Đề cương ôn tập Văn hóa kinh doanh
9. Đạo đức kinh doanh là gì? Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị? Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh?
* Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
* Lí do đạo đức kinh doanh quan trọng với các nhà quản trị:
• Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh;
• Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp;
• Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên;
• Góp phần làm hài lòng khách hàng;
• Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp;
• Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
*Các nguyên tác và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
- Tính trung thực
+ Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
+ Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước.
+ Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục
+ Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng.
+ Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
+ Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô...
- Tôn trọng con người
+ Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
+ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng
+ Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
10. Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm xã hội
-Chỉ đạo hành vi trong hoạt động kinh doanh.
-Quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức kinh doanh.
-Liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của chủ thể kinh doanh.
-Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong.
-Nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nói chung.
-Xem như một cam kết với xã hội.
-Quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức xã hội.
-Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
11. Hãy trình bày khái quát về các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp. Vai trò của chúng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp? Trình bày vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược của doanh nghiệp.
*Các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp:
Ø Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, những biểu hiện bên ngoài:
• Kiến trúc; cách bài trí, nội ngoại thất,
• Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp,
• Lễ nghi và lễ hội hàng năm,
• Các biểu tượng, logo, slogan, webside,
• Cách ăn mặc, đồng phục,
• Hình thức mẫu mã của sản phẩm...,
• Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp
Ø Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp
Là các quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.
Ø Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)
• Hình thành sau một thời gian hoạt động, va chạm, xử lý nhiều tình huống thực tiễn
• Ăn sâu vào tâm lý hầu hết các thành viên gần như không thể bị phản bác, không thể thay đổi, không được làm khác đi.
• Định hướng cho suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của các thành viên trong cả mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
*Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược của doanh nghiệp:
- Tạo lợi thế cạnh tranh
- Là nguồn lực của doanh nghiệp
- Thu hút nhân tài.
- Tạo chất riêng cho doanh nghiệp.
12. Mô tả khái quát các biểu hiện của văn hóa kinh doanh. Phân tích mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố của văn hóa kinh doanh.
*Các biểu hiện của văn hóa kinh doanh:
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế.
13. Vì sao các doanh nghiệp Việt nam cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Câu hỏi mở.
14. Làm thế nào để nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên
Để nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, có một số giải pháp như sau:
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của các DN mà đứng đầu là cán bộ lãnh đạo, quản lý DN trong việc sản xuất với bảo vệ môi trường.
- Không ngừng hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung những quy định, chế tài về bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các địa phương bao gồm công tác đào tạo cán bộ quản lý nghiệp vụ, hoàn chỉnh hệ thống quản lý môi trường từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, cơ sở sản xuất...
- Phát huy vai trò của các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý về bảo vệ môi trường.
15. Văn hoá doanh nhân là gì? Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nhân?
*Khái niệm: Văn hóa doanh nhân
• Là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp;
• Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người lãnh đạo doanh nghiệp;
• Là văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của "thuyền trưởng" con thuyền doanh nhân;
• Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức
*Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân:
Ø Năng lực của doanh nhân
- Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kĩ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ.
- Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kĩ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân
- Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lí với những vướng mắc có thể xảy ra
- Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Ø Tố chất của doanh nhân
-Tầm nhìn chiến lược
- Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
- Tính độc lập, quyết đoán, tự tin
- Năng lực quan hệ xã hội
- Có nhu cầu cao về sự thành đạt
- Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh
Ø Đạo đức của doanh nhân
- Đạo đức của một con người
- Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động
- Nỗ lực vì sự nghiệp chung
- Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội
Ø Phong cách của doanh nhân.
- Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân:
- Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo
- Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lí một cách nhanh chóng
- Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc
- Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người
- Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết
- Không tự thoả mãn
16. Văn hoá doanh nghiệp là gì? Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp?
*Khái niệm: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
*Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp.
Tác động tích cực:
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo.
Tác động tiêu cực:
- Cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán chuyên quyền, hệ thống tổ chức quan liêu;
- Không khí thụ động, sợ hãi của các nhân viên;
- Nhân viên thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo;
- Nhân viên không có niềm tin và không có mối quan hệ thân thiện với doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp không thực hiện các trách nhiệm xã hội...
Þ Kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
17. Phân biệt Văn hoá doanh nhân và văn hoá doanh nghiệp?
* Văn hóa doanh nhân:
• Là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp;
• Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người lãnh đạo doanh nghiệp;
• Là văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của "thuyền trưởng" con thuyền doanh nhân;
• Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức
*Văn hóa doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
18. Phân biệt triết lý kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp?
*Triết lý kinh doanh:
Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát về kinh doanh, các tư tưởng này phải sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh.
*Văn hóa doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro