Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

I. vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các VKSND địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mỡnh. Cỏc VKS quõn sự thực hành quyền cụng tố và kiểm sỏt cỏc hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

IV. Mối quan hệ giữa VKSND với các CQNN khác trong BMNC

1. Mối quan hệ giữa VKSND tối cao với các cơ quan nhà nước khác

a) Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân tối cao đối với Quốc hội

QH quyết định thành lập VKSND tối cao, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quy định nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức danh Viện trưởng VKSND tối cao. Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thực hiện chất vấn đói với VKSND tối cao. Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của VKSND tối cao. Khi phát hiện thấy văn bản của VKSND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái Vb của QH thì đình chỉ và đề nghị QH bãi bỏ. VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện công việc được giao.

VKSND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước QH, UBTVQH. Bắt giữ và truy tố các đại biểu Quốc hội.

c) Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Chính phủ

Kinh phí hoạt động của VKSND tối cao do VKSND tối cao lập dự toán và đề nghị CP trình QH quyết định. VKSND chỉ thực hiện tốt quyền công tố khi có sự hỗ trợ tốt của các cơ quan điều tra thuộc hệ thống hành pháp.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan giữ quyền công tố, về nguyên tắc có quyền truy tố các thành viên của Chính phủ.

d) Mối quan hệ giữa VKSND tối cao với các cơ quan nhà nước ở địa phương

VKSND tối cao với HĐND, UBND địa phương có tính độc lập tương đối. Về nguyên tắc, HĐND và UBND phải triển khai các văn bản của VKSND tối cao trên phạm vi địa bàn của mình phụ trách.

2. Mối quan hệ giữa VKSND địa phương với các CQ nhà nước khác

a) Mối quan hệ giữa VKSND địa phương với Hội đồng nhân dân

                HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương vì vậy, có quyền giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan khác trên phạm vi địa phương, trong đó có VKSND. Để thực hiện quyền này, HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của VKSND cùng cấp, xem xét việc trả lời chất vấn của Viện trưởng VKSND cùng cấp. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh tham gia làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện.

VKSND là cơ quan kiểm sát ở địa phương, có nhân viên độc lập so với HĐND cùng cấp. Kinh phí hoạt động của VKSND được phân bổ theo ngành dọc không lệ thuộc vào địa phương. VKSND có quyền truy tố các thành viên HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

b) Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân địa phương với ủy ban nhân dân

                UBND chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở trên phạm vi địa bàn; Thực hiện công tác giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư và tư vấn pháp luật. VKSND muốn thực hiện việc xét xử phải phụ thuộc nhiều vào kết quả điều tra của các cơ quan hành chính, sự hỗ trợ về vật chất, điều kiện mới tiến hành được việc xét xử các vụ án; Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.

VKSND có quyền truy tố các thành viên của UBND nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật.

3) Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân

                TAND và VKSND có mối liên hệ đặc biệt, bởi đây là các cơ quan tư pháp, đều có nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. TAND và VKS cùng với các cơ quan khác nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác. TAND xét xử các vụ án do VKS tiến hành công tố. VKS thực hiện quyền giám sát đối với việc điều tra, tạm giam, tạm giữ, xét xử, thi hành án. Viện trưởng VKSND tối cao có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật. Viện trưởng VKSND cấp trên hoặc cùng cấp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực của TAND; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND.

4) Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân các cấp với nhau

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất lãnh đạo hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trực tiếp lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức đối với Viện trưởng, Phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, quản lý đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán kinh phí cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

                Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trực tiếp lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp cấp huyện. Thực hiện việc nhận, tổng kết báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và báo cáo công tác lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

V. Một số vấn đề về hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với hoạt động tư pháp. Trước khi sửa đổi Hiến pháp 1992, quyền của Viện kiểm sát nhân dân rất rộng, nhất là quyền kiểm sát chung, không chỉ trên lĩnh vực tư pháp mà có chức năng kiểm sát mọi lĩnh vực. Với nhân lực có hạn, việc thực hiện quyền kiểm sát chung đó qua nhiều năm cho thấy không đạt hiệu quả như mong muốn. Không những thế, lại nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực khi Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát lĩnh vực kinh tế. Việc cắt bớt quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, chỉ để tập trung vào kiểm sát đối với hoạt động tư pháp là một bước tiến lớn khi sửa đổi Hiến pháp 1992. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại.

Trong những năm gần đây, hàng loạt vụ án hình sự lớn đều không phải do sự phát hiện của cơ quan kiểm sát, cơ quan điều tra mà chủ yếu do sự phát hiện của báo chí, công luận.

Cơ quan kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố, tức là nhân danh Nhà nước buộc tội người vi phạm, nhưng lại không trực tiếp đi điều tra tội phạm, chỉ nhận các tài liệu, chứng cứ do bên cơ quan điều tra tội phạm thuộc Bộ công an thực hiện. Vì thế, khi buộc tội không nắm vững về tội phạm, khó khăn khi lập luận để buộc tội.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, là một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng, nhưng lại có quyền kiểm sát đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Như vậy, nếu Tòa án không xử theo ý của Viện kiểm sát nhân dân thì Viện kiểm sát nhân dân sẽ cho rằng Tòa án xử không công bằng và thực hiện quyền kháng nghị của mình để vụ án được xét xử lại ở cấp trên hoặc được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: