Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Vi sinh đại cương

Câu 1: Trình bày các loại hình thể của vk,nêu ý nghĩa của chúng trong chẩn đoán vi sinh 

Vi khuẩn : là những sinh vật đơn bào, không có màng nhân. Chúng có cấu trúc và hoạt động đơn giản hơn nhiều so với các tế bào có màng nhân. Nhìn chung về hình thể vk rất đa dạng và tương đối ổn định do cấu trúc vách quyết định. 

         Về hình thể người ta chia vk làm 3 loại lớn: 

- Cầu khuẩn: là những vk có hình cầu, mặt cắt của chúng có thể là những hình tròn, nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc ngọn nến. đường kính trung bình khoảng 1µm. Dựa vào cách sắp xếp, tc bắt màu gram người ta chia cầu khuẩn làm nhiều loại như đơn cầu, song cầu, tứ cầu, tụ cầu, liên cầu. 

         + Đơn cầu: Cầu khuẩn đứng riêng rẽ từng con. Phần lớn không gây bệnh. 

         + Liên cầu: VK gram (+) đưngs với nhau thành tưng chuỗi. Liên cầu bây bệnh thường         gặp:  phế cầu, lậu cầu, não vô cầu... 

         + Tụ cầu : Cầu khuẩn xếp thành đám. Tụ cầu gây bệnh thường gặp: tụ cầu vàng, tụ cầu trắng. 

-Trực khuẩn: là những vk hình que, đầu tròn hay vuông, k.thước của các vk gây bệnh thường gặp là: bề rộng 1µm, chiều dài 2-5µm. Các trực khuẩn k gây bệnh thường có kthước lớn hơn. Phân loại trực khuẩn dựa vào: Tc bắt màu gram, hô hấp( kị khí or hiếu khí), khả năng sinh nha bào. Một số loại trực khuẩn gây bệnh thường gặp như các vk lao, thương hàn... 

-Xoắn khuẩn: là những vk có hình sợi lượn sóng và di động.chiều dài của các vk loại này có thể tới 30µm. Dựa vào đặc điểm vòng xoắn, kích thước có đều nhau hay không, xoắn khuẩn đc chia làm 3 nhóm chính: 

+ Treponema: xoắn khuẩn giang mai 

+ Borrelia: xoắn khuẩn gây sốt hồi quy 

+ Leptospira: xoắn khuẩn gây sốt vàng da, chảy máu. 

- Ngoài những vk điển hình trên còn có các loại vk có hình thể trung gian: 

      +Trung gian giữa cầu khuẩn & trực khuẩn là cầu trực khuẩn.VD: vk dịch hạch... 

      +Trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn là fẩy khuẩn.vd fẩy khuẩn tả 

*Ý nghĩa của chúng trong vi sinh: 

- Hình thể có giá trị chẩn đoán trong vi sinh 

- Đôi khi trong 1 số ít trường hợp dựa vào hình thể t/c bắt màu và các xét nghiệm khác triệu chứng lâm sang => chẩn đoán đúng về ngnhân gây bệnh 

- Quan sát hthể trong bệnh fẩm của b.nhân có thể chẩn đoán chính xác bnhân bị bệnh j'.vd: lậu cấp, mủ niệu đạo... 

Câu 2: Kể tên các tp cấu tạo của tb vk, trbày chức năng của từng tp ctạo đó 

-Các thành phần cấu tạo bao gồm: Các tp bắt buộc và Các tp tuỳ tiện. 

a.Các thành phần bắt buộc : Nhân, tb chất ( nguyên sinh chất), màng nguyên sinh, vách. 

    -Nhân: Là một sợi ADN trần trụi, không có màng nhân. Thực hiện chức năng chứa thông tin di truyền. 

    -Tb chất: là môi trường diễn ra các phản ứng hoá sinh, các quá trình tổng hợp các chất của tế bào vk. NSC còn chứa 1 số ARN, ADN nằm ngoài nhân. Các phân tử này đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng kháng kháng sinh của vk. 

    -Màng nguyên sinh và mạc thể: thực hiện 1 số chức năngng quyết định sự tồn tại của tb vk.

+Là cơ quan hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất nhờ cơ chế khuếch tán bị động và vận   chuyển thụ động. 

+Tổng hợp các enzyme ngoại bào. 

+Tổng hợp các t.fần của vách tế bào. 

+Nơi tồn tại của hệ thống enzyme hô hấp tbào, nơi thực hiện các quá trình năng lượng chủ yếu của tbào thay cho cnăng của ty lạp thể 

+Tgia vào quá trình fân bào nhờ các mạc thể 

    -Vách: Vách có ở mọi loại VK trừ mycoplasma. Vách VK đc quan tâm vì nó cấu trúc và chức năng đặc biệt.Vách tb là bộ khung vững chắc bao bên ngoài màng nguyên sinh. Đc ctạo bởi đại fân tử glycopeptid( peptidoglycan, mucopeptid, murein), nối với nhau thành mạng lưới phức tạp bao bên ngoài màng nguyên sinh. CN quan trọng nhất của vách duy trì hình dạng vk giữ để màng sinh chất k bị căng fồng ra rồi tan vỡ do áp lực thẩm thấu bên trong VK thường cao hơn MT mà Vk tồn tại. Ngoài ra vách vk còn có 1 số ý ngiã khác: 

+Quy định tính chất nhuộm Gram 

+Vách vk Gram(-) chứa đựng nội độc tố,quy định độc lực và khả năng gây bệnh của các vk gây bệnh bằng nội độc tố.

+Quyết định t/c KN thân của vk. Đây là loại kháng nguyên q.trọng nhất để xđ và phân loại VK. 

+Là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho thực khuẩn thể (Bacteriophage). Nó có ý nghĩa trong việc fân loại vk cũng như các nghiên cứu cơ bản khác.

+ Là nơi tđ của nhóm KS khá quan trọng ( nhóm Beta lactam) đồng thời là nơi td của lysozym. 

b. Các thành phần tùy tiện  có thể có hoặc không tuỳ theo từng loại vk: vỏ, lông, pili, nha bào. 

   -Vỏ: bvệ cho 1 loại vk dưới những đk nhất định. Chúng có tác dụng chống thực bào 

   -Lông: giúp cho vk di động, là cơ quan vận động 

   -Pili: Cấu trúc như lông nhưng ngắn và mỏng hơn.

+ Pili giới tính (pili F) : Chỉ có ở vk đực, dùng để vận chuyển chất liệu di truyền sang vk cái. Mỗi vi khuẩn đực chỉ có 1 pili này.

+ Pili chung: dùng để bám. Mỗi TB vi khuẩn có thể có tới hàng trăm pili này.

=> pili là cơ quan để bám của vk. Nó có thể bám lên bề mặt môi trường lỏng hoặc tbào 

   -Nha bào: là 1 dạng chuyển hoá của vk, là cả quá trình cô đặc nguyên tương, hình thành rất nhiều lớp vỏ k thấm nước, trơ về mặt hoá học, fải sử dụng nhiệt độ cao, chất huỷ mạnh mới tiêu diệt đc nha bào.

    Nhiều loại vk có khả năng tạo nha bào khi đk sống không thuận lợi. Khi điều kiện sống thuận lợi, nha bào vk lại nảy mầm để đưa vk trở lại dạng sinh hóa.

Câu 3: Chức năng của vách tế bào vk. So sánh vách vi khuẩn Gram(+) với vách VK Gram(-).

a. Chức năng của vách ( Xem câu 2).

b. So sánh Vách VK Gram(+) và vách VK Gram (-) : 

- Gram (+) : gồm nhiều lớp peptidoglycan chồng chéo lên nhau, vách dày 20-50µm 

+ Tphần hoá học: đơn giản, là sự trùng hợp nhiều lớp peptidglycan. Gồm 2 tp hữu cơ cơ bản là glucid (tính đặc hiệu) và protid (tính kháng nguyên). Bên ngoài lớp peptidoglycan là polysaccharid hoặc polypeptid tuỳ theo từng loại VK. 

+ Lớp ngoài cùng đóng vtrò KN thân đặc hiệu. 

+ Tính nhuộm Gram, gram (+) vẫn giữ đc màu tím 

+ Ngoài ra con có acid teichoic 

- Gram (-) : gồm 1 lớp peptidoglycan, vách mỏng 10-20 µm -> dễ bị phá vỡ 

+ Tp hóa học: phức tạp, bên ngoài lớp peptidoglycan có lớp: protein, lipid A, lypopolysaccharid mang nội độc tố, có tính KN. Protid qđ tính KN, lipid qđ tính độc, glucid qđ tính đặc hiệu của KN. 

+ VK gram (-) bị mất màu tím khi nhuộm gram. 

Câu 4: Trình bày vị trí, bản chất hoá học và chức năng của vỏ vi khuẩn. 

-Vị trí : Vỏ của VK là 1 lớp nhầy lỏng lẻo, sền sệt, không rõ rệt bao quanh VK 

-B/chất hoá học: vỏ của các vk khác nhau có tp hoá học không giống nhau. Vỏ của nhiều vk là polysaccharid, như vỏ của E.Coli, Klebsiella, phế cầu... Nhưng vỏ của 1 số vk là polypeptide như vk dịch hạch, trực khuẩn than, do 1 vài acid amin tạo nên. Những acid amin này thường là dạng D dạng ít gặp trong tự nhiên.

-Chức năng : 

    + Đóng vai trò bảo vệ cho 1 loài vk dưới những đk nhất định. Chúng có tác dụng chống thực bào. 

  VD:  các chủng phế cầu không có vỏ dều không có KN vỏ. Chúng nhanh chóng bị thực bào bởi cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Các thực bào chỉ bắt và tiêu hoá dễ dàng phế cầu không có vỏ và khó tiêu hoá các phế cầu có vỏ, vì vỏ của vk có td bão hoà opsoma hóa, nên hạn chế thực bào. 

   + Giúp vk co KN bám dính. VD vỏ của vk liên cầu. 

Câu 5: Đặc điểm của nha bào vk và những p.pháp tiệt trùng đối với nha bào.

Nha bào chỉ có ở 1 số vk đặc biệt trực khuẩn gram (+) mới có khả năng sinh nha bào. Hay gặp nhất là VK uốn ván(kị khí tuyệt đối), VK than ( hiếu khí tuyệt đối) 

* Đ.điểm của nha bào: bản chất là 1 dạng tồn tại đặc biệt của vk, khi đk sống không thuận lợi, đe doa sự sống (khi nguồn dinh dưỡng thiếu thốn, nhiệt độ không thuận lợi) vk chuyển sang dạng nha bào - dạng nằm yên, nghỉ bất động. Mỗi vk chỉ tạo đc 1 nha bào. Khi đk sống thuận lợi, nha bào vk lại nảy mầm để đưa vk trở lại dạng sinh sản. 

     Ctrúc nha bào: 

-AND và các tp khác của nguyên sinh chất nằm trong thể nguyên sinh với tỉ lệ nước thấp 

-Màng nha bào bao bên ngoài thể nguyên sinh 

-Vách bao ngoài màng 

-Lớp vỏ (trong và ngoài): bao bên ngoài nha bào 

-Hai lớp áo ngoài và trong bao 2 lớp vách. 

Sự đề kháng với các yếu tố lý hoá của nha bào là do 1 số biến đổi về tp hoá học của nha bào quy định: acid dipicolinic (20%), ion Ca2+, cystein. Tỷ lệ nc thấp (10-20%) sự tổng hợp AND dừng lại và sự fiên mã cũng bị ức chế. Sự tồn tại lâu( có thể tới 150000 năm) liên quan đến sự mất nc và k thấm nc nên k chuyển hoá nha bào. 

VD: vk uốn ván có thể sinh trưởng chi chịu đc nhiệt độ 56°C trong 30p'. Uốn ván nha bào chịu đựng đc t° tới 180°C trong 30p -1h. 

* Phương pháp tiệt trùng đvới nha bào: muốn tiêu diệt đc nha bào thì fải dùng nhiệt độ cao hoặc hạ nhiệt đọ thick nghi cho nha bào nảy mầm rồi tiêu diệt. hoặc dung hoá chất để tiêu diệt. 

ƯD: đối với những vk có khả năng sinh nha bào, trong công tác khử trùng phải thận trọng, cố gắng tiêu diệt cả nha bào của vk. 

Câu 8: Nêu các sản phẩm đc tạo ra từ hoạt động chuyển hoá của vk và vtrò của chúng.

- Chuyển hoá đường: đường là 1 chất vừa cung cấp vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp nguyên liệu để cấu tạo. Sản fẩm đc tạo ra từ hoạt động chuyển hoá đường là pyruvat. Pyruvat đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hoá các chất đường 

- Chuyển hoá các chất đạm: các chất đạm cũng đc chuyển hoá theo 1 quá trình fức tạp từ albumin thành acid amin 

- Các chất đc hợp thành: ngoài những sp chuyển hoá trong qtrình đồng hoá trên và ngoài các chất là thành phần của bản thân vi khuẩn còn có các chất đc hình thành: 

+ Độc tố: phần lớn các vk gây bệnh trong qtrình sinh sản và ptriển đã tổng hợp nên độc tố: 

• Nội độc tố: thành phần độc tố gắn liền với cấu trúc vách của vk gram (-) khi vk bị phá huỷ cấu trúc, giải phóng ra khi chết. VD vk thương hàn 

• Ngoại độc tố: chất độc do vk bài tiết ra ngoài mt trong quá trình p.triển. VD: uốn ván, bạch hầu 

Bản chất của nội độc tố và ngoại độc tố là KN nên khi chữa trị dùng hoá chất, t° sẽ tạo ra giải độc tố( còn tính KN, mất tính độc)  => vaxin giải độc tố 

+ Kháng sinh: 1 số vk có khả năng tổng hợp đc chất ks. chất này có tác dụng ức chế or tiêu diệt các vk khác loại 

+ Chất gây sốt: 1 số vk có khả năng sinh sản ra 1 số chất tan vào nc, khi tiêm cho ng hay súc vật gây nên pư sốt 

+ Sắc tố: 1số vk có khả năng sinh ra các sắc tố: màu vàng của tụ cầu, màu xanh của trực khuẩn mủ xanh-> có giá trị trong chẩn đoán vk 

+ Vitamin: 1số vk đặc biệt (E.Coli) của ng và súc vật có khả năng tổng hợp đc vitamin (C,K...)

=> có lợi cho người và gia súc. 

Câu 9: So sánh nội độc tố và ngoại độc tố 

Nội độc tốNgoại độc tố

Định nghĩa Là những chất độc gắn liền với vách VK gram (-) và đc giải phóng khi vk bị li giải.  

Là những chất độc do vk tiết ra ngoài môi trường trong quá trình sinh sống.

Bc hóa họcLypopolysaccharidLà protein hoặc polypeptid.

Tính độc- Có độc lực yếu hơn. 

- Không bị phân hủy bởi protease.

- Chịu được nhiệt độ sôi. 

- Tính kháng nguyên yếu.- Là chất độc có độc lực rất cao.

- Bị phân hủy bởi protease.

- Không chịu được nhiệt độ.

- Tính kháng nguyên rất cao.

Ứng dụng thực tếKhông sản xuất được thành vacxin.

Phân biệt một số loại VkSản xuất thành vacxin.

Phân biệt một số loại Vk

Câu 10 : Hiện tượng đột biến vi khuẩn là gì? Nêu các tính chất của đột biến và ứng dụng tính chất của đột biến trong sử dụng thuốc kháng sinh. 

Đột biến  là sự thay đổi đột ngột một t/c của cá thể trong quần thể đồng nhất. Đột biến di truyền đc, do đó có 1 clon mới hình thành từ cá thể dặc biệt này và điều đó có nghĩa là sẽ xuất hiện 1 biến chủng từ chủng hoang dại ban đầu. 

    Đối với vi sinh học nói chung, đột biến tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, sự thay đổi kháng nguyên.

Các tính chất của đột biến:  

- Hiếm: tất cả các đột biến thường hiếm và xảy ra k đều. Số biến chủng trong 1 quần thể là tần số biến chủng. Tần số biến chủng cho mỗi đặc tính ở mỗi cá thể là khác nhau, có thể là 10-8 đến 10-11. Xác suất xuất hiện 1 đột biến trên 1 tbào (.) 1 thế hệ gọi là suất đột biến. Suất đột biến ngẫu nhiên cho 1 gen nhất định khoảng 10-5 và cho 1 cặp nucleotid nhất định khoảng 10-8.  

- Vững bền: đặc tính đột biến di truyền cho thế hệ sau mặc dù chất chọn lọc k còn nữa. Biến đảo là đột biến của biến chủng, kquả biến chủng mới sẽ gần giống hoặc giống hệt chủng hoang dại ban đầu.

- Ngẫu nhiên: 

+đột biến 1 bước: ở đây mức độ đề kháng k fụ thuộc vào nồng độ kháng sinh đc tiếp xúc (t/c tự dưng nó có) 

+ Đột biến nhiều bước: xảy ra chậm và từng bước 1. Mức độ đề kháng fụ thuộc vào nồng độ kháng sinh đc tiếp xúc (Đột biến kháng thuốc) 

*Ứng dụng: dùng kháng sinh fải đủ liều và hợp lí ( vì nếu lượng kháng sinh thấp k đủ để tiêu diệt đc vk thì có thể chính nó lại là yếu tố kthích đột biến tạo ra đột biến cảm ứng hoặc nó trở thành yếu tố chọn lọc ra những dòng vk đề kháng cho những đột biến tiếp theo với mức độ cao hơn dẫn đến nhờn thuốc nếu dung kháng sinh vào lần sau) 

- Độc lập và đặc hiệu: đột biến 1 t/c này k ảnh hưởng đến đột biến t/c khác. Xác suất 1 đột biến kép (đột biến 2 t/c) = tích số xác suất 2 đột biến đơn tương ứng.

VD: Hai tính chất A và B  :    Suất đột biến A a là 10-5

                                                                           Suất đột biến B b là 10-7  

 Suất đột biến AB  ab là 10-12

+ Ứng dụng : Một ứng dụng điển hình là việc phối hợp kháng sinh trong điều trị bệnh lao.

Câu 11: Kể tên các hiện tượng vận chuyển di truyền của vk. Trình bày định nghĩa và cơ chế hiện tượng tiếp hợp.

Hiện tượng vận chuyển di truyền: là các hiện tượng truyền gen(hay ADN) CLDT từ VK cho sang Vk nhận và Vk nhận sẽ bị thay đổi tc( có thêm t/c mới), con vk cho không còn t/c cũ. 

*Các hiện tượng vận chuyển di truyền : 

- Do tái tổ hợp kinh điển chất liệu di truyền trên NST

    +Biến nạp (chuyển thể) 

    +Tiếp hợp (giao phối) 

    +Tải nạp 

-Vận chuyển nhờ plasmid 

-Vận chuyển nhờ gen nhảy (Transposon) là những đoạn AND chứa 1 hay nhiều gen, có 2 đầu tận cùng là những chuỗi Nucleotid lặp lại ngc chiều nhau, có thể chuyển vị trí từ ptử ADN này sang ptử ADN khác. VD: từ plasmid vào nhiễm sắc thể và ngược lại, hoặc từ plasmid này sang plasmid khác. 

Tiếp hợp :

- Định nghĩa : Tiếp hợp là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vk đực sang vk cái khi 2 vk tiếp xúc với nhau 

- 3 giai đoạn xảy ra trong quá trình tiếp hợp :

    + Tiếp hợp 2 tế bào qua cầu giao phối pili giới tính.

    + Chuyển gen

    + Tích hợp đoạn gen chuyển vào NST của vi khuẩn nhận qua tái tổ hợp kinh điển.

-Đkiện: 1 vk phải có yếu tố giới tính F, tức là có Pili giới tính làm cầu giao fối. Những vk có yếu tố F gọi là vk đực F+ , vk k có yếu tố F gọi là vk cái F-.

-Yếu tố F có thể tồn tại ở 3 trạng thái: 

    + F+: yếu tố F nằm trong nguyên tương 

    + Hfr: yếu tố F tích hợp vào NST 

    + F': sau khi yếu tố F tích hợp vào NST lại rời ra, nằm tự do trong nguyên tương nhưng có mang theo 1 đoạn AND của NST. 

     Tiếp hợp thường xảy ra giữa những vk cùng loại nhưng cũng có thể xảy ra giữa những vk khác loại như E.Coli vơi Salmonella hoặc Shigenlla nhưng tần số tái tổ hợp thấp.

Câu 12 : Kể tên các hiện tượng vận chuyển di truyền của vi khuẩn, trình bày định nghĩa và cơ chế hiện tượng biến nạp? 

Các hiện tượng vận chuyển di truyền: (Xem câu 11)

Biến nạp :

-Định nghĩa: biến nạp là sự vận chuyển 1 đoạn ADN của vk cho nạp vào vk nhận. 

-Điều kiện:   

         +Vk cho phải bị phá vỡ (ly giải) 

         +NST của nó đc giải fóng và bị cắt thành những đoạn ADN nhỏ 

         +Vk nhận fải ở trạng thái sinh lý đặc biệt, cho fép những mảnh ADN xâm nhập vào tbào 

- 2 giai đoạn xảy ra trong qúa trình biến nạp : 

         +Nhận mảnh AND 

         +Tích hợp mảnh AND đã nhận vào NST qua tái tổ hợp kinh điển 

H.tượng biến nạp thấy ở liên cầu, não mô cầu... 

Kĩ thuật biến nạp đc áp dụng trong công nghệ sinh học là biến nạp gen tổng hợp Insulin vào tbào E.Coli hoặc nấm men để sản xuât Insulin. 

Câu 13: Kể tên các hiện tượng vận chuyển di truyền của vi khuẩn, trình bày định nghĩa, cơ chế hiện tượng tải nạp.

 Các hiện tượng vận chuyển di truyền: (Xem câu 11)

 Tải nạp 

-Định nghĩa : tải nạp là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vk cho nạp vào vk nhận nhờ phage 

- Các loại tải nạp 

a. Tải nạp hạn chế và đặc hiệu: 1 phage nhất định chỉ mang đc 1 gen nhất định từ vk cho sang nạp vào vk nhận. 

b.  Tải nạp chung: phage có thể mang bất kì 1 loại gen nào của vk cho sang nạp vào vk nhận.

   - Tải nạp chung hoàn chỉnh: đoạn gen mang sang đc tích hợp vào NST của vk nhận qua tái tổ hợp, do đó đc nhân lên cùng NST và có mặt ở các thế hệ sau ( ít khi gặp ).

   - Tải nạp chung không hoàn chỉnh: đoạn gen mang sang không được nạp vào NST của vk nhận, do đó không cùng đc nhân lên và chỉ nằm lại ở một tế bào con khi vi khuẩn phân chia. Đặc tính của gen được mang sang vẫn được biểu hiện ra kiểu hình song chỉ ở một tế bào duy nhất. Hiện tượng này hay gặp hơn tải nạp chung hoàn chỉnh. 

Câu 14: Plasmid là gì? Nêu vai trò của nó trong hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

*Định nghĩa: Plasmid là những ptử ADN dạng vòng tròn nằm ngoài NST và có khả năng tự nhân lên. 

     Sự nhân lên của plasmid phối hợp nhịp nhàng với sự nhân lên của NST nhờ đó mà số lượng plasmid / NST ở tế bào con luôn ổn định và giống tbào mẹ.

*Vtrò trong hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn :

- Plasmid chứa các gen mã hoá nhiều đặc tính khác nhau ko thiết yếu cho sự sống của tbào nhưng có thể giúp cho tbào chủ tồn tại dưới áp lực của chọn lọc.

   VD: vk có R_Plasmid sẽ tồn tại được trong môi trường có kháng sinh và ngc lại. 

   Một số plasmid có vtrò quan trọng trong vi sinh y học là : plasmid mang các gen đề kháng ksinh và kim loại nặng, plasmid sinh độc tố, plasmid chứa yếu tố độc lực hoặc yếu tố F. 

- Chất liệu di truyền trên plasmid có thể đc truyền dọc qua các thế hệ và cũng có thể truyền ngang từ vk nọ đến vk kia nhờ tiếp hợp, biến nạp, tải nạp. Hiện tượng tiếp hợp có thể xảy ra giữa các vrut cùng loại và khác loại như E.Coli với Shigella, hoặc E.Coli với Salmonella, hoặc E.Coli với Enterobacter. 

 Sự lan truyền các gen đề kháng nằm trên plasmid có cơ hội tạo ra sự đề kháng kháng sinh rất đa dạng và phức tạp. 

Câu 15: Trình bày các tính chất chính của virus. 

Virus là những vi sinh vật :

   - Có cấu tạo đơn giản : chỉ gồm acid nucleic (AN) và vỏ capsid.

   - Có kích thước nhỏ bé : trung bình 20-300 nm, có khả năng qua được màng lọc vi khuẩn (nhỏ nhất là nhóm pavoviruses có kích thước 20 nm, lớn nhất là nhóm poxviruses có kích thước 300 nm).

   - Có khả năng gây bệnh cho người , động vật và vi khuẩn ( có khả năng biểu hiện những tính chất cơ bản của sự sống ).

   - Ký sinh tuyệt đối trong tế bào sống ( chỉ có khả năng nhân lên khi ký sinh tuyệt đối trong tế bào sống). Virus chỉ mang 1 trong 2 loại acid nucleic (hoặc AND hặc ARN).

  - Virus không có hệ thống enzym chuyển hóa và hô hấp do đó mọi hoạt động tổng hợp phải nhờ vào hệ thống enzym của tế bào cảm thụ  việc sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây bởi virus là không hiệu quả. 

Câu 16: Trình bày các thành phần cấu tạo của virus và chức năng của các thành phần đó. 

1. Acid nucleic (AN) 

- Virus chỉ mang 1 trong 2 loại AN: ADN hoặc ARN, có thể là chuỗi đơn hoặc chuỗi kép, dạng sợi dài hoặc dạng vòng khép kín, có thể gồm nhiều đoạn ngắn riêng rẽ hoặc 1 chuỗi liên tục. 

- Virus mang ADN, phần lớn là đều mang ADN chuỗi kép( trừ phage M13, OX174 và nhóm pavoviruses mang AND chuỗi đơn ). 

- Virus mang ARN, chủ yếu là mang ARN chuỗi đơn( trừ reoviruses mang ARN chuỗi kép). 

- Virus mang ADN or ARN 1 chuỗi thì có thể là chuỗi (+) hoặc chuỗi (-), nếu mang ADN or ARN 2 chuỗi thì 1 chuỗi (+) và 1 chuỗi (-). 

      + Chuỗi (+) : Virus mang ARN chuỗi (+) khi xâm nhập vào tb cảm thụ, ARN chuỗi (+) có vai trò như mARN & có khả năng đc dịch mã ngay bởi riboxom của tb cảm thụ để tổng hợp protein. 

       + Chuỗi (-) : Virus mang ARN chuỗi (-) khi xâm nhập vào tế bào cảm thụ, không có khả năng dịch mã ngay mà fải tiến hành sao mã tạo ARN chuỗi (+). Vi vậy những vr này mang trên vỏ capsid 1 enzym là ARN polymerase. 

    Vai trò của AN: 

- Mang toàn bộ thông tin di truyền của virus. Khi virus xâm nhập vào tb cảm thụ, AN đc gphóng & thực hiện truyền thông tin cho tb, điều khiển các bào quan trong tb tổng hợp các t.phần fục vụ cho q.tr nhân lên của virus. => gây hậu quả nhiễm trùng tế bào và thậm chí gây phá vỡ tế bào.

- AN quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus tế bào cảm thụ. 

- AN quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ. 

- AN mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của virus.

2. Vỏ capsid 

- B/chất là Pr bao bọc bên ngoài acid nucleic. Vỏ đc ctạo từ nhiều đơn vị hình thái là các capsomer, mỗi đơn vị capsomer lại đc ctạo từ 5-6 ptử Pr, mỗi ptử Pr đc gọi là 1 đvị cấu trúc. 

- Vỏ capsid của vr có 3 loại ctrúc: 

     + Cấu trúc đối xứng hình khối : Virus có AN nằm trong và vỏ capsid bao bọc ở bên ngoài. VD: virus viêm gan A, B, D; virus bại liệt; Rotaviruses…

     + Cấu trúc đối xứng xoắn : AN (thường là ARN vì chỉ có virus mang ARN có cấu trúc xoắn) có hình xoắn ốc và các đơn vị capsomer bám xung quanh và dọc theo chiều dài của p/tử AN. VD : Rablesvr, Paramyxovr

      + Cấu trúc hỗn hợp : gồm cả cấu trúc đối xứng hình khối và đối xứng xoắn. VD: phage, nhóm poxviruses…

* V.trò của vở capsid 

   - Bảo vệ AN không bị tổn thương khi virus xâm nhập từ tb này sang tb khác. 

   - Hỗ trợ qtrình xâm nhập của vr vào trong tb nhờ các Protein bám trên vỏ capsid. 

   - Là nơi mang kháng nguyên của vr: KN ngưng kết, KN trung hoà, KN kết hợp bổ thể… 

   - Giữ cho hình thái và kthước của vr luôn đc ổn định. 

3. Các cấu tạo riêng 

a. Vỏ bao ngoài (vỏ peplon, envelope) 

- Một số virus bên ngoài vỏ capsid còn được bao bọc bởi 1 lớp vỏ gọi là vỏ bao ngoài.

- Vỏ bao ngoài thường có nguồn gốc là màng nguyên sinh chất của tế bào bị nhiễm virus

   Chức năng của vỏ bao ngoài: 

- Tham gia sự bám của vr trên các vị trí thích hợp của tb cảm thụ 

- Tham gia vào gđoạn lắp ráp và gphóng vr ra khỏi tb sau chu kì nhân lên 

- Tham gia hình thành tính ổn định kthước và hthái của vr 

- Tạo nên KN đặc hiệu trên bề mặt vr. Một số kháng nguyên này có khả năng thay đổi cấu trúc.

b. Spike 

- Là những điểm lồi lên trên bề mặt vỏ capsid hoặc vỏ bao ngoài, tận cùng của các spike là các Pr bám của vr với các receptor đặc hiệu trên bề mặt tb cảm thụ. 

c. Enzym 

- Virus không có hệ thống enzym hô hấp và chuyển hóa, tuy nhiên một số virus có mang theo một số enzym. 

VD: + Nhóm Retroviruses mang enzyme RT fục vụ cho qtrình sao mã ngược 

        + Vr ARN chuỗi (-) mang enzyme ARN polymerase phục vụ cho qtrình sao chép ARN chuỗi (+) 

        + Nhóm Arboviruses và influenza có enzyme gây độc thần kinh neuramindase (N). 

Câu 19: Trình bày các hậu quả của quá trình tương tác giữa virus với tế bào cảm thụ 

1. Phá hủy tế bào : 

Là hậu quả hay gặp. 80% tổng số các loại vr gây ra hậu quả này. Khi đó hang loạt tb bị fá vỡ và gphóng ồ ạt 1 lượng lớn vr ra ngoài => lâm sang bệnh biểu hiện cấp tính: cúm, sởi, bại liệt...1 số tb nhiễm vr chưa đến mức chết nhưng chức năng tb đã bị biến đổi 

2. Làm biến đổi tế bào :

-Một số AN của vr sau khi xâm nhập vào tb có thể làm đứt, gãy hay sắp xếp sai lạc NST của tb => làm biến đổi tb. Đặc biệt 1 số trường hợp làm mất vai trò của gen điều hoà sự ptriển của tb => tb quá sản, loạn sản và tạo khối u. Vd: vr cúm, rubella, herpes.. 

-Cơ chế gây khối u có thể do vr làm biến đổi kháng nguyên bề mặt của tb , làm mất knăng ức chế do tiếp xúc khi tb sinh sản hoặc kích hoạt gen ung thư .

-Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng mà nhiễm các vr trên (Đặc biệt là vr cúm và rubella) dễ gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi. 

3. Hình thành tỉêu thể nội bào 

 Các hạt virus chưa đc giải phóng hoặc các thành phần của hạt virus tập trung lại với nhau tạo thành tiểu thể nội bào. Các tiểu thể này có thể đc nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học=> có gtrị chẩn đoán sự nhiễm vr trong tb. 

Vd: vr đậu mùa tạo tiểu thể Guaneri, vr dại tạo tiểu thể Negri 

4. Làm chuyển thể tế bào :

AN của virus xâm nhập tế bào nhưng không nhân lên mà tích hợp vào NST của tế bào làm thay đổi các tính chất của tế bào.

       VD: VK bạch hầu :

     - Nếu mang prophage => có khả năng gây bệnh ( bởi gen quy định khả năng sinh độc tố nằm trên prophage).

     - Nếu mất prophage => không còn khả năng gây bệnh.

5. Tạo ra các tế bào có khả năng bị ly giải ( tế bào tiềm tan):

AN của virus tích hợp vào NST của tế bào rồi nhân lên cùng với sụ nhân lên của NST (VD: prophage hay phage ôn hòa). Khi bị kích thích bởi các tác nhân lý hóa học, AN tách ra khỏi NST và nhân lên gây vỡ tế bào. 

6. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP) :

DIP bản chất là hạt virus không mang AN do đó không có khả năng gây nhiễm tế bào. Hạt DIP có thể giao thoa chiếm AN của virus tương ứng và trở thành hạt virus hoàn chỉnh (virion) có khả năng gây nhiễm.

7. Tạo interferon :

Interferon là 1 protein do tế bào sản xuất ra khi bị nhiễm virus hoặc sau tác động của các tác nhân vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và độc tố. Interferon có tác dụng ngăn cản quá trình nhân lên của tất cả các loại virus do ức chết quá trình tổng hợp protein cấu tạo các thành phần của virus. Virus mang ARN kích thích sản xuất interferon nhiều gấp nhiều lần virus mang AND.

Dùng interferon để điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra: bệnh viêm gan B, HIV/AIDS và phòng gần 1 số bệnh nguy hiển do virus: bệnh dại.

Câu 20 : Phage là gì? Trình bày các tp ctạo của phage, nêu ứng dụng của phage 

1. Định nghĩa : Phage là virus của vi khuẩn.

2. Cấu tạo :

Phage chỉ đc cấu tạo bởi 2 thành phần là lõi AN và vỏ capsid.

    + AN: hầu hết các phage mang AND 2 sợi, một số ít mang AND 1 sợi và mang ARN.

    + Vỏ capsid : bản chất hóa học là protein có tính kháng nguyên.

- Phage có cấu trúc hỗn hợp :

    + Phần đầu cấu trúc đối xứng hình khối.

    + Phần đuôi cấu trúc dối xứng xoắn.

- Đuôi phage (tail): được cấu tạo bởi 2 ống lồng vào nhau: 

    +Ống bên trong cứng, đường kính 8nm, và thông với khoang đầu.

    +Ống bên ngoài mềm, đường kính 30-35 nm, có khả năng co bóp trượt trên ống bên trong

-Tận cùng đuôi có tấm 6 góc, ở các góc của tấm này có các sợi gai đuôi bám vào. Tận cùng của các sợi gai đuôi có mang protein bám của phage có tác dụng giúp phage bám vào bề mặt tế bào cảm thụ.

3. Ứng dụng của Phage:

- Phòng bệnh do vi khuẩn gây bệnh lan theo đường nước : tả, lỵ… bằng cách thả phage đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước.

- Dùng phage để định typ phage của vi khuẩn.

- Điều trị bệnh nhiễm khuẩn : về lý thuyết có thể dùng phage để điều trị bệnh do vi khuẩn nhưng thực tế kết quả còn hạn chế.

- Dùng phage làm mẫu nghiên cứu sinh học phân tử.

- Phát hiện phóng xạ : Những tế bào vi khuẩn tiềm tan thường bị ly giải khi có tác dụng của chất phóng xạ, bởi vậy người ta dùng những tế bào tiềm tan đó cho tiếp xúc với môi trường hoặc những chất nghi bị nhiễm phóng xạ, nếu tế bào vi khuẩn bị ly giải có nghĩa là môi trường hoặc những chất đó đã bị nhiễm phóng xạ. 

Câu 21: Kể tên các trạng thái tồn tại của Phage, nêu các vai trò của phage ôn hòa. 

* Các trạng thái của Phage 

1.Ở ngoài tb vk 

-Thời gian tồn tại bên ngoài của phage ngắn, nếu để thời gian kéo dài phage sẽ bị bất hoạt 

2.Trạng thái sinh trưởng (hay phage độc lực) 

Phage xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và thực hiện quá trình nhân lên tạo ra các hạt phage mới và gây hậu quả phá vỡ tế bào vi khuẩn.

3.Phage ôn hoà (prophage) 

-Phage ôn hoà xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhưng không nhân lên, AN của phage đc tích hợp với AN của tb vk và tồn tại song song cùng tb vk. 

-Trạng thái ôn hoà chỉ là tạm thời. Khi có các kích thích lí - hóa học, AN của phage lại tách ra khỏi AN của vi khuẩn và khi đó nó trở thành phage có độc lực, thực hiện quá trình nhân lên và gây vỡ tế bào. 

- Những vi khuẩn mang phage ôn hòa gọi là vi khuẩn tiềm tan hay tế bào sinh dung giải.

- Gen của phage ôn hòa có thể tạo ra một số thay đổi đặc tính của vi khuẩn như tạo ra ngoại độc tố ( vi khuẩn bạch hầu, liên cầu)

* Vai trò của phage ôn hòa ( không rõ lắm >__< )

 - Trong sinh học phân tử, đặc biệt là trong di truyền vi khuẩn, phage ôn hòa được dùng để nghiên cứu về sự tải nạp của vi khuẩn.

Câu 29: Trình bày các loại kháng nguyên sinh của VSV và nêu ý nghĩa thực tế của chúng. 

* Định nghĩa : Kháng nguyên là những chất khi xuất hiện trong cơ thể thì tạo ra kích thích đáp ứng miễn dịch và kết hợp đặc hiệu với những sản phẩm của sự kích thích đó.

       Tính chất kháng nguyên :

- Tính sinh miễn dịch : là khả năng kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch.

- Tính đặc hiệu : là khả năng kết hợp đặc hiệu của kháng nguyên với kháng thể mà nó đã kích thích tạo ra.

* Các loại kháng nguyên của vi sinh vật :

1. Kháng nguyên của Vi khuẩn : 

a. Ngoại độc tố:

- Có ở một số VK nhất định ( tả, bạch hầu, uốn ván, tụ cầu vàng…). Là những chất độc có độc lực cao, do các VK tiết ra bên ngoài tế bào.

- Bản chất hóa học : Ngoại độc tố có bc hóa học là protein hoặc polipeptid nên có tính kháng nguyên rất cao. 

- Ngoại độc tố được xử lí dưới formalin 0,5% trong 1-2 tháng, 37oC để khử đi tính độc gọi là giải độc tố.

- Ngoại độc tố khi vào trong cơ thể sẽ kích thích cơ thể phát sinh kháng độc tố. Kháng độc tố có khả năng trung hòa ngoại độc tố.

- Ngoại độc tố có tính đặc hiệu cao.

     Ý nghĩa  : 

- Tạo vacxin từ ngoại độc tố của vi khuẩn ( VD: vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván…)

- Phân loại một số vi khuẩn.

b. Kháng nguyên enzym : 

-Có ở một số vi khuẩn như C. perfringens, liên cầu...

- Một số vi khuẩn có các enzym độc lực có tính kháng nguyên tốt  và kích thích tạo thành các kháng thể đặc hiệu. 

     Ý nghĩa: 

- Sử dụng các kháng thể này để trung hoà tác dụng gây bệnh của enzym. 

- Một vài enzym được ứng dụng trong chẩn đoán. VD: streptokinase. Strepolysino ở liên cầu…

c. Kháng nguyên vách tế bào (kháng nguyên thân O) : 

- Tất cả các VK đều có kháng nguyên vách trừ Mycoplasma.

- Bản chất hóa học kn vách : peptidoglycan và tùy theo là VK Gram (+) có thể có thêm acid teichoic hoặc polysaccharid, protein A, protein M; VK Gram (-) thì có LPS.

d. Kháng nguyên vỏ (Kháng nguyên K)  :

- Chỉ có ở các VK có vỏ ( phế cầu, H. influezae, dịch hạch, não mô cầu, than…)

- Bản chất hóa học của vỏ VK : polisaccarid hoặc polipeptid.

- KN vỏ khi kết hợp với kháng thể sẽ hình thành phản ứng phình vỏ và người ta có thể quan sát được bằng pp nhuộm mực tàu

      Ý nghĩa : Dùng để xác định và phân loại nhiều vi khuẩn.

e. Kháng nguyên lông (Kháng nguyên H)  

- Bản chất hóa học : các protein sợi (flagellin). Các flagellin được tổng hợp từ các acid amin dạng D. 

- VK khi bị kết hợp bởi kháng thể kháng lông, VK sẽ bị bất động , không di chuyển được.

       Ý nghĩa : Phân loại vi khuẩn. 

2. Kháng nguyên của Virus : 

a. Kháng nguyên hoà tan: là KN thu đc từ nuôi cấy tb nhiễm vr sau khi đã loại bỏ vr 

b. Kháng nguyên của hạt virus : 

- KN nucleoprotein là những KN hoàn toàn 

- KN vỏ capsid: là những KN đóng vai trò quan trọng trong  ploại các vr không có vỏ peplon 

- KN vỏ envelop (peplon): Vỏ peplon thường cấu tạo từ lipoprotein hoặc glycoprotein và nó chỉ có ở 1 số virus có vỏ và trên lớp vỏ này có thể có 1 số điểm quyết định kháng nguyên. 

Câu 38 : Hiệu giá kháng thể và động lực của phản ứng huyết thanh là gì? Nêu ý nghĩa của chúng.  

* Hiệu giá KT: 

Hiệu giá KT phản ánh nồng độ KT trong HT. Hiệu giá KT là độ pha loãng HT lớn nhất mà phản ứng còn dương tính. 

Sau khi xđ hiệu giá KT, việc đánh giá kết quả phải dựa vào hiệu giá ranh giới (ngưỡng) giữa người bthg và bệnh lý, vì người khỏe bình thường vẫn có thể có KT chống lại 1 số VSV. Tuy nhiên không phải cứ có hiệu giá KT cao hơn ngưỡng là bệnh lý, và ngược lại cứ thấp hơn là người lành. Hiệu giá KT càng cao hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng lớn và ngược lại. Việc xđ hiệu giá KT ở 1 thời điểm thường chưa đủ để kết luận chắc chắn, cần phải tiến hành 2 lần ở 2 thời điểm cách nhau từ 7-> 10 ngày để tìm động lực KT.

*Động lực KT 

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá KT theo thời gian 

- Động lực KT là thương số giũa hiệu giá KT lần 2 và lần 1. 

   +) Khi KT đang tăng thì động lực lớn hơn 1.

   +) Khi KT không thay đổi thì động lực bằng 1.

   +) Khi KT đang giảm thì động lực nhỏ hơn 1.

Về lý thuyết khi động lực KT >1 là đang có kích thích cơ thể hình thành KT nhưng trên thực tế động lực KT ít nhất phải = 4 mới có giá trị chuẩn đoán chắc chắn là b.nhân đang mắc bệnh nh.trùng. 

Ý nghĩa : Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng thông qua việc xác định KT trong huyết thanh.

Câu 39: Trình bày các phương pháp phòng bệnh do VSV gây ra. 

- Đặc hiệu: dùng vacxin fải mag tính KN 

- Ko đặc hiệu: Ngăn chặn ngay từ đầu (ổ lây, đường lây) 

+ Lây qua đường hô hấp: fát hiện sớm, cách li, xử lí chất thải 

+ Lây qua đường tiêu hoá: Vệ sinh an toàn thực fẩm, xử lí fân, nước thải, rác... 

Câu 40: Phương pháp điều trị các bệnh do VSV gây ra? VD? 

a) Bệnh nhiễm trùng do virus : Hầu hết các VR gây bệnh hiện nay đều chưa có phương fáp điều trị đặc hiệu. 

- Nâng cao thể trạng : Nghỉ ngơi, ăn uống dầy đủ. 

- Sử dụng liệu fáp huyết thanh or interferon. 

- Xử lí các triệu chứng cho b.nhân. 

- Chống bội nhiễm cho VK, nếu bị bỗi nhiễm fải dùng KS càng sớm càng tốt. 

- VD: VR cúm : Biện fáp quan trọng nhất là nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng để tăng cường súc đề kháng, sử dụng KS dự fòng để đề phòng bội nhiễm. 

         VR dại: Tiêm huyết thanh chống dại (SAR) trong vòng 72h, sau 1-2 ngày lại tiêm vaccine fòng dại. 

b) Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn : 

- Dùng KS hợp lí, càng sớm càng tốt. 

- Xử lí triệu chứng, nâng cao thể trạng. 

- 1 số bệnh có biểu hiện nhiễm trùng kèm nhiễm độc ( uốn ván, bạch hầu...)=> fải quan tâm và uư tiên cho chống nhiễm độc ( nếu ko b.nhân sẽ chết rất nhanh) và song song với chống nh.trùng. 

- Chống nhiễmđộc bằng cách dùng liệu pháp huyết thanh. 

+/ VD: Bạch hầu nhiễm độc do Ngoại độc tố=> fối hợp điều trị chống nhiễm độc, nh.trùng và xử lí các triệu chứng kèm theo: Chống suy tim, suy thở, chống nh.trùng (penicillin). Chống nhiễm độc.( Dùng kháng độc tố SAD) 

Câu 41: Nhiễm trùng là gì? Trình bày các hình thái nhiễm trùng, mối liên quan giữa các hình thái nhiễm trùng và ý nghĩa thực tế của các hình thái nhiễm trùng đó.

* Định nghĩa : Nhiễm trùng là sự xâm nhập và sinh sản trong mô của các VSV gây bệnh dẫn tới sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh nhiễm trùng.  

* Các hình thái nhiễm trùng : 

Tùy vào mức độ nhiễm trùng, người ta chia làm các hình thái sau đây :

1. Bệnh nh.trùng: 

VSV sau khi xâm nhập vào cơ thể, sinh sản, phát triển, gây rối loạn cơ chế điều hòa của hệ thần kinh, dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt (như sốt, đau) và tìm thấy VSV gây bệnh trong các bệnh phẩm.

      Bệnh nhiễm trùng chia làm 2 loại sau :

- Bệnh nhiễm trùng cấp tính : triệu chứng bệnh rõ rệt và thường bệnh tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi hoặc tử vong.

- Bệnh nhiễm trùng mãn tính : bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. Loại nhiễm trùng này do các VSV ký sinh bên trong tế bào (như bệnh lao, phong, giang mai…)

2. Nhiễm trùng thể ẩn: 

VSV xâm nhập vào cơ thể cũng sinh sản, phát triển song cơ thể có khả năng thích ứng được. Vì vậy không có biểu hiện ra lâm sàng, nhưng có thể có sự thay đổi công thức máu và miễn dịch. Nhiễm trùng thể ẩn gặp nhiều hơn các bệnh nhiễm trùng. Hình thái này không nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng có thể là nguồn lây bệnh. 

3. Nhiễm trùng tiềm tàng : 

VSV gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể không sinh sản, không phát triển mà nằm ở một nơi nào đó trong cơ thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi nó có thể sinh sản, phát triển và gây ra những nhiễm trùng rõ rệt. 

4. Nhiễm trùng chậm : 

Loại nhiễm trùng này là do một số virus. Thời gian ủ bệnh của chúng thường rất dài. Điển hình là nhóm Lentivirus mà thành viên tiêu biểu là HIV, thời gian ủ bệnh kéo dài 5-7 năm. 

* Mối liên quan giữa các hình thái nhiễm trùng :

* Ý nghĩa thực tế của các hình thái nhiễm trùng đó :

Câu 42 : Trình bày các yếu tố tạo nên độc lực VSV 

1. Yếu tố bám :

- Bám vào tế bào là điều kiện đầu tiên để VSV có thể xâm nhập vào mô để gây nhiễm trùng. 

-  Tùy theo các loại VK mà nó có thể bám bằng các yếu tố khác nhau. 

- Khả năng bám là 1 yếu tố quan trọng của độc lực, nó biểu hiện là sự bám trên bề mặt của niêm mạc các đường tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Là bước đầu tiên của quá trình bệnh sinh.  

2. Yếu tố xâm nhập và sinh sản : 

- Là yếu tố quyết định cho sự nhiễm trùng.

- Yếu tố xâm nhập được biểu hiện 1 cách rộng rãi:

     + Nếu VSV gây bệnh bằng ngoại độc tố thì nó chỉ cần phân hủy bề mặt tế bào và ngoại độc tố do chúng tiết ra sé thấm sau vào trong cơ thể gây nên những hậu quả nhất định. VD: VK tả, E.Coli ETEC…

    + Với các VSV có độc lực yếu thì thường phải xâm nhập sâu vào trong tế bào và gây bệnh bằng nội độc tố hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng. VD: Salmonella, ETEC…

    + Với các virus gây bệnh do sự nhân lên ở bên trong của TB cảm thụ.

3. Độc tố : Là những chất độc của vi sinh vât. Bao gồm : Nội độc tố và ngoại độc tố .

    + Nội độc tố : Là những chất độc gắn ở vách vi khuẩn Gram (-), bản chất hóa học là lipopolysaccharid (LPS), thường có các vi khuẩn Gram (-) như Salmonella, Shigella…Nội độc tố chịu được nhiệt độ sôi và không bị phân hủy bởi protease, tính kháng nguyên yếu và không sản xuất được thành vacxin.

    + Ngoại độc tố : là những chất độc do vi khuẩn tiết ra môi trường, bản chất hh là protein nên không chịu được nhiệt độ sôi và protease; tính kháng nguyên tốt và có thẻ sản xuất thành vacxin; có độc lực rất cao. Ngoại độc tố có thể do cả vk Gram (+) và vk Gram (-) tiết ra. 

4. Enzym : có liên quan đến khả năng gây bệnh , còn bản thân chúng rất ít độc tính . 

- Hyaluranidase: là yếu tố xâm nhập 

- Coagulase: Hoạt hóa plasma của máu biến thành fibrin lắng đọng xung quanh vi khuẩn và những nơi tổn thương do vk gây ra. Nhờ vậy đã ngăn cản được thực bào và tác dụng của kháng thể và kháng sinh. 

- Streptokinase: Hoạt hóa plasminogen thành plasmin dẫn tới làm tan tơ huyết. Do vậy đã làm tăng sự lan tràn của vi khuẩn.

- Hemolyzin: Có ý nghĩa trong chẩn đoán VSV. 

5. Một số kháng nguyên bề mặt có tác dụng chống lại sự thực bào :  

- Kháng nguyên vỏ : Vỏ của một số vi khuẩn có tác dụng chống sự thực bào bằng cách bão hòa sự opsonin hóa nên đã giúp cho vi khuẩn tồn tại và gây bệnh.

- Kháng nguyên bề mặt : VK thương hàn có kháng nguyên Vi là yếu tố chống thực bào, giúp cho vk thương hàn phát triển bên trong tế bào bạch cầu. Vk lao có cấu trúc lớp vách đặc biệt tạo nên sự đề kháng cao với thực bào, do vậy vk lao có thể sinh sản trong các tế bào thực bào và gây bệnh.

6. Các phản ứng quá mẫn: là cơ chế bệnh sinh của 1 số bệnh nhiễm trùng, có hại cho cơ thể. 

7. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch : 

- Sự ẩn dật của vi sinh vật : VSV chui vào tế bào để tránh tác dụng của KT và KS.

- Đánh vào hệ thống miễn dịch ->suy giảm hệ thống miễn dịch 

- VK tiết ra yếu tố ngăn cản và các công kích tố 

- Sự thay đổi KN bề mặt ->hạn chế tác dụg của miễn dịch đặc hiệu. 

8. Độc lực của Virus : là tập hợp của nhiều yếu tố giúp Vr nhân lên nhanh và gây tổn hại TB 

- Các yếu tố bám và xâm nhập 

- Ngăn cản sự sinh tổng hợp các đại phân tử của tế bào để phục vụ cho sự nhân lên của nó. 

- Làm thay đổi tính thấm của lysosom TB dẫn đến sự giải phóng các enzym. 

- Làm tổn hại màng TB-> thay đổi hình dạng và ch/năg of TB 

- Hình thành tiểu thể nội bào trong TB-> phá hủy cấu trúc và ch/năg TB 

- Gây biến dạng NST 

- Gây ung bướu, gây ra chuyển dạng TB, gây loạn sản TB do mất sự kiểm soát kháng nguyên bề mặt.

Câu 43 : Trình bày hệ thống đề kháng của cơ thể chống lại VSV gây bệnh.  

A. Hệ thống phòng ngự tự nhiên (miễn dịch ko đặc hiệu) 

Gồm nhiều hàng rào vốn có của cơ thể chống đối sự xâm nhập của vsv mà ko cần tiếp xúc trước với vsv.

1. Da và niêm mạc 

- Cơ chế vật lý : Da gồm nhìu lớp tb, niêm mạc đc phủ bởi lớp màng nhầy đã ngăn cản vsv xâm nhập. Sự bài tiết mồ hôi, nc mắt và các dịch niêm mạc giúp tăg cừong k/năg bảo vệ của lớp áp này.

- Cơ chế hóa học : + pH: ko thích hợp cho fần lớn vsv ptriển. 

                              + Lysozym : enzym thủy phân liên kết vách tb VK 

                              + Spermin : có trong tinh dịch, có tác dụng diệt khuẩn.  

- Cơ chế cạnh tranh : da và niêm mạc có nhiều vsv cư trú. Khi vsv gây bệnh xâm nhập, chúng sẽ bị sự cạnh tranh chỗ bám của các vsv tại chỗ và chính điều này đã tạo nên sự bảo vệ cho cơ thể.  

2. Hàng rào tế bào : 

-  Tiểu thực bào : bắt và tiêu hóa các vsv có kích thước nhỏ bé.

- Các tế bào đơn nhân thực bào và đại thực bào : 

+ Bắt và tiêu hóa các vi sinh vật 

+ Trình diện kháng nguyên cho các Tb miễn dịch gây ra phản ứng miễn dịch. 

+ Tham gia vào miễn dịch tế bào bởi cơ chế không đặc hiệu.

+ Bài tiết các yếu tố bảo vệ : bổ thể, interferon, lyzozym và một số yếu tố kích thích phân bào khác. 

- Tb diệt tự nhiên: tiêu diệt Tb nhiễm virut và các virus trong Tb 

3. Thể dịch : Các yếu tố bảo vệ sẵn có trong máu và các dịch của cơ thể là bổ thể, propecdin, interferon và các kháng thể tự nhiên.  

4. Miễn dịch chủng loại : phụ thuộc di truyền chủng loại động vật.

B. Hệ thống phòng ngự đặc hiệu (miễn dịch đặc hiệu) 

Có được khi cơ thể đã tiếp xúc với vsv gây bệnh, sau đó có đc sự đề khág với vsv đó. Hệ thống này sẽ loại trừ các vsv gây bệnh nguy hiểm ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể hồi phục, nhất là với vsv có độc lực cao.  

1. Miễn dịch dịch thể:  

- Ngăn cản sự bám của các vsv vào các niêm mạc

- Trung hòa độc lực của VR, rickettsia, ngoại độc tố và eyzym

- Làm tan các vsv

- Ngưng kết các vsv, kết tủa các sphẩm hòa tan của vsv

- Làm tăng thực bào do opsonin hóa

- Độc sát Tb phụ thuộc KT 

2. Miễn dịch tế bào :  

- Cơ chế đặc hiệu : do lympho T quyết định (Tc và TCD4) 

- Cơ chế ko đặc hiệu: đại thực bào đóng vai trò quyết định. Đại thực bào đc hoạt hóa và thu hút về nơi có KN nhờ 1 số lymphokin do Tc (chống nhiễm VR) hoặc TCD4 ( hống VK là mầm bệnh nội Tb) tiết ra.

Câu 44 : Kể tên các loại KT, trình bày vai trò của chúng trong việc chống lại vsv gây bệnh.

* Các loại KT: -KT tự nhiên. 

                          -IgA, IgG và IgM. 

                          -Tế bào null 

* Vai trò  

- Tăng khả năng miễn dịch : Các kháng thể tự nhiên làm tăng sự đề kháng đáng kể với kháng nguyên tương ứng hoặc kháng nguyên chéo. Vì vậy kháng thể này sẵn có và nó làm tăng khả năng miễn dịch. 

- Ngăn cản sự bám của vi sinh vật vào niêm mạc :

   IgA tiết (IgAs) thường gắn trên niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Kháng thể này có thể kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên vi sinh vật và ngăn cản vi sinh vật bám vào niêm mạc. 

- Trung hòa độc lực của virut, richkettsia, ngoại độc tố và enzym : 

    IgA, IgG và IgM khi kết hợp dặc hiệu với các KN trên đã làm cho các virus. Rickettsia, ngoại độc tố và enzym mất khả năng gây bệnh vì các vi sinh vật này không thể bám vào được các tế bào cảm thụ.

- Làm tan các vi sinh vật : 

      IgG và IgM khi kết hợp với KN (là các vi sinh vật ) đã hoạt hóa bổ thể dẫn tới làm tan các Vk Gram (+) , VR và tiêu diệt VK Gram (-).

- Ngưng kết các vi sinh vật, kết tủa các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật

       IgG, IgA, IgM khi kết hợp với các vi sinh vật đã gây nên sự ngưng kết các vi sinh vật này. Các loại kháng thể trên khi kết hợp với các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật cũng gây nên sự kết tủa các sản phẩm này.

- Làm tăng sự thực bào do sự opsonin hóa : 

        IgG và IgM khi đã kết hợp với vi sinh vật và sản phẩm của chúng có thể hoạt hóa bổ thể. Phức hợp miễn dịch này làm dễ dàng cho các tế bào thực bào bắt (opsonin hóa) và tiêu hóa các kháng nguyên.

- Độc sát tế bào phụ thuộc vào kháng thể : 

         Các tế bào Null có đặc tính gắn được Fc của IgG trên bề mặt của nó và phần Fab của kháng thể này vẫn có thể kết hợp đặc hiệu với các tế bào đích. Tế bào đích có thể là tb ung thư hoặc tb bị nhiễm virus với sự xuất hiện kháng nguyên đặc hiệu trên mặt tế bào. Sự kết hợp này đã làm tan tế bào đích. 

Câu 45: Nhiễm trùng bệnh viện là gì? Kể tên các vk thường gây nhiễm trùng bệnh viện, các đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện? Nêu các biện pháp để hạn chế tình trạng nhiễm trùng bệnh viện. 

* Định nghĩa : Nhiễm trùng mà bệnh nhân mắc phải trong khoảng thời gian điều trị tại bệnh viện được gọi là nhiễm trùng bệnh viện.

Nguy cơ xảy ra nhiễm trùng bệnh viện ở các bệnh viện lớn ngày càng cao (do các can thiệp thủ thuật ngày càng nhiều…) và mức độ ngày càng nghiêm trọng do hầu hết các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện đều có sự gia tăng tính đề kháng thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng bệnh viện thường gặp là các nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng bỏng, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phổi), nhiễm trùng máu…

* Các Vk thường gây nhiễm trùng bệnh viện : 

- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaeae): họ vi khuẩn đường ruột đứng đầu trong NTBV và hay gặp nhất là E.coli và nhóm KES (Klebsiella – Entrobacter – Serratia)

- Họ cầu khuẩn : trong số các cầu khuẩn thì tụ cầu là thường hay gặp hơn cả trong các loại bệnh NTBV nhưng thường chiếm tỉ lệ cao nhất là tụ cầu vàng, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh.

- Họ Pseudomonadaceae : Loài Pseudomonas aeruginosa chiếm tỉ lệ cao nhất. 

- Ngoài ra còn có thể gặp NTBV do Acinetobacter, H.influenzae và Listeria.

* Đối tượng có nguy cơ bị mắc nhiễm trùng bệnh viện: 

- Bệnh nhân đang mắc bệnh của cơ quan miễn dịch.

- Bệnh nhân dùng thuốc giảm miễn dịch trong điều trị: dùng corticoid, thuốc điều trị ung thư, bệnh hệ thống, viêm khớp dạng thấp.

- Bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch : HIV/AIDS.

- Bệnh nhân sau phẫu thuật, thủ thuật.

- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính : điều trị nhiều lần, hàng rào miễn dịch bảo vệ bị suy giảm : đái đường, hen, tâm thần, lao…

- Bệnh nhân bị bỏng.

- Người điều trị kéo dài : người già, trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng…

- Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh : xét nghiệm vi sinh.

* Biện pháp hạn chế NTBV

- Giám sát thường xuyên và có kế hoạch tiêu diệt các nguồn vsv trong môi trườg bviện có khả năng gây NTBV. 

- Nâng cao thể trạng cho các đối tượng cảm thụ.

- Chỉ định dùg thuốc ức chế miễn dịch hợp lí.

- Thực hiện nguyên tắc vô trùng (quan trọng nhất) 

       + Phòng mổ : kiểm tra sàn nhà, máy móc, tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật. 

       + Phòng hồi sức cấp cứu : khử trùng máy móc, đặc biệt là máy thở, dcụ đặt nội khí quản, thực hiện các thủ thuật đbảo vô trùng… 

       + Các khoa lâm sàng, đbiệt là các khoa ngoại.

       + Khoa chạy thận nhân tạo. 

       + phòng xét nghiệm, đặc biệt là khoa vi sinh.

       + Khoa khử trùng và chuẩn bị dụng cụ.  

Câu 46 : Vacxin : Nêu nguyên lý, tiêu chuẩn và nguyên tắc sử dụng. 

* Nguyên lý:  Sử dụg vacxin là đưa vào cơ thể KN có nguồn gốc từ VSV gây bệnh hoặc VSV có cấu trúc KN giống VSV gây bệnh, đã đc bào chế đảm bảo sự an toàn cần thiết làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. 

* Tiêu chuẩn : 

1. An toàn : 

Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về các mặt:

- Vô trùng: không được nhiễm các VSV khác.

- Thuần khiết: không đc lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra các p/ứng phụ.

- Không độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc. 

2. Có hiệu lực : phải kích thích đc cơ thể hình thành đáp ứng miễn dịch ở mức độ cao và trong thời gian dài (đc đánh giá trên thực nghiệm và thực tiễn). 

Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, người ta còn quan tâm đến giá thành và tính thuận lợi khi tiến hành tiêm chủng. 

* Nguyên tắc sử dụng ; 

1. Phạm vi và tỉ lệ tiêm chủng 

- Phạm vi: Phạm vi tiêm chủng của mỗi nước, mỗi khu vực được quy định tùy theo tình hình dịch tễ của bệnh nhiễm trùng. Những quy định này có thể thay đổi theo thời gian do sự thay đổi về dịch tễ học của bệnh nhiễm trùng.

- Tỉ lệ : > 80% đạt hiệu quả phòng dịch. 

            50->80%chỉ giảm đc nguy cơ xảy ra dịch. 

            < 50% không có hiệu quả. 

2. Đối tượng tiêm chủng: 

Tất cả mọi ng có nguy cơ nhiễm VSV gây bệnh mà chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai.

- Đối tượng không tiêm chủng:

       + Bị sốt cao, đang mắc bệnh dị ứng 

       + Vacxin sống giảm độc lực không tiêm cho ng thiếu hụt miễn dịch hoặc những người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch hoặc những người bị mắc bệnh ác tính.

       + Vacxin virus sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai.

3. Thời gian tiêm chủng: 

- Sau 7->10 ngày tiêm chủng sẽ có đáp ứng miễn dịch -> Tiêm đón trước mùa dịch đảm bảo cho cơ thể có thòi gian đáp ứng miễn dịch.

- Đối với những vacxin khi tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm chủng nhiều lần, khoảng cách hợp lý giữa các lần là 1 tháng.

- Thời gian tiêm chủng nhắc lại tùy thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch còn đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin. 

4. Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể :

- Liều lượng: Tùy thuộc vào loại vacxin và đường đưa vào cơ thể, nhưng phải đảm bảo đúng liều.

- Đường đưa : + Chủng: ít dùng 

                       + Tiêm: Tùy loại vacxin có thể tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. 

                                    Không tiêm tĩnh mạch.

                       + Uống: vacxin không bị dịch đường tiêu hóa phá hủy 

5. Phòng phản ứng phụ :

- Tại chỗ: đau, mẩn đỏ ,hơi sưng. 

- Toàn thân:sốt, co giật, sốc phản vệ. 

6. Bảo quản vacxin trong điều kiện khô, tối và lạnh.

Câu 47: Các loại vacxin. Cho ví dụ minh họa. 

- Vacxin giải độc tố: được sản xuất từ ngoại độc tố của VK đã được làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính KN. Vacxin giải độc tố kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố có k/năg trung hòa ngoại độc tố. 

       VD: vacxin bạch hầu, vacxin uốn ván…

- Vacxin chết (bất hoạt ): Sản xuất từ các VSV gây bệnh sau khi VSV đã bị giết chết. Các kháng nguyên này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể. 

       VD: vacxin ho gà, vacxin tả, vacxin viêm não Nhật Bản… 

- Vacxin sống giảm độc lực: Được sx từ VSV gây bệnh hoặc VSV giống VSV gây bệnh, đã được làm giảm độc lực ko còn k/năg gây bệnh. Vacxin sống kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn dịch gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên.

       VD: Vacxin BCG sống, vacxin thương hàn (mới), vacxin sởi…

- Vacxin chiết tách : Loại vacxin này chứa kháng nguyên được chiết tách từ VSV. Những kháng nguyên đã được chiết tách để làm vacxin như polysaccharid của cầu khuẩn màng não, polysaccharid của phế cầu, polysaccharid của H.influenzae typ b, kháng nguyên của Vi của vk thương hàn…

- Vacxin tái tổ hợp : Bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên VSV cần có để làm vacxin được tách ra và tái tổ hợp vào E.coli hoặc một dòng tế bào thích hợp. Trong đk tối ưu những tế bào này sẽ sản xuất mạnh mẽ loại kháng nguyên mong muốn đó. 

          VD: vacxin tả, vacxin thương hàn, vacxin Rotavirus,…

Câu 49 : Huyết thanh: Nguyên lí và nguyên tắc sử dụng. 

a. Nguyên lí: 

- Sử dụng huyết thanh là đưa vào cơ thể 1 nguồn KT có nguồn gốc từ người hay động vật làm cho cơ thể có ngay KT đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. 

b. Nguyên tắc sử dụng : 

- Đối tượng: chỉ sử dụg cho những b.nhân nhiễm Vi sinh vật gây bệnh hoặc nhiễm độc cấp tính cần đưa ngay KT trung hòa tác nhân gây bệnh. Ngoài ra còn được dùg để điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và dự phòng bệnh tan máu sơ sinh. 

- Liều lượng: Tùy đối tượng và thể trọng b.nhân, tiêm bắp từ 0,1-1ml/kg 

- Đg đưa huyết thanh vào cơ thể: Tiêm bắp. 

- Đề fòng: p/ư fụ tại chỗ là đau, mẩn đỏ. Toàn thân. Sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, nhức đầu, nôn, sốc fản vệ. 

- Tiêm vaccin fối hợp nhằm kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động thay thế thuốc miễn dịch thụ động do tiêm huyết thanh hết hiệu lực. 

Câu 50: Trình bày các tai biến có thể gặp khi sử dụng vacxin và huyết thanh, nêu các biện pháp đề phòng các tai biến đó.

a. Tai biến: 

* Vaccin: Sốc phản vệ nhưng tỉ lệ thấp. 

* Huyết thanh: Nguy hiểm nhất là sốc phản vệ gây khó thở do phù nề đường hô hấp trên và co thắt thực quản, ngứa toàn thân, nổi mề đay và ban rần khắp người, sưng mắt, đau bụng và bí tiểu. 

- Ng nhân: Do cơ thể phản ứng với các thành phần KN lạ hoặc do cơ thể sx KT chống lại globulin miễn dịch. 

- Ngoài ra cón có các tai biến như viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm khớp do phức hợp KN -KT đọng lại trong các tiểu động mạch. 

b. Đề phòng:  Hỏi b.nhân đã tiêm hthanh lần nào chưa vì tiêm hthanh lần 2 tỉ lệ phản ứng cao hơn nhiều so với lần 1. 

- Làm phản ứng thoát mẫn trc khi tiêm, nếu b.nhân bị dị ứng mà bắt buộc fải tiêm hthanh thì fải chia nhỏ làm nhiều lần cách nhau 20-30 phút. 

- Trong quá trình tiêm huyết thanh fải liên tục theo dõi để xử lí kịp thời, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xử lí sốc fản vệ. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: