Việt Bắc đề 1:
Đề 1: Cảm nhận về đoạn thơ, qua đó nhận xét tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"
Có những vùng đất vốn không phải nơi ta sinh ra nhưng qua thời gian gắn bó, để rồi khi đi xa, nơi ấy bỗng trở thành "miền nhớ" trong tâm hồn ta. Nhà thơ Tố Hữu đã từng gắn bó sâu nặng với mảnh đất Việt Bắc anh hùng trong "15 năm" kháng chiến trường kì, để rồi khi hòa bình lập lại, chia tay đồng bào Việt Bắc trở về xuôi mà lòng ông nặng trĩu tâm tình. TH viết bài thơ "Việt Bắc" thay cho lời muốn nói. Khổ thơ "Mình về mình có nhớ ta.... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" là khúc hát chia tay của đồng bào VB và cán bộ, chiến sĩ, qua đó thể hiện tính dân tộc đậm đà.
(... Chép thơ...)
TH là nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng, cho nên với TH thơ với đời là một, trước sau đều nhất quán. Phong cách thơ của ông nội dung chủ yếu về trữ tình, chính trị, mang tính sử thi, tính dân tộc đậm đà. Giáo sư Đặng Thai Mai từng có nhận định về nhà thơ: "Với TH, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của TH trong thơ ca". Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7/1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Đảng, Chính phủ và nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10/1954, cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu VB về thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, TH đã viết bài thơ "Việt Bắc" để ghi lại cuộc chia tay đầy cảm động giữa đồng bào VB và cán bộ, chiến sĩ thủ đô. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên, theo thể thơ lục bát.
Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn, khúc hát chia tay người ở lại được cất lên từ chính lòng người ở lại:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
Mở đầu đoạn thơ là lời người ở lại trước khoảnh khắc chia tay đã không kìm nổi lòng mình mà cất lên nỗi lòng qua câu hỏi trực tiếp. Khi về đến thủ đô liệu các anh có còn nhớ đến đồng bào VB chúng tôi hay không? Câu thơ còn xuất hiện cặp đại từ xưng hô "mình - ta" Đây là cách xưng hộ ta từng bắt gặp trong những câu ca dao:
"Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng"
Hay cặp đại từ đó để diễn tả tình yêu đôi lứa:
"Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ."
Nếu trong ca dao xưa, "mình - ta" là cách xưng hô chỉ mối quan hệ tình cảm sâu nặng của những cặp vợ chồng, đôi lứa yêu thương nhau thì trong bài thơ "VB" TH vận dụng sáng tạo nhằm diễn tả tình cảm thân thiết, nghĩa tình đậm đà giữa cán bộ, chiến sĩ vs đồng bào VB. Đây cũng là thời điểm phù hợp để người ở lại gợi nhắc tới kỉ niệm "15 năm ấy". TH đã rất tinh tế khi sử dụng chữ "ấy" để cá nhân hóa khoảng thời gian này. "15 năm" là quãng thời gian kháng chiến từ 1940 với cao trào kháng chiến chống Nhật đến năm 1954 với thắng lợi Điện Biên Phủ vẻ vang. Đó còn là 15 năm chứng kiến, lưu giữ những kỉ niệm mà chiến sĩ và đồng bào VB đã cùng nhau gắn bó, chia ngọt sẻ bùi. Như vậy, 15 năm đã ghi dấu bao kỉ niệm để giờ đây trong giây phút chia xa, cả người đi và kẻ ở đều vương vấn, lưu luyến. 2 tính từ "thiết tha", "mặn nồng" là những cung bậc tình cảm quý giá mà họ đã dành cho nhau. Đó vốn là những từ ngườiữ thường sử dụng cho tình yêu đôi lứa. Vậy mới thấy được chất trữ tình nồng đượm trong tứ thơ của nhà thơ cách mạng TH. Đó còn là biểu hiện của mối quan hệ gắn bó sâu nặng "quân với dân như cá vs nước". Câu hỏi tu từ "Mình về mình có nhớ ta", "Mình về mình có nhớ không" kết hợp với điệp cấu trúc và điệp từ "nhớ" làm tô đậm thêm nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của đồng bào VB khi hướng về cán bộ, chiến sĩ. Điệp từ "nhìn" cùng với thủ pháp liệt kê: "cây, núi" là nhớ về núi rừng thiên nhiên VB hùng vĩ còn "sông, nguồn" là nhớ về cội nguồn của tình nghĩa, cội nguồn của cách mạng. Điệp từ "nhìn" và "nhớ" được nhắc lại hai lần khiến cho nỗi nhớ như bao trùm cả không gian và thời gian. Câu thơ như lời nhắc nhở những người chiến sĩ cách mạng hãy luôn nhớ tới VB - cơ quan đầu não, cội nguồn của cách mạng.
Đồng thời nó còn gợi nhắc khéo léo về truyền thống, đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc để nhắc nhở con cháu đời sau không được quên công ơn của thế hệ cha ông đi trước.
Đáp lại tình cảm của đồng bào VB, những cán bộ, chiến sĩ cũng bộc bạch nỗi niềm của mình. Dù không trực tiếp nhưng đầy bâng khuâng, xao xuyến:
"Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ Bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
Tiếng hát của ai đó vang vọng giữa núi rừng hùng vĩ như níu kéo bước chân người chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Chữ "ai" đâu phải để hỏi cũng không phải đại từ phiếm chỉ để chỉ chung hay chỉ một đối tượng không xác định bởi ở đây chỉ có ta với "mình" đang lên tiếng trong cuộc chia tay đầy lưu luyến này. Tiếng hát ấy là giọng ca đầy ngọt ngào, tình từ của đồng bào VB vang lên từ giữa núi rừng. TH đã sử dụng 3 cặp từ láy giàu sức gợi: "tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn." Đây là những từ n g tilde u vốn được dùng để thể hiện những sắc thái tình cảm, cảm xúc nhớ thương, luyến tiếc của đôi lứa trong tình yêu say đắm. TH đã vận dụng sáng tạo để diễn tả tình cảm sâu đậm của người chiến sĩ với đồng bào VB. Họ chia tay nhau trong lưu luyến, bịn rịn, bước chân ra đi mà lòng muốn ở lại. 15 năm VB cưu mang người cán bộ, chiến sĩ; 15 năm gian khổ cứu họ bên nhau vượt qua tất cả; 15 năm đầy ắp những kỉ niệm chiến đấu. Tình nghĩa mặn nồng, sắt son nhưng cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải đến lúc chia ly, giờ đây họ chia tay nhau để chiến sĩ, cán bộ trở về thủ đô tiếp quản nhiệm vụ mới cho nên sẽ thật khó tránh khỏi cảm xúc lưu luyến, bịn rịn. Hình ảnh hoán dụ "áo chàm" chỉ trang phục của người dân VB, tấm áo xuất hiện trong buổi chia tay đây bịn rịn giữa đồng bào và cán bộ chiến sĩ cách mạng. TH đã khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ này để thể hiện sự gần gũi giữa quân và dân như tấm áo đặc trưng của những người con chân chất miền núi. Trong giây phút xúc động ấy, họ đã trao cho nhau cái cầm tay ấm áp yêu thương. Động từ "cầm tay" thể hiện sự gắn bó, khăng khít là sự lưu luyến giữa người đi và kẻ ở. Như người lính trong bài thơ "Đồng chí" nắm tay nhau để truyền cho nhau sức mạnh, gắn kết tình đồng đội:
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Họ cầm tay nhau mà không "biết nói gì hôm nay". Với những khoảng lặng trong tim, khi tình cảm càng thắm đượm, nồng nàn thì ngôn từ càng bất lực. Mọi lời nói đều trở nên dư thừa khi trong tim ta cảm xúc đã tràn đầy. Bởi bao nhiêu tình cảm thân thương, trìu mến chất chứa trong sự im lặng đầy xúc động. Cái cầm tay đầy ấm áp, trao gửi yêu thương, nặng tình nghĩa, thấm đẫm tình quân dân. Chỉ một cử chỉ thôi mà khiến cho cả không gian núi rừng như lắng đọng cảm xúc bồi hồi, xao xuyến. Dấu ba chấm xuất hiện như 1 nốt nhạc ngân dài nói tiếp tình cảm hai bên. Họ chia tay nhau trong sự im lặng, lưu luyến khiến cho không khí của buổi tay không ồn ào mà thân tình, gần gũi. Bốn câu thơ là lời đồng vọng tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng trong ngày chia ly.
Tính dân tộc là những biểu hiện mang tính đặc trưng của dân tộc, là nét riêng của từng dân tộc tạo nên bản sắc văn hóa của một đất nước. Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, nó đã nêu rõ được những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, khát vọng, tình cảm và ý chí của nhân dân. Còn mặt hình thức thì đã tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc: đề tài, thể thơ, giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ,... Bài thơ VB của TH là một tiêu biểu cho tính dân tộc đậm đà. Đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của lối sống nghĩa tình, thủy chung son sắt của đồng bào VB và cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Bên cạnh đó đã khắc họa cảnh sắc thiên nhiên, không gian quen thuộc: "Cây, núi, sông, nguồn...". Tác phẩm thuộc đề tài chia ly -d hat e tài quen thuộc trong văn chương, sáng tác theo thể thơ lục bát. Lối xưng hô mang đậm màu sắc ca dao, cách nói giàu hình ảnh, giọng điệu ngọt ngào, thủ thỉ, tâm tình.
Tác giả đã sử dụng thành công thể thơ lục bát khiến cho bài thơ êm đềm như 1 bản tình ca dành cho quê hương, đất nước và con người VB. Bên cạnh đó cách sử dụng các biện pháp tu từ: điệp từ, diệp cấu trúc, liệt kê, hoán d*\mathfrak{u} ,..., từ ngữ linh hoạt, cô đọng, hàm súc cùng hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi cảm đã tạo nên bài thơ dài mà chứa chan tình nghĩa.
Thơ khởi sự từ cuộc đời để cảm xúc thăng hoa, lãng mạn như cách diều bay cao, bay xa. Từ sự kiện những người chiến sĩ, cán bộ chia xa Việt Bắc, hồn thơ Tố Hữu đã cất lên khúc tâm tình tuyệt đẹp về tình người như là một mình chứng cho thơ ca và cuộc đời luôn song hành, hòa hợp với nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro