Tô Hoài- Vợ Chồng A Phủ
Tô Hoài- Vợ Chồng A Phủ
Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. Những tên tuổi kỳ cựu là lực lượng có thể xem như là đã đặt những viên gạch vững chắc để xây nên một bức tường thành văn chương đồ sộ cho đất nước không thể không nhắc đến Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Khải, Thạch Lam...Một trong số những gương mặt tiêu biểu Tô Hoài – nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Và có thể nói Tô Hoài một người rất có duyên gắn bó máu thịt với quê hương Tây Bắc và đồng bào các dân tộc nơi đây. Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông cho rằng: "Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc". Một người tài năng và có trái tim nóng bỏng với sự hiểu biết phong phú, sâu rộng đặc biệt là về những văn hóa tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. Ông yêu những gì giản dị, yêu những gì thuộc về nét đẹp dân tộc và yêu nồng hậu những con người của dân tộc ấy. Tô Hoài có biệt tài luôn thu hút người đọc bởi chính những gì chân thật nhất mà ông đã từng trải qua và ông viết văn như viết bằng chính máu của mình, cộng thêm lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn lạ thường động lòng biết bao trái tim bạn đọc.
Để hiểu hơn về Tô Hoài ta phải nhắc đến nơi đã gắn bó với ông suốt bao năm tháng, nơi xứ sở của hoa ban, hoa mơ, hoa đào của những đêm tình mùa xuân lãng mạn, những chợ tình đắm say. Nơi ấy Tô Hoài sau tám tháng sống và gắn bó máu thịt đã thốt lên: cảnh và người Tây Bắc đã để thương để nhớ để cho tôi quá nhiều, niềm thương nỗi nhớ ấy đã thăng hoa thành truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là kiệt tác bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh lòng người đến muôn đời.
Tô Hoài viết truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" năm 1952, được in trong tập "Truyện Tây Bắc" (1953). Cảm hứng để nhà văn viết tác phẩm bất hủ này chính là từ một hiên thực đặc biệt đó là khi bộ đội giải phóng tới đâu, nhà văn Tô Hoài khoác ba lô đi thực tế tới đó, sống và gắn bó máu thịt với nhân dân ông chứng kiến một hiện thực vô cùng xúc động đó là đồng bào các dân tộc Tây Bắc bị giai cấp thống trị miền núi là "thống lý": tước đoạt tài sản, dùng cường quyền và thần quyền để bóc lột sức lao động, họ bị giai cấp thống trị xúc phạm nhân phẩm, coi như xúc vật. Chính vì thế họ rất yêu cách mạng và làm cách mạng rất nhiệt tình.
Những sự kiện này tác động vào sâu thẳm trái tim giàu lòng nhân hậu yêu thương của Tô Hoài để trào dâng cảm xúc mãnh liệt vỡ òa ra những trang văn xúc động trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" . Câu chuyện xoay quanh nhân vật một cô gái xinh đẹp nết na tên Mị và những trông gai của cuộc đời Mị phải chịu khi sống dưới sự kìm kẹp của bọn thống lý ác ôn. Nhà văn đã miêu tả một cách chân thực xúc động cuộc đời của nhân vật chính này và hơn nữa đã miêu tả sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong con người của Mị qua những lần tiếng sáo cất lên, tiếng sáo gọi bạn tình một trong những nét đẹp đặc trưng văn hóa của người dân nơi vùng cao này, tiếng sáo của tình yêu, tiếng sáo của những trái tim nhân hậu muốn đến gần nhau. Tô Hoài đã giới thiệu Mị từ giữa cuộc đời đi ra.
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro