Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

[vanhungbiology] Đáp án lần 1

Câu 1:

a. Các lực quyết định …

* Các lực quyết định quá trình vận chuyển nước: Lực đẩy của rễ; Lực hút của lá; Lực trung gian

* Trong các lực trên, lực hút của lá là chủ yếu vì nó tạo ra một lực hút rất lớn, có thể kéo cột nước lên cao hàng trăm mét trong khi đó lực đẩy của rễ chỉ đẩy được cột nước lên cao vài ba mét, lực trung gian chỉ làm cho nước liên tục trong mạch và không bị kéo xuống bởi trọng lực.

b. Vòng đai caspari nằm trên thành của tế bào nội bì. Vòng đai này có vai trò ngăn nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển theo con đường thành tế bào – gian bào phải đi vào tế bào nội bì để điều chỉnh lượng nước, tốc độ vận chuyển và các chất khoáng được kiểm tra.

c. Thực vật CAM sống trong điều kiện sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này có hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày để tiết kiệm nước. Do vậy quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm.

Câu 2:

a. Khi đất có pH axit thì sẽ nghèo dinh dưỡng là đúng vì:

- Các vi sinh vật chuyển hóa nitơ không phát triển ở đất axit làm đất sẽ nghèo đạm.

- Đất axit thì các ion H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên keo đất (Fe+3; Al+3 ...) và các ion khác bị rửa trôi hoặc lắng sâu xuống lớp đất phía dưới. Vì vậy sau khi trồng cây một thời gian sẽ làm đất nghèo dinh dưỡng.

b.Cần 4 điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra: có lực khử mạnh; được cung cấp năng lượng ATP, có hệ enzim nitrogenaza; hệ enzim hoạt động trong điều kiện kị khí.

- Nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì chúng thuộc nhóm tự do, còn nếu không đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủ.

Câu 3:

a. Khi tắt ánh sáng thì APG tăng, RiDP giảm, vì vẫn còn CO2 để cố định RiDP thành APG. Khi giảm nồng độ CO2 thì RiDP tăng, APG giảm, vì không còn CO2 để cố định RiDP thành APG. (HS vận dụng Canvin để giải thích đầy đủ hơn).

b. Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối của quang hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng ( ATP và NADPH ), do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, quá trình quang phân li H2O xảy ra mạnh hơn, Oxi thải ra nhiều hơn.

c. Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, do vậy làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây à năng suất thấp.

Câu 4:

a. Khái niệm

- Phôtphorin hóa quang hóa là quá trình tạo ATP từ ADP và gốc phốt pho vô cơ xảy ra trong lục lạp khi quang hợp nhờ ánh sáng.

- Phôtphorin hóa oxi hóa là quá trình tạo ATP từ ADP và gốc phốt pho vô cơ trong hô hấp hiếu khí. Quá trình này xảy ra trong ti thể với sự cung cấp năng lượng xảy ra từng bước trong chuỗi vận chuyển e từ NADH và FADH2 đến O2.

b. ATP được hình thành do sự kết hợp ADP và gốc photphat (vô cơ)

ADP + P ® ATP

- Có 2 con đường tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật :

+ Photphorin hoá ở mức độ nguyên liệu: như từ APEP tới axit pyruvic (ở đường phân) hay sucxinyl CoA (chu trình Krebs).

+ Photphorin hoá ở mức độ enzim oxi hoá khử: H+ và e- vận chuyển qua chuỗi chuyển điện tử từ NADPH2 , FADH2 tới ôxi khí trời.

Trong 38 ATP thu được trong hô hấp hiếu khí ở thực vật có 4 ATP ở mức độ nguyên liệu, 34 ATP ở mức độ enzim.

Câu 5:

a. Yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn người

- Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co lại ép vào thành tĩnh mạch, tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim.

- Do áp suất âm trong lồng ngực tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.

b.Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi, cụ thể:

- Hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả làm cho máu bơm lên động mạch mỗi lần giảm. Hở van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi làm thể tích tâm thu giảm vì khi tim co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất trở lại tâm nhĩ.

- Thể tích tâm thu giảm nên nhịp tim sẽ tăng lên đảm bảo đưa đủ máu đến các cơ quan, duy trì hoạt động của cơ thể.

Câu 6:

 a.  Sự thay đổi nồng độ khí CO2, pH và oxi trong máu sẽ kích thích các thụ quan (thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, thụ thể hóa học trung ương nằm sát trung khu hô hấp) làm thay đổi hoạt động hô hấp.

- Nếu nồng độ CO2 tăng, pH giảm hoặc nồng độ oxi giảm sẽ kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh à xung thần kinh truyền về trung khu hô hấp à cơ hô hấp (cơ hoành, liên sườn ngoài) tăng nhịp và độ sâu hô hấp à tăng thải CO2 và tiếp nhận O2.

- Nếu nồng độ CO2 tăng, lượng CO2 khuếch tán vào dịch não tủy tăng à tăng nồng độ H+ (giảm pH) trong dịch não tủy à kích thích thụ thể hóa học trung ương à kích thích trung khu hô hấp à cơ hô hấp (cơ hoành, liên sườn ngoài) tăng nhịp và độ sâu hô hấp à tăng thải CO2 và tiếp nhận O2.

b. Hai đường cong trên ứng với hai trường hợp:

- TH1: Đường cong I - pH máu bình thường và đường cong II - tăng axit máu (pH thấp hơn) vì khi pH giảm, đường cong phân ly dịch sang phải do đó giải phóng nhiều oxi hơn.

- TH3: Đường cong I - Hemoglobin của bào thai và đường cong II - Hemoglobin của người mẹ do hemoglobin bào thai kết hợp với oxi chặt chẽ hơn so với hemoglobin của người mẹ, do đó oxi có thể dễ dàng chuyển từ người mẹ sang con.

Câu 7:

1. Tại sao những người hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác:

- Iôn Ca2+ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xi náp vào khe xi náp, từ đó tác động vào màng sau xi náp làm xuất hiện thế điện động tại màng sau.

- Nếu thiếu Ca2+ làm cho quá trình giải phóng chất môi giới thần kinh giảm dẫn đến xung thần kinh không truyền qua các nơ ron do đó không có cảm giác.

2. Câu trả lời đúng: E

- Quá trình dẫn truyền xung thần kinh là sự thay đổi điện màng từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động rồi trở về trạng thái nghỉ qua các giai đoạn: Phân cực – đảo cực – tái phân cực.

- Trong một TBTK bao gồm các quá trình xuất hiện xung và dẫn truyền xung trên một sợi trục: liên quan đến thay đổi điện màng đến nồng độ Na+ và K+ trong và ngoài màng tế bào. Cụ thể:

     + Trạng thái nghỉ: Kênh Na+ đóng, kênh K+ mở do vậy K+ di chuyển từ trong ra ngoài làm cho màng tích điện: trong âm, ngoài dương.

    + Khi có xung thần kinh: Kênh Na+ mở làm Na+ ồ ạt vào trong tế bào gây ra hiện tượng đảo cực: trong dương, ngoài âm. Bơm Na+/K+  thiết lập trật tự các ion giữa trong và ngoài tế bào.

- Quá trình dẫn truyền từ TBTK này sang TBTK khác hoặc từ TBTK đến cơ quan đáp ứng: Quá trình này được thực hiện qua xinap thần kinh, ở đó màng sinh chất của chùy xinap thay đổi tính thấm với ion Canxi à ion này vào chùy xi náp gây vỡ bóng chứa chất môi giới thần kinh, chất MGTK được giải phóng, màng sau xi nap có thụ thể tiếp nhận chất MGTK làm xung thần kinh được xuất hiện ở màng sau và lan truyền đi tiếp.

à Như vậy, khi thiếu các yếu tố trên thì xung thần kinh không thể thực hiện được.

3. Loại ánh sáng đơn sắc xanh tím, có hiệu quả nhất đối với sự vận động theo ánh sáng vì ánh sáng này có năng lượng phôtôn lớn nhất.

4. Vận động của các bẫy bắt mồi của các cây ăn sâu bọ

Đó là vận động cảm ứng theo sự thay đổi sức trương nước. Vận động này xảy ra khi có tác động cơ học của con mồi đã gây ra sự hoạt động của các bơm iôn. Các bơm này rút các ion và nước ra khỏi các tế bào khớp của bẫy. Các tế bào khớp mất sức trương nước làm các khớp khép lại.

Câu 8:

a.  Tuyến tuỵ là tuyến pha vì gồm tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- Chức năng của tuyến tuỵ ngoại tiết: Gồm các nang tiết enzim tiêu hoá và NaHCO3. Ống tiết đổ vào ống tuỵ, dịch tuỵ theo ống tuỵ đổ vào đầu tá tràng. Dịch tuỵ chứa đầy đủ các enzim để tiêu hoá các loại thức ăn.

- Chức năng của tuyến tuỵ nội tiết. Tuyến này gồm các tế bào anpha, beta và các mạch máu lân cận. Tuyến tuỵ nội tiết tiết hoocmon vào khoảng trống của các mô gần đó và khuếch tán vào máu. Tế bào anpha tiết ra glucagon còn tế bào beta tiết insulin tham gia điều hoà lượng đường trong máu.

b. Trypsin được coi là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein vì:
- trypsin có tác dụng cắt các liên kết peptit, biến đổi protein thành các đoạn peptit
- trypsin hoạt hóa chymotripxinogen thành chymotripxin
- trypsin hoạt hóa procacboxipeptidaza thành cácboxipeptidaza (dạng hoạt động tiêu hóa protein)

c. Trong ống tiêu hóa của bò, oxi thiếu do đó vi khuẩn sử dụng xenluloz là nguyên liệu cho hô hấp yếm khí, thải ra một số chất trong đó đặc biệt là các axit béo. Các axit béo này được hấp thụ vào máu của bò và biến đổi thành các chất hữu cơ khác hoặc được sử dụng trức tiếp cho hô hấp hiếu khí ở các mô – nơi có nhiều oxi. Việc sử dụng các sử dụng axit béo chứ không phải glucoz cho hô hấp tế bào làm cho chúng tồn tại với nồng độ rất thấp glucoz trong máu.

Câu 9:

a. Giải thích

- Đúng;  vì chỉ ở TV có hoa mới xảy ra quá trình thụ tinh kép.

- Sai; vì hạt phấn chỉ tham gia vào quá trình thụ phấn, còn tinh tử tham gia vào quá trình thụ tinh.

b. Dựa trên nguyên lý cơ bản về sinh sản sinh dưỡng là mọi cơ thể sinh vật đều gồm các tế bào, là các đơn vị cơ bản của sự sống cùng mang một lượng thong tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới. Do đó, trong môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể nuôi cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh.

Câu 10:

a. Thể vàng:

- Thể vàng tiết progesteron. Ostrogen và progesteron ức chế tiết FSH và LH, ức chế sự phát triển của nang trứng dẫn đến không có chín trứng và rụng trứng.

- Hình thành: FSH thúc đẩy sự chín và rụng trứng, thúc đẩy buồng trứng tiết Ostrogen. Nồng độ oestrogen cao kích thích tăng tiết FSH và LH, đến giữa chu kì trứng chín và rụng dưới tác dụng của LH biến đổi nang trứng thành thể vàng.

- Thoái hóa: thể vàng tiết progesteron. Oestrogen và progesteron ức chế tiết FSH và LH, do LH giảm dẫn đến thể vàng bị thoái hóa.

b. Tuy hình thái bên ngoài là nữ nhưng bản chất (di truyền) người này mang cặp NST giới tính XY, có tinh hoàn vẫn tiết testosterone nhưng các tế bào đích thiếu thụ thể để tiếp nhận testosterone nên không thể hiện được tác dụng của nó khi phân hóa giới tính và các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Đây là hội chứng :thiếu mẫn cảm với anđrôgen” hay phụ nữ có tinh hoàn.

Tinh hoàn chỉ hoạt động sinh tinh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 – 30C, trong ổ bụng với nhiệt độ cơ thể, hoạt động sinh tinh bị kìm hãm có thể dẫn tới ung thư tinh hoàn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro