Việt Bắc đề 6: Tính trữ tình chính trị
Mở đầu đoạn trích tác giả đã lấy nỗi nhớ da diết để nói về nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương"
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia Sông Đáy Suối Lê vơi đầy"
Những kí ức ngày nào dội về, mỗi ki niệm đều vô cùng rõ nét như mới diễn ra ngày hôm qua vậy.
Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảm của cán bộ đối với nhân dân.
Có lẽ bởi khi nói về nỗi nhớ người yêu khiến cho con người ta bồn chồn, thấp thỏm, đứng ngồi không yên:
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than"
Qua đó cho thấy mức độ tình cảm của người về xuối dành cho con người VB là vô cùng sâu nặng và tha thiết.
Đây không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành và da diết.
Xuân Quỳnh cũng đã từng có những câu thơ đầy cảm động:
"Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh"
Câu thơ thứ hai làm hiện lên khung cảnh VB nên thơ, êm đềm, mờ ảo trong khói chiều.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật liệt kê những hình ảnh thiên nhiên để khắc họa nên bức tranh phong phú đa dạng, đồng thời cũng rất lãng mạn, thơ mộng.
Thời gian ở câu thơ như được phân ra làm 2 nửa: về đầu là hình ảnh gợi tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu còn vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động.
Tiếp đến Tố Hữu lại nhớ đến những gian bếp đầy khói. Nỗi nhớ không còn mông lung mơ mộng nữa mà đã cụ thể trong những bản làng, những mái nhà thấp thoáng trong làn khói sương hư ảo.
Hình ảnh "khói sương" là đặc điểm của cuộc sống Việt Bắc, là cuộc sống của bà con vùng cao, đây vừa là khói sương của thiên nhiên đồng thời cũng là hơi ấm gợi hơi ấm của tình người.
Gian bếp ấm nồng có hình ảnh của ai đó đang chờ đợi bên bếp lửa suốt đêm dài thao thức: "Sớm khuya bếp lửa người thương đi về".
"Sớm khuya" là khoảng thời gian trong ngày kết hợp với động từ "đi về" đã thể hiện sự vất vả, cần cù, chăm chỉ của người dân VB.
"Người thương" ấy là những con người VB nghĩa tình đã cùng cán bộ chia vui sẻ buồn, gánh vác gian khó.
Câu thơ khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những người mẹ, người em liên lạc, người con gái quả cảm hay các anh du kích trong:
"Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng"
Quan hệ gắn bó giữa cán bộ và nhân dân như tụ họp ở ngọn lửa bất diệt thiêng liêng ấy, những kỷ niệm ùa về trong tâm trí nhà thơ.
Điệp ngữ "nhớ từng" được lặp lại 2 lần như khắc sâu vào lòng người về tình cảm sâu nặng, da diết.
Kỷ niệm chung và riêng đan xen nhau luôn luôn hiện lên trong trí tưởng tượng của người đi.
Phép liệt kê làm cho những kỷ niệm khơi ra tầng tầng lớp lớp hết hình ảnh này đến hình ảnh khác.
Những hình ảnh "rừng nứa bờ tre" là những danh từ mô tả đặc điểm của không gian Việt Bắc với bao nét đẹp thơ mộng.
Những địa danh được liệt kê: "Ngòi Thia, Sông Đáy, Suối Lê" là những nơi đã diễn ra nhiều chiến công lừng lẫy trong lịch sử cách mạng và cũng là những chiến chứng nhân lịch sử.
Hơn nữa từ "vơi đầy" chỉ sự phơi bày của của nước sông và cũng như nỗi nhớ tha thiết của người về xuôi.
Những gắn bó gian khổ ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim người đi khó có thể quên được.
Sau những nỗi nhớ về thiên nhiên con người Việt Bắc người ra đi tiếp tục nhớ về những kỉ niệm cùng đồng bào Việt Bắc
"Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẽ nửa chăn sui đắp cùng
Câu thơ "Ta đi ta nhớ" đã khẳng định một cách chắc chắn, đinh ninh tình cảm kiên định, không thay đổi.
Hơn hết cách nói "mình đây ta đó" thể hiện tình cảm khăng khít, gắn bó.
Xuyên suốt đoạn trích là những khó khăn trong cuộc sống khi người ra đi vẫn còn đang ở Việt Bắc.
"đắng cay" là những thiếu thốn gian khổ, nhọc nhẫn của đời sống vật chất, còn "ngọt bùi" là nghĩa tình yêu thương giữa đồng bào chiến khu và cán bộ kháng chiến.
Biết bao xúc động bồi hồi cùng những ngọt ngào, rưng rưng dồn chứa trong mấy chữ "đắng cay ngọt bùi".
Tác giả gợi nhắc về cuộc sống gian khổ đói nghèo và sự vất vả cực nhọc của người dân Việt Bắc với cán bộ cách mạng.
TH đã thật khéo léo khi đưa thành ngữ "đắng cay ngọt bùi" vào thơ một cách tự nhiên.
Tất cả khó khăn ấy đều khép lại bằng phép im lặng qua dấu chấm lửng ở cuối câu thể hiện tình cảm, cảm xúc dâng trào không nói thành lời.
Họ không chỉ trải qua khó khăn mà còn chia nhau "củ sắn lùi, bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng".
Những hình ảnh liệt kê là hình ảnh chân thực cho thấy cuộc sống kháng chiến gian khổ và thiếu thốn vô cùng của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khốc liệt.
Trong thơ Chính Hữu cũng từng viết
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"
Các anh chia sẻ với nhau từng miếng ăn ngày đói, hơi ấm trong những đêm đông giá rét.
Chính những điều đó đã tiếp thêm động lực để người chiến sĩ có thể vượt qua những gian khổ.
Nỗi nhớ người cán bộ về xuôi còn hướng đến hình ảnh con người Việt Bắc: những bà mẹ địu con lên rẫy bẻ bắp:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"
Thơ ca Việt Nam biết bao lần thổn thức trước tấm lưng người mẹ
"Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời"
Nguyễn Khoa Điềm)
Hình ảnh tả thực "nắng cháy lưng" cùng các động từ "địu, bẻ" đã làm hiện lên hình ảnh người mẹ VB lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhất.
Câu thơ nói lên một nỗi xót thương vô hạn.
Tấm lưng bà mẹ như một thấu kính hội tụ thiêu đốt rát bỏng của ánh nắng mặt trời.
Câu thơ không chỉ nói lên những gian khổ nhọc nhằn mà còn nói lên phẩm chất của người mẹ Việt Bắc cần cù, chịu thương chịu khó trong gian khổ, giàu lòng nhân ái, giàu đức hi sinh.
Lúc này con người VB hiện lên trong thơ của của tác giả là những con người cần cù, chịu thương, chịu khó, ủng hộ kháng chiến, thủy chung với cánh mạng.
Trong dòng hoài niệm của người ra đi còn có một Việt Bắc sôi nổi nhộn nhịp
"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
Điệp ngữ "nhớ sao" được lặp lại ba lần gợi ra nỗi nhớ cồn cào, da diết, cháy bỏng, mãnh liệt của người chiến sĩ với những tháng ngày được gắn bó cùng đồng bào, đồng chí Việt Bắc.
Cán bộ cách mạng đến vùng cao không chỉ xây dựng kháng chiến mà còn gieo chữ xuống bản, đem ánh sáng văn hóa, xuống làng.
Đó là những lớp học "i tờ", những lớp học bình dân học vụ xóa nạn mù chữ.
Cụm từ ấy đã gợi ra cách học vần nghọng nghịu, những nét chữ vụng về.
Nhưng đằng sau là cả một sự cố gắng và tinh thần giác ngộ cách mạng của con người VB.
Bởi chỉ có chữ họ mới có thể tiếp cận với thông tin kháng chiến từ đó góp sức vào công cuộc giành lại sự hòa bình, độc lập của dân tộc.
Nhịp thơ nhanh khiến lòng người cảm giác phấn chấn hào hứng khi được sống trong sự vui tươi lạc quan của những buổi bình dân học vụ, nhưng giờ liên hoan ấm tình quân dân.
Tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày giã gạo đêm đêm là những âm thanh đặc trưng của núi rừng Việt Bắc đã xua tan đi cái im lặng vào tuổi đêm. không khí hoang vu, vắng lặng của rừng núi.
YCP, NXNT, КВ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro