Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

#2 khổ đầu#Bếp lửa- Bằng Việt.

#Tham khảo vv nha nhớ cho tớ 1 sao nhé 🍀#.

      Trong cuộc sống của mỗi người ai cũng có chỗ mình những kỉ niệm đẹp.Tế Hanh có "con sông xanh biếc" với những người bạn bơi lội vui đùa.Giang Năm có"thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường". Nguyễn Duy có một "sân chơi ₫áo chơi vòng" của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng.Và Bằng Việt cũng vậy,ông cũng có tuổi thơ cho riêng mình, đó là một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà cùng bếp lửa thân yêu. Và từ những kỉ niệm đó bài thơ  "Bếp lửa" đã ra
đời.
         Bài thơ được tác giả viết năm 1963 khi ông đang là sinh viên ngành luật ở Nga. Và sau được đưa vào tập "hương cây-bếp lửa" là tác phẩm đầu tay của ông cùng Lưu Quang Vũ.Qua bài thơ cùng dòng hồi ức của mình nhà thơ ₫ã cho ta cảm nhận được những tình cảm sâu sắc của người cháu nhớ về bà,về bếp lửa, được tái hiện rõ qua hai khổ thơ đầu:
      #Trích dẫn cả 2 khổ vào nhé:>#
      Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa quen thuộc của làng quê Việt Nam, từ đó gợi nhắc cho tác giả những hồi ức tuổi thơ với bóng dáng người bà được khơi nguồn cảm xúc:
  "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
    
    Ba tiếng" một bếp lửa" được lặp lại ngay ở đầu bài thơ bởi lẽ đây là hình ảnh quá quen thuộc với người dân Việt Nam ở làng quê. Hình ảnh ấy còn gắn liền với người bà tần tảo sớm hôm bên căn bếp nhỏ.Bởi vậy hình ảnh bếp lửa có thể coi là khơi nguồn cho mạch cảm xúc của tác giả về người bà thân yêu của mình.
       Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thơ thân thuộc, gần gũi, giọng thơ sâu lắng kết hợp với từ láy tượng hình "chờn vờn" khiến ta hình dung thấy làn sương sớm đang bay nhè nhẹ trên mặt đất hòa cùng không khí, vờn quanh bếp lửa, đồng thời cũng gợi ra cái kí ức mờ nhòa trong tâm hồn nhà thơ. Thời gian làm mai một đi kí ức khiến nó không còn quá rõ ràng nhưng tình cảm tác giả giành cho bà vẫn vậy chưa bao giờ là hết sâu đậm.Từ ngữ"ấp iu" là sự sáng tạo mới mẻ của tác giả ,₫ó là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai từ "ấp ủ"," nâng niu", gợi ₫ôi bàn tay khéo léo, dịu dàng, tần tảo của bà đối với cháu.Tấm lòng đó "biết mấy nắng mưa". Cháu vẫn luôn cảm nhận được, để rồi:
      "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
     Hình ảnh ẩn dụ"mấy nắng mưa" gợi lên phần nào bất vả,lộ toàn của bà, khi nhớ về bà cảm xúc ấy vang vọng, mảnh liệt trong lòng cháu. Từ"Thương" được tác giả sử dụng trực tiếp, rõ ràng , nhà thơ hiểu và thương cho một đời vất vả của bà , đối với con cháu thương yêu vô bờ bến.Tình cảm thiêng liêng ấy ta cũng có thể bắt gặp trong "tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh:
      "Tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc
      Đêm cháu về nằm mơ giấc ngủ hồng sắc trứng"
     ....... còn tiếp.....
  





#Cho tớ 1 sao nhé các reader thân yêu 🍀#
     _Leehna1327🍀_
    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro