Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân.
" hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà đó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà nư một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ ném hòn đá qua bên kia vách........... y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng mường mượn cạp ra ngoài bờ vực ..."
Đề bài : Anh/chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi Nguyễn Tuân trong tùy bút ' người lái đò sông Đà '.
Bài làm.
Nguyễn Tuân, một cây bút tiêu biểu trong nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám. Ông nổi lên như một hiện tượng lạ với các tác phẩm có phong cách độc đáo, khả năng dùng ngôn ngữ điêu luyện không khỏi khiến độc giả đê mê, chìm đắm vào tác phẩm của mình. Nguyễn Tuân là một người theo chủ nghĩa xê dịch, ghét sự bình lặng nên ông thường chu du khắp nơi, vậy nên các tác phẩm của ông thường là cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Tiêu biểu nhất đó chính là tác phẩm " người lái đò Sông Đà" được rút ra từ tập "Sông Đà" mà ông sáng tác vào năm 1960. Một tác mà ta vừa có thể thấy rõ được nét đẹp hoang vu, tráng lệ nhưng không kém phần nguy hiểm nơi Sông Đà, mà ta còn biết rõ được cái tôi của Nguyễn Tuân - một con người tài hoa, nhiều tài nghệ sau khi phân tích.
Được viết sau chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc hiểm trở , là tác phẩm chính của ông sau Cách mạng tháng tám. Cũng chính nhờ tùy bút này đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Trong đoạn trích, hình ảnh sông Đà hiện lên với sự quanh co, hiểm trở uốn lượn qua nhiều ngọn núi cao tạo nên những cái thác nước khổng lồ. Tác giả đã dùng khả năng của mình khiến độc giả cảm nhận sông Đà cùng ông, cái cảm giác sợ hãi nhưng lôi cuốn, đê mê trước con sông hùng vĩ mà nguy hiểm. Nó hiện rõ ngay trong câu 'đá bờ sông, dựng vách thành', cái cách mà nhà văn dùng phép ấn dụ để miêu tả vách đá bờ sông cao lớn vững trãi như một thành trì mà đằng sau là biết bao bí hiểm, âm u, sâu tối. Tuy vậy, càng đọc ta lại càng bị lôi cuốn bởi giọng văn và chuyến đi mà tác giả kể lại. Với cách ví von và khả năng sử dụng vốn từ tiếng Việt điêu luyện của mình, con sông Đà được vẽ ra một cách thần kì như thế. Như việc mặt sông 'chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời', và rồi khi đó thì 'có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu' , quãng sông hẹp đến nỗi mà 'con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia'. Một nơi vừa cao, vừa hẹp, vừa lạnh lẽo vừa tối khiến người đọc không khỏi cảm thấy lạnh sống lưng mà rùng mình trước nơi âm u hẻo lánh như vậy.
Nguyễn Tuân đã thể hiện được cái tài của mình ở đây, các câu văn của ông tưởng chừng như vô lí nhưng lại hợp lí đến không tưởng. Vẻ đẹp của sông Đà còn được thể hiện qua cảm giác thấy lạnh của tác giả khi 'ngồi trong khoang đò qua quãng ấy' một cảm giác lạnh lẽo vào hè, cái cảm giác mà ta có thể thấy được thiên nhiên nơi đây, trong lành mà hùng vĩ. Cùng với đó là vách thành cao lớn khiến ta cảm thấy nhỏ bé đi, hay là như lọt thỏm trong một cái ngõ âm u, tối tăm mà' ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện'.
Cái sự hung bạo đó lại là cái vẻ đẹp trữ tình nơi đây, hung bạo nhất nơi con sông Đà phải kể đến cái mặt ghềnh Hát Loóng 'dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió', Nguyễn Tuân miêu tả con sông dài hàng ngàn cây số và sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ nhắc lại ba lần từ xô. Như muốn nhấn mạnh sự hung bạo, mạnh mẽ của những con sóng, khiến ta cảm nhận được áp lực dồn dập mà con sóng nơi đây mang lại, mỗi lúc một cao, mỗi lúc một nhiều hơn. Qua đây, ta càng cảm nhận hơn được sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, khi mà con sông còn được tác giả so sánh như một kẻ tâm thần vô duyên vô cớ siết nợ người đi ngang qua. Để lột tả được tên tâm thần này, tác giả đã phải dùng đến một loạt động từ mạnh 'cuồn cuộn', 'gùn ghè' để ta có thể thấy rõ sự ngang ngược, bạo tợn và dã man của con sông. Chỉ cần khinh suất một chút thôi thì cơ hội ngước mắt lên mà nhìn mặt trời vào ngày mai cũng chẳng còn.
Bạn thân của ghềnh Hát Loóng chắc phải nhắc đến quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La, vì nó hung bạo không kém cạnh gì ghềnh Hát Loóng. Từ đâu trên sông lại xuất hiện ra những 'cái hút nước' khổng lồ, được miêu tả như 'cái giếng bê tông' thả xuống để làm móng cầu. Ông dùng biện pháp nhân hóa biến cái xoáy nước ' thở vài kêu' kèm theo đó là so sánh như 'cửa cống bị sặc'. chúng ta tuy chỉ là độc giả, nhưng đọc qua những dòng này cũng phải thán phục khả năng miêu tả của ông khi làm chúng ta - những người ngồi trước trang giấy lại có thể tưởng tượng ra được một cái xoáy nước nguy hiểm và không khỏi rùng mình khi có cảm giác cứ như chính chúng ta mới là người lên Tây Bắc đi thực tế và cũng chính chúng ta đang phải trải qua cảm giác sợ hãi tột độ và không kém phần phấn khích khi vượt qua những cái xoáy nước mà nó có thể nuốt chửng ta trong tíc tắc này.
Qua ngòi bút sắc sảo của cùng kiến thức sâu rộng, vốn từ phong phú của mình, Nguyễn Tuân không chỉ cho ta thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ nhưng không kém phần rùng rợn âm u nơi Tây Bắc. Mà ta còn cảm nhận được sự gần gũi thiêng liêng khi phân tích tác phẩm này của ông, cùng với đó là cái tôi của ông khi thấy được sự rung động, say mê trước vẻ đẹp hoang vu của đất nước và cả cái cách ông nhìn nhận, khám phá hiện thực có chiều sâu của Nguyễn Tuân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro