van hoc ki II
Văn học Trung đại là một dòng chảy lớn, một mạch nguồn rực rỡ đổ vào đại dương văn học Việt Nam. Trên dòng sông lớn ấy có bao người lái đò – những tác giả lớn, những tác phẩm thành công. Nguyễn Gia Thiều với Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn với Cung oán ngâm, Nguyễn Du vớiTruyện Kiều… là những minh chứng cho sự thành công của văn học trung đại. Thành công ở đây không chỉ bởi nghệ thuật đặc sắc mà còn thành công ở nội dung và tư tưởng nhân đạo được đề cao, mà ở đây chính hình ảnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Đoạn trích tình cảnh lẻ loi trích từ câu 193 đến câu 228,Trao Duyên từ câu 723 đến câu 756 và Nỗi thương mình thương mình từ câu 209 đến câu 244 đều là những hình ảnh cô đơn lẻ loi của người phụ nữ khi không được hưởng cuộc sống hạnh phúc mà mình đáng được có.
Đối với hai tác phẩm Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm thì cả hai tác giả cùng cho người phụ nữ xuất hiện trong một không gian, thời gian vắng vẻ cô tịch, đều trông ngóng người minh yêu, người mình nhớ, mà chờ đợi trong vô vọng. Đối với Nguyễn Gia Thiều ông cho người chinh phụ xuất hiện trước hiên vắng "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước/Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen/Ngoài rèm thước chẳng mách tin,/Trong rèm dường như đã có rèm biết chăng" Với không gian "Hiên vắng" rèm thưa" chim tước" cộng với thời gian đêm tối nó đã gợi lên hình dáng người phụ nữ lẻ loi giữa khuê phòng. Người phụ nữ dường như bước chân vô hạn và cuối cùng là dừng chân ở trước phòng mình. Nàng ngồi trên giường cứ buông xuống rồi lại cuốn lên. Dường như nàng đang mong nhìn thấy bóng dáng người chồng mà thất vọng bỏ rèm xuống vì biết là không thấy được. không nhìn thấy chồng, nàng lại mong ngóng tin chồng từ chim Thước nhưng lại một lần nữa thất vọng. Nàng tìm đến đối tượng chia sẻ là đèn. nhưng dường như nàng hỏi đèn như đang hỏi chính mình tự mình nố nên lỗi cô đơn chống trải. Tự hỏi rồi tự trả lời " đèn có biết dường bằng chẳng biết" hỏi đèn để được xoa dịu nỗi đau nhưng lại không giúp ích được gì. Có lẽ chính vì vậy mà nàng tự đối diện với. chính lòng mình. " Lòng thiếp riêng bi hiết mà thôi/ Buồn rầu nói chẳng nên lời/ Hoa đèn kia với bóng người khá thương" Người phụ nữ như đang nhìm trân chối vào ngọn đèn cô lẻ. Nàng nhìn mà không nhìn vào đâu cả, nhìn vào tâm trạng mình, sống trong lẻ loi cô dơn đến tuyệt cùng. Còn đối với Đặng Trần Côn ông cho hình ảnh người cung nữ xuất hiện trong cung cấm. Nàng ở "Cung quế, lầu đãi nguyệt, gác thừa Lương, phòng tiêu, thâm khuê" . Đây là những sang trọng, đẹp đẽ nhưng dường như càng sang trọng đẹp đẽ bn thì người cung nữ lại càng ủ rột cô đơn bấy nhiêu. Nàng ý thức sâu sắc về người phụ bạc mình, ý thức sâu sắc về cuộc đời bị bỏ rơi trong nuối tiếc, xót xa bất bình trong vô vọng. "Khoảnh làm chi bấy chúa xuân" "chúa" ở đây có thể là vị vua chúa, chồng nàng hoặc cũng có thể là chính số mệnh của nàng. "Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ/ Dấu dương xa đám cỏ quanh co" Ở đây tác giả muốn nói nhà vua đã rất lâu không đến với người cung nữ, dấu chân người rêu phong đã mọc đầy. Nó hồi tưởng về quá khứ nuối tiếc, thời vàng son đã được vua sủng và điều đó càng làm cho người cung nữ thêm xót xa đau đớn.Thời gian như trở thành lỗi thành nỗi ám ảnh lặng lề day dứt."Đêm 5 canh tiếng lắng chuông rền/ lạnh lùng thay giấc cô miên!" Dù thời gian ban ngày hay ban đêm thì thời gian ở đây đều là thời gian tâm lí, tâm trạng mòn mỏi ngóng trông. Đem lại cảm giác về một sự ngưng tụ, người cung nữ như chết mòn chết méo khi tưởng nhớ về khoảng thời gian đẹp đẽ trong quá khứ. Ngày nào cũng trông ngóng về quá khứ nhưng lại trông về 1 sự thất vọng.
Nhưng hai nàng không mãi ở trong sự bế tắc tuyệ vọng đấy mà tìm ra giải pháp để thoát ra. Người chinh phụ Cố gắng, miễn cưỡng đốt hương nhưng lại chìm đắm vào niềm hồi tưởng, u buồn; nàng soi gương nhưng lại khóc thương cho nhan sắc tuổi xuân bị tàn phá theo năm tháng và cuối cùng nàng gẩy đàn nhưng nỗi cũng sợ giây đàn dứt, lo sợ cho hạnh phúc lứa đôi, lo sợ sinh li từ biệt.. Giống với người chinh phụ người cung nữ cũng thắp hương đốt đèn. Từng cử chỉ hàh động của nàng đều toát ra nỗi cô đơn. Thắp hương lại không cảm nhận được mùi hương, đốt đèn mà không thấy ánh sáng của ngọn đèn mà chỉ cảm nhận được sự âm u của ngọn đèn. Người cung nữ đã cô đơn lại càng cô đơn hơn. Nàng không thiết những thú vui hàng ngày "Trang biếng ngắm trong đồ tố nữ/Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu". Nàng chỉ có một việc duy nhất là ngắm trông bóng dáng nhà vua. Nhưng mọi cố gắng của hai nàng giờ đây chỉ còn lại là thực tại cay đắng. Người thì chồng ở trên chiến trường xa xôi, đi mãi không về; người thì bị chồng ruồng bỏ ở lại trong cung quế chờ đợi hết đêm 5 canh nay sang đêm 5 canh khác mặc cho nhan sắc tuổi xuân cứ dần dần trôi đi.
Từ nỗi niềm cay đắng ấy, hai người phụ nữ đều chung tâm trạng tự thương mình. Người Chinh phụ mượn cảnh để nói lên tâm trạng chết dần chết mòn, thiêu đốt lòng người hủy diệt lòng người trong nỗi nhớ nhung dai dẳng. Nỗi nhớ dường như thấm đẫm cả cảnh vật. Thiên nhiên còn có đôi có cặp "Hoa"-"Nguyệt" quấn quít đan xen nhau nhưng nàng đây lại lẻ loi cô độc. Cảnh đẹp chi để nàng thêm sầu!
Cùng một hoàn cảnh, cùng một tâm trạng, cùng một nỗi niềm nhưng hai nhân vật lại có thái độ khác nhau. Nếu như ở người chinh phụ, ta thấy được bức chân dung ‘tứ đức’ theo đúng quan niệm nho giáo đương thời, thì Nguyễn Gia Thiều khi xây dựng hình ảnh ngườicu ng nữ lại đề cập nhiều hơn đến nét nữ tính truyền thống giữ gìn trong chốn khuê các. Ở người chinh phụ, ta thấy nhiều hơn sự cam chịu, còn ở ngườicu ng nữ, ta thấy khát khao thoát khỏi sự tù túng rất mạnh mẽ, mãnh liệt. Ở người cung nữ có tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến gay gắt hơn người chinh phụ:
‘Đang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!’
Bế tắc, bất lực, nàng mong được tháo cũi xổ lồng, muốn được tự do. Khát khao có được một cuộc sống bình dị trở thành ước mơ lớn lao của nàng. Nhưng, những rang buộc phong kiến về thân phận người phụ nữ liệu có cho nàng làm vậy?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro