Sông Đà đề 1: Hung bạo, cái tôi tài hoa
Mở bài. KQC
( Thác nước sông Đà) Trước hết, nhà văn khắc họa hình tượng sông Đà với tính cách hung bạo qua tiếng thác nước bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, tâm trạng của con người: "Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi, lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo".
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả tiếng thác nước trên sông Đà.
Nó được ví như 1 tên thủy quái đang "oán trách", "giận dữ", "van xin" rồi có khi lại "khiêu khích" diễn tả cơn thịnh nộ của thiên nhiên khiến con người phải khiếp sợ ngay cả khi nó chưa xuất hiện.
Nhà văn còn sử dụng phép nhân hóa để diễn tả tiếng thác nước như 1 con người mang trong mình cơn giận dữ, khi dữ dội, khi lại sợ sệt, có lúc khiêu khích, lúc lại ngạo mạn,...
Sự tài hoa tinh tế của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua cách dùng 1 hệ thống những từ ngữ gợi tả âm thanh theo cung bậc tăng dần về cả sắc thái cảm xúc lẫn âm lượng để vừa miêu tả sống động sự đe dọa hung hãn của dòng sông, vừa gợi tả khoảng cách ngăn dần giữa người quan sát với thác đá sông Đà; mặt khác, đây cũng là cách làm tăng dần cảm giác hãi hùng, hồi hộp đầy hứng thú cho người đọc.
Để lột tà tính cách nóng giận của thác nước, nhà văn đã tạo ra phép so sánh độc đáo, kì thú trong 1 câu văn dài, đầy ắp những hình ảnh dữ dội: "Thế rồi nó rống lên như tiếng 1 ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng".
Tác giả so sánh cơn giận dữ của thác nước như tiếng của "một ngàn con trâu mộng" đang lồng lộn, phá tuông, gầm thét, nó hiện lên như những âm thanh man dại, bản năng của 1 loài động vật hung dữ đang cuồng loạn tìm lối thoát thân, lại kết hợp với âm thanh của những thân cây vầu, tre khô, rỗng, nổ dữ dội trong lửa.
Cách miêu tả ấy khiến âm thanh của thác đá không chỉ được hình dung qua trí tưởng tượng mà còn được gợi qua những ấn tượng đặc biệt sống động của thị giác, xúc giác.
Nhà văn đã thể hiện tài hoa độc đáo khi lấy hình ảnh gợi tả âm thanh, khi đặt những hình ảnh tương phản trong 1 trường liên tưởng bất ngờ, thú vị: lấy lửa tả nước, lấy rừng tả sông.
Điều đó thật mới mẻ, sáng tạo! Qua cách miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân, thác nước sông Đà hiện lên như 1 con thủy quái hung dữ, man dại, trở thành nỗi khiếp sợ của người lái đò khi có thể bị nuốt chứng bất cứ khi nào đi ngang qua.
Âm thanh tiếng thác nước sông Đà khiến người đọc liên tưởng tới câu thơ: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét" của Quang Dũng trong Tây Tiến.
Điều đó càng tô đậm ngòi bút chân thực, tài hoa của Nguyễn Tuân trong việc làm sống dậy cái dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc.
(Thạch trận sông Đà) Khi thác hiện ra, sau câu văn ngắn giống như tiếng reo ngỡ ngàng, thích thú: "Tới cái thác rồi!", nhà văn đã đồng thời tả cả đá và nước thác trong hình ảnh: "Sóng bọt đã trắng xóa cả 1 chân trời đá".
Tính từ "trắng xóa" lặp lại nhiều lần gây ấn tượng về sóng, gió, về bọt nước trào sôi mãng liệt, gợi tả làn hơi nước như mờ đi trên mặt sóng, trên 1 diện mênh mông của mặt sông.
Đá sông Đà cùng với nước, với sóng và gió kết hợp với nhau cùng lúc tấn công, uy hiếp con người đã được nhà văn miêu tả qua 1 hình ảnh nhân hóa đặc sắc: "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là 1 số hòn nhổm cả dậy để về lấy thuyền".
Sử dụng thuật ngữ quân sự "mai phục" trên cơ sở những quan sát thực tế, Nguyễn Tuân đã gợi dậy cái bí ẩn, hiểm ác của đá sông Đà trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên khi ngàn năm mai phục, khi dữ dằn đột ngột hiện ra sau cái dập dềnh của sóng để "nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền" như những tên lính thủy.
Tùy theo hình dạng kích thước của đá và góc nhìn của nhà văn mà đá sông Đà được miêu tả trong những cảm nhận khác nhau, khi thì "ngỗ ngược", lúc "nhăn nhúm", "méo mó".
Nghệ thuật nhân hóa cùng những từ láy gợi hình đầy sức biểu cảm và nhất là những tính từ chỉ tính cách, thái độ, cảm xúc của con người đã giúp Nguyễn Tuân làm hiện lên 1 trong những phần khủng khiếp của sông Đà đó là thác đá trên dòng sông.
Kết hợp với sóng gió, với nước thác, đá sông Đà không im lìm và bất động như đặc tính vốn có tự ngàn năm mà gào thét sống động, không vô tri mà ác hiểm, dữ dần.
Đá sông Đà không chỉ lộ diện mạo mà cả tâm địa của thứ kẻ thù số I của con người.
Nguyễn Tuân là 1 nhà văn tài hoa. Cái tài ấy của ông được bộc lộ trong cách nhìn nhận, khám phá dòng Đà giang. Tác giả nhìn con sông không phải là 1 dòng sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, diện mạo, cá tính như con người: trữ tình, thơ mộng. Ông khám phá vẻ đẹp của sông Đà dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử, địa lý, quân sự, điện ảnh... để từ đó con sông hiện lên chân thực, cụ thể, sinh động, đồng thời chứng tỏ vốn hiểu biết sâu rộng, uyên bác của nhà văn.
Cả cuộc đời đi tìm cái đẹp, đến với sông Đà, Nguyễn Tuân đã tìm kiếm được cái đẹp từ sự hung bạo, dữ dội, hùng vĩ của dòng sông. Ở đó là niềm say mê và tình yêu mãng liệt của nhà văn với vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. Khi miêu tả 1 sông Đà hung bạo, hiểm ác, làm hiện lên tất cả diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số 1 của con người, nhà văn vẫn luôn truền cho người đọc niềm say mê, khát khao muốn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên đất nước. Hình tượng sông Đà hung bạo đã thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân và là bậc thầy của sử dụng ngôn ngữ. Thông qua sự quan sát tinh tế, cách diễn tả tài hoa, những tri thức uyên bác, nhà văn của những cảm giác mạnh; những cảnh trí dữ dội phi thường đã làm hiện lên hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, hiểm ác không chỉ như 1 con thủy quái, kẻ thù số 1 của con người mà còn trở thành 1 công trình nghệ thuật kì vĩ, tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người, khơi gợi cảm giác hãi hùng đầy ngưỡng mộ, mê đắm trong lòng người đọc.
Chỉ qua 1 giọt nước biển mà có thể thấy cả đại dương. Chỉ qua 1 nét tính cách hung bạo của sông Đà, nhưng chừng ấy cũng đã đủ để ta quý trọng 1 tài năng văn chương lớn, 1 tấm lòng, 1 phong cách nghệ thuật độc đáo và 1 con người suốt cuộc đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để sáng tạo nên những áng văn chương đẹp, làm phong phú, giàu có thêm đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro