Văn Nghị Luận Xã Hội
Làm điều bạn yêu thíchTheo Steve: “Hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”Hoàn toàn đúng! Làm một công việc bạn không thích thì cũng giống như nồi tròn mà úp vung méo. Mỗi ngày bạn đều cố gắng hết sức mình để làm việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công mà bạn cảm thấy mình đáng được nhận. Mỗi ngày làm việc là một trận chiến – hoặc ít nhất cũng là một chướng ngại cần vượt qua – bởi vì bạn chỉ cố gắng làm việc cho hết ngày để tối được về nhà, chứ không vui thú gì với công việc.Khi bạn chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những dự án hoặc tác vụ không thú vị, bạn làm công việc khó khăn hơn cho chính mình. Khi bạn có sự đam mê, và bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn với mọi người. Bối cảnh nào bạn nghĩ sẽ mang đến thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng!Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ làm. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tự tiến hành tìm kiếm và khám phá đam mê thật sự của mình là gì (không phải cái bạn nghĩ đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và xã hội trông đợi ở bạn). Việc ba mẹ của bạn muốn bạn trở thành một luật sư hay kế toán viên hàng đầu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tìm thấy thành công và niềm đam mê trong công việc đó.Tầm nhìn xaTheo Steve, “Bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai.” Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến của bạn trên con đường công danh sự nghiệp. Đây là một bệnh dịch ác hiểm, có thể “đè bẹp” nhiều người trên hành trình đến thành công. Vì thế, bạn phải luôn giữ được sự tập trung. Sự quá tải vì công việc “lẳng lặng” đến khi chúng ta quên mất mục tiêu chính của mình và để nhiều việc khác tràn ngập trí não của chúng ta. Một khoảnh khắc bạn tập trung vào một việc tối quan trọng, có thể giúp bạn nhanh chóng đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở phút kế tiếp, bạn lại mãi nghĩ về cả trăm việc khác bạn cần làm, và thế là sự quá tải đến !Hãy nêu cao tinh thần doanh nhânSteve nói “Hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn.”Không ít lần tôi tình cờ gặp những người thông minh và khôn ngoan đến tuyệt vời. Họ có những ý tưởng rất hay hoặc khả năng kinh doanh, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện “cú nhảy” mà Steve đề cập. Vấn đề ở đây là họ biết họ muốn cái gì, nhưng lại chưa tìm ra cách để có được chúng. Vì thế, họ dừng lại và không tiến thêm nữa.Mặc dù có một kế hoạch hay chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng là rất quan trọng, không nên để việc quá chú trọng vào “LÀM CÁCH NÀO đạt những mục tiêu” khiến công việc của bạn bị đình trệ. Đôi lúc bạn không thể nào biết được tất cả các câu trả lời. Không sao cả, cứ tiếp tục công việc, từng bước một. Cuối cùng, tất cả những chi tiết bạn cần biết sẽ lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, bạn sẽ chẳng tiến được đến đâu.Ca sĩ/tay guitar nổi tiếng Jim Rowland đã từng nói “Sự kỷ luật chỉ nặng một ounce còn sự hối tiếc nặng đến một tấn” (1 tấn = 32 000 ounce). Hãy duy trì tính kỷ luật và lòng dũng cảm để tiến về phía trước theo từng bước nhỏ, và bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về những tiến bộ bạn đã đạt được.Hãy tạo sự khác biệtTheo Steve “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”Tôi thích câu này của Steve vì cả từ “hải quân” và “cướp biển” đều gợi nhớ cho tôi nhiều điều! Tôi đã làm việc 14 năm trong môi trường công ty (chưa kể một khoảng thời gian ở trong quân dự bị) nhưng tôi đã vứt bỏ những điều đó để thành lập công ty Outshine Consulting and The Success Rules. Hiện tại không có sự lựa chọn nào tốt hơn cái nào, nhưng tôi nghĩ điểm mấu chốt cần suy nghĩ ở đây là bạn muốn nắm giữ vị trí gì trong cuộc sống.Nếu chúng ta sống trong một thế giới liên tục thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi thứ đều hỗn loạn. Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công như Steve Jobs, điều tối quan trọng là bạn phải liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng (status quo), tìm kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cách tân và sáng tạo. Việc làm theo những gì có sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và mới mẻ.Bạn muốn có sự thách thức và thay đổi, hay bạn thích sự ổn định? Hãy thành thật với chính bản thân bởi vì không phải ai cũng có thể làm lính hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!Nỗ lực hết mìnhTheo Steve “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công”Nếu bạn “mắc kẹt” trong việc suy nghĩ xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với mình, bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy bạn không thật sự khát khao thành công.Bạn cần tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi một thành công bạn có – dù nhỏ đến đâu - sẽ giúp tạo ra nhiều và nhiều thành công về sau. Khi động lượng tăng lên thì mức độ thành công của bạn cũng tăng theo. Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và động lực làm việc. Trong điều kiện lý tưởng nhất, đó chính là hiệu ứng quả cầu tuyết (Khi một quả cầu tuyết lăn xuống dốc, nó tích lũy thêm nhiều tuyết bám trên bề mặt nên ngày một lớn hơn) Tuy nhiên, bạn vẫn cần có lòng khao khát để đạt được mục tiêu và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó.Không ngừng học hỏiTheo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”Nếu năng lực của bạn không gia tăng, bạn sẽ chết dần. Đây có thể là một câu khó nuốt, nhưng đó là sự thật. Nếu không phát triển, học hỏi và trưởng thành, bạn sẽ trở nên ốm yếu và chết dần. Bạn muốn mình rơi vào trường hợp nào?Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng. Ông không đạt được thành công như ngày hôm nay bằng cách nghỉ ngơi và tận dụng những tri thức sẵn có. Ông liên tục sáng tạo và đổi mới. Điều này chỉ có thể đạt được từ việc không ngừng học hỏi.Thông qua việc xây dựng một mạng lưới quan hệ xã hội hữu hiệu, bạn có thể học được nhiều điều từ những người thông thái. Họ có thể thách đố tư duy của bạn và giúp bạn phát triển ý tưởng và chiến lược mới để đạt được thành công. Học tập cũng giống như tiêu tiền. Bạn có thể mở mang kiến thức mỗi ngày bằng cách nhận thức ưu điểm của những người xung quanh bạn, hoặc đọc sách thay vì ngồi trước màn hình. Sự lựa chọn là của bạn.
Đề bài: Anh chị suy nghĩ gì về câu nói sau: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại".
Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ai cũng như ai, vô tư, hồn nhiên. Thời gian trôi qua, tính cách mỗi con người dần phát triển, và cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi người bắt đầu nghĩ về lợi ích riêng của mình, dần dần dẫn đến những hành động, lời nói bất lợi cho người khác, khiến ngứời khác cảm thấy khó chịu. Đó phình là lòng ích kỉ. Con người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngầm cho kĩ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một gốc mà ra. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỉ muốn vơ hết về mình. Lật lọng, tráo trở cũng bắt nguồn từ ích kỉ vì nhằm đến cái lợi riêng cho mình. Tự phụ, độc đoán, hiếu thắng, háo danh lúc nào cũng cho mình là nhất, xem thường người khác chẳng qua cũng chỉ biết có mỗi mình. Và chắc chắn rằng: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.
Có bao giờ bạn suy nghĩ đến cách sông của mình chưa? Có bao giờ bạn ngồi suy ngẫm rằng mình đã sống ra sao, đã cư xử với mọi người xung quanh như thế nào không? Tôi thì có đấy, nhưng tôi chỉ nghĩ đến nó khi chợt nhận ra rằng mọi người đang tránh xa tôi, đang rời khỏi tôi. Tôi tự thầm trách rằng tại sao lại đối xử với tôi như vậy. Chắc hẳn không riêng gì tôi, mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ như thế trước tiên mà quên mất rằng bản thân mình đã làm gì cho họ, đã cư xử như thế nào? Như ông bà ta có câu: “Không có lửa ỉàm sao có khói”. Vốn trong con người mỗi chúng ta, không nhiều thì cũng có một chút lòng ích kỉ. Người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ về mình theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo; Của họ thì bỏ cho bò nó ăn’ sẽ có lúc bị người đời xa ỉánh và loại trừ thành “người thừa”.
Đề bài: Hãy bình luận câu nói ” Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ một số người mới có cuộc sống đích thực”
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói ” Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ một số người mới có cuộc sống đích thực”
Đã bao giờ, giữa cuộc sống bề bộn, bạn dừng lại và ngẫm nghĩ về cuộc sống của chính bản thân và tự hỏi rằng:” Liệu mình có đang sống một cách có ý nghĩa hay không? Mình đang sống như thế nào?”… Không dễ gì để có thể trả lời xác đáng những câu hỏi này.” Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ một số người mới có cuộc sống đich thực” – quan niệm về cuộc sống này có lẽ sẽ giúp chúng ta phần nào trả lời những câu hỏi ấy và tìm ra những giá trị sống đích thực cho bản thân.
“Ai cũng có cuộc sống”, hẳn là như vậy. Chúng ta được cha mẹ sinh ra, được tồn tại trên cõi đòi này, tức là chúng ta có cuộc sống của riêng mình. Có cuộc sống, ấy là khi ta có thể hít thở, ăn uống, đi lại, nói cười… Nhưng con người phải làm việc, phải ước mở, phải phấn đâu, phải biết yêu thương, phải có suy nghĩ, nhận thức… thì mới gọi là cuộc sống đích thực. Như vậy, ý kiến nếu trong đề bài chính là một lời khuyên mỗi con người phải cố gắng để được sống một cuộc sống có ý nghĩa.
Khác với con thú chỉ sống và hoạt động theo bản năng tự nhiên, con người có trí tuệ dẫn đường và soi sáng, có khả năng phân biệt đúng – sai, lợi – hại. Nhà văn N.Oxtotopxki đã từng viết trang tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy rằng: Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận” Tuy nhiên, có không ít người sống thiếu niềm tin, không mục đích, lí tưởng và hoài bão. Lại có những kẻ sống trong những toan tính nhỏ mọn, những ý nghĩ xấu xa, thì càng không thể có cuộc sống đich thực… Những con người ấy dường như chỉ tồn tại tỏng những ” thế giới riêng” của chính họ. Rồi còn có những kẻ chỉ biết đắm chìm trong những lạc thú của con người; cũng có những kẻ áo tưởng, thoát li thực tại để sống trong sự viễn vông, hão huyền,; hay những kẻ chỉ biết sống ăn bám, vô tích sự hoặc sống an phận thủ thường, hèn nhát, chùn bước trước khó khăn, khiếp sợ trước uy vũ…Cuộc đời của những con người ấy hết sức buồn tẻ, đơn điệu. Họ không hề có cuộc sống đích thực.
Muốn có một cuộc sống đích thực, có ý nghĩa, mỗi con người cần xác định cho mình mục đích, lí tưởng sống. Chúng ta phải biết sống không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, cho cả cộng đồng, cho dân tộc. Chúng ta cũng cần biết sống không chỉ biets nhận về mà con phải biết cho đi, không chỉ biết tận hưởng mà còn phải biết tận hiến.
Cuộc sống đầy những bộn bề, hối hả, gấp gáp, cho nên hãy biết lựa chọn để không sống hoài sống phí, sống một cách vô nghĩa. Đôi khi chúng ta phải cố gắng đua bằng tất cả tâm huyết và sức lực để đạt đến mục đích. Nhưng đôi khi, chúng ta cũng phải dừng lại để lắng nghe, để tận hưởng và cảm nhận những thanh âm của cuộc sống, thấu hiểu sự chua ngọt, đắng cay và hạnh phúc ở đời.
Chúng ta thật may mắn vì đã được sinh ra và sống trên cõi đời này. Vậy nên hãy sống sao cho đáng sống, đừng để cơ hội mà Tạo hóa ban tặng trở nên vô nghĩa.
Dàn ý nghị luận về câu nói: ''Học tập là cuốn vở không có trang cuối''
1. Giải thíchHọc tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.2. Phân tích – chứng minhCon người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức - kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê - nin: "Học, học nữa, học mãi". Đắc – uyn: "Bác học không có nghĩa là ngừng học"Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.3. Đánh giá – mở rộngHọc tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta.4. Bài họcNhận thứcCoi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự học (chìa khóa để học tập suốt đời)Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cần thiết ở người lao động mới)Hành độngCần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để có cơ sở học nâng cao.Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hànhCó kế hoạch học tập và ý thức thực hiện kế hoạch đó, ứng dụng những điều đại học vào cuộc sống.Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất (học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, Internet...)
Bài văn mẫu nghị luận về câu nói: ''Học vấn là cuốn vở không có trang cuối''
1. Bài văn mẫu 1Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: "Học tập là cuốn vở không có trang cuối".Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. "Học tập là cuốn vở không trang cuối" là một cách nói ẩn dụ. "Cuốn vở không trang cuối" là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới... làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet... mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng học chưa bao giờ dừng lại.Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá "sinh viên quốc tế của năm". Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện."Học tập là cuốn vở không có trang cuối". Lênin cũng đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng "học phải đi đôi với hành" và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: "Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí"."Học tập là cuốn vở không có trang cuối" là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @. Trong thời buổi hội nhập này, câu nói càng thêm phần ý nghĩa.2. Bài văn mẫu 2Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển."Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất"
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống.
Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.
Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
Đề bài: Nghị luận về câu nói "Cái gì cũng nhàm chán trừ việc học hỏi"
Bài làm
Học tập là công việc mà một bộ phận lớn người tham gia. Từ trẻ em cho đến người già đều có thể học tập. Nhiều đứa trẻ may mắn sinh ra ở một nơi có nền văn minh tân tiến, việc học trở thành bắt buộc. Nhiều đứa trẻ vì thế mà chán ghét việc học. Bởi chúng đã không hiểu rõ được mục đích của việc học cũng như ý nghĩa của việc học một cách đầy đủ. Đơn giản chúng chỉ nghĩ, việc học là bắt buộc là phaỉ làm giống như ngày ngày phải đến một nơi mà chúng không thích. Nhưng nếu chúng đến một vùng quê nghèo khó nào đó, nhìn những đứa trẻ kém may mắn khao khát được đi học, chúng mới trân trọng những gì mà chúng được hưởng. Bởi "cái gì cũng nhàm chán cả trừ việc học hỏi".
Đây là câu nói khá nổi tiếng của Virgile. Để có thể hiểu được cặn kẽ ý nghĩa của câu nói nổi tiếng này, trước hết ta phải hiểu được chính xác nghĩa của từ học hỏi. "Học hỏi" trước hết là học. Chắc hẳn không ai là không biết học là như thế nào. Nhưng "học hỏi" không chỉ là "học" mà còn "hỏi". "Học hỏi" là cả một sự khám phá. Chân trời kiến thức là bao la rộng mở nên "học hỏi" cũng vì thế mà phong phú bao la. Chính vì thế mà nó luôn mang đến những điều mới lạ cho chúng ta. Nên chẳng bao giờ là "nhàm chán" cả. "Nhàm chán" là trạng thái tâm lí của con người khi phải lặp đi lặp lại một hành động, việc làm nào đó. Và bất kể cái gì cũng nhàm chán. Bởi đa số những hành động của con người là bất biến, hành động ấy lúc nào cũng chỉ như vậy không có gì thay đổi cũng như không có gì mới lạ cả. Mà con người luôn muốn có những cảm giác mới lạ. "Nhàm chán"là trạng thái tâm lí dễ gặp nhất. Vì đâu phải ai cũng nhận ra được những thú thích trong khi học hỏi. Một nhân viên văn phòng thường than thở về công việc của mình. Vì anh ta ngày nào cũng làm những công việc ấy, vào giờ ấy, ở chỗ ngồi ấy, với tư thế ấy. Không có gì thay đổi cả. Nhiều người còn nói với tôi: "Ước gì được trở lại cái thời còn là học sinh sinh viên". Không phải họ muốn trốn tránh nỗi lo cơm áo gạo tiền, mà họ muốn trở về với những niềm đam mê, những thú vui của việc học, được khám phá những điều ta chưa biết. Kiến thức là mênh mông. Bởi tri thức nhân loại luôn phát triển không ngừng. Không khi nào nó thôi phát triển. Những điều mà con người khám phá ra là mênh mông. Từ những gì mà con người học được, họ lại phát triển lên tầm cao mới. Việc học hỏi cũng vì thế mà chưa bao giờ có điểm dừng. Có người từng nói:" Học tập là suốt đời" quả không sai. Có rất nhiều lĩnh vực để ta học hỏi và khám phá. Từ nghệ thuật văn chương cho đến khoa học xã hội. Chúng luôn phát triển như những nấc thang nối tiếp nhau không ngừng. Nếu nói về việc học hỏi, có lẽ bạn chẳng bao giờ ngừng lại. Bạn biết không, học hỏi đâu chỉ là trong sách vở, trên ghế nhà trường.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro