Phân tích Chí Khí Anh Hùng
Mở bài: Danh nhân văn hóa thế giới - đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của VN. Nhắc đến Ngx Du ngta ko thể ko nhắc đến "Truyện Kiều", một kiệt tác của thi ca và văn học VN. Một tác phẩm chứa đựg tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con ng và lên tiếg tố cáo xã hội pk thối nát. Đoạn trích "Chí khí anh hùng" trích trog " Truyện Kiều", Ngx Du đã dành nhx lời thơ hay ý đẹp của mình để nói về TH - ng anh hùg lí tưởng có nhx phẩm chất cao đẹp, phi thường.
" Nửa năm hương lửa đương nồng,
....
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi."
Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh hùng của tác giả và cũng chính ý nghĩa của nhan đề nói lên lí tưởng, nghị lực, mục đích cao cả của 1 vị anh hùng. Khi kể về cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào chốn lầu xanh thì TH như một vị anh hùng lí tưởng ấy bỗng nhiên xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc " Trai anh hùng gái thuyền quyên - Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng." Nhưng TH ko bằg lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàg Kiều tài sắc, đoan trang, chàng muốn có sự nghiệp lớn cho riêng mình. Nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi và hình ảnh người anh hùng lúc lên đường được tái hiện lại ở bốn câu đầu:
"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong."
Dù cho Thúy Kiều và Từ Hải đã có nửa năm bên nhau, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng với hoài bão lớn của người anh hùng, Từ Hải đã "động lòng bốn phương". Cách sử dụng từ ngữ đầy tính ước lệ đã làm nổi bật lên khát vọng lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" không chỉ tái hiện hình ảnh con người mạnh mẽ, hào hùng đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn mở ra tâm thế nhân vật không hề có một chút nào là do dự luôn hành động thật dứt khoát, quả quyết. Trong một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ "trượng phu" cho Từ Hải để khẳng định sự trân trọng, kính phục của ông đối với Từ Hải. Nguyễn Du xây dựng hình ảnh Từ Hải là con người có mưu cao, có tài sánh ngang cả vũ trụ. Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ân nhân, một tri âm tri kỉ. Vì vậy, trước quyết tâm ra đi thực hiện nghiệp lớn của chồng mình, Thúy Kiều đã xin đi theo để chăm sóc cho chàng.
" Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!"
Kiều xin đi để được làm trọn chữ "tòng" vì theo nàng thì "xuất giá tòng phu" lấy chồng thì phải theo chồng, nguyện cùng chồng gánh vác mọi chuyện. Nhưng TH đã từ chối mong muốn của Kiều, khéo léo đưa ra câu thuyết phục rằng đã là "tâm phúc tương tri" có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can TH, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay "mười vạn tinh binh", sẽ trở về trong hào quang chiến thắng "tiếng chiêng dậy đất", "bóng tinh rợp đường", để đem lại địa vị và danh phận vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã đưa ra lời hứa sắt đá rằng "một năm sau" chàng nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn để Kiều yên tâm, ko lo lắng.
Sau lời hứa ấy là lời can ngăn Kiều khi nhắc đến thực tế gian nan vào những ngày đầu lập nghiệp, sâu thẳm bên trong đó là sự lo lắng, là tình yêu thương không muốn Kiều đi theo phải chịu khổ cực, nay đây mai đó " bốn bể không nhà". Qua đó ta có thể thấy những phẩm chất trượng phu trong con người của Từ Hải, đó là con người nên dùng hành động để thực hiện tình cản với người mình yêu.
" Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi."
Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi,.. tất cả đều bộ lôk chí khí anh hùng trong TH. Tác giả đã mượn hình ảnh chim bằng tung cánh bay lên cùng "gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dậm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngáy ngất say men chiến thắng cùa con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. TH hiện ra như 1 vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa lí tưởng và tình cảm.
Đoạn trích tuy ngắn nhưng mà thể hiện được ý nghĩa về lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du: phải chiến thắng cái bình thường, tầm thường để hướng tới cái phi thường. Cho ta thấy giấc mơ về một xã hội tự do, công bằng của đại thi hào dân tộc ND.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro