Văn học phương tây - Tranlamhp8
Cái nghịch dị của hình tượng nghệ thuật
trong sáng tác của Franz Kafka
F.Kafka là một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn học thế kỉ XX, ông đã khiến
văn đàn thế giới phải chuyển mình tích cực. Ông có thể được xem như một “cơn
động đất” cực mạnh khiến cho chủ nghĩa hiện đại có khả năng khuyếch tán rộng
khắp tới mọi nền văn học.
Trong số tất cả những sáng tạo mang tính nguyên tắc của các nhà hiện đại chủ
nghĩa thì cái nghịch dị được xem là ưu tiên số 1. Và chính F. Kafka là người tiên
phong sáng tạo ra “cái nghịch dị”. Cùng với những phá cách về phương thức tự sự
và cấu trúc tự sự, giọng điệu, điểm nhìn về thế giới và con người, phạm vi chủ đề,
cách xây dựng hình tượng và chiếm lĩnh hiện thực..., yếu tố nghịch dị đi trong tác
phẩm của Kafka bằng một hình dạng khác thường, kì lạ, nhiều màu sắc đã đẩy vết
đứt gãy của “cơn động đất” - Kafka nên sắc nhọn hơn và cũng vọng lại sâu sắc hơn
thanh âm muôn thuở của văn chương phương Tây.
Cái nghịch dị trong sáng tác của Kafka nó nhẹ nhàng chồi lên khỏi câu chữ nhưng
nó không nằm yên tại đó mà nó va đập với thế giới và khủng khiếp hơn nó va đập
vào chính nội tâm nhân vật. Yếu tố nghịch dị trong tác phẩm của F. Kafka vừa cái
vỏ bọc để vừa chứa đựng, vừa bộc lộ một cách cụ thể thế giới tinh thần, thế giới
bên trong và đồng thời ngay bản thân nó cũng là một thế giới trừu tượng mang cơn
Theo Từ điển Văn học, khái niệm “nghịch dị” (grotesque) cũng có cách dịch khác
là thô kệch hoặc kỳ quặc. Thuật ngữ chỉ một kiểu hình thức tổ chức nghệ thuật
(hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, vào tính trào phúng, tính
ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc
và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa” (trang 1053, Từ điển
văn học - bộ mới, Nxb Thế giới, H. 2004).
Yếu tố nghịch dị đã xuất hiện và gắn liền với đời sống văn học từ trong thần thoại,
biểu hiện quan niệm duy vật tự phát của dân gian về tồn tại và phát triển lên đến
đỉnh cao với nghệ thuật thời Phục Hưng và mang tính “lưỡng trị”. Đến thế kỉ XX,
yếu tố nghệ thuật này có những sự biến đổi để vừa vặn với kích cỡ chiếc áo của
thời đại. Xu thế của kiểu nghịch dị này là sự biến hóa đột ngột từ thế giới quen
thuộc “của ta” thành thế giới xa lạ và thù nghịch do “nó” cai quản. “Nó” là một thế
lực phi nhân và không thể hiểu được, một “tinh thần tất yếu” tuyệt đối biến con
người thành con rối, nghịch dị thấm nhuần “nỗi sợ sống”, thấm nhuần ý thức về
tính phi lý của tồn tại” (trang 1054, Từ điển văn học - bộ mới, Nxb Thế giới, H.
Như vậy, cùng với sự biến đổi và phát triển, yếu tố nghịch dị đến thế kỉ XX đã
hiện hữu trong văn học như là sự biểu thị cho cái phi lý, trái ngược với cái thông
thường. Đó không phải là cái huyễn ảo giả tưởng được đặt ra như một sự giả định
hiện thực. Nghịch dị dịch chuyển giữa cái thực và cái phi lý. Nó là cái phi lý của
hiện thực có thực. Như vậy, có thể hiểu, yếu tố nghịch dị là yếu tố tạo nên hình
tượng trái với thông thường, ở dạng thức méo mó, lệch lạc so với thông niệm.
Và trong sáng tác của F. Kafka, yếu tố nghịch dị ám khói lên nhân vật, tạo tác cả
một màn sương mù có khi u uất, có khi huyễn hoặc, nhẹ nhàng nhưng bủa vây,
tĩnh lặng và mờ ảo nhưng luôn gào thét, cuồng nộ. Đi ra từ cuộc sống đời thường
và từ cuộc đời tác giả, những nghịch dị ấy vừa mang tính thời đại, vừa đi sâu vào
bản thể con người, chạm đến những vấn đề muôn thuở của cuộc sống.
Cái nghịch dị trong các tác phẩm của Kafka để thể hiện rõ nét qua hình tượng nghệ
thuật - “Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo
quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật ”(trang 146, Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, H. 2009).
Hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Kafka là một hiện tượng độc đáo nhất
trong văn học thế giới thế kỉ XX. Qua thế giới đó, Kafka đã cảm nhận được sâu sắc
về tình trạng tồn tại của con người và thể hiện bản chất của thời đại mình một cách
độc đáo mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại.
Chỉ với 3 tiểu thuyết và hơn 20 truyện ngắn, F. Kafka đã vẽ lên một thế giới nghệ
thuật - thế giới của những nghịch dị, thế giới của Kafka.
3.1. Bản thể nghịch dị trung tâm
F. Kafka xây dựng nên những hình tượng nhân vật chứa đựng những ám ảnh về
thân phận con người cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lưu đày ngay trong không gian
sống của mình. Số phận nhân vật chứa đựng những cái phi lý, cái không thể giải
quyết bằng lý trí nhưng khi đi sâu vào ta vẫn thấy le lói cái hợp lý của nó.
Trong tiểu thuyết Biến dạng, Gregor Samsa - nhân vật của truyện - vốn là một
nhân viên chào hàng cần mẫn và nghiêm túc, là nơi nương tựa và niềm tự hào của
gia đình... song một sáng thức dậy, Samsa “thấy mình đã biến thành một con côn
trùng khổng lồ. Lưng anh rắn chắc như thể được bọc một lớp giáp sắt, anh nằm
ngửa dợm nhấc đầu lên nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng phân chia thành
nhiều đốt cong cứng đỏ, tấm chăn bông đắp trên bụng đã bị xô lệch, gần tuột hẳn.
Chân anh nhễu ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hình to
đùng, vùng vẫy bất lực trước mắt anh”.
Số phận nghịch dị của G. Samsa bắt đầu từ đây. Trong cái hình hài của một con bọ
giữa cuộc sống đời thường, người ta sẽ tự hỏi: làm sao có thể huyền hoặc như vậy?
làm sao lại phi lý như thế? Nhưng có như vậy mới là nghịch dị, mới là Kafka. Hiện
tượng biến dạng của Samsa là một sự biến dạng đặc biệt làm ta gợi nhớ sự biến
dạng trong cổ tích thần kì- đó là chu kì trở về nguồn gốc cũ: người " vật " người
hoặc vật " người " vật nhưng cái làm cho tác phẩm của Kafka khác so với truyện
cổ tích là ở chỗ chu kỳ số phận con người là mới lạ: người " vật " chết.
Đến các truyện dựa trên nền tảng cái phi lý vật hóa người của truyện ngụ ngôn
như: Hang ổ, Chó sói và người Ả rập, Nữ ca sĩ Giôđephin, F. Kafka đã tạo ra
những sắc thái phi lí mới trong mê lộ của ông. Nó không ở đâu xa mà ngay trong
cuộc sống tự nó chi phối vận mệnh con người, là đối tượng nhận thức - là không
thể nhận thức. Nút mở là nhân vật suy nghĩ, tồn tại trong phi lý và tính phi lý này
dẫn đường cho toàn truyện . Mở đầu Hang ổ, con vật ở hang mà sống thật bất an.
Nó tạo ra một mê lộ tầng hầm mà không có một phút yên tâm. Trong mê lộ ấy có
một sự gắn kết vô hình giữa các con vật và tấn bi kịch kiếp người.
Có thể nói, yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt của cái nghịch dị trong tác phẩm
Kafka so với thần thoại, cổ tích, tôn giáo nằm ở sự phi thần thánh hóa thế giới.
Đây là một hiện tượng mang tính thời đại, Gắn với sự nhìn lại, đánh giá lại lịch sử
và các huyền thoại nở rộ vào những năm đầu thế kỉ XX, đúng như lời miêu tả của
Heidegger: “Và như vậy, cuối cùng thượng đế đã ra đi. Khoảng trống để lại được
lấp đầy bằng sự thăm dò về mặt lịch sử và các tâm lý huyền thoại”.
Cái nghịch dị trong thân phận của nhân vật trong tác phẩm của Kafka thường được
trải dài từ bản thể đến tha nhân. Cả Gregor Samsa (Biến dạng), Joseph K. (Vụ án)
lẫn K. (Lâu đài) đều thiếu năng lực phản tư để tự nhận ra mình và hoàn cảnh xung
quanh. Chút lóe sáng trong nhận thức của Joseph K ở đoạn kết của Vụ án chỉ là
ánh sao băng qua trời. Nhưng đấy là chớp sáng cho mỗi người thức tỉnh và trầm tư
trước mê lộ của cõi lòng mình.
Để làm nổi bật cái bản thể cô đơn, các nỗi bất an của nhân vật, Kafka thường đặt
nhân vật của mình vào giữa đám đông. Hình ảnh đám đông trong tác phẩm của
ông gắn liền với nguy cơ tha hóa, gợi ý niệm về cái chết. Có những đám đông cầm
cờ, xuất hiện bên nghĩa trang (Giấc mơ), có những đám đông hát những lời ca nhạt
nhẽo như một nghi lễ cúng tế, cởi quần áo và đặt viên thầy thuốc bất lực trên chiếc
giường bệnh nhân (Một thầy thuốc nông thôn), có đám đông chen chúc dọc theo
các hành lang và phòng xử án nơi tầng áp mái (Vụ án)... Trong cách nhìn của
Kafka “Tha nhân là địa ngục”. Mối quan hệ giữa bản thể và tha nhân luôn trong
tình trạng mất liên lạc, không thấu hiểu, con người đã đánh mất sợi dây dẫn đường,
khiến cái tôi không thể nào kết giao, hòa nhập với cộng đồng, và dần dần họ tự thu
mình vào những ốc đảo cô đơn. “Con người cô đơn đi lang thang trong mê cung
vắng ngắt của một thế giới nơi diễn ra những sự mô phỏng lố bịch báng bổ của luật
Khi biến thành con bọ, cứ tưởng đó sẽ là lúc G. Samsa cần sự an ủi nhất thì tất cả
mọi người đều chĩa cái nhìn như mũi nhọn về phía anh: Viên quản lý sợ hãi bỏ
chạy, người mẹ bối rối ngã quị, người cha hung tợn giận dữ, G. Samsa bị ghẻ lạnh
ngay chính tại ngôi nhà của mình, anh phải sống những tháng ngày cô đơn trong
bốn bức tường và bị đối xử như một con quái vật.
Mọi sự nỗ lực của Samsa nhằm làm cho mọi người hiểu mình, nhằm bày tỏ tình
cảm của mình với người thân, chỉ càng đào sâu thêm hố ngăn cách: từ sự kinh
hoàng, sợ hãi trước sự biến dạng của anh, mọi người chuyển sang thái độ ân cần
thương hại, rồi nhanh chóng trở nên thờ ơ và cuối cùng hoàn toàn trở nên xa lạ.
Không những thế họ còn xem anh như một vết nhơ, một nỗi nhục nhã, một sự đe
dọa đối với cuộc sống của mình. Cả gia đình tỏ ra nhẹ nhõm sung sướng như trút
được gánh nặng trước cái chết của con bọ - người Gregor Samsa.
Chúng ta hãy chú ý đến chi tiết nói về sự nỗ lực của Samsa, vượt lên trên mọi nỗi
đau của thể xác, sự mặc cảm xấu hổ về hình hài của mình để lết đến bên cạnh cô
em gái, tìm cách an ủi, động viên cô khi cô chơi đàn, tâm sự với cô về những dự
định tốt đẹp của anh dành cho cô... Song những tình cảm đẹp đẽ ấy của anh không
những không ai cảm nhận được, không ai hiểu được, mà hành động của anh còn là
nguyên cớ làm bùng lên sự giận dữ của cả nhà, dẫn đến kết cục anh phải chết. Rõ
ràng, Samsa và gia đình đồng loạt đã là những con người hoàn toàn xa lạ. Họ
không cùng một “kênh” giao tiếp, họ thuộc về những thế giới khác nhau.
Cảm giác xa lạ của con người về thế giới còn được đẩy lên một mức cao hơn - sự
xa lạ với chính mình. Hình tượng đầy ẩn dụ - G. Samsa bị biến thành bọ, chính là
biểu tượng bi đát về sự tha hóa, lạ hóa con người. Không những không cắt nghĩa
được thế giới mà ngay chính bản thân mình, con người cũng không thể hiểu nổi.
Cuộc sống sẽ đi về đâu khi ngay cả mình cũng không còn là mình, không thể tự lý
giải - mình là ai? Cái bản thể con người đặt trong khối hỗn độn giữa thế giới và
chính mình là nguồn gốc của trạng thái lo âu, bất an khiến nhân vật cứ đứng mãi
trước cánh cổng cách ngăn giữa mình và thế giới. Trong truyện ngắn Khởi
hành mục đích chuyến đi của nhân vật “tôi” chính là “rời khỏi nơi đây”. Truyện
ngắn Làng gần nhất gắn liền với ý niệm về cuộc đời ngắn ngủi đến lạ, về một cái
đích không bao giờ tới, nơi “một kiếp sống bình thường và trôi chảy cũng còn khó
mà đủ cho cuộc lãm du ấy”. Người nông dân tìm đến cửa pháp luật, nhưng đến
chết cũng không được vào (Trước cửa pháp luật). Trong toàn bộ truyện ngắn,
người nông dân - người yêu của anh ta chỉ được nghe nhắc tới loáng thoáng. Nhiều
nhân vật khác không có tên, hoặc nếu có tên thì hình ảnh nhân vật cũng mơ hồ
chẳng kém. Và hầu như chẳng nhân vật nào làm cái công việc của mình. Ta không
thấy Joseph K. hiện ra với tư cách nhân viên ngân hàng, các ông chánh phó giám
đốc không được miêu tả ở cương vị của họ, luật sư Hun không bào chữa cho bị
cáo, họa sĩ Titoreli không vẽ tranh, hai tên đao phủ thực ra chẳng phải vốn là đao
phủ... Họ là ai? Họ làm gì? Họ hành động vì mục đích gì? Chỉ mãi là những câu
hỏi bỏ ngỏ. Cái nghịch dị trong thân phận con người chính là ở chỗ F. Kafka luôn
dán cho nhân vật những dấu hỏi lớn, mỗi nhân vật một dấu hỏi riêng như là một
nhãn hiệu để phân biệt với các nhân vật khác, nhưng cái độc đáo là không ai có thể
trả lời được những câu hỏi ấy, ngay cả chính tác giả.
Joseph K. chết vì lí do gì? Không ai biết, chỉ biết rằng anh vô tội. Vô tội mà phải
chết, chết mà không biết lí do vì sao mình phải chết đã đưa Joseph K. trở thành
một nạn nhân của xã hội tha hóa, với những mối nguy hiểm rình rập xung quanh,
nó đến bất thình lình, giết người cũng bất thình lình.
Joseph K. là nạn nhân của một xã hội bị tha hóa. Trong xã hội tư sản, không phải
ai cũng ý thức được điều này. Mọi người đã quá quen với tình trạng đó đến mức
không còn cảm thấy nặng nề, cũng như họa sĩ Titoreli không cảm thấy chỗ ở của
mình là ngột ngạt, và hai nhân viên khu văn phòng kia thậm chí có thể bị ngất khi
ra chỗ thoáng khí. Joseph K. là người duy nhất cảm nhận được sự thật, vì vậy anh
trở thành một cá nhân cô đơn bị cả một xã hội bao vây và không thể tồn tại. Thân
phận con người được đẩy lên tới mức cao trước sự tồn tại của xã hội mà không làm
sao để thay đổi được. Cái nghịch dị ấy đeo bám con người và không bao giờ buông
tha con người. Và câu nói cuối cùng đầy ái oán của Joseph K. về số phận của
mình: “như một con chó!” chính là sự phản kháng cuối cùng về cái nghịch dị bám
riết lấy anh trong suốt một năm qua.
Trong cuộc sống tinh thần người phương Đông, với cái nhìn nhất thể về vũ trụ, với
quan niệm “thiên nhiên tương đồng”, con người dù cô đơn vẫn còn có một điểm
tựa tinh thần, đó chính là thiên nhiên. Đến với thiên nhiên hòa mình trong đó, con
người không chỉ tìm được sự thảnh thơi trong tâm hồn, mà còn có cảm giác như
được trở về với ngôi nhà thân yêu, đầy ấm cúng của mình. Vì thế, khi muốn diễn tả
sự cô đơn, các nhà thơ cổ phương Đông thường đặt con người trong một không
gian rộng lớn vô biên, xa lạ. Ở đó, họ không tìm thấy một hình ảnh gì thân thuộc
gần gũi với mình, con người như lạc vào một không gian, một thời gian nằm ngoài
dòng chảy cuộc đời.
Như vậy, nếu như trong nghệ thuật phương Đông, nỗi cô đơn của con người
thường được tô đậm trong sự đối lập với không gian mênh mông xa lạ, thì trong
sáng tác của F. Kafka cũng như các nhà văn phương Tây sau này, con người cô
đơn lạc lõng ngay trong những không gian quen thuộc, gần gũi nhất. Con người xa
lạ ngay giữa cuộc sống cộng đồng, xa lạ với người thân, thậm chí với chính mình.
Vì thế, dù hình ảnh con người cô đơn, lạc lõng vốn không phải là hình ảnh hoàn
toàn mới mẻ, lạ lẫm trong đời sống văn học. Song đến G. Kafka nó vẫn tiếp tục tạo
nên những xúc động lớn lao.
3.2. Bản thể nghịch dị vắng mặt
Trong số những biệt tài khi sáng tạo nghệ thuật của Kafka, ta thấy nổi bật lên cái
biệt tài thể hiện cái vắng mặt. Đây được xem là một đặc sắc góp phần làm nên
phong cách nhà văn. Trong tác phẩm của Kafka ta luôn thấy có một nhân vật nào
đó không xuất hiện nhưng lại có sức mạnh, quyền lực không tưởng chi phối tới
tiến trình của truyện và đặc biệt có sự tác động trực tiếp và sâu sắc tới nhân vật
Ở Vụ án có thể thấy một nhân vật vắng mặt nhưng lại đóng vai trò là nhân vật
trung tâm trong tác phẩm đó là tòa án. Một tòa án không có địa điểm xác định,
không nguyên tắc, không luật pháp, gồm nhiều cấp ở đó nó không những “sử dụng
những viên thanh tra hám tiền, đội trưởng canh binh và những viên dự thẩm ngu
độn”, sách luật pháp mà những vị quan tòa sử dụng thì trong đó là “bức tranh thô
tục” nhưng nó lại như ma quỷ hiện hình ở khắp mọi nơi “Chẳng có cái gì là không
thuộc về tổ chức tư pháp!”. Nó như là tất cả thế giới, là cái gì bí ẩn phức tạp không
thể thấy được. Và nó thích ai thì sẽ dìm người ta đến chết mặc dù anh không có tội
“Tổ chức tư pháp chìm ngập trong vô vàn những cái tinh vi! Rồi cuối cùng nó
cũng khám phá ra một tội trạng ở chỗ xưa nay chưa từng bao giờ có cả”. Vì thế mà
ai cũng sợ. Một tòa án phi lý và ta biết chắc nó không có thực trong cuộc sống. Và
đúng thế! Franz Kafka không muốn qua Vụ án chỉ để xây dựng lên một tòa án
quan liêu. Nếu tác phẩm của Kafka chỉ nói có thế thì đâu có thể được coi là nhà
văn tiên phong trong thế kỷ XX, không được coi là một nhà tiên tri. Với tác phẩm
của mình Franz Kafka như muốn nói đến một một thế giới bất ổn với những điều
phi lý, một thế giới mà con người ta thản nhiên chém giết nhau, muốn coi cảnh hấp
hối của người khác như một điều gì thú vị “Đôi mắt đã lờ đờ, nhưng Joseph K. vẫn
còn nhìn thấy hai đứa chụm đầu vào nhau cúi sát xuống mặt anh để quan sát cảnh
Đặc biệt Franz Kafka luôn bị cuốn hút bởi các chi tiết, ông ý thức rất rõ rằng chi
tiết là hình thức xuất hiện của những quy luật không thể thấy, là khả năng để diễn
đạt cái không thể diễn đạt được. Trong thế giới nghệ thuật của Vụ án có một hình
ảnh bao trùm lên tất cả như là ấn tượng duy nhất: một tòa án kết án tử hình người
ta vô cớ. Đó là hình ảnh của một hiện thực hai mặt. Nhà văn không mang đến cho
người đọc những gì có thể tin ngay, phù hợp với yêu cầu thẩm mĩ của sự bắt chước
hiện thực, mà đưa ra một hiện thực tưởng như không thể có mà vẫn có thực.
Xây dựng lên một thế giới nhân vật mờ nhạt với những quan hệ lỏng lẻo “Nhà văn
khao khát tìm kiếm sự thật về kiếp người và mong ước Con người được sống với
Con người, được hòa hợp với gia đình, xã hội và tìm được chính mình trong một
thế giới có ý nghĩa. Mục đích của ông là làm thế nào để nói được bằng nghệ thuật
những điều quan trọng đó về Con người một cách hiệu quả nhất” (Trương Đăng
Trong Trước cửa pháp luật ta cũng thấy một nhân vật ẩn lấp bên trong cánh cửa,
không hề ló mặt ra, không hề được miêu tả chỉ được nhắc tới qua lời thoại của
người nông dân và gã gác cổng, đó là nhân vật đại diện cho pháp luật. Mặc dù,
nhân vật này không xuất hiện nhưng thông qua những gì nó tác động tới các nhân
vật khác cũng đủ thấy được mãnh lực phi thường của nó. Ta không hề biết nhân
vật vắng mặt dùng cái gì và dùng nó như thế nào mà khiến người gác cổng cả cuộc
đời không có phút giây nào lơ là việc canh gác của mình, đồng thời khiến người
nông dân cũng dành cả đời mình để chờ đợi. Đó là ván bài số phận, cả hai chỉ biết
chấp nhận vô điều kiện kẻ mình không hề được gặp mặt.
Trong Biến dạng dù không thấy xuất hiện cũng không hề được nhắc tới ở bất cứ
chi tiết nào nhưng ta vẫn thấy có một nhân vật vắng mặt nào đó đang chỉ huy toàn
bộ tiến trình câu chuyện và đang cố gắng biến nhân vật trung tâm thành con rối để
nó giật dây. Ta vẫn thắc mắc: ai đã khiến G. Samsa biến thành con bọ? Ai đã làm
nên tấn bi kịch đời anh? Kẻ đó là ai? Ta cố gắng tìm mà không thấy và khi đã
không thấy thì ta phải chấp nhận như chính cách bản thể nghịch dị đã chấp nhận
trong tác phẩm mà thôi.
Trong các sáng tác của mình, Kafka không bao giờ đi vào những chi tiết cụ thể,
với nhân vật trung tâm nhà văn chỉ phác họa vài nét không ăn nhập gì lắm với biến
cố cuộc đời của họ, còn với nhân vật vắng mặt thì không hề có một sự miêu tả
mang tính phác họa nào, cả nhân vật trung tâm và độc giả đều “mù” thông tin về
nó. Nó chỉ được gợi ra bằng những tên gọi như quan tòa, pháp luật... và đặc biệt ta
biết được nó nhiều hơn thông qua những gì nó gây ra cho nhân vật trung tâm.
Trong tiểu thuyết Lâu đài ta bắt gặp một con người nào đó đang sai khiến K. và
thách thức K. như một ông chủ nhử mồi con thú đói của mình nhưng tuyệt nhiên ta
không thấy nhân vật đó nổi lên bề mặt câu chữ. Và nhân vật vắng mặt ấy hoàn toàn
đối lập với K.: nó to lớn - K. nhỏ bé, nó mạnh mẽ - K. yếu đuối, nó đông đảo - K.
đơn độc, nó là kẻ thống trị - K. là kẻ bị trị... sự đối lập này tương tự cả với G.
Samsa trong Biến dạng, cả Joseph K trong Vụ án và bất cứ bản thể nghịch dị nào
trong sáng tác của F. Kafka.
Đây thực chất là một dấu ấn sáng tạo của F. Kafka trong thời đại mà mọi thứ
không chỉ được xem xét trong mối liên hệ bề mặt mà phải luôn đặt trong mối
tương quan của cái vô hình, cái vô thức của con người. Điều này cho thấy tầm
nhận thức của F. Kafka với hiện thực cuộc sống là hoàn toàn phủ nhận đi cái nhìn
của các nhà văn hiện thực trước đó, cái nhìn tiên phong của một nhà văn hiện đại
chủ nghĩa. Bởi vì, sau F. Kafka ta sẽ thấy một bộ mặt văn học mới hơn rất nhiều,
khi các nhà văn có sự thay đổi về tư duy và lối viết khiến cho văn đàn thế giới thế
kỉ XX mang tính cách mạng toàn diện, triệt để hơn.
3.3. Bản thể nghịch dị gắn với cái đời thường
Yếu tố nghịch dị trong tác phẩm của Kafka được sinh ra trong đời sống thường
ngày, gắn liền với những điều bình thường, với cuộc sống của con người. Đó
không còn là chiều kích nghịch dị mang tầm vóc thiên nhiên như trong thần thoại
hay vươn đến những kích cỡ dị thường của vũ trụ như những đứa con tinh thần
khổng lồ trong Garagantua và Pantagruel sinh ra từ ngòi bút Rabelais mà là những
nghịch dị có vóc dáng ngày thường. Gắn với cuống rốn đời thường, yếu tố nghịch
dị bước ra từ thế giới Kafka nhẹ nhàng, trầm tĩnh như chứa đựng trong nó cả sự kì
dị, lạ lùng, méo mó so với cái thông thường, cái vốn có, cái hằng có. Nghịch nằm
ngay trong ý hướng tính sống của con người, trong tâm hồn con người, và nó
chiếm hữu một cách choáng ngợp toàn bộ đời sống nhân vật. Đây là cái góc sâu
nhất nhưng không thể lẩn khuất, ẩn náu. Ý hướng tính ấy lộ rõ toàn bộ hình dạng
tâm hồn nhân vật và có cội rễ từ những tổn thương tinh thần thăm thẳm.
Cái hiện thực của đời sống được Kafka tổ chức làm biến dạng đi trở thành cái
huyền ảo nhưng câu chuyện lại kể hết sức mạch lạc, chính xác đến từng chi tiết
khiến không khí huyền ảo, huyễn hoặc trở nên thật hơn cả hiện thực. Người ta gọi
đó là bút pháp ‘‘tượng trưng hiện thực’’.
Vấn đề biến dạng trong truyện ngắn cùng tên của F. Kafka thực chất là đem cái
nghịch dị đặt vào giữa cái đời thường. Việc G. Samsa - nhân viên chào hàng - sau
một đêm ngủ dậy, anh thấy mình biến thành con côn trùng khổng lồ cho ta thấy sự
việc vượt ra ngoài quy luật của không gian thực, trở thành điều nghịch dị. Song
câu chuyện được kể một cách hiện thực triệt để trong chi tiết: Cái con bọ-người
Gregor ấy cảm thấy và ý thức rõ từng thay đổi sinh lý, sinh học trong bản thân,
cũng như thái độ của những người xung quanh, tất cả được biểu đạt bằng một
giọng đầy trìu mến và tuyệt vọng - Chính cách kể hiện thực trong chi tiết này kéo
cái nghịch dị trở về với đời thường, thế giới con người với những lo âu thường
nhật, sự phi lý trong quan hệ giữa người với người.
Sau khi trở thành con bọ, G. Samsa mới có thời gian chiêm nghiệm về cuộc đời
mình - một cuộc sống mà trước kia anh đã quá mải miết chạy theo guồng quay của
nó, dường như anh chưa bao giờ kịp suy nghĩ tới. Anh nghĩ tới những người bạn
đồng nghiệp ‘‘Giống như cung tần mĩ nữ còn mình chạy suốt sáng quay lại khách
sạn để ghi số các đơn hàng, thấy chúng đã ngồi vào bàn điểm tâm’’. Anh nghĩ tới
lão chủ dị bợm và tự dưng chán ghét cái nghề của mình, suy nghĩ tới mẹ, em gái và
bố, đặc biệt là bố sao lại có sự thay đổi nhanh đến vậy ‘‘Đây có đúng là người cha
mà anh từng hình dung... Bố anh người thường mệt mỏi nằm bẹp trên giường
người thường khoác áo ngủ nằm dài trên tràng kỉ không thể đứng dậy nổi’’ vào
những dịp hiếm hoi ra đường ‘‘ông quấn kín người trong chiếc áo bành tô dày
cộm, lê bước nặng nhọc với sự trợ giúp của chiếc gậy cán con...’’ giờ đây đứng
trước mặt anh là một con người đường bệ và đầy uy quyền, tin rằng ‘‘để đối xử với
anh thì chỉ có những biện pháp hà khắc nhất mới thích hợp’’. Điều gì đã khiến
người cha của G. Samsa thay đổi? Chẳng phải là gánh nặng cơm áo gạo tiền sao?
Khi mà người duy nhất trong nhà lo việc mưu sinh cho hết mọi người nay đã trở
thành vô dụng. Và cũng vì thế mà cái nghịch dị mới có thể nằm cạnh cái đời
Rồi chi tiết tiếng còi tàu cứ 30 phút lại réo lên inh ỏi kéo theo những nỗi bất an
dồn dập trong tâm thể của con bọ - G.Samsa cũng là một chi tiết cho thấy cuống
rốn hiện thực đeo bám lấy cái nghịch dị trong tác phẩm của Kfaka. Nếu ví tiếng
còi ấy là nhịp đập của cuộc sống thường nhật thì trái tim đang đập loạn lên trong
lồng ngực của Gregor Samsa được xem là sự lo lắng về cuộc sống mưu sinh, về
việc muộn giờ làm, về kết cục sẽ bị đuổi việc của một con người đội lốt con bọ.
Nghĩa là nằm sâu trong cái nghịch dị có cái đời thường và nằm sâu trong cái đời
thường đã chứa cái nghịch dị.
Điều này, ta sẽ thấy rõ hơn trong tiểu thuyết Vụ án. Nhà văn đã sử dụng chất liệu
của cuộc sống đời thường như: bị cáo, tòa án, luật sư, thẩm phán, khu văn phòng,
nhà trọ, chỗ ở của họa sĩ, nhà kĩ nghệ da, linh mục, đao phủ... Nhưng các chất liệu
ấy được nhà văn làm biến dạng đi, tổ chức lại theo kiểu cách riêng khác với kiểu
cách vốn có của đời sống thực. Bằng ngòi bút điêu luyện của mình F. Kafka đã
đưa thế giới tòa án ra các vùng ngoại ô nhớp nhúa, lên tầng áp mái của những khu
cư xá, ông bố trí phòng xử án trong căn buồng vừa chật vừa tối, vừa thấp bé, ông
sắp xếp khu văn phòng tòa dọc các dãy hành lang cửa đóng kín mít, ông để cho
họa sĩ Titoreli sống trong căn phòng bé như cái hộp, không có lỗ thông hơi, bị cáo
bị kết tội nhưng không được biết lí do.
Tất cả những điều ấy, quy chiếu về mối quan hệ giữa con người với xã hội khi
bước vào thế kỉ XX - thời đại mà con người phải đối mặt với chính mình trong
cuộc sống tư bản như cơn lốc xoay với sức mạnh vô biên cuốn tất cả vào guồng
quay của nó. Bởi vì, kinh tế càng phát triển, khoa học càng tiến bộ con người ta có
nhu cầu nhận thức cao hơn về thế giới. Con người không bằng lòng, thậm chí
không tin vào những gì mình đã biết, được biết mà muốn lí giải nó sâu sắc hơn
bằng một hệ giá trị khác trước. Có nhận thức được hay không nhận thức được thì
đều đẩy con người rơi vào bế tắc, bất an. Không nhận thức được thì chắc hẳn sẽ rơi
vào bế tắc, cố lí giải mà không lí giải nổi, nhưng nhận thức được nối lại cũng rơi
vào bế tắc vì không biết phải đối mặt với nó như thế nào. Chính bởi thế, cái nghịch
dị trong sáng tác của F. Kafka có nguồn gốc từ cái đời thường, nó được sáng tạo ra
để vừa lí giải hiện thực vừa làm khó hiện thực. Và điều này, còn tồn tại dai dẳng
cho đến thời đại chúng ta khi đã bước sang thế kỉ XXI.
Tìm hiểu về cái nghịch dị trong hình tượng nghệ thuật của F. Kafka phần nào bổ
sung vào những kiến giải về tầm vóc vĩ đại của một thiên tài văn học này. Với ba
tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài, Biến dạng, Franz Kafka đã trở thành một nhà văn lớn
của thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce, Marcel Proust. Ông tin chắc rằng có nhiều
thế lực vô hình giấu mình trong tâm thức nhà văn và một khi "biển cả đã đóng
băng" bị nứt nẻ ra, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà
Trong một lá thư gửi người bạn vào tháng giêng năm 1904, Kafka viết: “Tác phẩm
là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta”. Kafka đã lấy cuộc đời
đặt cược cho văn học như vậy.
Không lấy vợ, đẻ con, không suy tính đến tương lai, mỗi đêm ngồi viết đến tảng
sáng, mắc bệnh lao, thổ huyết đều đều, cũng chẳng màng đến hư danh, khi chết để
lại chúc thư uỷ thác cho người bạn Max Brod việc thiêu đốt tất cả những sáng tác
mà Kafka chưa hoàn tất, chưa ưng ý.
Nhưng may mắn thay, di chúc của Kafka đã bị phản bội. Max Brod đã không ném
vào thần lửa các tiểu thuyết như Vụ án, Lâu đài, Biến dạng. Chỉ từng đó thôi cũng
đã bảo đảm cho Kafka vị trí nhà văn lớn nhất thế kỷ XX, một trong số những nhà
văn khai mở cho nền tiểu thuyết hiện đại.
Phân tích bài "Đám tang lão Gô-ri-ô" của Ban-dắc
Ban-dắc(1799 - 1850) là nhà tiểu thuyết Pháp nổi tiếng, “một bậc thầy của
chủ nghĩa hiện thực”. Ông đã sáng tạo ra bộ “Tấn trò đời” đồ sộ, bất hủ gồm
97 tác phẩm với trên 2.000 nhân vật. Miếng da lừa (1831), Ơ-giê-ni Grăng-
đê (1833), Lão Gô-ri-ô (1834), Ảo mộng tiêu tan (1937 - 1843),... là những kiệt tác
Bằng ngòi bút chân thực, cụ thể lịch sử, Ban-dắc đã xây dựng hàng loạt tính cách
điển hình trong những hoàn cảnh điển hình qua bộ "Tấn trò đời", tác giả đã phê
phán xã hội tư sản, ví nó như một tấn hài kịch, trong đó đồng tiền tác oai tác quái,
gây ra biết bao bi kịch đau lòng.
1. Lão Gô-ri-ô xưa kia nhờ buôn bán lúa mì mà giàu có. Nhưng hai “ái nữ” của
lão đã bòn rút đến đồng vàng cuối cùng. Cuối đời, lão sống cô đơn, nghèo khổ
trong cái quán trọ tồi tàn của mụ Vô-ke. Lão chết năm 69 tuổi. Không một người
thân thích. Người ta đã tháo đinh quan tài, đặt lên ngực lão “cái hình ảnh” của
hai cô con gái yêu thương của lão khi chúng nó “còn bé bỏng, đồng trinh và trong
trắng...” - Một chi tiết hiện thực vô cùng chua chát nói lên sự vô tình, bạc bẽo của
hai đứa con gái lấy chồng giàu sang.
2. Chỉ có Ra -xti-nhăc và Cri-xtô-phơ (hai người cùng ở chung nơi quán trọ)
cùng với hai gã đô tùy đưa quan tài lão Gô-ri-ô đến ngôi nhà thờ Thánh Ê-
chiên đuy Mông. Xác chết của lão nghèo khó được đặt trước một giáo đường nhỏ,
thấp và tối. Tang lễ sơ sài, qua quýt mất hai mươi phút với cái giá bảy mươi quan
do hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Tang lễ qua quýt thế thôi,
bởi lẽ “trong một thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm
phúc”. Như vậy là , Thánh đường, linh mục, tang lễ... đều được cân, đo, đong, đếm
Bọn người có mặt trong tang lễ cũng vì tiền mà đến. Cri-xtô-phơ vì “nghĩa vụ” mà
anh ta đến đưa đám, vì lão Gô-ri-ô chết “đã làm cho anh ta kiếm được mấy món
tiền đãi công kha khá”.
3. Không có người đưa đám, lại đã năm giờ rưỡi rồi, xác chết lão Gô-ri-ô được
chở nhanh đến nghĩa địa. Lúc ấy có hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có
người ngồi, một của bá tước Đơ Re-xtô, và một của nam tước Đơ Nuy-xinghen theo sau chiếc xe tang đến nghĩa địa! Dù là con gái, nhưng nay đã trở thành
một mệnh phụ phu nhân rồi, không thể đi đám ma một kẻ nghèo khó, hèn mọn!
Một nét vẽ sâu sắc lên án đạo lí suy đồi, tình đời bạc bẽo!
3. Cảnh hạ huyệt vội vội vàng vàng. Bài kinh ngắn cầu cho kẻ xấu số do chàng
sinh viên trả tiền (như một sự bố thí). Người nhà hai cô con gái và đám người nhà
đạo biến ngay! Hai gã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất xuống cho lấp chiếc áo
quan thì ngẩng đầu lên đòi tiền đãi công! “Ơ-gien móc túi và thấy không còn đồng
nào, chàng buộc phải vay Cri-xtô-phơ hai mươi xu”. Cái món nợ này lại ghi vào sổ
nợ của người xấu số ngày một thêm chồng chất! Ai sẽ trả cho lão Gô-ri-ô?
Cảnh nghĩa địa là “ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt” trên bầu trời
có những đám mây. Trong cái khung cảnh buồn bã ấy, Ra-xti-nhắc “não lòng
ghê gớm...”, “giọt nước mắt trào ra...”. Đây là giọt nước mắt duy nhất trong đám
Một đám tang của kẻ già nua, cô đơn và nghèo hèn. Số tiền làm lễ ở nhà thờ, tiền
đọc kinh cầu nguyện lúc hạ huyệt, tiền đãi công phu đào huyệt, và tiền thuê đòn
đám ma - bấy nhiêu khoản tiền, ai bố thí cho lão Gô-ri-ô? Cha cố và con chiên, cha
và con,... tất cả đều vì tiền. Bằng những chi tiết chân thực, cụ thể, Ban-dắc đã làm
hiện lên một đám tang của kẻ nghèo hèn trong cái xã hội kim tiền, tình đời đen bạc.
Chúng ta hãy đọc lên vần thơ này để ai điếu lão Gô-ri-ô bất hạnh:
... “Ai chết đó? Trục xoay và bánh đẩy,
Xe tang đi về tận thế giới nào?
Chiều đông tàn lạnh xuống tự trời cao,
Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó...”
(“Nhạc sầu” - Huy Cận)
Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô đ**ược nhà văn xếp vào Những cảnh đời tư thuộc phần
Khảo luận phong tục. Đó là câu chuyện về một ng*ười cha, một t***ư sản mới
phất sau 1789 − với những mối quan hệ của ông ta trong xã hội. Lão Gô-ri-ô vừa
là sản phẩm vừa là nạn nhân thê thảm của xã hội kim tiền mà ông ta là một thành
viên tích cực tạo nên nó. Và lão Gô-ri-ô không phải là trường hợp cá biệt, bởi nh*ư
lời phu nhân Đơ Lăng-giê nói với Ra-xti-nhắc “mình chẳng thấy tấn bi kịch đó
diễn ra hàng ngày đó sao ? Chỗ này thì đứa con dâu đâm ra xấc láo hết nư*ớc với
ông bố chồng đã hi sinh tất cả cho thằng con trai. Chỗ kia thì một thằng con rể
tống cổ bà mẹ vợ ra cửa… Trong hai mư*ơi năm ông cụ đã dành cả tâm can, tình
yêu dấu. Trong một ngày ông cụ đã cho tất cả cơ nghiệp. Quả chanh đã bị vắt kiệt
rồi, mấy cô con gái liền vứt ra góc đ**ường…”. Thực ra Lão Gô-ri-ô khai thác
một đề tài không mới. Trư**ớc Ban-dắc đã có Sếch-xpia với Vua LiaĐỏ và đen.
Như*ng nếu ở Sếch-xpia đề tài ấy đư*ợc nhà văn biến thành một bi kịch, Juy-liêng
Xo-ren của Xtăng-đan trong chừng mực nào đó cũng có thể coi là một nhân vật bi
kịch thì đến Ban-dắc, lão Gô-ri-ô, vua Lia của thế kỉ XIX lại đau xót hơn nhiều.
Cũng đã chết vì sự bội bạc của các con, nhưng cái chết của ông thật thảm
thư**ơng, nó không có khả năng gợi lên một thứ tình cảm thiêng liêng nào cả,
ngoài những giọt nư*ớc mắt hiếm hoi của Ra-xti-nhắc. Cùng là những thanh niên
nghèo có khát vọng tiến thân, Juy-liêng vừa muốn tiến thân, vừa muốn giữ nhân
cách, khinh bỉ xã hội thư*ợng l*ưu và cuối cùng chàng từ chối xã hội ấy thì Ra-xtinhắc lại muốn hoà nhập với nó bằng mọi cách. Đề tài về sự tha hoá của con người
trước sức mạnh của đồng tiền đã được Ban-dắc khai thác một cách triệt để. Với
một chủ đề không mới, Ban-dắc đã có một sự lí giải hoàn toàn mới và đầy thuyết
Trong tác phẩm của mình, Ban-dắc đã không chỉ phản ánh hiện thực mà còn phân
tích mổ xẻ từng ngõ ngách của nó. Ban-dắc hiểu thấu bản chất của xã hội ấy bởi
ông cũng chính là một nạn nhân của nó, cũng khao khát gia nhập tầng lớp thượng
lưu, cũng tìm mọi cách kiếm tiền nhưng đều thất bại. Trong xã hội ấy, quá trình
tha hoá của con ngư*ời diễn ra rất nhanh chóng. Cả xã hội nhảy múa trong ánh hào
quang của kim tiền, tranh nhau lao vào để giằng xé lấy tiền bạc và quyền lực. Nhân
vật Ra-xti-nhắc với tham vọng bư***ớc chân vào xã hội th**ượng l***ưu,
đư***ợc trở đi trở lại trong tác phẩm chính là hiện thân của Ban-dắc ở một số
phư***ơng diện nào đó, Ban-dắc luôn có tham vọng trở thành một vĩ nhân, bởi
theo ông, “Những ng**ười có tham vọng thì gan sẽ mạnh hơn, máu nhiều chất sắt
hơn, tim nóng hơn những người khác” (Lời Vô-tơ-ranh nói với Ra-xti-nhắc). Bao
nhiêu năm lăn lộn để thực hiện tham vọng, Ban-dắc đã chuốc lấy nhiều thất bại
như**ng ông cũng đư**ợc rất nhiều với t***ư cách là một nhà văn. Ông hiểu ra
những ngóc ngách tối tăm nhất của xã hội thượng lư***u Pari, “sự đồi bại đang
phát triển, tài năng thì hiếm hoi”, “Tôi đố cậu đi hai bư**ớc trong cái thành phố
này mà không gặp những âm mư**u tính toán kinh ng***ười” (Lời Vô-tơ-ranh nói
với Ra-xti-nhắc). Bằng một giọng điệu cay nghiệt như**ng chân thực, nhà văn đã
chua xót nhận xét về kinh thành Pa-ri hoa lệ thế kỉ XIX dư**ới cái nhìn của một
ngư*ời trong cuộc, “Pa-ri giống nh***ư một khu rừng của tân thế giới, trong đó
lúc nhúc tới hai mươi bộ tộc dã man, nào ngư*ời Hi-noa, nào ngư*ời Huy-ông, họ
sống bằng sản phẩm của tầng lớp xã hội … Có nhiều cách săn, có kẻ săn của hồi
môn, có kẻ săn tiền thanh toán gia tài, kẻ này câu nhân tâm, kẻ kia lừa thầy phản
bạn. Anh nào trở về mà túi săn nặng trĩu thì được xã hội tử tế chào mời khoản đãi
đón tiếp. Ta phải thừa nhận công đức của cái đất mến khách này, cậu gặp đ*ược
các thành phố có nhiều nhà trọc phú nhất thế giới đấy. Trong khi thế giới quý tộc
kiêu hãnh của tất cả các kinh thành châu âu từ chối một gã trọc phú không cho dự
vào hàng ngũ họ thì Pari lại dang tay đón gã, dự những bữa tiệc tùng của gã và
chạm cốc với cái ô trọc của gã”.
1. Tác giả & tác phẩm
Hô-nô-rê đơ Ban-dắc (1799 - 1850), là nhà tiểu thuyết Pháp vĩ đại, một nhà văn
hiện thực cách mạng đạt đến mức cổ điển, là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực,
nổi tiếng với bộ sách đồ sộ Tấn trò đời. Nhận xét về tiểu thuyết của Ban-dắc, ăngghen viết : “Đọc tiểu thuyết Ban-dắc ng*ười ta có thể hình dung ra lịch sử nước
Pháp từ 1816 − 1848 đầy đủ hơn, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn so với đọc tất cả các
nhà sử học, xã hội học, thống kê học thời ấy để lại”. Bộ Tấn trò đời với khoảng
5000 nhân vật thuộc đủ các thành phần xã hội, trong đó có vài trăm nhân vật
đ*ược coi là điển hình nghệ thuật, là một công trình kiến trúc đồ sộ về mối quan hệ
của xã hội t**ư bản Pháp thế kỉ XIX. Về mặt nội dung, Tấn trò đời là một bức
tranh thê lư**ơng của loài ng**ười trong thời đại mà ánh sáng kim tiền toả đến
mọi nơi, mọi ngõ ngách sâu thẳm nhất của cuộc sống, kể cả nơi sâu xa nhất trong
tâm hồn mỗi người. Tác phẩm phản ánh một thời kì mà cả xã hội quỳ gối
tr**ước "lũ bê vàng". Về phư***ơng diện nghệ thuật, tác phẩm là đỉnh cao của
chủ nghĩa hiện thực thể hiện ở nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, tính cách
điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Với quan niệm con ngư***ời là sản phẩm
của hoàn cảnh, Ban-dắc đã chứng minh con ngư*ời vừa là sản phẩm vừa là nguồn
gốc làm nên hoàn cảnh ấy. Nghệ thuật trần thuật thì đã đạt đến tiêu chuẩn của chủ
nghĩa hiện thực, với một giọng điệu trần thuật sắc sảo, quan điểm trần thuật lạnh
Tác phẩm Lão Gô-ri-ô là tác phẩm xuất sắc kết tinh nhiều giá trị tiêu biểu về nội
dung và nghệ thuật của bộ Tấn trò đời. Đây là một màn nhỏ trong vở kịch cuộc đời
mà Ban-dắc đã tạo dựng lên với mục đích tái hiện chân thực, sinh động hiện thực
xã hội, mà ở đó ông là một thành viên, một con ng***ười mang đầy đủ những tính
cách sản phẩm của xã hội.
Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô nằm ở phần cuối tác phẩm Lão Gô-ri-ô. Qua
đoạn trích này, tác giả đã thể hiện đỉnh cao tấn thảm kịch số phận của lão Gô-ri-ô.
Một số ph**ương diện về nội dung t***ư tư**ởng và nghệ thuật tiểu thuyết hiện
thực của Ban-dắc đ**ược kết tinh trong đoạn trích này.
Cảnh đám tang lão Gô-ri-ô đã thể hiện tấn bi kịch của một người cha, một con
người đã từng tự biến mình thành nô lệ của đồng tiền. Cha chết nhưng hai cô con
gái yêu quý vẫn đi dự vũ hội. Cảnh đám tang diễn ra vô cùng thê thảm, chỉ với một
số chi tiết nhỏ, nhà văn đã lật tẩy bộ mặt thật vô cùng thối nát của xã hội mà đồng
tiền đang ngự trị. Tất cả những kẻ đến dự đám tang, trừ Ra-xti-nhắc, đều vì đồng
tiền mà họ được trả công. Số phận thê thảm của lão Gô-ri-ô là tấm gương chung
cho những người có quá nhiều tham vọng đã tự đẩy mình đến bi kịch cô đơn.
Qua bao cảnh đời, bao nhiêu số phận và cảnh sống mà nhà văn được chứng kiến
ông đã tìm ra đư*ợc quy luật của xã hội t***ư bản thế kỉ XIX. Quy luật ấy nằm ở
mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Con người tạo ra hoàn cảnh, đồng thời
là nạn nhân của hoàn cảnh. Số phận lão Gô-ri-ô đã chứng minh quy luật ấy. Đoạn
trích Đám tang lão Gô-ri-ô nằm ở phần cuối tác phẩm Lão Gô-ri-ô. Qua đoạn trích
này tác giả đã thể hiện đỉnh cao tấn thảm kịch số phận của lão Gôriô. Một số
phương diện về nội dung t***ư tư**ởng và nghệ thuật tiểu thuyết hiện thực của
Ban-dắc đ**ược kết tinh trong đoạn trích này. Sau khi lão Gô-ri-ô đã bán đi những
tài sản cuối cùng của mình để có tiền cho hai cô con gái bù vào khoản tiêu giấu
chồng và vì quá lo lắng cho hai cô con gái, lão Gôriô đâm ra ốm nặng và sắp chết.
Trong lúc hấp hối, lão đã rất khao khát đư*ợc gặp hai cô con gái lần cuối. Được
Ra-xti-nhắc báo tin như*ng cả hai không đến bởi họ còn phải chuẩn bị để đi dự vũ
hội ở dinh thự Bô-xê-ăng (chị họ của Ra-xti-nhắc). Thậm chí Đen-phin còn giận
dỗi vì Ra-xti-nhắc đã không nhanh chóng chuẩn bị để đi dự cùng nàng. Quả thực
Ban-dắc đã tạo nên một tình huống thê thảm hơn cả mọi tình huống để bộc lộ số
phận nhân vật và bản chất của mối quan hệ ng***ười - ngư***ời trong xã hội
th***ượng lư**u. Ng***ười ta có thể từ chối gặp ngư**ời cha đang hấp hối −
người cha mà cả cuộc đời đã hi sinh một cách mù quáng cho các con − để đi dự
tiệc với nhân tình. Tình huống này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện
tư** t***ưởng của tác phẩm. Cái chết thê thảm và cô độc của lão Gôriô là một tất
yếu, tuân theo rất đúng quy luật của xã hội, là một hậu quả tất yếu của quan niệm
sống, của lối giáo dục con của lão Gô-ri-ô. Xã hội ấy tất yếu sẽ có nhiều con
ng**ười như** lão Gô-ri-ô, kiểu yêu con đầy tham vọng của lão sẽ cho lão hai đứa
con như* thế. Hai cô con gái để bố giẫy giụa trong nỗi khát khao gặp con, chết trơ
trọi ở quán trọ nghèo, để đi dự dạ hội là để thực hiện mong ước của chính ông bố.
Chúng đang thực hiện **ước mơ tha thiết của chính lão Gô-ri-ô đấy chứ. Chính lão
đã muốn leo lên cái thang danh vọng ấy và những gì lão không làm đư*ợc lão đã
uỷ thác cho những đứa con. Lão chiều con bằng mọi cách, giúp chúng trở thành
những cô công chúa của xã hội th*ượng l**ưu rồi lấy chồng th**ượng lưu. Đặt lên
trên hết, trên cả tình nghĩa cha con cái niềm kiêu hãnh đư*ợc gia nhập xã hội quý
tộc, coi nó* là lí t**ưởng cao quý nhất đời nên lão phải nhận cái kết cục tất yếu.
Chính lão Gô-ri-ô trư*ớc khi tắt thở đã nhận ra điều đó, lão đã nhận ra trách nhiệm
Đám tang lão Gô-ri-ô là đoạn trích tập trung những nét tiêu biểu về nghệ thuật hiện
thực của Ban-dắc. Qua đó nhà văn đã miêu tả chân thực và lột tả thành công bản
chất thối nát của xã hội kim tiền – xã hội mà đồng tiền, tham vọng và những ham
muốn hèn mọn được đặt lên trên cả tình cha con, gia đình, chà đạp lên mọi mối
quan hệ giữa con ngư**ời với con ngư*ời... Thực ra, đồng tiền và danh vọng dù
trong bất cứ xã hội nào đều có một sức mạnh vạn năng mà con ngư*ời thật khó
cưỡng lại. Như**ng đồng tiền trong xã hội tư** bản, trong xã hội thư**ợng l**ưu
Pháp thế kỉ XIX, dư*ới cái nhìn của Ban-dắc – một nạn nhân, một sản phẩm của
hoàn cảnh xã hội ấy còn có một sức huỷ hoại nhân tính rất khủng khiếp. Toàn bộ
Tấn trò đời là sự cố gắng ghi lại và chứng minh sự thật phũ phàng đó. Chỉ với hai
trang sách, qua sự xuất hiện nhiều thái độ ứng xử của các nhân vật tham gia đám
tang lão Gôriô, nhà văn với khả năng quan sát và tài năng mô tả sắc sảo đã vạch
trần bản chất của xã hội tư bản giai đoạn đầu, đặc biệt là bộ mặt thật của giai cấp
quý tộc thư**ợng lư**u ở Pari. Thế kỉ XIX là thế kỉ mà giai cấp t**ư sản mới nổi
lên, rất giàu có. Còn giai cấp quý tộc phong kiến thì đã sa sút như**ng vẫn cố giữ
được địa vị sang trọng của mình. Vì vậy tư** sản mới nổi và quý tộc cũ tìm mọi
cách để lợi dụng nhau, kẻ có tiền thì tham danh vọng, kẻ có danh vọng lại khát
tiền. Và điều tất yếu xảy ra là họ sẵn sàng làm tất cả để có đ*ược cái họ thèm
muốn, dẫn đến một xã hội đầy toan tính và đầy rẫy những nạn nhân. Lão Gô-ri-ô là
một nạn nhân và một sản phẩm của xã hội ấy. Là t**ư sản mới nổi, lão thực hiện
tham vọng bằng cách lấy một bà vợ quý tộc thất thế. Sau đó lão lại tìm mọi cách
cho con gái lão đư*ợc b**ước chân vào xã hội thư**ợng l**ưu dù lão phải bán cả
gia tài để biến các con lão thành những bà hoàng, có đủ điều kiện để lấy chồng quý
tộc. Và lão đã toại nguyện. Nh**ưng **ước mơ của lão đư*ợc thực hiện cũng là
lúc lão rơi vào tấn bi kịch. Kì vọng mà cả gia đình lão gây dựng, hai cô con gái
quý tộc đã trở thành nỗi đau của lão mà đến tận khi hấp hối, trơ trọi trong quán trọ
tồi tàn, khi tất cả tiền của đã bị hai cô con gái bòn rút hết, lão mới nhận ra. Mô tả
đám tang lão Gô-ri-ô bằng một loạt những chi tiết điển hình đắt giá, Ban-dắc đã
làm nổi bật không chỉ tấn thảm kịch của một người cha mà còn vẽ lên một bức
tranh mang màu sắc bi hài kịch về mối quan hệ ng**ười − ngư**ời mà đồng tiền là
Sự thê thảm và đáng thư**ơng của đám tang đ**ược thể hiện qua một số chi tiết
nghệ thuật, về không gian và thời gian nghệ thuật. Đó là không gian u ám của quán
trọ với bà chủ sẵn sàng ăn cắp kỉ vật (hình trái tim để mấy lọn tóc của hai cô con
gái lão Gô-ri-ô, kỉ niệm cuối cùng của lão với hai cô con gái thân yêu) đã đặt trong
quan tài ngư**ời chết. Là không gian hẹp và tối của “một giáo đư*ờng nhỏ, thấp
và tối” với những vị linh mục “tiến hành tất cả những nghi lễ xứng đáng với giá
tiền bảy m*ươi quan”. Và một nghĩa địa với hai gã đào huyệt “hất được vài xẻng
đất xuống che lấp chiếc áo quan” thì ngẩng lên để “đòi tiền công”. Các không gian
của ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm *ướt đã gợi lên sự thê thảm cho đám tang
ngư*ời xấu số. Còn thời gian đư*ợc tác giả đặc biệt chú ý. Thời gian diễn ra đám
tang rất nhanh chóng, nghi lễ cử hành mất hai mư**ơi phút còn vị linh mục thì chỉ
muốn “chúng ta có thể đi nhanh để khỏi chậm trễ, đã năm giờ rư*ỡi rồi”. Hành
động của mọi ng**ười tham gia đám tang đều rất gấp gáp, dư**ờng như** họ đều
không có thời gian. Tác giả đã rất lư**u ý đến việc miêu tả chính xác thời gian
thực hiện đám tang. Nó đ**ược bắt đầu lúc năm giờ và đến sáu giờ xác ông cụ
đ**ược hạ huyệt. Thời gian gấp gáp và hành động của các nhân vật tham gia vào
tang lễ cho thấy họ thực hiện các nghi lễ ấy không phải vì ng**ười chết mà họ làm
vì lợi ích của bản thân họ, tất cả đều vì tiền (trừ Ra-xti-nhắc). Họ cố hoàn thành
công việc của mình theo đúng số tiền mà họ đư**ợc trả. Cri-xtô-phơ làm với bổn
phận “đối với một người đã làm cho anh kiếm đư**ợc mấy món tiền công kha
khá”, vị linh mục thì làm “nghi lễ xứng đáng với giá bảy mư**ơi quan trong một
thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc”. Riêng câu
nhận xét này đã có khả năng phản ánh hiện thực rất lớn. Tôn giáo vốn có địa vị rất
cao quý trong những thế kỉ tr**ước ở châu âu, thậm chí có quyền năng tối ư**u
trong xã hội phong kiến thì nay thật rẻ mạt. Với xã hội tư** bản thì tôn giáo duy
nhất có sức mạnh là đồng tiền và địa vị, còn thế giới tâm linh thì là một cái gì đó
quá phù phiếm. Còn bọn gia nhân của hai cô con gái ông cụ chỉ chờ cho “bài kinh
ngắn ngủi cầu cho lão do chàng sinh viên trả tiền” vừa đọc xong là “bọn họ cùng
với đám người nhà đạo biến ngay”. Tất cả họ đến đây không phải là dự đám tang
trong một niềm th**ương xót mà đến để “chôn” một con ngư*ời cho xong nghĩa
vụ. Đám tang thật thê thảm, nó sơ sài, vắng vẻ và không chút tình ng*ười. Trừ Raxti-nhắc, không một ai có một chút cảm th**ương nào đối với ng*ười chết, họ làm
công việc của mình, thờ ơ nh**ư vứt đi một thứ đồ vật không còn có ý nghĩa đối
với cuộc đời. Ng**ười đời thờ ơ tr*ước cái chết đáng thư**ơng của lão Gô-ri-ô đã
đành, đến hai cô con gái – niềm hi vọng và lẽ sống của lão cũng không thèm đến
dự đám tang của cha. Khi cha hấp hối, khát khao lớn nhất và cuối cùng là đ**ược
nhìn và nắm bàn tay hai đứa con gái cũng bị các cô từ chối. Phải cay đắng và căm
thù xã hội tới mức cực điểm Ban-dắc mới xây dựng nên tình huống oan nghiệt và
cay độc như* vậy. Làm sao con ngư*ời có thể thờ ơ trư*ớc cái chết của cha, mà
cái chết ấy có nguyên nhân từ chính họ, họ đi dự tiệc với nhân tình trong khi cha
họ đang hấp hối và khi cha họ đang đư*ợc đư*a ra nghĩa địa. Với hai cô con gái,
hai phu nhân quý tộc thì việc tham dự một bữa tiệc của tầng lớp th*ượng l**ưu
quan trọng và cần thiết hơn việc tham dự đám tang của cha đẻ của mình. Liên hệ
với Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) để thể thấy sự
thâm thuý của Ban-dắc. Lũ con cháu của cụ cố Hồng dù vì tiền nhưng vẫn rỏ
đ**ược vài giọt nư*ớc mắt, vẫn tổ chức một đám tang linh đình. Còn hai cô con
gái của lão Gô-ri-ô thì không hề quan tâm đến đám tang của cha. Và càng xót xa
hơn khi họ vẫn nghĩ đến trách nhiệm của mình và cố hoàn thành nghĩa vụ ấy. Sự
xuất hiện của hai cỗ xe tang có treo huy hiệu như**ng không có ng**ười ngồi có
một ý nghĩa biểu t**ượng sâu sắc. Thứ nhất nó cho thấy với hai con gái và con rể
lão Gô-ri-ô, tình cảm cha con không có ý nghĩa gì hết. Sợi dây nối cha con họ với
nhau không bị cắt đứt mà đ**ược nối bằng một hình ảnh tư**ợng trư**ng cho gia
đình dòng họ của hai ông con rể. Họ chứng tỏ sự có mặt của mình, rằng họ vẫn
nhớ đến trách nhiệm của mình bằng cách gửi đến đám tang cha hai cỗ xe tang.
Nh**ưng ý nghĩa thứ hai sâu sắc hơn đó chính là biểu t**ượng “hai chiếc xe có
treo huy hiệu”. Cả cuộc đời lão Gô-ri-ô ư**ớc mơ gia đình lão đ*ược xã hội
th*ượng l**ưu công nhận. Mọi cố gắng của lão là được bư*ớc vào xã hội th*ượng
l*ưu đã có kết quả. Cái lão muốn là danh hiệu quý tộc và lão đã có. Như*ng để có
đ*ược sự xuất hiện của hai chiếc xe treo huy hiệu quý tộc trong đám tang, lão
không chỉ mất chính cuộc đời mình mà mất luôn cả hai cô con gái. Cố gắng của
cuộc đời lão đã đư*ợc trả lại bằng hai chiếc xe không ng**ười ngồi trong đám tang.
Khi có đ*ược cái danh của xã hội thư**ợng lưu thì lão mất tình cha con. Biểu
tượng hai chiếc xe gắn huy hiệu ấy đã phản ánh một thực tế phũ phàng, mọi danh
vọng chỉ là một khối khô cứng vô tri vô giác nh**ưng lại có sức huỷ hoại rất ghê
Còn một chi tiết nghệ thuật, một nhân vật quan trọng xuất hiện trong đám tang,
tham dự đám tang với mục đích hoàn toàn khác những nhân vật kia chính là chàng
sinh viên Ra-xti-nhắc. Đó là chàng sinh viên nghèo, vẫn còn lòng nhân hậu. Chàng
lo cho đám tang với tấm lòng của một con ng**ười. Đây là một nhân vật tốt rất
hiếm hoi trong tác phẩm của Ban-dắc. Thế như**ng lòng tốt của anh cũng không
thể tồn tại lâu trong xã hội ấy. Khi mang lão Gô-ri-ô đi chôn cũng là lúc Ra-xtinhắc chôn vùi đi những tình cảm đẹp đẽ nhất trong anh. Câu chuyện về đám tang
không chỉ đư**ợc tác giả mô tả theo sự phát triển của sự kiện mà còn đ**ược tác
giả miêu tả theo diễn biến tâm trạng Ra-xti-nhắc. Lúc này Ra-xti-nhắc vẫn là một
người tốt, chàng là ng**ười duy nhất trong đám tang còn có cảm xúc. Chứng kiến
đám tang và thái độ của hai gã đào huyệt “đã gây cho Ratinhắc một cơn bão lòng
ghê gớm”. Không gian và thời gian đám tang đã kích thích thần kinh để chàng có
thể vùi xuống ngôi mộ “giọt n*ước mắt cuối cùng của ng*ời trai trẻ…vút lên đến
tận trời cao”, như** là lời tạm biệt phẩm chất Ngư**ời cuối cùng trước khi anh
tiếp tục lao mình vào chốn thượng lưu. Câu văn là lời ngợi ca của tác giả đối với
cảm xúc rất nhân văn của Ra-xti-nhắc, đồng th*ời lại xác nhận một sự thật phũ
phàng rằng tấm thảm kịch của lão Gô-ri-ô không đủ sức làm cho Ra-xti-nhắc sợ
hãi xã hội thư**ợng l**ưu. ánh hào quang của cuộc sống xa hoa vẫn rất hấp dẫn
Ra-xti-nhắc. Và đứng tr*ước nghĩa địa, hướng về Pa-ri hoa lệ chàng vẫn sẵn sàng
thách thức và quyết tâm sẽ bư*ớc vào xã hội ấy. Ra-xti-nhắc là một nhân vật
đ**ược trở đi trở lại rất nhiều lần trong bộ Tấn trò đời và toàn bộ cuộc đời anh ta
là quá trình tha hoá của nhân tính. Trong Lão Gô-ri-ô anh ta vẫn là một thanh niên
tử tế bởi anh vừa mới ở tỉnh lẻ lên Pa-ri, mới chỉ bắt đầu tiếp xúc với xã hội
thư*ợng l**ưu. Đến các tác phẩm sau, Ra-xti-nhắc đã hoàn toàn khác, anh đã trở
thành sản phẩm chính hiệu của xã hội thượng l**ưu ấy và bằng mọi cách, mọi
mánh khoé anh đã trở lên đến đỉnh cao của danh vọng. Ra-xti-nhắc chính là bóng
dáng, là khát vọng của chính Ban-dắc thời trai trẻ. Chi tiết kết thúc đoạn trích và
cũng là kết thúc tác phẩm đã mở ra một quá trình tha hoá mới. Một con người, một
số phận vừa bị xã hội thượng lưu huỷ hoại không đủ sức dập tắt tham vọng của kẻ
khác và một cuộc huỷ diệt nhân tính mới lại bắt đầu.
Với cái nhìn của một nhà văn hiện thực mang tư** t**ưởng duy vật, Ban-dắc đã
phát hiện ra quy luật nghiệt ngã của xã hội đồng tiền. Bằng một cái nhìn biện
chứng về mối quan hệ giữa con ngư*ời và hoàn cảnh, nhà văn đã phát hiện và mô
tỉ tỉ mỉ quá trình tha hoá của con ngư*ời. Con ngư**ời là sản phẩm của hoàn cảnh
điển hình chính là nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực. Kết cục bi thảm
của số phận lão Gô-ri-ô là một tất yếu cho lối sống, quan điểm sống và tham vọng
của lão. Và Ra-xti-nhắc cũng là một sản phẩm tất yếu của xã hội ấy. Là một nghệ
sĩ, một ngư**ời lao động nghệ thuật dám đánh đổi cả cuộc đời mình cho nghệ
thuật, Ban-dắc đem đến cho xã hội, nhất là thể loại tiểu thuyết một sự cách tân táo
bạo. Nhà văn giống nh**ư là nhà sử học phải ghi lại tất cả những gì xảy ra trong
hiện thực, không thiếu một con người nào, một lĩnh vực nào trong đời sống dù nó
nghiệt ngã đến đâu. Theo ông, nhà văn là ng**ười tìm hiểu, cắt nghĩa và giải thích
hiện thực một cách chân thực, khách quan và không thiên vị. Phải nói rằng, những
đau đớn nặng nề của cuộc sống đầy tham vọng giáng vào Ban-dắc đã tạo nên ở
ông một quan điểm sáng tạo, một cái nhìn tinh nhạy sắc sảo nh**ưng cũng thật
nghiệt ngã với cuộc sống. Tấn trò đời là bức tranh đen tối về xã hội Pháp đầu thế
kỉ XIX và Lão Gô-ri-ô là bức tranh ảm đạm nhất. Có lẽ chính tài năng, phong cách
và quan điểm nghệ thuật của Hô-nô-rê đơ Ban-dắc đã là một trong những nhân tố
quan trọng để văn học Việt Nam có đư*ợc những tên tuổi như* Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô đã phản ánh một phần bộ mặt XH kim tiền nước
Pháp giai đoan giai cấp tư sản đang lên ngôi. Qua đám tang lão Gô-ri-ô, nhà văn
cất tiếng nói phê phán và cảnh báo hiện suy đồi đạo đức trong XH thượng lưu
Đoạn trích mang bút pháp hiện thực sức sảo, ngòi bút khám phá hiện thực chân
Cách kể chuyện linh họat, hấp dẫn người đọc
Giọng điệu biến đổi theo cốt truyện, đơn giản nhưng hiệu quả
Ngôn từ chính xác, hợp lý, sắc sảo, sử dụng các chi tiết nghệ thuật mang lại hiệu
Những dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm khắc họa số phận thảm hại của lão Gô-
Do đặc điểm của bút pháp hiện thực, đám tang lão Gô-ri-ô được Banzắc đặt vào
một không gian thời gian xác định. Trước tiên là cảnh quán trọ, nơi đặt quan tài
của ông bố tội nghiệp này: Chiếc quan tài với một tấm khăn đen phủ chưa
kín...một cây ngù rẩy nước phép thô kệch...thậm chí khuôn cửa cũng chẳng được
căng màn đen. Sau đó, nhà văn đưa người đọc sang một không gian khác cũng
chẳng lấy gì sáng sủa hơn. Đó là nhà thờ Thánh Ê-chiên-đuy-mông, một giáo
đường "nhỏ thấp và tối". Sau cùng là nghĩa địa Cha La-se-dơ vùng ngoại ô, lại
cũng trong một quang cảnh tương tự: ngày tàn, không khí ẩm ướt, lạnh lẽo, một
quang cảnh rầu rĩ, thê thảm.
Đã thế, nghi lễ ma chay lại vội vàng qua quýt, nghi lễ trong nhà thờ hết hai mươi
phút, giờ đưa ra nghĩa địa là năm giờ rưỡi, sáu giờ rưỡi hạ huyệt. Nhà văn nêu sự
chính xác về thời gian đến từng phút một. Mọi công việc thật chóng vánh đơn sơ:
hát một bài thánh thi, bài kinh siêu độ, bài kinh cầu hồn và bài kinh đọc lúc hạ
huyệt ngắn ngủi, đọc xong là nhà đạo biến ngay.
Nhưng bi đát, thảm hại và đau đớn hơn cả cho số phận ông bố tội nghiệp này là
đám táng ông không có người đưa đám. Một người cha tử tế và đứng đắn chưa bao
giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội ấy lúc nằm
xuống lại chẳng một ai thân thích kề bên kể cả hai cô con gái yêu quý của mình.
3. Chứng minh tình người bạc bẽo bị chi phối bởi đồng tiền:
Trong đoạn văn này, bao nhân vật bị đồng tiền làm biến chất đi. Hầu hết họ hành
động chỉ vì tiền. Từ hai vị linh mục, chú bé hát lễ và những người bõ nhà thờ đến
những người phu đào huyệt, bọn gia nhân của hai cô con gái lão Gô-ri-ô...đều như
Các vị linh mục làm các thủ tục nghi lễ thật chóng vánh, đơn sơ chỉ vì nghi lễ xứng
với giá bảy mươi quan trong một thời kỳ mà tôn giáo không lấy gì làm giàu để cầu
kinh làm phúc. Hai gã đào huyệt hốt được vài xẻng đất xuống che lấy chiếc áo
quan đã vội ngừng tay lại để đòi tiền.
Hai ông con rể quý tộc trước đó có cử đến hai chiếc xe gia huy nhưng không có
người ngồi. Hai cỗ xe không này chỉ làm tăng thêm nỗi chua xót, đau đớn của
người đã khuất. Đó vừa là sự có mặt vừa là sự vắng mặt của hai cặp vợ chồng Đơ
Re-xtôi và Đơ Nuy-xin-ghen nhưng chủ yếu là của hai bà vợ và cũng là hai cô con
gái của người xấu số. Hai cô này và gia đình đều biết chuyện bố mất, nhưng
đều "bận" không đến được và không hẹn mà nên việc cả hai cùng cử hai chiếc xe
đại diện đến thay, không người, không tiền bạc.
Thà không có hai cỗ xe không ấy, vong hồn người xấu số còn đỡ buồn tủi hơn. Chi
tiết "hai cỗ xe không" thể hiện sự nhẫn tâm vô bờ của con người trong quan hệ ruột
4. Ra-xti-nhắc là một sinh viên tuy nghèo tiền nhưng giàu lòng nhân ái. Anh sống
cùng quán trọ với lão Gô-ri-ô nên biết rõ ràng, thấu đáo về sự giàu sang cũng như
sự nhẫn tâm của các cô con gái của lão và tình yêu thương con cũng như sự xấu hổ
không may mắn của lão. Khi lão Gô-ri-ô mất, Ra-xti-nhắc một mình chạy đến báo
tin cho các cô con gái, tự anh đưa quan tài lão đi chôn cất và tự trả tiền mọi thứ
trước sự nhẫn tâm của những đứa con, sự lạnh lùng sòng phẳng của thiên hạ. Anh
rỏ những giọt nước mắt xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng vì người
chết mặc dù đấy là những giọt nước mắt cuối cùng của thời trai trẻ: "Ngày tàn, một
buổi hoàng hôn ẩm ướt kích thích thần kinh. Chàng nhìn ngôi mộ vùi xuống đấy,
giọt nước mắt cuối cùng của thời trai trẻ, giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc
động thiêng liêng của một trái tim trong trắng". "Thứ nước mắt rơi xuống mặt đất
rồi từ đó lại vút đến trời cao".
Như đã nói ở đây là những giọt nước mắt trong trắng cuối cùng của Ra-xti-nhắc.
Anh sinh viên nghèo này phải chăng không chỉ khóc cho lão Gô-ri-ô mà còn khóc
cho cả thế giới, cái thế giới khốn khổ đang bị đảo điên bởi thế lực đồng tiền. Sau
đó, không thể nào khác hơn được Ra-xti-nhắc, anh sinh viên tỉnh lẻ kia đã tuyên
chiến với cuộc đời nhìn về phía đô thành Pari và nói: "Bây giờ chỉ còn mày với ta".
Từ nay, anh sẵn sàng làm tất cả để được giàu sang.
Phân tích hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích, từ đó cho biết ý nghĩa
biểu tượng của nó.
Con cá kiếm dưới cái nhìn chiêm ngưỡng của ông lão Xantiagô như một điều kỳ
diệu của tự nhiên “Tao chưa bao giờ thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình
tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ” (trang 131). Lão không ngừng quan
sát con cá, từ lúc nó lặp đi lặp lại những vòng lượn vẽ lên những cố gắng cuối
cùng nhưng hết sức mãnh liệt để thoát khỏi sự bủa vây của ông lão cho đến lúc nó
“mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc
khổng lồ và vẻ đẹp, sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trên không trung, phía trên
ông lão và chiếc thuyền”. Con cá, dưới mắt của ông lão cũng dũng cảm kiên cường
không kém gì đối thủ. Qua đó, ta thấy quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm không
chỉ là quan hệ giữa người đi săn và con mồi mà là quan hệ giữa người và “người”
(con cá trở thành một “nhân vật” đối với ông lão).
Hình tượng con cá kiếm hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn hơn, trừu tượng hơn: hình
ảnh của ước mơ, của lý tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong cuộc đời.
* Tóm lại: Ý nghĩa biểu tượng con cá kiếm
- Là hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ, vĩ đại, kiêu hùng.
- Thiên ấy có mối quan hệ phức tạp với con người, có thể vừa là bạn vừa là đối thủ.
- Biểu tượng của ước mơ bình thường, giản dị và đẹp đẽ, cao cả mà mỗi con người
đều từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời.
Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ, được giải thưởng Nô-ben về văn học năm
1954. Vốn là phóng viên từng tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
và lần thứ hai, Hê-minh-uê để lại dấu ấn sâu sắc trên mảng đề tài: những cuộc săn
bắt thú. Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả,v.v… là những
tác phẩm của Hê-minh-uê được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
“Ông già và biển cả” là một truyện vừa kể lại chuyện ông chài Xan-chi-a-gô trong
một chuyến ra khơi may mắn đã đánh bắt được một con cá kiếm khổng lồ. Khi
thuyền đưa cá về bến thì bị đàn cá mập đuổi theo; lão đã dùng mái chèo, dùng chày
chống trả dữ dội. Thuyền cập bến, lão thiếp đi trong căn lều nhỏ. Du khách xúm
quanh con thuyền ngắm nhìn con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương với cái đuôi tuyệt
Đoạn trích có hai cảnh: 1, Cảnh con cá kiếm bị mắc câu vùng quẫy cố thoát trước
khi bị phóng lao chết; 2, Cảnh lão chài giong thuyền đưa cá về bến.
1. Bước sang ngày thứ ba, khi mặt trời đang mọc thì con cá kiếm mắc câu đang
lượn vòng vùng vẫy. Trước cái chết, con cá lượn vòng, làm căng sợi dây câu; con
cá “quay tròn” tạo nên những “vòng tròn rất lớn”. Xan-chi-a-gô phải “dùng cả hai
tay, lắc người, dốc hết lực của cả cơ thể, của chân trụ ra mà kéo”. Có lúc lão “phải
dốc sức ra mà níu”, quyết “khuất phục” con mồi. Hai giờ sau, khi con cá “chậm rãi
lượn vòng”, các vòng tròn lượn của nó “đã hẹp hơn nhiều”, con cá đang ngoi dần
lên trong lúc bơi, thì lão chài “mồ hôi ướt đẫm… mệt thấu xương”. Mọi cái giá của
lao động đối với người câu cá trên biển cả, lúc này, lão chài mới thật thấm thía:
hoa mắt, mồ hôi xát muối vào mắt và trán, chóng mặt, choáng váng… “khiến lão
sợ”. Lão muốn đọc một trăm lần kinh lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ
để cầu mong “Chúa giúp… chịu đựng”.
Khi con cá “quật đột ngột” làm cho sợi dây nẩy mạnh, hình như nó đau quá “cuồng
lên”, lão chài bèn vốc ít nước biển vỗ lên đầu mình, rồi tì gối vào mũi thuyền,
quàng sợi dây lên lưng, lão tự nhủ mình “đứng dậy chiến đấu”.
Biển dậy sóng, gió mậu dịch nổi lên. Con cá lượn vòng, lúc ở mũi thuyền, lúc ở
đuôi thuyền, mãi đến vòng thứ ba, lần đầu tiên lão nhìn thấy con cá. Thoạt tiên
thấy “một cái bóng đen”,… lão thắc mắc hỏi: “Nó không thể lớn như thế được”.
Nhưng khi con cá trồi lên, lão ngạc nhiên thấy: “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi
hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”. Khi nó lặn xuống còn
mấp mé mặt nước, ông chài chăm chú nhìn “thân hình đồ sộ và những sọc màu tía
trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xoè rộng”.
Cuộc đấu giữa người và cá cứ diễn ra giằng co mãi. Cá mỗi lúc một đuối sức dần,
nhưng vẫn cố vùng vẫy. Lão chài “toát mồ hôi đầm đìa”, tự động viên mình: “Hãy
bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ”. Nhìn thấy lưng con cá đã nhô lên, nhìn thấy cái
đuôi đồ sộ cử động, con cá “khẽ nghiêng mình”, lão vừa ra sức kéo con cá vào gần
thuyền vừa nói: “Ta đã di chuyển được nó… Ta đã di chuyển được nó rồi”. Một
mình giữa biển cả mênh mông, như muốn xua đi nỗi cô đơn, lão “tâm sự” với tay,
với đầu của mình: “Kéo đi, tay ơi… Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao,
đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được
Con cá kiếm không chỉ là “đối tượng” săn bắt, không chỉ là “đối thủ” giằng co, mà
còn là “bạn”, là “người anh em” đối với lão chài. Trước lúc phóng lao, khi miệng
“khô khốc”, mệt nhoài, khi đã “đuối sức”, lão nói với con cá kiếm bằng tất cả tâm
tình: “Mày đang giết tao, cá à… Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên
dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta
không quan tâm chuyện ai giết ai”…
Cái gì đến thì nhất định sẽ đến. Con cá kiếm mỗi giờ một đuối sức dần. Lúc thì nó
“rướn thẳng mình”, lúc thì nó “chầm chậm bơi xa”, cái đuôi đồ sộ “lắc lư trong
không trung”, lúc thì nó “bơi nghiêng”, mõm gần chạm tới mạn thuyền trong “cơn
hấp hối”. Lão chài buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ, nhấc cao ngọn lao, vận
hết sức bình sinh phóng lao xuống sườn con cá, ngay sau cái ngực đồ sộ của nó.
Con cá kiếm bị trúng lao “rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão và
con thuyền”. Đôi tay lão chài “xây xát”; còn con cá “nằm ngửa phơi cái bụng ánh
bạc của nó lên trời”. Biển đổi màu “bởi máu đỏ loang từ tim cá”, làn máu đen sẫm
loang ra trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước, tựa đám mây.Trên mặt biển, “con
cá trắng bạc và thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng”.
Thành quả lao động đã nắm trong tay, trận đấu đã kết thúc, khi mặt trời đã xế trưa.
Khát, đói và mệt rã rời. Lão chài phải lấy dây và thòng lọng buộc cá vào cái mấu
đằng mũi thuyền, chuẩn bị dựng cột, giong thuyền trở về. Lão say sưa ngắm con cá
kiếm: “Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc và những
cái sọc phô cùng màu tím nhạt… còn mắt nó dửng dưng như những tấm kính trong
kính viễn vọng hay như một vị Thánh trong đám rước”.
2. Giờ đây, lão chài cảm thấy “khoẻ hơn”, đầu óc “tỉnh táo”. Lão nhìn con cá hơn
nửa tấn, nhẩm số tiền bán cá sẽ thu được với giá ba mươi cend một pound. Lão vui
sướng tự hào nghĩ “Di Maggio vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay”. Còn có niềm vui
sướng, hạnh phúc nào to lớn hơn niềm vui sướng hạnh phúc của lão chài khi chuẩn
bị giong thuyền đưa cá về bến? Đó là cái giá và ý nghĩa của lao động.
Bữa cơm trưa của lão chài giữa biển khơi tuy đơn sơ mà ngon lành. Toàn đồ tươi
sống của hương vị biển. Lão chài bắt vội được hơn mười con tôm nhỏ, lão “rứt đầu
rồi nhai gọn cả vỏ lẫn đuôi”. Uống vài ngụm nước còn lại trong chai, lão cảm thấy
thật dễ chịu. Lão nghĩ đến chuyện lấy nước mặn chữa lành đôi tay chảy máu. Nhìn
đám mây tích và dải mây tơ, lão dong thuyền êm xuôi về bến trong làn gió nhẹ.
Nghệ thuật miêu tả và tự sự của Hê-minh-uê còn ít nhiều làm chúng ta “bỡ ngỡ”
nhất là sự đan cài lời độc thoại, độc thoại nội tâm với lời kể. Qua đoạn trích, hình
ảnh lão chài và con cá kiếm khổng lồ đã để lại cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc. Lao
động thật sự là bài ca của lòng kiên nhẫn và tinh thần dũng cảm. Lao động đem
đến cho con người bao niềm vui giữa thiên nhiên và biển cả bao la. Chính cái giá
của lao động mới làm cho chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa về hạnh phúc mà do bàn
tay sáng tạo và lòng dũng cảm đem lại.
Các nhà lí luận thường nói đến “tảng băng trôi” - ý nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm
của Hê-minh-uê. “Ông già và biển cả” đem đến vinh dự giải thưởng Pu-lit-ze
(1953) cho tác giả, nó là một ẩn dụ ca ngợi sức mạnh và lòng dũng cảm của con
người trong lao động và khám phá thiên nhiên. Nó đã khơi dậy trong lòng mỗi
chúng ta bao ý nghĩ tốt đẹp về con người và lao động, về con người và thiên nhiên.
Phân tích hình tượng ông lão Xantiagô trong đoạn trích.
Hình tượng ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm được khắc hoạ bằng nguyên lý
- Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành
nghề kiên cường: lão chưa nhìn thấy con cá mà chỉ bằng con mắt từng trải (thị
giác) và cảm giác đau đớn nơi bàn tay (xúc giác) đã ước lượng được khoảng cách
ngày càng gần của con cá.
- Cảm nhận của ông lão về con cá ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn khi “đến
vòng thứ ba, lão lần đầu tiên nhìn thấy con cá” (trang 129).
- Lão không chỉ cảm nhận về con cá bằng thị giác và xúc giác mà bằng cả trái tim:
sự cảm thông biểu hiện qua những lời đối thoại – thực chất là độc thoại – giữa lão
và con cá kiếm (Mày đang giết tao cá à…Ta không quan tâm chuyện ai giết ai –
- Lão đã chiến đấu với tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần cùng với kinh nghiệm
nghề nghiệp của mình. Những biểu hiện:
+ Sự tập trung cao độ thể hiện qua những lời đối thoại với các bộ phận cơ thể (kéo
đi, tay ơi. Hãy đứng vững đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu ạ. Trang 130).
+ Kiên trì sau mỗi lần thất bại thể hiện qua những lời độc thoại tự động viên mình
(mình sẽ cố thêm lần nữa…Mình sẽ lại cố thêm…Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa
+ Động tác khéo léo, chính xác, có được do kinh nghiệm từng trải: Ông lão buông
sợi dây xuống…dồn hết trọng lực lên cán lao. (trang 131)
Cùng với William Faulkner, Hemingway được xem là người khai sinh ra nền văn
xuôi hiện đại Hoa Kì. Tầm ảnh hưởng của ông càng về cuối thế kỉ càng rõ nét. Tên
tuổi ông vang xa khắp năm châu. G.G. Marquez gọi ông là thầy và nhiều tác giả
Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực
hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm
1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giản văn chương đến mức tối đa,
kiệm lời và kiệm cả cảm xúc...
Hemingway nổi tiếng với phương pháp Tảng băng trôi. Phương pháp sáng tác này
yêu cầu sự cô đọng trong phản ánh hiện thực. Do vậy, nét nổi bật trong thế giới
ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hemingway rất hạn chế việc sử
dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì
hầu như chỉ độc mỗi nói (say) hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân
vật thì gần như chỉ là nghĩ (think). Chi tiết, hình tượng nhân vật của ông thường
mang tính ẩn dụ và biểu tượng cao.
Đoạn trích Ông già và biển cả trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập trung vào
hành trình săn đuổi con cá kiếm của ông lão Santiago. Dưới đây là những nét đặc
sắc nhất của văn bản.
1. Cuộc chiến cuối cùng với cá kiếm
Ông lão câu được con cá kiếm vào khoảng trưa ngày đầu tiên. Ngay khi đó, con cá
ròng rã kéo ông lão ra khơi xa trong suốt hai ngày đêm. Một con người cô độc, ra
khơi chỉ với một chai nước và quyết tâm không gì lay chuyển về việc bắt được con
cá lớn xứng đáng với tài nghệ của mình, lúc này đã được đặt vào thử thách quyết
định. Liệu lão có chinh phục được con cá kiếm ấy không?
Các nhà nghiên cứu khái quát đặc trưng nhân vật của Hemingway bằng thuật ngữ
“Code hero”, có nghĩa là nhân vật mã. Cách định danh này gây không ít tranh cãi.
Bởi vì, thông thường mọi sáng tạo nhân vật của bất cứ nhà văn nào cũng đều tuân
thủ theo một mã nhất định. Nếu không tạo được cho nhân vật của mình một mã
đặc trưng, không thể lẫn thì nhà văn đó được xem là thất bại. Nhân vật của họ
không thể đọng lại trong tâm trí người đọc. Như vậy, khái niệm “Code hero” có
thể được dùng cho bất kì nhân vật của một nhà văn nổi tiếng nào, thế mà nhân vật
của riêng Hemingway lại có được đặc ân đó.
Điều này có nguyên do của nó. Có thể cắt nghĩa như sau: trong số các nhân vật đặc
trưng thì nhân vật của Hemingway thuộc dạng đặc trưng nhất hoặc kiểu đặc trưng
của nhân vật Hemingway cá biệt đến nỗi không lẫn vào bất kì nhân vật của nhà
văn nào khác. Nếu hiểu như vậy thì việc xem nhân vật của Hemingway là nhân vật
mã tức các nhà nghiên cứu đã tôn vinh sự sáng tạo tuyệt vời của nhà văn bởi đó là
kiểu nhân vật trước đó chưa hề xuất hiện và về sau cũng không có nhân vật nào
giống nó.
Đúng vậy, ta có thể kể một số mã của nhân vật Hemingway như sau:
Trong tiếng Anh, để chỉ danh từ nhân vật có hai từ character và hero. Từ hero ít
được dùng hơn vì nó ngầm chỉ tính chất anh hùng. Do vậy, khi các nhà nghiên cứu
gọi nhân vật của Hemingway là code hero thì họ nhằm ám chỉ phẩm chất anh hùng
ở những con người này.
Nhân vật mã của Hemingway luôn được đặt trong môi trường “tới hạn”, có nghĩa
môi trường tồn tại của họ khốc liệt đến mức họ luôn bị cái chết rình rập, buộc phải
tranh đấu để vượt qua.
Để nhân vật đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, Hemingway muốn tìm xem
đâu là cơ sở để con người tồn tại trên thế gian này và yếu tố nào khiến con người
cao quý hơn tất cả các sinh vật khác từng tồn tại trên trái đất.
Nhân vật Hemingway buộc phải tự mình tìm một lối thoát theo cách của họ để bảo
vệ sự sống của bản thân, tính chất anh hùng được toát lên từ khả năng chống chọi
và tìm đường này.
Cách thức để các nhân vật đương đầu với mọi thử thách, ở từng trường hợp khác
nhau, có thể là khác nhau nhưng họ đều có cùng điểm chung là dựa vào sự điêu
luyện của tay nghề và ý chí, nghị lực.
Nhân vật của Hemingway luôn có ý thức về sự hư vô mà họ phải đương đầu. Họ
biết rất rõ rằng mục tiêu tồn tại của họ là chiến đấu chống trả lại cái hư vô đó.
Nhưng họ không hề ảo tưởng con người đứng cao hơn số mệnh, cao hơn tự nhiên.
Họ biết một khi vượt qua được cái hư vô này họ lại phải đối diện với một cái hư vô
khác. Nhưng họ không bao giờ chịu buông xuôi.
Họ chống trả lại thực trạng bằng một “phong độ dưới áp lực” (Phillip Young). Có
nghĩa dù đã rơi vào cảnh ngộ sức tàn lực kiệt đến đâu chăng nữa, nhưng hễ còn
sống họ phải dốc tận lực ra mà chiến đấu để có thể tồn tại đúng nghĩa một con
người.
Hemingway sáng tác trong thời buổi thế giới có nhiều biến động về chiến tranh, về
các khuynh hướng tư tưởng, về kinh tế,... Sự tồn tại của con người trong môi
trường đó được xem như một cuộc tranh đấu gian nan. Ở góc độ nào đó, tồn tại
đồng nghĩa với việc chống trả các thế lực thù nghịch xung quanh. Xuất phát từ
cách nhìn này, Hemingway xem nhân vật của mình là những chiến binh trên trận
chiến cuộc đời. Hình tượng Santiago được khắc hoạ theo kiểu đó.
Trước hết, nhân vật hiện lên với tư cách là một con người đơn độc. Đây là một
phẩm chất thường thấy của người anh hùng. Trong thần thoại hoặc trong sử thi,
truyện cổ tích,... nhân vật anh hùng luôn hành động một mình. Điều này cốt để
khẳng định tầm vóc phi thường, sức lực vô biên không thế lực nào ngăn cản hoặc
một ai sánh nổi. Trong văn bản của sách giáo khoa chỉ có mỗi một ông lão đương
đầu với con cá kiếm. Môi trường xảy ra trận chiến là đại dương bao la, nơi không
có bất kì một thế lực nào có thể can thiệp. Môi trường này được xem là “tinh
khiết” để ghi nhận sức mạnh của hai đối thủ. Con cá cứ kéo, ông lão cứ giữ, cả hai
cố làm kiệt sức để huỷ diệt nhau. Đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu đuối sức phải
lượn vòng. Điều này có nghĩa ông lão không bị con cá điều khiển nữa mà đang
chuẩn bị bước vào quá trình điều khiển con cá. Sự thay đổi vị thế đã khẳng định
sức mạnh của ông lão. Thực chất ông lão có phải là kẻ dồi dào sức lực không?
Câu trả lời không khó. Ông lão vừa già lại vừa yếu về sức mạnh cơ bắp.
Hemingway thường nhấn mạnh đến yếu tố “già nua” trên cơ thể ông lão. Vậy ông
lão lấy đâu ra sức lực để chinh phục con cá? Sức lực của ông lão được huy động từ
nhiều nguồn. Trước hết là từ quá khứ oai hùng của lão (nhà vô địch vật tay, người
ngang dọc trên đại dương săn rùa, câu cá,...), tiếp đó là sức mạnh từ việc thành
thạo tay nghề (hiếm có người nào có tay nghề giỏi như ông lão ở làng chài ấy, dẫu
suýt ngất vì kiệt sức nhưng chỉ cần một cú phóng lao, ông lão đã giết chết con cá
kiếm), cuối cùng là sức mạnh tinh thần. Ông lão đã chứng minh được điều trước
các sinh vật to lớn của đại dương, sức khoẻ cơ bắp của con người quả thật là thảm
hại khi mang ra so sánh với chúng, nhưng sở dĩ con người lại trở thành “chúa tể
của muôn loài” (theo cách nói của Shakespeare) là nhờ họ sở hữu được một thứ
sức mạnh vô song. Đó chính là ý chí, nghị lực thuộc phạm vi tinh thần.
Hành trình đeo đuổi suốt hai ngày hai đêm của ông lão trước đó đã mang lại kết
quả. Nó khẳng định chiến thắng của ông lão. Nhưng đấy mới chỉ là khởi đầu, cuộc
chiến lúc này mới thực sự bước vào chặng đường gay cấn nhất. Ông lão không hề
có ý định bỏ cuộc. Kinh nghiệm cũng như tài nghệ của ông lão được người kể khắc
hoạ qua nhiều chi tiết cụ thể, tinh tế. Chỉ cần “cảm nhận áp lực của sợi dây hơi
chùng lại”, Santiago biết con cá sắp lượn vòng.
Ông lão không hề bị phân tâm trong suốt quá trình chiến đấu. Lão là một người
nhẫn nại với công việc. Không điều gì có thể dứt lão ra khỏi mục tiêu cuối cùng là
bắt cho được con cá kiếm. Có thể nói, Santiago toàn tâm, toàn ý trước nhiệm vụ
mà thoạt nhìn không nhiều người tin chắc ông lão có thể thực hiện được. Chính
lòng cần cù, sự tập trung và quyết tâm cao độ đã cung cấp thêm nguồn sức mạnh
vô biên cho lão.
Phẩm chất đáng quý nữa ở Santiago là tính cách luôn hành động. Có thể nói, ông
lão là người không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ để chờ vận may đến với mình.
Trong cuộc chiến đấu đó, một phần con cá cứ liên tục kéo nên ông lão phải căng
hết người lên mà chống đỡ, phần khác là vì, bản thân ông lão là con người hành
động. Santiago không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Sự vận động khẳng định tố
chất muốn thể hiện giá trị tồn tại của con người, ngay cả khi sức lực đã già nua.
Hơn nữa, với Santiago không hành động đồng nghĩa với việc chết. Lão không
muốn chết. Do vậy, Santiago luôn tồn tại trong thế động với các động tác của cơ
thể, của tư duy cũng như của ngôn từ.
Lão hết thu dây, thả dây, rồi lại nói, nghĩ (thành lời). Các động tác này cứ luân
phiên nhau trong văn bản để tạo nên một con người Santiago đa diện mạo, để
khiến cho câu chuyện chỉ viết về một người, một số phận nhưng lại âm vang nhiều
cuộc đời, nhiều số phận.
Mở đầu tác phẩm, Hemingway đặt nhân vật Santiago vào vận rủi vô cùng tận với
84 ngày không bắt được cá. Nhưng chính nhờ hành động không mệt mỏi của mình,
lúc này ông lão sắp tóm được chú cá lớn xứng đáng với tài nghệ mình như lão
hằng mong muốn. Như thế, miệt mài theo đuổi khát vọng lớn trong đời là một đặc
trưng của nhân vật mã Hemingway.
2. Cảm giác
Là bậc thầy xây dựng hình tượng ẩn dụ, đa nghĩa,... Hemingway còn là người khai
thác rất thành công cảm giác của nhân vật. Bằng cách này, ông khiến cho thế giới
nhân vật của mình hiện lên vừa cụ thể sống động nhưng lại vẫn có phần bí hiểm và
đầy chiều sâu. Đặc biệt là với ông lão Santiago. Khi sức khoẻ suy kiệt, Santiago
chiến đấu với con cá kiếm bằng kinh nghiệm và sức mạnh tinh thần. Kinh nghiệm
chủ yếu được thể hiện bằng cảm giác. Điều kì lạ là chỉ bằng cảm giác mà ông lão
có thể xử lí hoàn hảo trước mọi động thái của con cá. Điều này cho thấy tay nghề
câu cá của ông lão đã vượt qua cả ngưỡng siêu việt. Khai thác cảm giác này,
Hemingway mới có điều kiện thuận lợi để xâm nhập sâu vào thế giới tư duy của
nhân vật. Nhờ đó mà độc thoại nội tâm của nhân vật đã trở thành phương tiện biểu
đạt tính cách nhân vật một cách hoàn hảo, tài tình: “Đúng lúc đó lão cảm thấy một
cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu bằng cả hai tay. Thật là sắc
và cảm thấy cứng và nặng.
“Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy, lão nghĩ. Chuyện ấy tất
xảy ra”. Hành động ấy của con cá diễn ra dưới mặt nước sâu, nhưng ông lão vẫn
nhận ra.
Cảm giác đóng vai trò rất quan trọng trong kĩ thuật tự sự của Hemingway. Nổi bật
trong đoạn trích là hai cảm giác cơ bản của Santiago: về sức khoẻ và về việc khuất
phục con cá. Văn bản xuất hiện hàng loạt câu đề cập đến các cảm giác này. Người
kể sử dụng hai thủ pháp ngôn từ để khắc hoạ. Một là bằng chính ngôn ngữ của
mình để miêu tả (“Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng”, “Nhưng đã hai lần lão
cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ”,...). Hai là sử dụng
ngôn ngữ của nhân vật (“Lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ
hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”).
Với cách kể này, câu chuyện của Hemingway đan cài nhiều tầng “không khí”.
Thường thì độ căng của truyện được đặt ngay trong hành động trực tiếp của nhân
vật, nhưng với Hemingway thì trọng tâm truyện bao giờ cũng nằm ngoài câu
chuyện, nằm ở cái phần “trống”, phần không nói hết của người kể.
3. Diễn biến
Cuộc chiến của Santiago với cá kiếm diễn ra vô cùng gay cấn. Để giành chiến
thắng ta thấy Santiago tiến hành lần lượt các bước sau:
- Thu dây để khiến con cá quay vòng.
- Cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó: “Đừng nhảy, cá”. Lão nói. “Đừng nhảy”.
- Cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một
trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.
- Phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của
ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể
khiến nó cuồng lên”.
- Di chuyển được con cá: “Ta đã di chuyển được nó”.
- Động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia.
- Tập trung sức lực: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng
kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá”.
Tỉnh táo vì tao, đầu à”.
- Phóng lao giết chết con cá.
Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
- Khi con cá bắt đầu lượn vòng, lão hãy còn đủ sức để kéo: “Lão chỉ cảm nhận áp
lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi
dây chững lại, như¬ mọi khi, như¬ng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi
dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ
nhàng”.
- Nhưng rồi cứ phải ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng, sức lực lão
suy kiệt nhanh chóng: “hai giờ sau, mồ hôi ¬ướt đẫm ng¬ười ông lão và lão mệt
thấu xương”, “ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào
mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”,...
- Tiếp đó ông lão “lại cảm thấy choáng váng”, “toát mồ hôi đầm đìa nhưng không
phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác”, “lão lại thấy xây xẩm mặt mày”,
“miệng lão khô khốc không thể nói nổi, như¬ng lúc này lão không thể với lấy cái
chai”.
- Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Ông lão bước vào trạng thái
chênh chao giữa sống và chết khi “lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như¬
không còn nghe nổi”.
- Tại thời khắc đó, ông lão đã biết tự động viên kịp thời: “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo
và biết cách chịu đựng như¬ một con người”, lão nghĩ. Rồi lão kêu gọi: “Đầu ơi,
hãy tỉnh táo”. Bằng cách đó, từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
Dõi theo mạch trần thuật trên, ta thấy, diễn biến của trận đánh rất gay cấn, được
tính theo từng vòng lượn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi còn lại, dần
hao mòn của ông lão: “Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô
khốc không thể nói nổi, như¬ng lúc này lão không thể với lấy cái chai. Lần này
mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức”.
Có lúc người đọc ngỡ như ông lão để mất con cá hoặc gục chết trước nó. Thế
nhưng, lần nào cũng vậy, lão biết cách xốc lại tinh thần kịp thời: “Lần này mình
phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không,
mày khoẻ, lão tự nhủ. Mày luôn khoẻ”. Cuối cùng ông lão đã chiến thắng. Một
Trong đoạn trích, cuộc chiến tập trung vào hai đối thủ đã rã rời thân xác. Cả hai đã
đấu sức với nhau ròng rã hai ngày đêm. Bây giờ, kẻ nào không trụ vững, kẻ đó
không tồn tại. Do vậy ta thấy độ căng của diễn biến được tăng dần theo sự suy kiệt
sức lực của hai đối thủ. Trong lúc con cá dần ngoi lên (dấu hiệu của sự thúc thủ)
thì ông lão nhiều lần suýt ngất. Nhưng ông lão vẫn gượng dậy. Cuối cùng con cá là
chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay chuyển.
kẻ bại trận.
4. Hành động theo cách của riêng mình
Đặc trưng nổi trội nữa trong tính cách nhân vật mã của Hemingway là họ tự xác
lập một lối hành động cho riêng mình. Với cách sống đó ta thấy ở họ dáng dấp của
kiểu nhân vật hiện sinh.
Santiago là người gần như bị cộng đồng (chỉ còn mỗi thằng bé Manolin quan tâm)
và bị cả tạo hoá bỏ rơi (không bắt được cá suốt 84 ngày), nhưng ông lão tin vào
bản thân mình. Chỉ cần lão bắt được cá thì mọi sự sẽ chấm dứt. Ở đây tồn tại xung
đột ngầm giữa một Santiago bị loại bỏ ra khỏi cộng đồng và một Santiago với cách
thức tồn tại riêng của lão bên cộng đồng đó.
Lão hành động như sau: không hề nản chí mà cứ miệt mài ra khơi với hi vọng bắt
được con cá xứng đáng với tài nghệ lão. Mục đích ban đầu của lão không phải vì
những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống một cách
tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả đến trong mơ lão
cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được đưa vào
cảng La Havana.
Santiago cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác
thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Santiago cầu Chúa giúp là chỉ
giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành
quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm
giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh
Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Santiago hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là
một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo
những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Santiago không đọc mà
lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính.
Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông
dửng d¬ưng như¬ những tấm kính trong kính viễn vọng hay như¬ một vị thánh
trong đám rước”.
Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây
là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Santiago đặt ra cho mình mục đích và cách
sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có
thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý
tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản
thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng:
đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão).
Hemingway không thật sự tập trung vào việc để nhân vật chinh phục thế giới bên
ngoài. Tiêu điểm của ông hướng cả vào việc khai thác thái độ của nhân vật trước
hoàn cảnh đó. Với Hemingway, việc đánh một con cá lớn thì ai đó cũng có thể
thực hiện được, nhưng qua việc đánh cá đó để kiểm định khả năng tồn tại và ý
nghĩa sống của con người, thì chỉ có Santiago thực hiện được mà thôi.
Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Santiago rất nhiều lần bộc lộ mình qua
những đối thoại. Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản
thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị
đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng
động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng
vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày ch¬ưa bao
giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật đ¬ược nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện
tay nghề, ông lão đã giết được con cá kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không
hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.
5. “Mày đang giết tao, cá à”
Trong văn bản được chọn dạy, người đọc chỉ tiếp xúc với hai nhân vật, ông lão và
cá kiếm. Cá kiếm là đối tượng ông lão cần chinh phục để duy trì sự sống vật chất
(lão từng nhẩm tính số lượng thịt của cá kiếm có thể nuôi sống một người trong cả
mùa đông), đồng thời cũng để khẳng định giá trị tinh thần, vì với lão và với dân
làng chài ấy, một khi ngư dân không bắt được cá nữa thì người ấy được xem như
đã chết. Cái chết về phương diện tinh thần.
Trong cuộc chinh phục cá kiếm, ông lão cảm nhận được vẻ oai hùng, sòng phẳng,
cao thượng,... của con cá nên cảm phục nó, xem nó là bạn, gọi nó là “người anh
em”: “Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nh¬ưng mày có quyền làm như¬ thế.
Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn
mày, ng¬ười anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết
ai”. Khoảng cách của người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã được rút đến điểm
không. Mối quan hệ giữa ông lão và cá kiếm lúc này không đơn thuần là quan hệ
triệt tiêu một chiều mà là mối quan hệ đa diện phức tạp.
Ngợi ca con cá và hành động trung thực, sòng phẳng của nó trong cuộc đối đầu với
mình, Santiago gợi cho người đọc ẩn ý thầm kín mà tác giả gửi gắm rằng trên đất
liền ông lão không còn ai tri âm tri kỉ nữa, cuộc sống loài người đã bị đảo điên ghê
gớm các chân giá trị. Santiago không thể và không còn thuộc về thế giới ấy. Sự
thẳng thắn, cao thượng của ông lão chỉ có thể tìm được sự tri âm ở chốn biển khơi.
Con cá là bạn lão, cũng như đại dương bao la mới đích thực là ngôi nhà thân thiết
của con người cô độc Santiago. Giống như mọi nhân vật mã khác của mình,
Hemingway kiến tạo một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho nhân vật.
Chỉ quay về với thiên nhiên, nhân vật Hemingway mới tìm được sự lắng dịu tâm
hồn, sự đồng cảm. Mối quan hệ giữa ông lão và cá kiếm thể hiện rõ điều này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng
suôn sẻ như nhan đề chỉ ra (Ông già và biển cả) mà thường xuyên là phức tạp. Mục
tiêu của ông lão là giết chết con cá để tìm nguồn sống, nhưng ngay tức khắc ông
lão ý thức được rằng con cá là hiện thân của cái đẹp. Lão giết nó đồng nghĩa với
việc giết chết cái đẹp. Nhưng lão không thể không giết chết nó. Đây chính là bi
kịch muôn thuở của con người.
6. Lão cố thêm lần nữa
Để vượt qua con cá và qua những phức cảm trong tâm hồn, ông lão chỉ còn cách
“cố thêm lần nữa”. “Cố gắng” chính là nền tảng thành công của ông lão. Văn bản
thường xuyên lặp lại mệnh đề này bằng ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của
chính Santiago:
- Mình sẽ cố thêm lần nữa.
- Lão cố thêm lần nữa.
- Mình sẽ lại cố thêm.
- Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ.
- Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa...
Cứ một lần cố, ông lão đến gần hơn với chiến thắng. Sau một lần cố, con cá thêm
một lần thất thế trước lão. Sự thành công của lão và sự thành công của con người
nói chung phải chăng là nhờ những nỗ lực không ngừng trong cuộc đời?
Trong chiến thắng của ông lão, không chỉ có mỗi sự nỗ lực vượt qua những đau
đớn thể xác và tinh thần, mà còn có cả quá khứ và tất cả mọi thứ tốt và xấu trong
chính con người lão: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và
lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đ¬ương đầu với cơn hấp hối của con
cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như¬ chạm vào
ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong
dòng n¬ước”. Đớn đau, tàn lực và lòng kiêu hãnh của quá khứ được đặt liền kề.
Sức mạnh của Santiago không phải là sức mạnh của người sung sức mà là sức
mạnh của tổng thể những gì đã suy thoái. Thế mà lão vẫn chiến thắng con cá. Đấy
chính là giá trị tiềm tàng mà chỉ con người mới có được trên hành trình khẳng định
sự sống.
7. “Con cá là vận may của ta”
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến việc con cá là giá trị vật chất và tinh thần của
ông lão. Bên cạnh đó, nó còn là vận may của Santiago. Điều này được chính ông
lão thừa nhận. Thì ra ngoài nỗ lực của bản thân, thành quả chiến thắng của ông lão
Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá trong suốt 84
lần ra khơi là do vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng sẽ bắt
được cá lớn. Cuối cùng lão toại nguyện khi câu được con cá khổng lồ. Nhưng con
cá kéo lão ra khơi xa. Lão trở thành “con mồi” của con cá. Một sự hoán vị lạ lùng.
Ông lão lại trở nên bị động trước con cá. Xem ra khát vọng càng lớn, con người
càng bị nô lệ vào đó và rất dễ đánh mất đi sự tự do, tự chủ của chính bản thân
mình. Trong trường hợp này, vận may lại trở thành vận rủi. Khi giết được con cá,
vận may lại trở về với ông lão. Chỉ có điều, chẳng bao lâu vận may ấy lại chuyển
còn nhờ vào sự rủi may của số mệnh.
sang vận rủi.
Cơ sự cũng bắt đầu bằng một hành động trái khoáy. Khi Santiago đâm chết con cá,
nghỉ ngơi lại sức và tự nhủ: “Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt và tròng một
chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền”.
Rồi lão gọi: “Đến đây, cá. Nh¬ưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này
nó nằm ¬ườn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó”. Một lần
nữa, ông lão lại mất thế chủ động trước con cá, ngay cả khi nó đã chết. Điều này
lại báo hiệu vận rủi và không lâu sau đàn cá mập đánh hơi được mùi máu cá đã
xông tới tấn công. Cuối cùng khi đưa được thuyền về bến, Santiago chỉ còn lại bộ
xương cá khổng lồ.
Có thể nói hành trình câu cá của ông lão là ẩn dụ cho hành trình rủi may của kiếp
người. Trong đời rủi may luôn cận kề, không dễ gì nắm bắt và có thể hiểu hết.
Hemingway khắc hoạ hình tượng nhân vật đầy ý chí, nghị lực, tài năng để vượt
qua những rủi may ấy. Hành trình sống của họ hết đi từ điều may rủi này sang điều
may rủi khác. Mọi phấn đấu của họ rốt cuộc sẽ cũng không thoát khỏi cái vòng rủi
may kia. Và cuối cùng là cái chết - hư vô. Dẫu thế, nhân vật của Hemingway
không bao giờ chịu khuất phục. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc tả tơi
nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng (chịu
đựng như một con người), biết chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống tích
cực nhất cho mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất
phục” trước mọi thế lực bạo tàn.
Phân tích ngắn gọn cảnh “Đương đầu với đàn cá dữ”
Sau 87 (84 + 3) ngày đêm ra khơi đánh cá, ông lão Xanchiagô mới câu được con
cá kiếm khổng lồ, nặng độ 6, 7 tấn, dài hơn chiếc thuyền câu khoảng 7 tấc. Đói
khát, mệt rã rời, đôi tay bị dây câu do cá kéo cứa rách, ứa máu. Cái giá phải trả cho
một chuyến ra khơi thật đáng tự hào. Bạn chài chắc sẽ không chế giễu lão về vận
xúi quẩy nữa! Lão càng tự hào về “sức con người có thể làm được gì và chịu đựng
được đến đâu!”
Ở đời có lúc miếng ăn đã kề miệng vẫn còn bị kẻ khác giật mất! Trường hợp lão
Xanchiagô mất con cá kiếm quả đúng như vậy. Trên đường giong cá về bến, lão
chài lại gặp chuyện chẳng lành. Đàn cá mật đã thục mạng lao vào thuyền lão để
đớp mồi. Cảnh “đương đầu với đàn cá dữ” diễn ra vô cùng bi tráng. Lão chài bị bất
ngờ, bị động hoàn toàn. Thế và lực quá chênh lệch. Cuộc chiến diễn ra giữa biển
đêm. Lão chài chẳng khác nào một kẻ mù giữa vòng vây của đàn cá dữ! Chỉ có
một cái chày làm vũ khí. Lão thân cô thế cô, lại bị kiệt sức sau 3 ngày 2 đêm đuổi
bắt con cá kiếm mắc câu. Kẻ thù của lão chài là một đàn cá mập đông đảo, khát
mồi và cực kỳ hung dữ. Cá lại được màn đêm, được sóng biển che giấu, bất ngờ
xuất hiện. Đàn cá biến hóa, lão chài căng mắt nhìn chỉ thấy “những chiếc vi cá mật
xẻ dọc ngang trên mặt biển và những đường lân tinh lấp lánh”. Những hàm răng cá
mập táp mồi “sần sập”, lưng đàn cá dữ cuộn sóng làm cho “chiếc thuyền câu
chòng chành”. Không chỉ con cá kiếm mà ngay cả lão chài cũng sẽ trở thành mồi
ngon cho đàn cá dữ đói mồi! Hêminguây đặc tả lưng cá mập đội con thuyền câu đã
vẽ nên một cảnh hãi hùng, đầy nguy hiểm!
Cuộc chiến đấu mỗi lúc một dữ dội. Người đọc có cảm giác là bao nhiêu cá mập ở
vùng biển “Giếng Lớn” đã kéo tới bủa vây lấy chiếc thuyền câu. Lão già như bị
màn đêm bịt mắt, “vụt nháo nhào lên những chiếc đầu” cá mập. Lão bị động
“kháng cự một cách tuyệt vọng với một kẻ thù mà lão chỉ nghe bằng tai, bằng cảm
giác “Thật bất ngờ cái chày – vũ khí chiến đấu - bị cá dữ ngoạm “giật phắt đi”. Lão
Xanchiagô đâu phải là kẻ tầm thường, khoanh tay đầu hàng đàn cá mập! Thành
quả lao động được làm nên bằng mồ hôi và máu, không thể nào để đàn cá dữ cướp
đi. Nhanh nhẹn và dũng mãnh, lão tháo tay lái làm vũ khí chiến đấu. Cuộc chiến
giữa người với đàn cá dữ ngày một trở nên dữ dội quyết liệt! Lão già lấy hết sức
bình sinh, nắm chắc tay lái, thẳng cánh, vụt túi bụi ra bốn phía”. Lão chài bị đàn cá
mập khép chặt vòng vây! Đàn cá dữ túm tụm lại đằng sau lái, con nọ tiếp con kia.
Khi thì cả bầy một lượt, chúng đâm bổ vào xác con cá. Bầy cá dữ khát mồi không
chịu rời chiếc thuyền câu “ngoạm xong một miếng quay ra rồi quay trở lại. Xác cá
bị rỉa, bị đớp, bị ngoạm. Những mảnh thịt mà đàn cá mập đớp được” lấp lánh dưới
nước!
Con cá kiếm khổng lồ thế mà giờ đây chỉ còn một ít thịt dính vào đầu! Con cá cuối
cùng xông đến đớp vào đầu cá. Có thể nói đây là một hiệp đấu ác liệt, cá và người
đánh giáp lá cà. Lão chài dũng mãnh “hoa cái tay lái lên và quật đúng vào răng
hàm cá mập”. Ông lão giáng trả như vũ bão “quật liên hồi hai bận, ba bận, mười
bận!”. Bất thình lình chiếc tay lái gẫy rắc, lão dũng mảnh vẫn tiếp tục quật vào đầu
cá… vụt nữa làm cho “con cá mập nhả con cá và oằn mình lăn xa”.
Như người lính chiến ngoan cường trên chiến địa, đánh đến giọt máu cuối cùng,
bắn đến viên đạn cuối cùng, hết đạn thì dùng lê tử chiến với giặc, lão chài
Xanchiagô cũng vậy! Một mình đơn độc chống với đàn cá dữ giữa biển đêm, khi
cái chày bị cá mập ngoạm mất, lão bình tĩnh và sáng suốt xử lý tháo ngay tay lái
làm vũ khí. Càng đánh càng hăng, lão đã quật tới tấp vào đầu cá dữ, quật mạnh đến
nỗi gãy cả mái chèo. Lão đã giáng cho con cá mập sau cùng một đòn chí mạng!
Việc đánh bắt được con cá kiếm nặng 6, 7 tấn là một chiến công! Cuộc đấu với đàn
cá dữ không cân sức, thịt con cá kiếm bị đàn cá mập ngoạm sạch, đớp sạch, nhưng
lão vẫn còn giữ được bộ xương cá, giữ được con thuyền câu. Câu nói của lão:
“Thuyền của mình vẫn tốt nguyên và chẳng sứt mẻ một tẹo nào, trừ chiếc tay lái ra
không kể. Cái đó cũng dễ thay!” - điều đó cho thấy, tuy thất trận nhưng lão chài
vẫn còn tiềm lực! Nhất định lão lại ra khơi. Giữ vững niềm tin sau chiến bại không
phải ai cũng có ý chí ấy! Lúc quật vào đàn cá dữ, ông lão cảm thấy một mùi kì dị
trong mồm: “vừa tanh như sắt, vừa ngòn ngọt”. Mùi kỳ dị ấy là máu và cũng là dư
vị cay đắng của sự thất bại! Như một sự tổng kết sau trận đánh, lão Xanchiagô nhổ
toẹt máu xuống biển và nói: “Cho chúng mày nuốt đi lũ cá mật kia. Nuốt đi để
tưởng tượng là vừa giết chết được một con người”. Một cái nhổ toẹt đầy khinh bỉ.
Một câu nói vừa giễu cợt vừa thách thức kẻ thù! Trong chiến bại mà lão chài vẫn
ngạo nghễ! Đó là tâm thế và bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.
Cảnh “đương đầu với đàn cá dữ” được miêu tả rất sống động.
Lão chài được đặt trong thế đối địch tương phản chênh lệch. Các chi tiết nghệ
thuật được khắc họa và tái hiện chủ yếu bằng thính giác, cảm giác, xúc giác…
trong biển đêm vô cùng ghê rợn và ác liệt! Người thì máu đầy mồm, cá thì lăn xả
vào đớp mồi, bị quật nhừ tử. Lời đối thoại của Xanchiagô với đàn cá mập lúc thì
thách thức khinh bỉ, lúc thì thừa nhận thất bại. Vốn liếng còn đó, lão chài rồi lại ra
khơi. chỉ có một mình đơn phương độc mã đương đầu với đàn cá mập thế mà sau
cuộc chiến, lão chài lại nói: Gió cũng là bạn tốt của ta… đôi khi cũng là bạn tốt…
biển cả với những bạn hữu và kẻ thù của ta… “Gió làm căng cánh buồm. Biển có
đàn cá dữ, nhưng cũng có cánh chim hiền lành, biển là nơi làm ăn của lão và các
bạn chài. Cách nghĩ của lão chài mộc mạc, bình dị nhưng ham sống biết bao.
Ở đời cái đáng sợ là không nhận diện được kẻ thù. Cái đáng sợ nữa không phải là
sự thất bại mà là chưa biết tìm ra nguyên nhân thất bại. Ở đây, lão chài Xanchiagô
tự nói với mình: “Ta thử nghĩ xem cái gì đã làm cho ta thất bại nhỉ? Không, không
có cái gì cả. Ta đã đi xa quá! Đó là phần ngầm của “tảng băng trôi” mà
Hêminguây muốn gửi gắm bạn đọc: Mọi khát vọng đều đẹp, đều đáng yêu. Khát
vọng quá lớn, vượt xa khả năng hiện thực thì sẽ thất bại. Hình ảnh lão chài
Xanchiagô trong cảnh “đương đầu với đàn cá dữ” này cho ta bài học về sức mạnh,
khí phách và niềm tin trong lao động và - cuộc sống.
Câu 2: Trình bày những nét chính của nguyên lí “tảng băng trôi”.
Dựa vào hiện tượng vật lý, khi tảng băng trôi trên đại dương, chỉ 1/8 nổi trên bề
mặt, còn 7/8 chìm khuất, Hemingway nêu lên nguyên lý “tảng băng trôi”, khẳng
định hiệu quả của cách viết ngắn gọn, hàm súc và ưu điểm của nó, ngụ ý chỉ mạch
ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm.
Muốn thực hiện nguyên lí này, nhà văn phải hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình
muốn tái hiện, loại bỏ các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại phần cốt lõi để khi
tiếp xúc với tác phẩm, người đọc vẫn có thể lĩnh hội được những ẩn ý, hàm ý chứa
đựng trong văn bản.
Ngôn từ, chi tiết, cốt truyện và cả nhân vật phải rất cô đọng, hình tượng phải mang
ý nghĩa tượng trưng với nhiều tầng nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được từ kinh
nghiệm, hiểu biết của mình.\ Câu 7: Nguyên lí “tảng băng trôi” thể hiện qua
nhân vật Xantiagô như thế nào?
- Phần nổi: Hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt con cá kiếm.
- Phần chìm:
· Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ của con người.
· Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên.
· Vượt qua thử thách ® thành công của con người là kết quả của sự cố gắng bền bỉ.
· Cần chinh phục thiên nhiên nhưng cũng xem thiên nhiên là bạn.
· Niềm tin vào chiến thắng và bản thân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro