bình , Tây Bắc , Điện Biên ,…

Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn

đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng .Đó là

sức mạnh của lòng căm thù : “ Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” ,

sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung : “ Mình đây ta đó đắng cay ngọt

bùi” , sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân , của sự hoà quyện gắn

bó giữa con người với thiên nhiên . Tất cả tạo thnàh hình ảnh đất nước

đứng lên :

“Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù ”

Đặc biệt , với những lời thơ trang trọng mà thiết tha , Tố Hữu đã nhấn

mạnh , khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng , là căn cứ địa

vững chắc , là đầu não của cuộc kháng chiến , nơi hội tụ bao tình cảm ,

suy nghĩ , niềm tin , hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước .

Trong những năm tháng đen tối trước cách mạng , hình ảnh Việt Bắc hiện

dần từ mờ xa “ Mưa nguồn sối lũ những mây cùng mù” , đến một chiến khu

kiên cường , nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh , nơi khai sinh

những địa dánhẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc :

Mình về còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh

Trong những ngày kháng chiến , Việt Bắc có cụ Hồ sáng soi , có Trung

ương , Chính phủ luận bàn việc công . Để khẳng định niềm tin yêu của cả

nước với Việt Bắc , Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc , giản dị

mà thắm thiết tình nghĩa :

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt bắc mà nuôi chí bền

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng lên Cộng hoà

c. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc

Bài thơ Việt Bắc là tác phẩm đậm đà tính dân tộc . Tính dân tộc thể

hiện ở việc Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát

truyền thống :

Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật mình-ta , người ra

đi và người ở lại hát đối đáp với nhau . Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu

đối của ca dao , chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp

thơ uyển chuyển , cân xứng , hài hoà ,làm cho lời thơ dễ nhớ , dễ thuộc

, dễ thấm sâu vào tâm tư :

“ Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng / măng mai để già”

“ Điều quân chiến dịch thu dông

Nông thôn phát động / giao thông mở đường

Về ngôn ngữ , thơ Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân

rất giản dị , mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời

cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa .

Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể : Nghìn đêm thăm thẳm

sương dày , Nắng trưa rực rỡ saovàng ; đó còn là thứ ngôn ngữ rất giàu

nhạc điệu : “ Chày đêm nện cối đều đều suối xa , đêm đêm rầm rập như là

đất rung …

Đặc biệt , thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của

ngôn ngữ dân gian : Mình về , mình có nhớ ta . Mình về mình nhớ chiến

khu , Nhớ sao lớp học i tờ , Nhớ sao ngày tháng cơ quan , Nhớ sao tiếng

mõ rừng chiều …tất cả tạo nên một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha êm

ái , ngọt ngào như âm hưởng lời ru , đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và

tình nghĩa thuỷ chung

III . KB

“Việt Bắc” là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng , về cuộc kháng

chiến và con người kháng chiến . Thể thơ lục bát , kiểu kết cấu đối đáp

, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian , tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn

nhủ của Tố Hữu : hãy nhớ mãi va fphát huy truyền thống quý báu anh hùng

bất khuất , ân nghĩa thuỷ chung cua rcách mạng , của con người Việt nam

Read more: http://thptdaimo.cc/f/showthread.php?1280-Phan-tich-bai-tho-Viet-Bac-To-Huu.daimo&s=77853b39f7853936cb82fd1a22191022#ixzz1tG3G28L1

Việt Bắc

Bình giảng khổ thơ tứ bình trong bài “Việt Bắc”

I. MB

Một nhà phê bình đã từng nói: “Nhà thơ phải xâm nhập sâu vào trong đời sống nhân dân. Anh phải nhập đến một mức độ nào đó thơ mới hình thành. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim anh cuộc sống đã thật ứ đầy.” Cả cuộc đời cần mẫn như con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc đời, Tố Hữu đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp thơ ca đồ sộ hồm 7 tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”. Nếu phải chọn một tập thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu, có lẽ nhiều người sẽ chọn tập thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc” phản ánh khoảng thời gian 9 năm của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống thực dân Pháp.

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Linh hồn của tập thơ này là bài thơ cùng tên. “Việt Bắc” được viết vào tháng 10/1954, khi các anh bộ đội cụ Hồ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, rời Việt Bắc để tiếp quản thủ đô hoa lệ. Bài thơ được tác giả viết theo thể lục bát, những câu thơ đằm thắm như những câu dân ca dễ đi vào lòng người. Với lối xưng hô “ta” và “mình”, bài thơ có những đoạn như khúc tiễn dặn người yêu lúc lên đường. Đoạn thơ bình giảng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc”, vốn là lời của chàng trai tâm tình với cô gái, khẳng định những kỉ niệm, những ấn tượng không bao giờ phai cho dù phải chia xa xứ sở Việt Bắc, mà nội dung chính tập trung vào hai hình ảnh: thiên nhiên và con người. Sâu xa hơn, cô đúc hơn, tình tứ hơn thì đó chính là “hoa” và “người”:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

II. TB

Vẫn biết rằng “Việt Bắc” là một bài thơ chính trị, một bài thơ cách mạng. Nhưng ở đây, Tố Hữu lại viết bằng lối đối đáp giao duyên của đôi trai gái với lối xưng hô “ta” và “mình”. Vì vậy đoạn thơ bình giảng nói riêng cũng như bài thơ “Việt Bắc” nói chung là một minh chứng cho lời nhận định: “Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình chính trị.”

Đoạn thơ này gồm 10 câu thơ được chia làm 5 cặp lục bát.

    1, Cặp 1

Cặp thơ đầu tiên là lời nói có tính chất đưa đẩy nhưng không phải không giấu kín tình ý sâu xa. Ở đây chàng trai vừa ướm hỏi cô gái:

        “Ta về mình có nhớ ta”

Nhưng ngay khi cô gái còn chưa kịp trả lời, thì chàng trai đã khẳng định tình cảm của mình:

        “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Ẩn ý của người về ở đây là: Chẳng biết khi ta về, mình có nhớ ta hay không, nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta nữa, thì ta vẫn cứ nhớ mình. Nỗi nhớ ở đây thật tình tứ, sâu xa làm sao! Hiện lên trên nỗi nhớ của người về là “hoa” và “người”. Nói cách khác, “hoa” và “người” luôn luôn đồng hiện trong nỗi nhớ của người về, “hoa” là “người”, “người” cũng là “hoa”, bởi có câu:

        “Con người ta là hoa của đất”

Thế là hiện lên trên nỗi nhớ ấy, cứ câu lục thì nhớ hoa, nhớ cảnh; câu bát lại nhớ người. Điều ấy cũng có nghĩa là: Nội dung chính của đoạn thơ bình giảng chính là nỗi nhớ của người về được Tố Hữu thể hiện ở 8 câu thơ còn lại.

8 câu thơ này, nếu đứng từ góc độ cú pháp để cảm nhận thì 8 câu là bổ ngữ trực tiếp cho nỗi nhớ của người về là “hoa” và “người”. 8 câu thơ được chia thành 4 cặp lục bát. Mỗi một cặp là một bức tranh thiên nhiên. Mỗi một bức tranh thiên nhiên lại ứng với một mùa nào đó trên núi rưng Việt Bắc. 4 bức tranh này hợp lại thành một bộ tứ bình hoàn chỉnh. Người xưa nói “thi trung hữu họa”, nên chăng ta chuyển thẳng đoạn thơ bình giảng thành một bức họa phẩm. Hiện lên trên đó là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp.

    2, Cặp 2

Mở đầu cho bộ tứ bình ấy, bức tranh đầu tiên của Việt Bắc hiện ra có lẽ là mùa đông.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Câu thơ thứ nhất:

        “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

Nghệ thuật chủ đạo mà Tố Hữu sử dụng trong câu thơ này là nghệ thuật chấm phá, nghệ thuật điểm xuyết. Nghệ thuật này nghiêng về gợi nhiều hơn tả. Nhà thơ Tố Hữu không hề mô tả trực tiếp rằng rừng Việt Bắc trong những ngày mùa đông xanh như thế nào. Ông chỉ gợi lên 2 tiếng “rừng xanh” để tạo nên trong trí tưởng tượng của người đọc một khoảng trống, rồi bằng sự nhạy cảm về nghệ thuật, sự thẩm thấu của thơ ca, mỗi người tự phác lên cho mình một màu xanh của rừng Việt Bắc trong những ngày mùa đông. Vì vậy bức tranh mùa đông của Tố Hữu hiện lên phong phú, đa dạng. Nhưng tựu chung lại, ta vẫn nhận ra đó là màu xanh thâm u trầm mặc của rừng già. Trên nền xanh thâm u trầm tĩnh ấy, nhà thơ điểm xuyết vào đó những bông hoa chuối rừng nở đỏ. Ai đã từng nhìn thấy hoa chuối rừng nở, màu đỏ tươi của nó làm sáng rực cả cảnh trí, thì mới thấy được ẩn ý của nhà thơ Tố Hữu: Ông muốn làm cho xứ sở yên tĩnh này trở nên sống động, lung linh hơn. Bởi ngày ấy, những năm 46-47, Việt Bắc là u tì quốc, là nơi rừng thiên nước độc. Các anh bộ đội cụ Hồ từ thủ đô hoa lệ tiếp quản Việt Bắc, nhiều người không tránh khỏi sự chán chường. Đã có lần Bác Hồ đã từng làm thơ động viên các anh:

        “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

        Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”

Là “thư kí trung thành” của cách mạng, Tố Hữu đem tài thơ của mình để làm cho xứ sở ấy trở nên sống động, lung linh hơn. Mỗi bông hoa chuối rừng chẳng khác nào một bó đuốc đang bập bùng cháy.

Một trong những thành công nữa của Tố Hữu khi vẽ lên bức tranh Việt Bắc trong những ngày mùa đông là tác giả sử dụng chủ yếu là gam nóng. Vì vậy đọc thơ Tố Hữu ở hai câu này, ta không thấy sự giá lạnh của vùng sương muối mà ta thấy đâu đó trong thơ của Quang Dũng, đâu đó trong thơ của Chính Hữu:

        “Đêm nay rừng hoang sương muối”

Không thấy đâu đây hình ảnh:

        “Miệng cười buốt giá chân không giày”

Mà hiện lên trên bức tranh này là sự ấm áp. Sự ấm áp đấy có được bởi gam nóng.

Gam nóng đầu tiên được bộc lộ ở màu đỏ tươi của hoa chuối. Nhưng khi bước vào thơ ca nghệ thuật, nó còn là điểm nhấn nghệ thuật, nó còn là màu đỏ của lý tưởng, màu đỏ của của những con người:

        “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”

Của những con người luôn luôn đặt tình yêu Tổ quốc lên trên tất cả:

        “Nếu được làm hạt giống để mùa sau

        Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

        Vui gì hơn làm người lính đi đầu

        Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa”

Như vậy, màu đỏ ấy là tiền đề để sau này nhà thơ Nguyễn Mỹ viết bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ”.

Gam nóng còn được hiện lên qua hình ảnh ánh nắng chiếu vào lưỡi dao lóe sáng ở câu thơ:

        “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Như vậy đến đây, hình ảnh người Việt Bắc đã xuất hiện. Chỉ khi con người xuất hiện thì bức tranh mùa đông ở Việt Bắc mới hoàn chỉnh bởi chính họ là chủ thể của bức tranh. Khác với thơ cổ trung đại, trong thơ Tố Hữu nói riêng, trong thơ cách mạng nói chung, chủ thể bao giờ cũng là con người. Thiên nhiên hùng vĩ đến đâu cũng chỉ là nền cảnh, là phông cảnh để tôn lên sự hiện diện của con người. Con người xuất hiện trong câu thơ này ở vị trí rất cao. Từ vị trí ấy làm toát lên phẩm chất của người Việt Bắc. Đó là những con người tự tin, hào hùng, làm chủ thiên nhiên, làm chủ núi rừng, làm chủ cuộc đời mình.

Tuy nhiên, hình ảnh thơ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, con người hiện ra ta cũng không loại trừ đó là vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ đã hơn một lần bước vào trong thơ Tố Hữu trong bài “Lên Tây Bắc”:

        “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

        Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo   

        Núi không đè nổi vai vươn tới

        Lá ngụy trang reo với gió đèo”

    3, Cặp 3

Trong bộ tranh tứ bình, Tố Hữu sử dụng gam màu khá linh hoạt. Từ màu xanh thâm u, trầm mặc của rừng già trong những ngày mùa đông, giờ đây cả cánh rừng Việt Bắc kia lại ngập tràn trong màu trắng của hoa mơ khi mùa xuân đến.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Ta có thể thấy toàn bộ cánh rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh lụa rất đẹp. Chính hình ảnh “mơ nở trắng rừng” làm ta liên tưởng đến nghệ thuật điểm xuyết của đại thi hào Nguyễn Du khi mô tả sắc trắng của mùa xuân:

“Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Viết về mùa xuân trên rẻo cao, các bậc tao nhân thường bị ám ảnh bởi sắc trắng của hoa mơ. Với riêng nhà thơ Tố Hữu, dường như màu trắng của hoa mơ đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật đã trở đi trở lại nhiều lần. Nếu ở đây ta bắt gặp câu thơ:

        “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”

thì bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, ông viết:

“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam

Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”

Sau này, khi nhớ lại sự kiện Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Tố Hữu đã phác lên trong cảnh trí này:

        “Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt

        Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

        Bác về. Im lặng. Con chim hót

        Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

Như vậy tông màu chính của bức tranh Việt Bắc trong những ngày xuân là màu trắng. Màu trắng tinh khiết của hoa mơ, màu trắng của những chiếc nón, màu trắng ngả vàng của từng sợi giang:   

        “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Đến bức tranh Việt Bắc những ngày mùa xuân, người Việt Bắc lại hiện lên trong nỗi nhớ của người về. Họ hiện lên trong công việc lao động, đó là việc đan nón. Sức nặng của nó dồn đổ vào hai chữ “chuốt từng”. Hai chữ này một lần nữa lại làm toát lên phẩm chất của người Việt Bắc. Đó là những con người cần mẫn, tài năng, chịu thương chịu khó “chuốt từng sợi giang”.

    4, Cặp 4

Có thể khẳng định: nếu phải chọn nghiệt ngã một bức tranh đẹp nhất trong bộ tứ bình, nhiều người sẽ chọn bức tranh Việt Bắc với mùa hè. Bởi trong bức tranh này không chỉ có sắc màu của núi rừng Việt Bắc mà ta còn thấy có âm thanh của mùa hạ, đó là tiếng ve kêu:

        “Ve kêu rừng phách đổ vàng”

Câu thơ chỉ có 6 âm tiết nhưng chứa đựng bên trong là cả một chuỗi vận động liên hoàn: tiếng ve kêu gọi mùa hè đến; mùa hè nhuộm vàng cả rừng phách. Nhưng trong tính hàm súc, cô đọng của văn chương, tiếng ve chính là mùa hè, dường như chính tiếng ve kia đã nhuộm vàng cả rừng phách. Như vậy câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác từ nghe sang nhìn mà ta bắt gặp đâu đó trong thơ của Trần Đăng Khoa:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Kể cũng lạ, ai từng biết đến rừng phách thì không khỏi ngỡ ngàng trong những ngày cuối xuân, cả rừng phách kia vẫn non tơ, mỡ màng, căng tràn nhựa sống, vậy mà chỉ cần vài tiếng ve trong những ngày đầu tiên của mùa hạ cất lên thì cả rừng phách nhất nhất loạt chuyển sang màu vàng. Vì tốc độ mau lẹ như vậy nên Tố Hữu sử dụng động từ “đổ” là hoàn toàn chính xác. Chữ “đổ” làm ta liên tưởng đến chữ “nhuốm” trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du khi viết về màu quan san, màu chia ly:

“Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Trong cuộc đời mỗi con người, hội ngộ rồi chia ly. Cuộc đời vẫn thế. Nếu hội ngộ mang lại cho con người ta một cảm giác sum vầy thì chia ly bao giờ cũng là cảm giác buồn. Vì vậy, thơ ca viết về chia ly bao giờ cũng hay. Trên thi đàn văn chương, ta bắt gặp một cuộc chia ly không hề có nỗi buồn mặc dù dùng dằng, đượm đầy nỗi nhớ. Đó là cuộc chia ly của người dân áo chàm với anh bộ đội cụ Hồ, họ chia ly trong niềm vui chiến thắng.

Ta lại nhớ đến chữ “nhuộm” trong thơ của Nguyễn Bính:

“Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

Ta còn nhớ đến động từ “rủa” trong thơ của Xuân Diệu:

        “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

        Những luồng run rẩy rung rinh lá

        Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”

                    (“Đây mùa thu tới”)

Bốn động từ này đều mô tả sự thay đổi về thời gian nhưng ở đây ta không thể thay chữ “đổ” bằng chữ “nhuốm”, “nhuộm” hay “rủa” mà ở đây phải là “đổ” bởi chỉ có chữ “đổ” mới thể hiện được trong chốc lát cả rừng phách kia bỗng lênh láng sắc vàng.

Hơn nữa, chữ “đổ” trong câu thơ này đã đạt đến độ chính xác trong văn chương nghệ thuật. Nhân đây, ta nhắc qua tính chính xác của văn học. Khác hoàn toàn với toán học và các ngành khoa học tự nhiên: tính chính xác được thể hiện thông qua định luật, định lý, tiên đề, hệ quả,… Trong văn chương tính chính xác phải là những ngôn từ mô tả đúng tình, đúng cảnh, đúng người. Đầu tiên chữ “đổ” thể hiện đúng “cảnh”: trong chốc lát cả rừng phách lênh láng sắc vàng. Vì Tố Hữu là thư kí trung thành của cuộc cách mạng, bốn bức tranh này là bốn chiến dịch trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Bức tranh đầu tiên tượng trưng cho chiến dịch Việt Bắc (10/1947), bức tranh thứ hai Biên Giới (50 - 51), bức tranh thú ba Đông Xuân (53 - 54), cuối cùng là chiến dịch Điện Biên Phủ và chúng ta buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Jenève. Nhớ lại những đầu tiên, ta phải cầm cự với kẻ thù. Chiến dịch thứ hai, ta phòng ngự kẻ thù. Bắt đầu từ chiến dịch thứ ba, ta phản công kẻ thù. Vì vậy, chỉ có chữ “đổ” mới thể hiện được cục diện cách mạng Việt Nam. Nó làm toát lên được: trong cuộc chiến này, kẻ thù càng đánh thì càng thất bại. Như vậy, chữ “đổ” đạt đến độ chính xác của văn chương. Có được từ chính xác như thế này, người nghệ sĩ phải “xâm nhập sâu vào đời sống nhân dân”, phải sẵn sàng “uống nước lã, gặm bánh mỳ, lao động cực nhọc trên trang viết” nói như Nam Cao trong “Đời thừa”. Còn nói như Mayakovsky: “Lấy một gam phải mất hàng trăm lao lực, lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”. Chữ “đổ” trong câu thơ này đạt đến trình độ ấy.

Như vậy, đến bức tranh mùa hạ của núi rừng Việt Bắc, ta lại bắt gặp gam nền chủ đạo là màu vàng. Có màu vàng như mật của ánh nắng mủa hè, có màu vàng tươi láng của rừng phách, có màu vàng của từng đọn măng rừng:

        “Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Hình ảnh người Việt Bắc lại xuất hiện trong câu thơ. Đó là hình ảnh của cô em gái được bao bọc trong cái nhìn trìu mến tràn đầy thương cảm của nhân vật trữ tình. Đọc câu thơ “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, ta thấy sức nặng của thơ ca dồn đổ vào hai chữ “một mình”. Hai chữ “một mình” làm toát lên một phẩm chất của những con người Việt Bắc: những con người lao động một cách thầm lặng trong sự quên lãng nhưng vô cùng duyên dáng, tài ba.

    5, Cặp 5

Như một lẽ thường tình, trong một bộ tứ bình được mở ra bằng mùa xuân: xuân - hạ - thu - đông. Nhưng ở đây, Tố Hữu lại mở ra bức tranh Việt Bắc vào mùa đông và kết thúc vào mùa thu. Điều này có gì là nghịch lý hay không? Mới nghe qua tưởng đó là nghịch lý. Nhưng đặt trong hoàn cảnh của bài thơ này, trong tâm hồn của một người thư kí trung thành của cách mạng thì đây lại là sự hợp lý sâu sắc. Bởi mở ra bức tranh Việt Bắc với mùa đông, nhà thơ Tố Hữu muốn gợi lại trong tâm trí người yêu thơ mùa đông lịch sử năm 1946 khi các anh bộ đội cụ Hồ rời thủ đô hoa lệ, tiếp quản Việt Bắc theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Mở ra bộ tứ bình bằng mùa đông, tác giả còn gợi lên chiến dịch đầu tiên: chiến dịch Việt Bắc – mùa đông năm 1947. Đồng thời, mùa đông băng giá, thê lương, nó tượng trưng cho những khó khăn trong những ngày đầu các anh bộ đội cụ Hồ phải đối mặt của cuộc chiến tranh trường kì gian khổ. Nhưng các anh lên Việt Bắc bằng tình yêu của những con người:

        “Ta sẵn sàng xé trái tim ta

        Cho Tổ quốc và cho tất cả”

Những con người đã thệ với lòng mình:

        “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

        Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

        Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

        Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

Những con người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:

        “Sống đã vì cách mạng anh em ta

        Chết cũng vì cách mạng chẳng phiền hà

        Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng

        Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng

        Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành

        Và trong mơ thơm mát lúa đồng xanh”

Tình yêu ấy đủ để họ vượt qua mọi gian khổ hi sinh, họ sẵn sàng:

        “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

để chờ đợi vầng trăng hòa bình đang treo lơ lửng trên đầu súng - “đầu súng trăng treo”. Và vầng trăng ấy đã xuất hiện:

        “Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Mở bằng mùa đông, kết bằng mùa thu. Điều này có nghĩa đây không chỉ là mùa thu của thiên nhiên, mà còn là mùa thu của hòa bình, của cách mạng, của một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Đó là cách kết rất có hậu của một nhà nhân đạo cộng sản.

Nếu đặt trong bộ tứ bình này: ba bức tranh trên Tố Hữu đề vẽ lên cảnh Việt Bắc ở ban ngày, thì bức tranh này lại là Việt Bắc ở ban đêm. Vì vậy thiên nhiên Việt Bắc trong bộ tứ bình hiện lên thật phong phú, đa dạng, lung linh ở ban ngày trong màu xanh thâm u, màu trắng của rừng mơ, màu vàng của rừng phách và đến đây huyền ảo dưới ánh trăng hòa bình vào ban đêm. Đồng thời, kết thúc bộ tứ bình bằng ban đêm thì lại càng phù hợp với khúc hát giao duyên tình tứ của đôi trai gái.

Viết về Việt Bắc trong những ngày mùa thu, các bậc tao nhân thường bị ám ảnh bởi vầng trăng ở nơi đây. Đó là vầng trăng lung linh đã từng đi vào không gian ba tầng trong thơ của Hồ Chí Minh:

        “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Tầng trên là vầng trăng, ở giữa là tán cây cổ thụ, cuối cùng là bóng trăng kết hợp với tán cây tạo thành những bông hoa trắng đen loang lổ trên mặt đất (theo nhận định của Nguyễn Đăng Mạnh). Thì ở đoạn thơ này là hình ảnh:

        “Rừng thu trăng rọi hòa bình”

Hiện lên dưới cái ánh trăng thu là người Việt Bắc lại được tái hiện trong nỗi nhớ. Đến đây, họ xuất hiện với tiếng hát:

        “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nghe thấy tiếng hát của họ, ta thấy toát lên phẩm chất của họ: những con người trọn đời thủy chung, son sắt, ân tình với Đảng, với đường lối của Hồ Chí Minh.

Có một điều, xuyên suốt cả bài thơ là lối xưng hô “ta” - “mình”, đến đây ta lại gặp đại từ “ai” phiếm chỉ, bóng gió, xa xôi. Người yêu thơ tự đặt lên cho mình câu hỏi: “Ai” trong câu thơ này là ai vậy? Suy đến cùng, đó cũng chỉ là hình ảnh của “mình” trong lòng “ta” mà thôi.

III. KL

Chia tay với Việt Bắc, người miền xuôi đã kịp ghi lại tất cả những ấn tượng, những kỉ niệm không bao giờ phai. Hiện lên đó là bốn bức tranh thiên nhiên. Với bốn bức tranh thiên nhiên là bốn hình ảnh của người Việt Bắc, chẳng khác nào bốn dáng điệu trong tranh tố nữ. Và bốn hình ảnh này thực ra chỉ là “mình” trong “ta” mà thôi. Nghĩa là tình yêu cách mạng, tình yêu Tổ quốc, tình yêu lứa đôi nhập vào với nhau đã làm nên thành công của đoạn thơ bình giảng nói riêng cũng như bài thơ “Việt Bắc” nói chung. Vì vậy, đọc xong “Việt Bắc” của Tố Hữu, gấp lại trang sách đã lâu nhưng có lẽ đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí của bạn đọc chính là trích đoạn bình giảng. Nên chăng, ta mượn lại trích đoạn bình giảng để kết thúc bài viết của mình.

Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu . Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó .

I.Mở bài

Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ

cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú ,

giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình

-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm

tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Bài thơ ca

ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu VB trong thời kì kháng chiến

chống Pháp gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thủy chung

giữa người Cách mạng và nhân dân Việt Bắc.

II . Thân bài .

1 . Giới thiệu chung hoàn cảnh , đặc điểm nội dung , hình thức bài thơ .

- Việt Bắc được Tố hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi , các cơ quan

trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố

Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó

nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như

được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó .

- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc

động bâng khuâng : “ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” .Đây là cuộc

chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “ mười lăm năm ấy” , có

biết bao kỉ niệm ân tình , từng sẻ chia mọi cay đắng , ngọt bùi , nay

cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ , khẳng định nghĩa tình thuỷ

chung và hướng về tương lai tươi sáng .Chuyện ân tình cách mạng được Tố

Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi .

- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối

đối đáp quen thuộc của ca dao , dân ca , bên hỏi bên đáp , người bày tỏ

tâm sự , người hô ứng đồng vọng . Hỏi và đáp đều mở ra bao kỉ niệm về

một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng , mở ra bao nỗi

niềm nhớ thương . Thực ra , bên ngoài là đối đáp , còn bên trong là độc

thoại , là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ , của những

người tham gia kháng chiến .

2. Phân tich đoạn trích Việt Bắc .

a.Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình , cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật tươi đẹp , thơ mộng :

“ Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khua bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia , sông Đáy , suối Lê vơi đầy”

Nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên

nhiên núi rừng Việt bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng , thi vị

, gợi rõ những nét riêng biệt , độc đáo , khác hẳn những miền quê khác

của đất nước . Đó là mùa đông với “ rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” , mùa

xuân với “ mơ nở trắng rừng” , mùa hè với “ Ve kêu rừng phách đổ vàng”

, mùa thu với “ trăng rọi hoà bình” . Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc

hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng , phong phú sinh động , thay đổi

theo từng thời tiết , từng mùa .

Chỉ những người đã từng sống ở Việt Bắc , coi Việt Bắc cũng là quê

hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết , những cảm nhận

thật sâu sắc , thấm thía về ánh nắng ban chiều , ánh trăng buổi tối ,

những bản làng mờ trong sương sớm , những bếp lửa hồng trong đêm khuya

, những núi rừng , sông suối mang những cái tên thân thuộc . Tất cả là

khoảng thời gian , không gian lung linh kỉ niệm .

Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên ấy còn khắc sâu trong tâm trí người

về xuôi bởi sự gắn bó , hoà quyện với sinh hoạt của con người . Xúc

động biết mấy khi hồi tưởng lại cảnh “ từng bản khói cùng sương – Sớm

khuya bếp lửa người thương đi về” , hay cảnh “ tiếng mõ rừng chiều –

Chày đêm nện cối đều đều suối xa” .

* Vẻ đẹp con người nghĩa tình

Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm

thiết giữa cảnh và người , là ấn tượng không thể phai mờ về những người

dân Việt Bắc cần cù trong lao động , thuỷ chung trong nghĩa tình :

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đềo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Gắn bó với từng khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh những con người bình

dị : người đi làm rẫy , người đan nón , người hái măng …Bằng những việc

làm tưởng chừng nhỏ bé của mình , họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ

đại của cuộc kháng chiến .

Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ , bộ đội , sự đồng cảm và

san sẻ cùng chung mọi gian khổ và niềm vui , cùng gánh vác mọi nhiệm vụ

nặng nề , khó khăn , nghĩa tình chung thuỷ ..tất cả càng làm Việt Bắc

ngời sáng trong tâm trí nhà thơ .

Nhớ người dân Việt Bắc là nhớ những con người sống trong những mái

nhà “ hắt hiu lau xám “ nhưng vẫn “ đậm đà lòng son” , nhớ người mẹ

trong cái nắng cháy lưng “ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” , nhớ những

tháng ngày đồng cam cộng khổ “ Thương nhau chia củ sắn lùi-Bát cơm sẻ

nửa chăn sui đắp cùng” , “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng – Rừng cây núi đá

ta cùng đánh Tây” hay những người dân chiến khu cùng chung “ Miếng cơm

chấm muối mối thù nặng vai” . Người dân Việt Bắc là những người “ Lòng

ta sau trước mặn mà đinh ninh” , là những người mà “ Nguồn bao nhiêu

nước nghĩa tình bấy nhiêu” .

Âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ tạo nên khúc ca ngọt ngào ,

đằm thắm của tình đồng chí , nghĩa đồng bào , của tình yêu thiên nhiên

, đất nước , yêu đời

b .Khung cảnh Việt Bắc chiến đấu

Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ , bài thơ dẫn người đọc vào khung

cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn , những hoạt

động tấp nập , những hình ảnh hào hùng , những âm thanh sôi nổi , dồn

dập náo nức .

Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u , hiu hắt của núi rừng ,

đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt

Bắc . Những con đường rừng Việt Bắc bỗng sống dậy với âm thanh rầm rập

như là đất rung , với ấnh sáng chói rực của những đoàn xe vận tải , với

ánh đuốc đỏ rực của từng đoàn dân công , với ánh sao đầu súng bạn cùng

mũ nan của trùng trùng những đoàn quân hành quân ra trận .

Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca , mang dáng vẻ của một sử thi

hiện đại , bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt bắc ,

Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên

chiến đấu vì Tổ quốc độc lập tự do :

“ Những đường Việt Bắc của ta

…………………………….

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Dân tộc ta đã vượt bao thiếu thốn , gian khổ hi sinh để lập nên những

kì tích , những chiến công gắn với những địa danh : Phủ Thông , đèo

Giàng , sông Lô , phố Ràng , Hoà Bình , Tây Bắc , Điện Biên ,…

Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn

đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng .Đó là

sức mạnh của lòng căm thù : “ Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” ,

sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung : “ Mình đây ta đó đắng cay ngọt

bùi” , sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân , của sự hoà quyện gắn

bó giữa con người với thiên nhiên . Tất cả tạo thnàh hình ảnh đất nước

đứng lên :

“Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù ”

Đặc biệt , với những lời thơ trang trọng mà thiết tha , Tố Hữu đã nhấn

mạnh , khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng , là căn cứ địa

vững chắc , là đầu não của cuộc kháng chiến , nơi hội tụ bao tình cảm ,

suy nghĩ , niềm tin , hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước .

Trong những năm tháng đen tối trước cách mạng , hình ảnh Việt Bắc hiện

dần từ mờ xa “ Mưa nguồn sối lũ những mây cùng mù” , đến một chiến khu

kiên cường , nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh , nơi khai sinh

những địa dánhẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc :

Mình về còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh

Trong những ngày kháng chiến , Việt Bắc có cụ Hồ sáng soi , có Trung

ương , Chính phủ luận bàn việc công . Để khẳng định niềm tin yêu của cả

nước với Việt Bắc , Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc , giản dị

mà thắm thiết tình nghĩa :

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt bắc mà nuôi chí bền

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng lên Cộng hoà

c. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc

Bài thơ Việt Bắc là tác phẩm đậm đà tính dân tộc . Tính dân tộc thể

hiện ở việc Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát

truyền thống :

Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật mình-ta , người ra

đi và người ở lại hát đối đáp với nhau . Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu

đối của ca dao , chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp

thơ uyển chuyển , cân xứng , hài hoà ,làm cho lời thơ dễ nhớ , dễ thuộc

, dễ thấm sâu vào tâm tư :

“ Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng / măng mai để già”

“ Điều quân chiến dịch thu dông

Nông thôn phát động / giao thông mở đường

Về ngôn ngữ , thơ Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân

rất giản dị , mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời

cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa .

Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể : Nghìn đêm thăm thẳm

sương dày , Nắng trưa rực rỡ saovàng ; đó còn là thứ ngôn ngữ rất giàu

nhạc điệu : “ Chày đêm nện cối đều đều suối xa , đêm đêm rầm rập như là

đất rung …

Đặc biệt , thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của

ngôn ngữ dân gian : Mình về , mình có nhớ ta . Mình về mình nhớ chiến

khu , Nhớ sao lớp học i tờ , Nhớ sao ngày tháng cơ quan , Nhớ sao tiếng

mõ rừng chiều …tất cả tạo nên một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha êm

ái , ngọt ngào như âm hưởng lời ru , đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và

tình nghĩa thuỷ chung

III . KB

“Việt Bắc” là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng , về cuộc kháng

chiến và con người kháng chiến . Thể thơ lục bát , kiểu kết cấu đối đáp

, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian , tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn

nhủ của Tố Hữu : hãy nhớ mãi va fphát huy truyền thống quý báu anh hùng

bất khuất , ân nghĩa thuỷ chung cua rcách mạng , của con người Việt nam

Read more: http://thptdaimo.cc/f/showthread.php?1280-Phan-tich-bai-tho-Viet-Bac-To-Huu.daimo&s=77853b39f7853936cb82fd1a22191022#ixzz1tG3G28L1

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: