Phố Chu Tước
Tên gốc: 朱雀街
Tác giả: 春山
Link gốc: https://qingshutongxue.lofter.com/post/4ce69c81_2b5283308
_________________________________________
Phố Chu Tước là một góc khuất nằm bên trong thành phố phồn hoa, nơi đây chứa những kĩ niệm đẹp của thời thơ ấu tôi, và điều mà cả đời tôi không bao giờ quên được đó là cậu bé hàng xóm.
Em ấy tên là Lưu Diệu Văn, trông có hơi ngốc nghếch vì khi còn bé não bị kích thích nên ký ức có chút xa xăm. Khi ấy tôi 6 tuổi, em ấy 5 tuổi, bố mẹ hai bên có quan hệ rất tốt vì thế khi đi học mẫu giáo tôi luôn dẫn em ấy theo.
Em ấy có vẻ như rất thích tôi, tôi đi đâu em ấy đều đi theo, là một cái đuôi nhỏ. Tôi có thói quen ở một mình, vậy nên khi ấy tôi không thích em ấy cho lắm, tôi luôn nói với em ấy rằng đừng đi theo tôi nữa nhưng chưa một lần thành hiện thực.
Dần dà, tôi không bài xích em ấy nữa nhưng vẫn mạnh miệng bảo em ấy ít đi theo tôi đi, nhưng thực ra từ lâu tôi đã quen với sự tồn tại của em ấy.
Mọi thứ xảy ra rất đột ngột, vì tôi luôn một mình trong lớp, không nói chuyện với ai, mọi người đều không quá thích tôi lắm. Ngày đó ở nhà trẻ, tôi và bạn cùng lớp đã xảy ra một cuộc tranh cãi, thật ra đó là hành động từ một phía của cậu bé kia, tôi cũng không muốn để ý đến cậu ấy, vì Lưu Diệu Văn đang ở dưới lầu đợi tôi cùng nhau đi về nhà.
Tôi vừa định bước ra khỏi lớp học thì thằng nhóc kia cầm chiếc ghế đập về phía tôi, nhất thời không kịp phản ứng, hai tay tôi liều mạng bảo vệ đầu rồi quay qua. Trong lúc hoảng hốt, một bóng dáng quen thuộc chạy vào lớp chắn trước mặt tôi, chiếc ghế đập mạnh vào đầu của Lưu Diệu Văn.
Trong xe cấp cứu, tôi ôm Lưu Diệu Văn không buông, cô giáo ở bên cạnh gọi điện cho bố mẹ chúng tôi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhiều máu như vậy, tôi rất sợ, chỉ có thể ôm Lưu Diệu Văn khóc, bảo em ấy không được chết, cũng không thể chết.
Cho đến nay, tôi vẫn nhớ rõ trước khi vào phòng phẫu thuật, Lưu Diệu Văn nâng tay lên lau nước mắt cho tôi, nói với tôi rằng: "Anh Tường, đừng khóc, không đẹp đâu."
Cuộc phẫu thuật thành công nhưng đầu bị tổn thương nghiêm trọng, tôi đứng ở một góc trong phòng bệnh, nhìn Lưu Diệu Văn tỉnh lại, câu đầu tiên em ấy nói không phải là "ba mẹ" mà là "anh Nghiêm Hạo Tường đâu."
Em ấy cái gì cũng không nhớ ngoại trừ chú, dì và tôi.
Kể từ đó, chúng tôi trở thành bạn thân của nhau, vì thế giới của Lưu Diệu Văn trở nên rất nhỏ, nhỏ đến mức một người tên Nghiêm Hạo Tường gần như chiếm hết sở hữu.
Sau đó, 4 năm nữa trôi qua, tôi 10 tuổi, em ấy 9 tuổi, tôi chuyển đi, rời khỏi phố Chu Tước. Ngày đó trước khi đi, tôi không phải không nỡ rời xa nơi tôi đã sinh sống trong mười năm này, mà là Lưu Diệu Văn người đã ở bên tôi sáu năm.
Nhìn thấy chú và dì dẫn theo Lưu Diệu Văn đang vẫy tay từ gương chiếu hậu, cậu bé ngốc nghếch vẫy vẫy tay, đây là làm sao đây, trong lòng ê ẩm, đau khổ, là do không nỡ sao.
Thực ra, đêm trước khi đi, tôi đã xin đến nhà Lưu Diệu Văn ngủ. Tôi nói với em ấy rằng tôi phải đi, nói rằng tôi có thể sẽ không bao giờ trở về nữa, tôi hỏi em ấy có nguyện ý chờ tôi trở về không, em ấy gật đầu. Đêm hôm ấy tôi không ngủ, chỉ lặng lẽ nhìn em ấy.
Khi ấy tôi căn bản không hiểu đó là loại cảm xúc gì.
Nếu không phải chú và dì nói cho tôi, thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết rằng, hóa ra ngày hôm đó, Lưu Diệu Văn đã đuổi theo chiếc xe rất lâu cho đến khi ngã lăn trên đất, nhìn chiếc xe xa dần, em ấy bật khóc.
Năm 20 tuổi, tôi trở về phố Chu Tước, hai gia đình dưới gốc cây đa lớn, ngôi nhà quen thuộc, tôi bước vào nhà Lưu Diệu Văn, tôi muốn gặp em ấy, không biết em ấy còn nhớ tôi không nhỉ, tôi thực sự rất phấn khích.
Chỉ có chú và dì đi ra, thì ra Lưu Diệu Văn đã ra ngoài rồi. Tôi có chút thất vọng, được chú và dì đón vào phòng khách ngồi nói chuyện. Khi nói đến Lưu Diệu Văn, lời nói của chú và dì như dao sắc cứa một nhát vào tim tôi.
Hóa ra mấy năm tôi rời đi, ngày nào Lưu Diệu Văn cũng đều ngồi dưới gốc cây đa lớn đợi tôi, đợi cả một ngày. Nói đến đây trong lòng tôi có chút khó chịu.
Chỉ một năm trước, khi Lưu Diệu Văn 19 tuổi, chú và dì nói rằng em ấy muốn ra ngoài tìm tôi thì gặp tai nạn xe và trí lực của em ấy đã hồi phục rất nhiều nhưng khi tỉnh dậy thì ai cũng không nhớ, chỉ nhớ có cô gái trước khi hôn mê, chính là người đã đưa em ấy đến bệnh viện.
Cảnh tượng này quen thuộc làm sao, họ yêu nhau rồi, Lưu Diệu Văn cũng không còn mỗi ngày ngây ngốc đợi tôi nữa. Chú và dì nói đến đây thì rất vui mừng, họ không còn phải lo lắng cho con trai nữa.
Ngày mốt là sinh nhật Lưu Diệu Văn, em ấy tròn 20 tuổi và họ sắp kết hôn. Tôi không thể chịu đựng được nữa khi nghe điều này, vội vàng chào từ biệt với chú và dì.
Nhà lúc trước ở đây vẫn chưa bán, tôi tạm thời sống ở đây. Vào ngày cưới của Lưu Diệu Văn, tôi đứng ở trong góc lặng lẽ nhìn, em ấy rất hạnh phúc, có thể nhìn thấy em ấy một lần nữa là đủ rồi, dù có miễn cưỡng thì tôi cũng chỉ có thể mỉm cười chúc phúc cho em ấy.
Hai ngày sau, tôi thu dọn hành lý chuẩn bị rời đi thì từ xa nhìn thấy Lưu Diệu Văn đang đứng dưới gốc cây đa lớn, tôi bước đến hỏi em ấy: "Em đứng ở đây làm gì vậy?"
Em ấy không nhìn tôi, chỉ tiếp tục nhìn về phía xa, nói với tôi: "Mặc dù tôi không nhớ rõ lắm nhưng dường như tôi đã hứa với một người rằng sẽ đợi anh ấy."
Tôi nói với em ấy: "Đừng đợi nữa, người em đợi sẽ không đến nữa đâu."
"Sao anh lại biết?"
"Anh chính là biết đấy."
Tôi lấy một chiếc hộp từ balo ra đưa cho em ấy.
"Sinh nhật 20 tuổi vui vẻ nhé Lưu Diệu Văn, tạm biệt."
End.
Mãi đến sau này, tôi mới hiểu được cái loại cảm giác mơ hồ nhưng lại lưu luyến không rời khi ấy rốt cuộc là gì. Đó là một thứ gọi là tình yêu.
Lưu Diệu Văn mở chiếc hộp ra, bên trong là một bức tượng bằng đất sét, nặn rất xấu. Mặt sau của bức tượng được khắc 3 chữ "Nghiêm Hạo Tường."
Phố Chu Tước, phố Chu Tước, tình yêu của Nghiêm Hạo Tường là một nút thắt.
Tựa như giọt nước mắt của Lưu Diệu Văn dưới gốc cây đa lớn, không thể lý giải.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro