Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa đông
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục với nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện...Ông cũng là một nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta... Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông.Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc tác phẩm, người đọc không thể quên những đoạn văn tinh tế miêu tả nội tâm của nhân vật Mị, đặc biệt, những dòng văn khắc họa tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cứu A.Phủ đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
" Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội lên vùng núi Tây Bắc. Được in trong tập " truyện Tây Bắc ". Câu chuyện bao gồm hai phần, phần đầu là cuộc sống bế tắc, khổn khổ của Mị và A Phủ ở nhà thống lí Pá Tra. Phần hai là cuộc sống của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.Câu chuyện kể về nhân vật Mị là cô gái xinh đẹp nổi tiếng vùng Hồng Ngài, có tài thổi sáo, chịu thương chịu khó, có khát vọng tình yêu, khát vọng tự do...Thế nhưng Mị lại phải chịu một số phận bất hạnh: Cha mẹ nghèo khó, lại có món nợ truyền kiếp với nhà thống lí Pá Tra, đau khổ hơn cô lại bị bắt làm con dâu gạt nợ. Dưới thân phận con dâu gạt nợ, Mị bị bóc lột sức lao động, bị chà đạp lên nhân phẩm, bị áp chế về tinh thần, bị tước đi niềm khao khát sống.Nhưng trong sâu thẳm con người ấy luôn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mãnh liệt.Với cái nhìn tinh tế, trái tim nhạy cảm, Tô Hoài đã mieu tả thành công tâm trạng, hành động của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ. A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, vì hủ tục, thần quyền đã trở thành nô lệ nhà thống lí Pá Tra. Vì để hổ ăn mất nửa con bò nên đã bị trói đứng giữa nhà cho đến chết.
Sau đêm mùa xuân Mị chìm trong cuộc sống vô cảm, cam chịu, tăm tối. Lúc đầu, Mị hoàn toàn vô cảm với A Phủ, hàng đêm vẫn thổi lửa hơ tay. Mị sống không có cảm xúc, không hề quan tâm đến bất cứ điều gì xung quanh. Có hôm bị A Sử đánh dúi ở cửa đầu bếp, đêm xuống Mị vẫn thổi lửa hơ tay, như không có điều gì xảy ra. Nhưng từ vô cảm, Mị đã trở nên đồng cảm với A Phủ khi nhìn thấy " hai dòng nước mắt bò trên hõm má đen sạm". Đó là dòng nước mắt của thân phận nô lệ, không làm chủ được cuộc sống của mình. Bất lực trước thần quyền, hủ tục, dòng nước mắt ấy đã thức tỉnh lòng thương người trong Mị, xua tan đi băng giá trong con người Mị. Mị nhận thấy sự vô lý trong số phận của A Phủ. Sức sống tiềm tàng trong Mị chính thức trỗi dậy. Mị đồng cảm bởi Mị nghĩ đến thân phận của mình. Có lần bị A Sử trói đứng, nước mắt rơi mà không sao lau đi được. Đó là sự tương đồng của hai thân phận nô lệ không làm chủ được cuộc sống của mình. Mị nhớ lại năm xưa cũng có người đàn bà bị trói đứng cho đến chết, Mị sợ chết "cứa mình coi mình có còn sống hay không", Mị nghĩ đến thân phận của mình, xót xa cho số phận của mình. Tiếp theo đó Mị thốt lên " cơ chừng này mai là người đàn ông kia chết", " trời ơi chúng nó bắt trói đứng người ta đến chết". Mị đã thốt lên những câu nói đó, những câu nói biểu hiện cho sự thức tỉnh của Mị, rồi Mị nguyền rủa " chúng nó thật độc ác". Dòng nước mắt của A Phủ đã thức tỉnh Mị, khơi dậy lòng thương người, ý thức được sống tự do của Mị. Mị không muốn chấp nhận số phận, sức sống tiềm tàng trong Mị đã bùng cháy lên mãnh liệt. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp đã thôi thúc Mị có hành động táo bạo cắt dây, cởi trói cứu A Phủ. Điều đáng nói ở đây hành động cắt dây trói cứu A.Phủ không phải là hành động vô thức hay bột phát mà Mị hiểu rất rõ hành động của mình.Nhưng Mị k sợ,không sợ hình phạt của cha con Pá tra, không sợ phải chết.Mị đã chiến thắng được cường quyền để giải phóng người cùng cảnh ngộ. Khi A.Phủ chạy đi rồi, "Mị đứng lặng trong bóng tối" .Câu văn ngắn gọn được tách dòng như phân định ranh giới giữa sự sống và cái chết. Trong Mị đang chơi vơi trong cuộc đấu tranh tâm lý rất gay gắt: đi hay ở, sống hay chết, nô lệ hay tự do?
Bước chân A.Phủ ,tiếng gọi của tự do đã thôi thúc Mị hành động dứt khoát "Rồi Mị cũng vụt chạy ra". Mị quyết liệt và dữ dội tìm đến với tự do "đuổi kịp", lăn. Chạy, nói, thở "A Phủ , cho tôi đi" "Ở đây thì chết mất". Một lần nữa, nỗi sợ hãi cái chết lại đến với Mị. Đó là biểu hiện cao nhất của lòng ham sống.Mị đã chiến tháng được cả thế lực thần quyền và cường quyền để giải thoát tìm con đường sống cho mình.
Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ, tác giả không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc trần thuật uyển chuyển. linh hoạt. Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên. Cách kể chuyện ngắn gọn, tình tiết khé léo. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người miền núi. Ngôn ngữ chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình và thẫm đẫm chất thơ.
Khép lại diễn biến tâm lý cuả nhân vật Mị trong " Đêm cởi trói cứu A Phủ" nói riêng và truyện " Vợ chồng A Phủ" nói chung. Tô Hoài đã cho độc giả thấy sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, tác giả cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ đau của nhân vật, tố cáo thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người, đồng thời phát hiện, trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người và niềm tin vào khả năng tự giải phóng của người dân lao động được gửi gắm qua tác phẩm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro