Viêm thanh quản mùa lạnh
Viêm thanh quản mùa lạnh
Về mùa lạnh, đặc biệt vào những đợt rét đậm, rét đột ngột (gió mùa đông bắc về), căn bệnh này rất dễ xuất hiện. Người hay mắc là trẻ nhỏ, người già (do cơ thể kém thích ứng) và những người phải nói nhiều hoặc phải ở lâu ngoài trời do yêu cầu nghề nghiệp.
Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt; sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến 1 tuần lễ, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm. Các triệu chứng khác thuyên giảm dần nếu viêm nhiễm không tiếp tục lan xuống dưới, gây viêm khí phế quản.
Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khàn tiếng hoặc mất tiếng đột ngột sau khi nhiễm lạnh.
Điều trị viêm thanh quản:
- Điều trị toàn thân: Trong những ngày đầu mới viêm, người bệnh cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, uống nhiều nước trà nóng, kiêng nói, kiêng hút thuốc, kiêng rượu và các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Dùng các thuốc nhằm tăng sức đề kháng, hạ sốt, chống viêm nếu cần thiết (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).
- Điều trị tại chỗ: Chườm nóng cổ, xông các tinh dầu thơm. Nếu khàn tiếng nhiều, cần làm khí dung với các thuốc kháng viêm và thuốc chống phù nề (theo chỉ dẫn của thầy thuốc)
Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây khó thở trầm trọng, cần được thầy thuốc theo dõi cẩn thận. Đối với những người chuyên dùng giọng, cần có chế độ nghỉ giọng cho đến khi thầy thuốc chuyên khoa xác nhận thanh quản đã hoàn toàn bình phục.
Để phòng viêm thanh quản, vào mùa rét, cần mặc đủ ấm và tránh bị nhiễm lạnh (đặc biệt là với trẻ nhỏ và người cao tuổi). Mặt khác, nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, đi lại thích hợp, tránh làm quá sức trong những ngày rét đậm.
Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản.
Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương.
Ho do ngoại cảm
Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g; kim ngân 16g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày.
Ho do nội thương
Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16g; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20 ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần.
Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Theo BS. Đỗ Minh Hiền
Sức khỏe & Đời sống
Đông y gọi ho do cảm lạnh là ho do phế hàn, thuộc chứng hàn, đàm hàn, triệu chứng chính thường gặp là do ho nhiều đờm, đờm loãng, có màu trắng dễ khạc, ít đặc dính. Khi ho mặt bệnh nhân thường hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng, trơn, vã mồ hôi, ngực đau, đầy trướng. Người mệt mỏi, chân tay lạnh.
Nguyên nhân sinh bệnh là do cảm nhiễm ngoại tà hoặc do nội thương gây ra. Trường hợp do ngoại cảm phong hàn thường kèm theo ngạt mũi, khản tiếng. Bệnh do nội thương thường gặp ở người già yếu dương khí suy kém, hoặc tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp ứ lại thành đàm, hàn đàm ứ hàn ở phế gây ho, thường ho nhiều ban đêm, ban ngày nhẹ hơn, trời ấm thì đỡ, trời lạnh lại phát. Nguyên tắc trị liệu chứng này phải dùng pháp ôn phế chỉ khái kết hợp với ôn hóa hàn đàm.
Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng:
Chữa ho do cảm lạnh hoặc viêm khí quản mạn tính kéo dài kèm theo mất ngủ, hoa mắt chóng mặt: Bán hạ 12g, phục linh 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng ho lạnh có đờm: Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu đờm nhiều: Bán hạ sao với gừng 12g, thổ phục linh 16g, trần bì sao thơm 12g, chỉ thực sao 12g, trúc nhự 12g, cam thảo dây 8g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trường hợp đờm loãng: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 2-3 ngày liền.
Nếu đàm hàn ngưng đọng ở phế hoặc suyễn tức đờm nhiều mà loãng, ngực đau, đầy trướng: Bạch giới tử 40g, tô tử 12g, la bạc tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Người bệnh bụng trướng buồn bực, lưng gáy co rút, đầu mặt tối tăm, mũi tắc, tiếng nặng, đờm khí không thông lợi: Tô tử 4g, trần bì 4g, ma hoàng 4g, xích phục linh 4g, tang bạch bì 4g, hạnh nhân 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trường hợp người già, hư yếu gặp lạnh mà ho: Bách hợp, khoản đông hoa lượng bằng nhau, tán bột, luyện mật hoàn thành viên bằng quả nhãn, uống 2 viên một lần ngày 2 lần sau ăn với nước sinh khương (gừng tươi).
Nếu bệnh phế hàn sinh ho, thở gấp, hoặc ho lâu ngày: Nhân sâm 12g, tri mẫu 12g, anh túc xác 12g, cam thảo 8g, ô mai 12g, a giao 12g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 12g, cát cánh 12g, địa cốt bì 12g, táo 12g. Sắc đặc uống ấm ngày 1 thang chia 2-3 lần.
Trường hợp kèm theo họng đau mũi tắc, nước mũi chảy ra: Hạnh nhân 8g, a giao 8g, bán hạ 8g, tri mẫu 16g, cam thảo 10g, ma hoàng 8g, tang diệp 16g, bối mẫu 8g, khoản đông hoa 8g, sinh khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu ho do hư hàn, nhiều đờm dãi, khí lạnh, ngực đau, khó chịu, sườn trướng: Bán hạ 8g, quế tâm 8g, cam thảo 8g, nhân sâm 20g, thược dược 20g, tế tân 20g, toàn phúc hoa 20g, trần bì 20g, cát cánh 20g, xích phục linh 12g, tán thành bột mỗi lần mỗi lần dùng 12g với nước sắc của 1 lát sinh khương, uống ấm 2-3 lần trong ngày.
Ho nhiều đờm, ngực bứt rứt ho nôn ra đờm loãng: Cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 4g, tô tử 12g.
Hoặc hạnh nhân 9g, la bạc tử 9g, bách bộ 9g, bạch quả 9g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu đờm loãng mũi ngạt tắc, họng khô, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền: Tô diệp 6g, bạc hà 10g, phục linh 10g, tiền hồ 10g, cát cánh 6g, chỉ xác 10g, cam thảo 4g, sinh khương 10g, quất hồng bì 6g, hạnh nhân 8g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc tử uyển 10g, cát cánh 6g, trần bì 6g, bách bộ 10g, kinh giới 6g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trường hợp viêm xoang mãn tính:
- Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.
- Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Điều trị
- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.
- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đờm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?
- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.
- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.
- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.
Cách xông mũi
- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.
- 15 phút sau hỉ mũi sạch.
- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.
- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.
Bệnh này có thể chữa khỏi nếu bạn kiên trì điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro