Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

VD CNH-HDH o VN

Chương 2

Nội dung các vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam

Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá mặc dù có thể để lại những hậu quả tiêu cực như làm suy thoái môi trường gây ảnh hưởng xấu đến những giá trị văn hoá truyền thống... nhưng nó vẫn hiện là một giai đoạn phát triển mà các quốc gia trừ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp muốn vượt lên với trình độ phát triển cao đều nhất thiết phải trải qua.

Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi và khó khăn kể trên, Đảng ta đã chủ trương tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo hai nội dung cơ bản:

Trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho nền kinh tế.

Xây dựng một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.

1.1- Trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế

Để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kỹ thuật ngày nay, quá trình trangbị công nghệ hịên đại cho các ngành kinh tế là vô cùng quan trọng, nó phải gắn liền với quá trình hiện đại hóa cả ở phần cứng và phần mềm của công nghệ.

Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra khoảng những năm 30 cuối thế kỷ XVIII và diễn ra đầu tiên ở nước Anh với nội dung chủ yếu là chuyển lao động thủ công lên lao động cơ khí hoá. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai diễn ra vào khoảng thế kỷ XX với tên gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Cả hai cuộc cách mạng trên khoa học- kỹ thuật thế giới đã và đang đóng vai trò to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong tất cả các nước nhất là các nước có nền kinh tế kém phát triển. Nó tạo ra nền móng vững chắc của cơ sở hạ tầng, là quá trình áp dụng những thành tựu khoa học vào thực tế tạo ra tư liệu sản xuất, nhà xưởng, bến bãi... hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng nước hay nói cách khác là xây dựng một kết cấu hạ tầng đủ mạnh.

Kết cấu hạ tầng chi phối tất cả các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trải qua kinh nghiệm của các nước thành công ở châu á- thái Bình Dương trong những năm gần đây, chúng ta càng thấy vai trò và sự bức bách của nhu cầu củng cố, mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng.

1.2- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.

Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà là quá trình phát triển tất cả các ngành các lĩnh vực hoạt động của một nước. Đó là lẽ tất yếu vì nền kinh tế của một nước là hệ thống thống nhất các ngành, các lĩnh vực hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi kinh tế sẽ kéo theo hoặc đòi hỏi sự thay đổi thích ứng ở các ngành các lĩnh vựchoạt động khác.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá. Cơ cấu kinh tế đó phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Phản ánh đúng đắn và đáp ứng được các yêu cầu của các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật kinh tế.

+ Phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay.

+ Đảm bảo cho phép tối ưu hoá việc sử dụng lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động của nước phát triển muộn về công nghiệp.

Chỉ có như vậy mới cho phép chúng ta có thể khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng vốn có của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế cơ sở.

Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý trong sự nghiệp công nghiệp hoá là một quá trình có ý thức, có kế hoạch và do đó tất yếu phải dựa vào các nhân tố và nhu cầu, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của đất nước. Trên cơ sở xem xét thực trạng của đất nước Đảng ta đã khẳng định công nghiệp hoá ở nước ta là quá trình tạo ra " cơ cấu kinh tế Công- Nông nghiệp- Dịch vụ" gắn với sự phân công và phù hợp quốc tế sâu rộng.

Tóm lại, hai nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là trang bị kỹ thuật hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế hình thanh, phát triển và chuyển dịch cơ cấu hợp lý. Thúc đẩy phân công lao động xã hội làm hình thành nên những ngành nghề mới có tác dụng tốt tới quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và có hiệu quả xã hội.

Những giải pháp để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam.

Sau khi đã xác định được mục tiêu, những thuận lợi khó khăn và nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân của nước ta, thì một vấn đề không kém phần quan trọng là đề ra các giải pháp để đạt đến các mục tiêu đó. Theo em cần hướng vào bốn vấn đề chính sau:

Một là, các giải pháp về các chính sách kinh tế vĩ mô.

Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ to lớn trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoáđất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta phải đặc biệt chú ý đến vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

Hai là, giải pháp về tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Vốn là tiền đề cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nước ta tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện rất thiếu vốn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động đủ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Ba là, giải pháp về công nghệ.

Công nghiệp hoá hiện đại hoá đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Để đạt được mục tiêu này phải phát triển công nghiệp, phải đổi mới công nghệ trong tòan bộ nền kinh tế phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.

Bốn là, giải pháp nâng cao trình độ người lao động.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố chiến lược. Giải pháp này nhằm vào việc không ngừng đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ người lao động, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế am hỉểu về kinh tế thị trườn, một đội ngũ viên chức nhà nước có phẩm chất và năng lực để điều hành nền kinh tế theo luật định.

2.2 Huy động nguồn vố từ bên ngoài.

Ngoài việc tạo vốn trong nước cần phải thu hút nguồn vố từ bên ngoài. Do đó cần có các chính sách hợp lý nhằm tranh thủ quyền viện trợ, vốn vay và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Để thực hiện vấn đề này cần có các giải pháp sau:

+ Thi hành chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài là điều kiện kiên quyết mở đường thu hút cho mọi nguồn vốn từ bên ngoài vào đầu tư phát triển và công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nươc. thông qua các hoạt động chính trị và ngoại giao tích cực giúp cho hoạt động kinh tế đa phương hóa và đa dạng hoá, góp phần khắc phục những khó khăn to lớn của tình trạng nền kinh tế nước ta nhằm tạo một môi trường đầu tư thuận lợi.

+ Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hệ thống gíao thông vận tải viễn thông, kho tàng bến bãi, nhà xưởng nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi thu hút tối đa các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế đầu tư vào Việt Nam.

+ Thực hiện duy trì và đẩy mạnh chính sách kinh tế nhiều thành phần nâng cao trình độ , chất lượng nền kinh tế quốc doanh, mở rộng kinh tế tư nhân và gia đình nhằm thu hút các hoạt động đầu tư, tạo sức lôi cuốn các nhà đầu tư quốc tế.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình phân công lao động trong khu vực và trên toàn thế giới. Thông qua nhiều hoạt động tích cực, uyển chuyển và khéo léo để tranh thủ sự giúp đỡ của các chính phủ và nhân dân các nước, tạo tiền đề lôi cuốn các nguồn vốn vào đầu tư vào hoạt động.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng và kiện toàn hệ thống các chính sách chuẩn bị cho các dự án đầu tư: xây dựng và hoàn thịên hệ thống pháp luật, đổi mới hệ thống hành chính giảm bớt phiền hà, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và quản lý các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đồng thời phải tạo cơ sở để đối tác đầu tư thấy được khả năng hoàn vốn của bên vay vốn, thông qua tiềm năng hiện có và luật đầu tư cũng như có thể quản lý.

Cùng với việc khai thác tối đa mọi nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là việc sử dụng từng đồng vốn đó một cách hiệu quả tối ưu nhất, chống các tệ nạn tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ cũng như trong các tầng lớp dân cư.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: