Về quyền lực nhà nước trong ĐH XI
Về quyền lực nhà nước trong ĐH XI
Về quyền lực nhà nước, Ðại hội Ðảng XI tiếp tục khẳng định toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, đều là quyền lực của dân, do dân giao phó và vì dân phục vụ, đồng thời đã bổ sung, phát triển nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo hướng vừa tiệm cận với giá trị chung của nhân loại vừa phù hợp với điều kiện chính trị - pháp lý đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðó là nguyên tắc: 'Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp'(6). Yếu tố kiểm soát quyền lực được khẳng định nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước do nhân dân giao phó không bị lạm dụng, không bị tha hóa thành những hành vi chuyên quyền, độc đoán, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, đi ngược lại lợi ích của nhân dân từ phía bất kỳ cơ quan nhà nước nào.
Trong cơ chế phân công thực hiện quyền lực nhà nước, Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hành quyền lập pháp để thể chế hóa bằng Hiến pháp và các đạo luật quyền làm chủ của nhân dân, các quyền tự do, dân chủ của công dân. Chính phủ, tòa án thực hành quyền hành pháp, quyền tư pháp để thực hiện trách nhiệm thi hành và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trong thực tế, bảo đảm mọi vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân đều bị phát hiện và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của Hiến pháp và các luật; hoàn thiện thể chế và cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Ðó chính là cách thức để thực hiện yêu cầu 'Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm' giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền. Ðiều cần nhấn mạnh ở đây là bản thân Hiến pháp và các đạo luật cũng phải được đổi mới, hoàn thiện từ nội dung, hình thức thể hiện đến quy trình, kỹ thuật lập hiến, lập pháp để bảo đảm pháp luật của ta phải 'thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động'... và 'luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn' như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh(7). Chỉ có như vậy mới có thể khắc phục yếu kém, bất cập lớn được nêu trong Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh (1991-2011) của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X, cụ thể là chưa thể chế hóa đầy đủ ba vấn đề cốt lõi mang bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; trách nhiệm của Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và hoạt động của bộ máy nhà nước phải thật sự dân chủ)(8).
Về quyền lực chính trị của Ðảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của Ðảng, đó là Ðảng là đội tiên phong không chỉ của giai cấp công nhân, mà còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc(9). Với tư cách là Ðảng cầm quyền, quyền lực chính trị của Ðảng cũng bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, Ðảng được nhân dân giao phó thực hiện quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ðảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, bằng tổ chức và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Trong Nhà nước pháp quyền dân chủ, hơn ai hết, Ðảng cầm quyền phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp phải vừa là văn bản để nhân dân thực hiện việc ủy quyền và xác lập về mặt nhà nước sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước và xã hội vừa để hiến định quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực của các tổ chức Ðảng và đảng viên. Ðoàn kết, dân chủ, trong sạch trong Ðảng phải là mẫu mực và hạt nhân của đoàn kết, dân chủ, trong sạch trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội.
Về quyền lực nhân dân, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã thể hiện một bước phát triển mới trong quan điểm của Ðảng về quyền lực nhân dân và cách thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Tiếp tục ghi nhận nguyên tắc ở nước ta tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, để bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực, Ðại hội Ðảng XI đã bổ sung, phát triển quan điểm: 'Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện'(3). Ðiều đó có nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước, quyền lực của hệ thống chính trị trong đó có quyền lực của Ðảng - nhân tố lãnh đạo hệ thống chính trị, đều bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, đều là quyền lực do nhân dân giao phó để thực hiện dân chủ, vì lợi ích của nhân dân. Nếu như theo Cương lĩnh 1991, dân chủ được thực hiện thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân cử ra và các hình thức dân chủ trực tiếp(4), trong đó 'nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân' như quy định tại Hiến pháp 1992 (Ðiều 6), thì nay, theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển, năm 2011), cùng với việc mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân sẽ thực hiện quyền làm chủ (gián tiếp) bằng toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Ðảng cầm quyền, hoạt động quản lý của Nhà nước, hoạt động mang tính xã hội của các tổ chức, đoàn thể đại diện cho các nhóm lợi ích của nhân dân đối với sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, để quan điểm của Ðảng về dân chủ đi vào cuộc sống, văn kiện Ðại hội Ðảng XI đã xác định: 'Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm'(5) đồng thời với nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân.
Quốc hội khóa XIII có sứ mệnh lịch sử triển khai thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với những tầm nhìn, định hướng và giải pháp dài hạn, trung hạn về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Ðại hội Ðảng XI cũng đã xác định 'Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 phù hợp với tình hình mới'(10). Ðại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ mang trọng trách là người đại diện cho ý chí của hơn 86 triệu người dân Việt Nam tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo, thảo luận và thông qua đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Hiến pháp sửa đổi vì vậy phải thể chế hóa những quan điểm, định hướng lớn của Ðại hội XI về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định những nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước; ghi nhận và bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân để Hiến pháp thật sự trở thành nền tảng chính trị - pháp lý cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro