Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Vi sinh . Virus

Câu 87: Nêu đặc điểm chug của Myxovirus, kể tên các virus gây bệnh chính của họ virus này.
* Đặc điểm chung :

- Đặc điểm cấu tạo :
    +) Nhân mang ARN (1 sợi).
    +) Vỏ capsid có đối xứng xoắn.
    +) Có vỏ bao ngoài tạo cho virus có hình cầu (k/thước 80-100 mm).

- Đặc điểm kháng nguyên :  
   +) KN gây ngưng kết hồng cầu (nằm trên bề mặt vỏ bao. Thành phần KN có thể thay đổià có các typ huyết thanh)

   +) KN kết hợp bổ thể.

   +) KN trung hòa virus.

- Dựa vào đặc điểm cấu trúc và khả năng gây bệnh chia làm 2 nhóm chính : Orthomyxovirus và Paramyxovirus.
- Quá trình giải phóng virus : theo hình thức nảy chồi. 
- Là những virus có knăng xâm nhập và gây bệnh ở niêm mạc đường hô hấp à phương pháp phòng không đặc hiệu giống nhau.
- Đối tượng cảm nhiễm: người và đv, có loại chỉ gây bệnh cho ng, có loại chi gây bệnh cho đv, có loại gây bệnh cho cả người và đv.
* Các virus gây bệnh chính :
- Virus cúm (Influenzae virus)

- Virus quai bị (Mump virus)

- Virus sởi

- Virus hợp bào đường hô hấp (RSV)

- Virus á cúm.

Ngoài ra còn có 1 số virus gây bệnh cho động vật.

Câu 88 : Trình bày khả năng gây bệnh của virus cúm, nêu nguyên tắc phòng và điều trị.

1. Khả năng gây bệnh : Gây bệnh cúm.

- Đối tượng cảm nhiễm : Tùy theo từng chủng mà có thể gây bệnh cho người hay động vật.  
- Đường lây : hô hấp.

- Cúm A, B, C là chủ yếu trong đó, bệnh cúm do typ A gây nên là nặng nhất, typ B, C triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với typ A.
- Triệu chứng lâm sang :
     Sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, ho, xuất tiết nhiều lần sau thời kì ủ bệnh từ 1-5 ngày. Với trẻ em nhiễm virus cúm cũng có dấu hiệu lâm sang như trên, nhưng ở trẻ em nhỏ nhiễm trùng có thể sốt cao, co giật, viêm dạ dày-ruột. Bệnh ở trẻ sơ sinh còn nặng hơn với các triệu chứng : viêm cơ tim, viêm phổi và có thể có những biến chứng khác : viêm tai, thậm chí viêm não dẫn tới tử vong. Bệnh ở đường hô hấp do virus cúm thường có kèm bội nhiễm vi khuẩn, do đó bệnh nặng lên gấp bội.

       Cúm A : Sốt cao (39-41oC), nhức đầu, người rất khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, có triệu chứng chảy nước mắt nước mũi, ho, rát đường hô hấp (hoại tử tế bào biểu mô niêm mạc) à chết do suy hô hấp cấp tính.

2. Phòng bệnh :

- Phòng không đặc hiệu : phát hiện sớm những ca đầu tiên để cách ly, xử lý các chất thải từ đường hô hấp của bệnh nhân, vô trùng các dụng cụ, quần áo bệnh nhân, khử trùng dụng cụ y tế và môi trường. Trong vụ dịch có thể dùng amantadin hydrochlorid để phòng bệnh có hiệu quả, nhất là với cúm A.
- Phòng đặc hiệu: vacxin virus bất hoạt týp A và B đc sdụng cho nhữg người KT âm tính. Nhưg KT mới được hình thành chỉ kháng lại virus vacxin, ko miễn dịch chéo với thứ týp mới và không tồn tại lâu dài.  
3. Điều trị :

Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng. Có thể dùng amantadin hydrochlorud để điều trị bệnh nhân đã nhiễm trùng có hiệu quả ở đường hô hấp. Tuy vậy, amantadin không điều trị được các biến chứng của bệnh cúm.  

Câu 89 : Trình bày khả năng gây bệnh của virus sởi, nguyên tắc phòng và điều trị.  
1.Khả năng gây bệnh :

- Gây bệnh sởi. Bệnh sởi là 1 bệnh nhiễm trùng. Sau khi bị sởi, ng bệnh sẽ có miễn dịch vĩnh viễn suốt đời.
- Đối tượng cảm nhiễm : chỉ gây bệnh cho người. Đối tượng chủ yếu là trẻ em (chưa có miễn dịch).
- Đường lây : Hô hấp. Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi họng và đường mắt. Virus nhân lên ở hệ bạch huyết nơi xâm nhập rồi đi qua máu.
- Biểu hiện lâm sàng :
Viêm long, ho, hắt hơi, sốt cao (sau 3-5 ngày), than nhiệt hạ xuống, xuất hiện phát ban (mọc theo trình tự từ trên xuống dưới trừ lòng bàn tay, bàn chân), ban có thể xuất hiện trong niêm mạc.

- Đặc điểm biến chứng : Hầu hết tử vong do bội nhiễm vi khuẩn (biến chứng sau sởi).

  Sởi có thể gây nhiều biến chứng :

     +) Viêm phổi do sởi : thường có triệu chứng sốt cao và viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn. Nguy hiểm thường xảy ra với trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ.

     +) Viêm não cấp do sởi

     +) Viêm tai giữa do sởi.

     +) Viêm xơ chai não bán cấp do sởi : Đây là bệnh mãn tính ở não do sởi. Bệnh có thể xuất hiện sau sởi từ 7 đến 10 năm. Trong các trường hợp này có thể tìm thấy kháng thể sởi ở nồng độ cao.

     +)  Ngoài ra trong khi bị sởi, sức đề kháng của trẻ em suy giảm miễn dịch tạm thời nhiều nên trẻ có thể mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như tiêu chảy, viêm giác mạc dẫn tới mù lòa…

2. Phòng bệnh :
- Phòng không đặc hiệu: phát hiện sớm và cách ly sớm, xử lý chất thải.
- Phòng đặc hiệu: 2 loại vacxin sởi :

    +) Vacxin sởi sống giảm độc lực : rất hiệu quả, được tiêm cho trẻ 12 tháng tuổi để phòng bệnh sởi ở mọi hình thái lâm sàng.

    +) Vacxin chết : ít dùng.

3. Điều trị : nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, dùng kháng sinh để chống bội nhiễm.

Câu 90 : Trình bày khả năng gây bệnh virus bại liệt, nêu các phương pháp phòng bệnh bại liệt.  
1. Khả năng gây bệnh :
- Virus bại liệt (Poliovirus) gây bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt là 1 bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do virus gây ra. Vr bại liệt gây tổn thg các tế bào sừg trước tuỷ sốg và các tế bào vận độg của thần kinh trung ương.
- Đối tượng cảm nhiễm: ng là duy nhất, đb la trẻ em dướ 15t, người lớn it bị vì có miễn dich
- Đường lây: đường tiêu hoá là chủ yếu, 1 phần nhỏ lây qua đường hô hấp.
 Sơ đồ cơ chế gây bệnh của virus bại liệt (SGK trang 311 nhé :X)

- Trên lâm sàng gặp 2 thể :
a) Thể điển hình :

- Thời kỳ ủ bệnh : khoảg 5-6 ngày, không có triệu chứng rõ rệt.
- Khởi phát: trung bình 2-3 ngày.
    +) Bệnh nhân có thể sốt 38-40oC nhưng không co giật và rét run.

    +) Đau ở vùng sắp bị liệt.
- Toàn phát :

    +) Bệnh nhân xuất hiện liệt tối đa 48 giờ.

    +) Đặc điểm : Liệt mềm.
- Di chứng :
    +) Cơ thoái hoá, teo nhỏ
    +) Xương nhỏ không phát triển( teo xương)
    +) Tàn tật vĩnh viễn

b) Thể không điển hình :
Thể này không biểu hiện liệt, bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ về tiêu hóa, hô hấp, dễ bỏ qua. Đây là thể rất quan trọng về mặt dịch tễ học, vì là nguồn lây lan khó phát hiện để phòng ngừa. Số người bị thể này trong vụ dịch có thể gấp 100 lần thể có triệu chứng lâm sàng.
2. Phòng bệnh :
- Phòng không đặc hiệu :

    +) Đối với nguồn truyền nhiễm : phải chẩn đoán phát hiện kịp thời. Cách ly bệnh nhân và tẩy uế, khử trùng những chất thải, đồ dùng có lien quan tới bệnh nhân bằng Chloramin 1% trong 1h

    +) Đối với đường truyền nhiễm : thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo các chỉ tiêu thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân, xử lý nguồn chất thải, ruồi…

- Phòng đặc hiệu :

      Hiện nay có 2 loại vacxin được sử dụng để phòng bệnh bại liệt trên thế giới : vacxin Salk và vacxin Sabin.

3. Điều trị : Nâng cao thể trạng và điều trị các di chứng.


Câu 91 : Khả năng gây bệnh của virus Rotavirrus, nguyên tắc phòng và điều trị.
1. Khả năng gây bệnh:
- Rotavirus gây viêm dạ dày-ruột cấp tính, gây ỉa chảy ở trẻ em
- Đối tg cảm nhiễm: Người và động vật
- Cơ chế:
+ Rotavirus là căn nguyên thg gặp nhất trog bệnh ỉa chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 12 thág tuổi.
+ Đường xâm nhập : Virus độc lực xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, virus nhân lên chủ yếu ở niêm mạc tá tràg, chúng phá hủy lớp tế bào trụ, làm lớp tế bào này bị biến dạng. Vì vậy dẫn đến quá trình hấp thu của ruột bị giảm, do đó làm ứ đọng các chất trong lòng ruột, đặc biệt là cacbohydrat; làm áp suất thẩm thấu tăng, kéo nước ra ngoài, gây ỉa chảy nhiều lần trong ngày và phân rất nhiều nc.
- Triệu chứng lâm sàng :
+ Giai đoạn ủ bệnh : chỉ 1-2 ngày từ khi vr xâm nhập và cơ thể
+ Giai đoạn toàn phát: ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước; rất hiếm khi có máu và đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn. Đôi khi bệnh nhân có nôn, trên lâm sàng biểu hiện mất nước nặng. Bệnh nhân thường sốt nhẹ. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 12 tháng và bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông.
2. Phòng bệnh :

  Do virus xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, vì vậy người ta sử dụng các biện pháp sau

- Vệ sinh ăn uống : sữa cho trẻ phải đảm bảo đủ các chỉ tiêu vệ sinh. Dụng cụ đựng đồ ăn của

trẻ phải được khử trùng cẩn thận, người mẹ phải giữ gìn vệ sinh tốt trong thời kì cho con bú.

- Xử lý và tẩy uế những chất thải và đồ dùng có liên quan tới bệnh nhân.

  Chưa có vacxin để phòng bệnh

3. Điều trị :
Phải bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân. Thường sau 1 tuần, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Câu 92 : Kể tên các virus gây viêm gan. So sánh virus viêm gan A với virus viêm gan B về : cấu tạo, đường lây truyền, khả năng gây bệnh và cách phòng bệnh. 

    - Virus gây viêm gan là những vr có ái tính với tế bào gan. Sau khi virus viêm gan xâm nhập vào cơ thể thì các tế bào khác tổn thương là thứ yếu, tế bào đích mà virus hướng tới và xâm nhập, nhân lên, gây tổn thương chủ yếu là tế bào gan. Các virus viêm gan đều có đường xâm nhập, cơ chế lan truyền…khác nhau
     - Các virus viêm gan chia làm 5 loại:
+ Vr viêm gan A (HAV)              + Vr viêm gan C (HCV)                + Vr viêm gan E (HEV)
+ Vr viêm gan B(HBV)                + Vr viêm gan D (HDV)
* So sánh Virus viêm gan A và virus viêm gan B

Virus viêm gan A

Virus viêm gan B

Cấu tạo

- Mang ARN 1 sợi, cấu tạo bởi 8000-8100 nucleotid, trọng lượng phân tử khoảng 2,8.106 dalton.

- Protein capsid được cấu tạo bởi 32 capsomers tạo đối xứng khối đa giác đều

- Kích thước : khoảng 27nm, protein cấu trúc được cấu tạo từ : VP0 đến VP4.

- Không có cấu trúc lipid.

- Mang ADN 2 sợi không khép kín, cấu tạo bởi 3200 nucleotid, trọng lượng phân tử 2.106 dalton.

- Capsid có đối xứng hình khối.

- Kích thước : khoảng 27 nm, bao capsid dày khoảng 7nm và được cấu tạo bởi 3 protein cấu trúc : P lớn, P trung bình và P nhỏ.

Đường lây truyền

Qua đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn có nhiễm phân chứa HAV.

Qua đường máu với nhiều phương thức : truyền máu, tiêm chích, tình dục, mẹ truyền cho con.

Không lây qua đường tiêu hóa.

Khả năng gây bệnh

- Đối tượng nhiễm trùng: trẻ em, những người sống thiếu vệ sinh, bệnh nhân tâm thần.

- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 20-30 ngày

nhưng sớm nhất là 15 ngày, dài nhất là 45 ngày.

- Triệu chứng : vàng da, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu vàng, phân nhạt màu trong thời gian ngắn hay không rõ ràng. Khoảng 60% các trường hợp HAV triệu chứng không điển hìnhà nguồn lây không quản lý được.

- Bệnh thường tạo thành dịch.

- Không tạo thành bệnh mãn tính.

- Tỉ lệ tử vong thấp.

- Đối tượng nhiễm trùng : mọi lứa tuổi.

- Thời kì ủ bệnh : 50-90 ngày, có thể 30-120 ngày.

- Triệu chứng : sốt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi.

- Bệnh cảnh lâm sàng thường cấp tính, nhưng không tạo thành dịch.

- Bệnh có thể trở thành mãn tính từ 5-10%

- Tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cấp tính khoảng 1% nhưng tai biến lâu dài là xơ gan hay ung thư gan.

Phòng bệnh

- Cách ly bệnh nhân, xử lý dụng cụ và phân của bệnh nhân.

- Dùng Globulin cho người bình thường hoặc dùng globulin kháng HAV tiêm cho trẻ em ở vùng có dịch vào giai đoạn đầu dịch.

- Vacxin phòng bệnh đang được nghiên cứu là vacxin sống giảm độc.

- Phụ thuộc vào nhận thức của từng người để điều chỉnh hành vi, tránh nguy cơ lây truyền.

- Dùng globulin đặc hiệu có anti HBV để phòng bệnh.

- Phòng bệnh đặc hiệu bằng vacxin HBsAg, vacxin HBV sản xuất bằng tái tổ hợp.


Câu 93 : Nêu các đặc điểm chung của các thành viên thuộc nhóm Arbovirus, kể tên các virus gây bệnh thường gặp của họ virus này.

1. Đặc điểm chung :

    - Các Arbovirus là những virus có thể nhân lên được trong các tổ chức của các động vật có xương sống (người, động vật có vú, chim) cũng như một số động vật không xương sống (ve, muỗi,..).
    - Các virus này muốn truyền bệnh từ động vật có xương sống này sang động vật có xương sống khác phải thông qua môi trường trung gian là côn trùng tiết túc (côn trùng có chân đốt : chấy, rận, ve, mò, muỗi....)
    - Các Arbovirus đều nhân lên được trong các tổ chức của côn trùng tiết túc nhưng không gây bệnh cho côn trùng tiết túc đó.

   à Côn trùng tiết túc đóng vtrò là ổ chứa và véctơ truyền bệnh.
     - Arbovirus đc côn trùng tiết túc truyền từ đv này sang đv khác phải qua 3 gđ:
+ B1: Côn trùng tiết túc hút máu vật chủ bị bệnh ( do Arbovirus), vr đi vào ống dạ dày, vào trong cơ thể côn trùng tiết túc.
+ B2: VR nhân lên trong cơ thể côn trùng tiết túc. Từ ống tiêu hoá nhân lên tới cơ ngực, quay lại trở lại đường tiêu hoá. K/năng nhân lên do nhiệt độ mt qđ => a/hưởng tới mùa của bệnh
+ B3: Côn trùng tiết túc đốt vật chủ mới và truyền vr cho vật chủ mới qua vết đốt.
- Arbovirus mang ARN
- Đối xứng capsid phức tạp, tuỳ theo từng loại có đx khối hoặc đx xoắn
- Có vỏ bao, trên vỏ bao có tp lipid và bị các dung môi hoà tan vr làm cho bất hoạt
- KN trên vỏ bao có khả năng gây ngưng kết HC. Ưd để định tuýp VR. KN hay được chú ý :
    + KN trung hoà         + KN kết hợp bổ thể            + KN ngăn ngưng kết HC
- Thành viên phân loại: có nhiều cách khác nhau. Tuỳ theo quan điểm của tác giả, nhưng đa số dựa vào cấu trúc KN thì đc chia lam 21 loại. trong đó quan trọng nhất la các nhóm:
+ Nhóm A ( Alffavirus)
+ Nhóm B ( Flavivirus)
+ Nhóm C
+ Nhóm Bunyamwera
+ Nhóm California
- Ở VN chủ yếu lưu hành nhóm B, trong đó hay gặp nhất la Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết và Virus viêm não Nhật Bản.

Câu 94 : Trình bày khả năng gây bệnh của virus sốt xuất huyết, nêu phương pháp phòng bệnh
1. Khả năng gây bệnh
- Đối tượng cảm nhiễm: duy nhất là người, bệnh không phân biệt lứa tuổi, hay gặp vào mùa xuân.
- Đường lây: chủ yếu do muỗi Aedes (muỗi vằn) chủ yếu hđ vào ban ngày, hay đẻ trứng và cư trú nơi sạch sẽ: nc mưa, nc sinh hoạt.
- Gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Ngoài ra còn gây độc với chuột bạch mới đẻ khi virus nhiễm vào não và ổ bụng, gây nhiễm trùng thể ẩn ở 1 số loài khỉ.
- Khả năng gây bệnh cho người :

        Khi muỗi mang virus Dengue đã đủ thời gian nung bệnh đốt người, virus xâm nhập qua vết đốt vào máu gây bệnh sốt xuất huyết. Tùy theo số lượng virus vào cơ thể mà thời gian ủ khác nhau (từ 2-15 ngày).
+) Thể điển hình: bệnh khởi phát đột ngột, nổi cơn rét run, sốt cao 39-40 C có kèm theo xuất huyết, đau đầu, đâu mình mẩy. Đặc biệt đau nhiều ở vùng lưng các khớp xương, cơ và nhãn câu...ban dát sần hay thể tinh hồng nhiệt có thể x/h vào ngày thứ 3 -5, từ ngực thân mình nổi lan ra các chi và mặt (bhiện xuất huyết), có thể hạ nhiệt đột ngột, nội tạng chảy máu tiêu hoá, xuất huyết não.=> Bệnh nhân tử vong do sốc và chảy máu các tạng.  
+ Thể không điển hình: có sốt, đau người, không có xuất huyết nhưng làm ngiệm pháp dây thắt để xđ sốt Dengue: dùng dây cao su thắt chặt tay, thả nhanh: (+) tính (sốt dengue) trên da có hạt chấm , (-) tính : không có.
=> hậu quả: tổn thương thành mạch, rối loạn đông máu.
- Bệnh sốt xuất huyết có thể mắc ở mọi lứa tuổi.Nhưng tỉ lệ khác nhau tuỳ từng vùng.sau khi khỏi bệnh phải mất vài tuần hoặc vài tháng sức khoẻ bệnh nhân mới trở lại bình thường. Miễn dịch tồn tại 3- 6 tháng.
- Biến chứng : viêm tuỷ, viêm dây tk, viêm kết mạc…
- Cơ chế gây bệnh : vr dengue xâm nhập vào tế bào bạch cầu. Hoạt lực của vr tác dộng vào nơron của tuỷ sống và não, gây thoái hóa các tế bào gan, thận, tim, tạo nên các tổn thương tại nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, dạ dày, niêm mạc ruột, màng bụng, cơ, da và hệ thống thần kinh trung ương. Các tổn thương hệ tuần hoàn thể hiện ở các mạch máu nhỏ làm giãn mao mạch, phù nề quanh mạch máu, thâm nhiễm nhiều bạch cầu đơn nhân. Phức hợp miễn dịch (KN-KT) xuất hiện sau khi nhiễm virus Dengue thứ phát vài ngày, gây vón tụ tiểu cầu, hoạt hóa bổ thể và các yếu tố đông máu, giải phóng yếu tố tăng tính thấm thành mạch gây nên shock phản vệ.

2. Phòng bệnh :
- Phòng không đặc hiệu :

  +) Tiêu diệt côn trùng tiết túc : là diệt môi giới trung gian truyền bệnh bằng mọi hình thức như

       Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để muỗi không còn nơi trú ẩn và đẻ trứng.

       Phun thuốc diệt muỗi theo định kì.
   +) Tránh và hạn chế muỗi đốt : Khi ngủ phải mắc màn, những nơi có nhiều muỗi có thể thấm màn bằng permethrin 0,2 g/m2.

- Phòng đặc hiệu : Chưa có vacxin.

3. Điều trị : Chống choáng, chống hạ nhiệt đột ngột và xuất huyết ổ ạt. Nâng cao thể trạng bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn nhiều đạm, hoa quả và tăng lượng vitamin nhất là vitamin C.


Câu 95 : Trình bày khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản, nêu pp phòng bệnh.
1. Khả năng gây bệnh
- Đối tượng cảm nhiễm: gb chủ yếu cho người, đbiệt là trẻ em dưới 15t. Một số đv cũng bị bệnh nhưng chỉ đóng v.trò ổ chứa: lợn, chó, ngựa, chim liếu điếu...
- Vật trung gian truyền bệnh : muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex là vecto chính, truyền virus qua các động vật có xương sống, từ đó truyền sang cho người. Chu trình nhiễm virus như sau :


- Khả năng gây bệnh cho động vật :

     Virus viêm não Nhật Bản p/triển tốt trren chuột trắng mới đẻ và trưởng thành, khi gây nhiễm vào não và ổ bụng. Các loại chim như cò, diệc, gà…cũng bị nhiễm virus. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc lan truyền của virus.

- Khả năng gây bệnh cho người :

      Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người ta có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh thường mắc ở trẻ em, tập trung ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, phần lớn là thể ẩn, thể điển hình gặp rất ít, thời kì ủ bệnh 6-16 ngày. Ở các trường hợp nhẹ thì lâm sàng biểu hiện nhẹ như nhức đầu, sốt nhẹ, khó chịu trong vài ngày.

     Thể điển hình là viêm não có thể từ thể nhẹ hoặc bắt đầu đột ngột như: nhức đầu năng, sốt cao, cứng cổ và thay đổi cảm giác, ở trẻ em có thể bị co giật. Bệnh nhân thường tử vong trong giai đoạn toàn phát. Bệnh nhân có thể bị di chứng, thường là biến loạn tinh thần, giảm trí tuệ, thay đổi cá tính, cũng có khi di chứng sau 2 năm mới xuất hiện.
- Cơ chế :
Vr nhiễm qua vết đốt vào máu. Sau tkỳ nhiễm vr huyết, vr gây thương tổn ở não, viêm tế bào thần kinh, hạch thần kinh đệm và viêm quanh mạch. Những biến đổi thường xảy ra ở chất xám và ảnh hưởng trước tiên lên trung gian và não giữa, làm cho b.nhân rối loạn ý thức, hôn mê ở nhiều mức độ khác, có kèm theo liệt vận đông.  
2. Phòng bệnh :
- Phòng không đặc hiệu : Giống Virus Dengue.
- Phòng đặc hiệu: Dùng vacxin tiêm phòng cho trẻ em dưới 10 tuổi để phòng bệnh, nhất là vùng có dịch lưu hành. Khi xảy ra dịch, cần tiêm nhắc lại cho trẻ em trong lứa tuổi cảm thụ (dưới 15 tuổi).


Câu 96 : Trình bày khả năng gây bệnh của virus dại, nêu các pp phòng vầ điều trị dự phòng bệnh dại.
1. Khả năng gây bệnh :

a) Dịch tễ :
    - Virus được lưu hành khắp thế giới nhưng tập trung chủ yếu vẫn là các nước vùng nhiệt đới : châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

    - Ổ chứa virus dại là các động vật máu nóng bị dại như chó, mèo. Virus truyền từ động vật sang động vật và người một cách ngẫu nhiên qua vết cắn hoặc vết cào.

    - Ở nước ta, bệnh thường gặp vào mùa nóng. Chó mèo đều có khả năng mang bệnh nhưng chủ yếu là chó.

b) Khả năng gây bệnh cho người :

     - Thời kì ủ bệnh : Thay đổi từ 1-3 tháng, nhưng cũng có trường hợp chỉ có 10 ngày hoặc lâu tới 8 tháng.

         +) Thời kì ủ bệnh dài hay ngắn là tùy thuộc vào vị trí và mức độ vết cắn : vết cắn càng gần thần kinh trung ương, vết cắn càng sâu thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

          +) Thời kì ủ bệnh nói chung yên lặng, đôi khi sốt nhẹ, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn hoặc chảy nước mắt nước mũi. Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất ở thời kì này là dấu hiệu kiến bò tại vết cắn.

      - Thời kỳ toàn phát : Người bệnh bị kích thích trên mọi giác quan dẫn đến kết quả là sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động và ánh sang. Các cơ co thắt mạnh dẫn đến đau đớn, trong đầu bệnh nhân có cảm giác bị đè nén, sợ hãi, lo âu sau đó hưng phấn và cuối cùng đến giai đoạn liệt. Tất cả các bệnh nhân dại khi lên cơn đều bị chết trong tình trạng bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn.

c) Cơ chế gây bệnh :

      - Virus dại thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao cảm bị bong ra làm tuyến nước bọt bị nhiễm virus. Khi bị các động vật dại cắn, virus từ nước bọt vào cơ thể qua vết cắn, nhiễm từ máu, từ đó virus đi tới các nơi như phổi, gan, thận…

       - Ngoài ra virus tiến dọc theo dây thần kinh hướng tâm tới tủy sống và thần kinh trung ương. Virus dại nhân lên trong tế bào thần kinh, tủy sống và thần kinh trung ương.

       - Không phải lúc nào các tế bào ở hạch giao cảm cũng bị bong ra, sự bong ra có tính chất không liên tục, điều này giải thích sự lây lan virus không liên tục khi bị chó dại cắn.

       - Sự nhân lên của virus trong tế bào đã xuất hiện một vật thể ưa acid trong bào tương của tế bào, đó là tiểu thể Nergi, bản chất là các nucleocapsid tự do trong bào tương tập trung lại.

2. Phòng bệnh :

    Cần tiêu diệt những động vật bị dại hoặc nghi dại. Trong số những động vật máu nóng thì chó là động vật bị nhiễm dại nhiều, mặt khác chó lại sống gần người do đó cần :

- Hạn chế nuôi chó.

     - Nuôi chó phải xích hoặc nhốt không cho chạy rông ra đường.

     - Tiêm vacxin phòng dại cho chó, mỗi năm 1 lần vào mùa xuân trước khi bệnh dại có thể phát triển mạnh.

3. Điều trị dự phòng :

     Đối với người bị chó dại cắn hoặc mèo dại cắn, cào chúng ta phải :

          - Tiêm kháng huyết thanh chống dại (SAR) dưới da, phía trên vết cắn trong vòng 72h với liều lượng 0,2-0,5 ml.

          - Sau đó 1-2 ngày, tiêm vacxin phòng dại. Tùy vacxin mà có cách tiêm và liều lượng khác nhau.

Câu 98 : Nêu các đặc điểm chính của nhóm Adenovirus và khả năng gây bệnh của chúng.  
1. Đặc điểm chính của nhóm Adenovirus :
a) Hình thể :

    Hình khối đa diện đều : 30 cạnh, 20 mặt, 12 đỉnh, kích thước đường kính 70-90 nm.

b) Cấu tạo :

    - Virus chỉ chứa protein và AND 2 sợi thẳng.

    - Virus trần không có vỏ. Vỏ capsid gồm 252 capsome, sắp xếp đối xứng hình khổi hộp.

     - Nhiều Adeno virus gây bệnh cho người có hemagglutinin và một số có enzyme phá hủy các receptor. Hemagglutinin kết hợp với Fiber và được chia thành 4 nhóm (HA), trên cơ sở sự ngưng kết hồng cầu khỉ và chuột, nó song song với sự phân nhóm theo miễn dịch.

c) Nuôi cấy :

     Virus chỉ nuôi cấy được trên các tế bào invitro có nguồn gốc từ người như : tế bào thận phổi người, Hela, Hep 2… Tế bào Hela là thích hợp nhất và được dùng phổ biến nhất. Chưa tìm thấy các động vật cảm thụ đối với Virus Adeno của người.

d) Sức đề kháng :

    Virus có thể giữ được khả năng gây nhiễm trùng trong 1 tháng ở nhiệt độ trong phòng, 15 ngày ở 37oC, 6 tháng ở 4oC, nhiều năm ở -20oC, 5-10 phút ở 56-60oC. Kháng sinh và ether không diệt được virus. Nước sôi, tia cực tím và chloramin 1% diệt được virus.

e) Cấu tạo kháng nguyên :

    Có ít nhất 3 kháng nguyên quan trọng của vỏ capsid :

- Kháng nguyên kết hợp bổ thể.

- Kháng nguyên trung hòa.

- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu.

2. Khả năng gây bệnh :

a) Gây nhiễm trùng cấp tính :

    Thời gian ủ bệnh ngắn, sự đào thải virus kéo dài, bệnh thường nhẹ, trường hợp duy nhất có thể gây tử vong là viêm phổi ở trẻ nhỏ. Thường gặp nhất là :

    - Viêm kết mạc thành dịch.

    - Viêm kết-giác mạc tản phát.

    - Viêm kết mạc – họng – hạch thành dịch.

    - Một số nhiễm trùng đường hô hấp cấp.

    - Ngoài ra có thể gặp viêm dạ dày ruột, viêm bang quang chảy máu, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo ở nam giới.

b) Nhiễm trùng tiềm tàng :

    Một số týp virus có thể gây nhiễm trùng tiềm tàng sau 1 nhiễm trùng cấp tính hoặc ngay từ khởi đầu. Virus không nhân lên mà tồn tại lâu dài trong tế bào, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút (sau một nhiễm trùng hay một stress nào đó) virus có thể sẽ nhân lên và gây bệnh như một nhiễm trùng cấp tính.

c) Khả năng gây ung thư :

    Khả năng này thể hiện trong việc gây chuyển dạng ác tính các tế bào nuôi in vitro và gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Một số týp có khả năng này: 3, 7, 12, 16, 18, 21 và 31. Đặc biệt là các týp 12, 18 và 31. Tuy vậy trong các tế bào khối u của người chưa bao giờ phân lập được virus Adeno cũng như các AND hoặc mARN của chúng.

Câu 100:  Trình bày khả năng gây bệnh của virus HIV, nêu các phương pháp phòng bệnh :
1. Khả năng gây bệnh:
a) Các loại TB có thể bị nhiễm HIV:

    Các loại tế bào đích của HIV chia thành 5 nhóm lớn :

    - Các tế bào máu, bạch huyết và tủy xương.

    - Các tế bào não.

    - Dạ dày, ruột

    - Da

    - Các tế bào khác : tế bào sarcoma xương và cơ, tế bào biểu mô mao mạch, các tế bào nhung mao đệm bào thai.
b) Cơ chế gây rối loạn miễn dịch:
     - Làm giảm các tế bào lympho TCD4(+) nhanh chóng dẫn tới sự suy giảm miễn dịch

     - Làm giảm bộc lộ 1 số thụ thể bề mặt có vai trò nhận dạng trong việc hình thành đáp ứng miễn dịch như CD4 hoặc thụ thể interleukin-2.

     - Làm suy giảm chức năng nhiều loại tế bào miễn dịch – đó là những tế bào bị nhiễm HIV : lympho B, T, monocyt và đại thực bào, bạch cầu nhân đa hình.

     - Làm giảm số lượng các tế bào miễn dịch, do HIV diệt cả tế bào trưởng thành và tế bào non.

     - Gây tự miễn dịch do KN chéo giữa lớp envelop với màng tế bào.
c) Các rối loạn chính của đáp ứng miễn dịch:
    - Miễn dịch tế bào : 
       +) Lympho T bị giảm, đặc biệt là T có CD4(+).

       +) Giảm chức năng của tế bào miễn dịch, do vậy làm giảm phản ứng quá mẫn muộn da, giảm khả năng phân bào trước kích thích kháng nguyên, giảm khả năng diệt của Tc.
     - Miễn dịch dịch thể :

        +) Tăng gamma globulin máu mà chủ yếu là IgG và IgM.
        +) Giảm đáp ứng KT với KN lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm HIV.

        +) Tăng phức hợp miễn dịch, tăng các tự kháng thể và một số protein huyết thanh khác.
d) Hậu quả của rối loạn miễn dịch : 2 hậu quả thường gặp là Nhiễm trùng cơ hộiUng thư đặc biệt .

    - Các bệnh nhiễm trùng :
      +) Nhiễm lao

      +) Nhiễm Mycobacterium không điển hình rải rác toàn thân.

      +) Nhiễm Cytomegalovirus : nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, hoặc hệ thần kinh trung ương.

      +) Nhiễm virus Herpes Simplex : nhiễm trùng da niêm mạc mãn tính với những nốt loét kéo dài nhiều tháng, đặc biệt là Zona.

    - Các bệnh ung thư :
       +) Sarcoma Kaposi : 1 bệnh ung thư có giá trị chỉ điểm cao cho AIDS. Những vết sưng tấy từ màu hồng đến màu tím, phẳng hoặc nổi lên, không đau, cứng và lan rộng.

       +) U lympho giới hạn ở não : gây biến đổi nhân cách, các dấu hiệu thần kinh khu trú, co giật.

e) Gây bệnh lý hệ thống thần kinh : gây rối loạn trí nhớ và tâm thần.
f) Gây bệnh lý dạ dày – ruột : các chủng HIV, qua nhiễm trực tiếp ruột, thường gây ra rối loạn hấp thụ và đi lỏng mãn tính gặp ở nhiều bệnh nhân bị nhiễm.
* Đường lây : 3 cách truyền bệnh qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con.
2. Phòng bệnh :
    - Phòng không đặc hiệu:
       +) Đẩy mạnh tuyên truyền về HIV/AIDS và biện pháp phòng chống.

       +) Quan hệ tình dục lành mạnh, dùng bao cao su khi cần.

       +) An toàn truyền máu và sản phẩm của máu.

       +) Chống sử dụng ma túy, đặc biệt là không tiêm chích ma túy.

       +) An toàn tiêm chích thuốc và sự can thiệp y tế.

       +) Với các bà mẹ nhiễm HIV : có mang và đẻ khi rất cần và nên mổ đẻ.

 - Phòng đặc hiệu : Chưa có vacxin.

Top of Form

/ 35

Bottom of Form

+

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: