Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

vận đơn

I. Tổng quan về vận đơn:

1. Khái niệm:

Chứng từ vận tải là chứng từ do người chuyên chở cấp để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở.

2. Chức năng cơ bản của vận đơn:

- Biên lai của người chuyên chở xác nhận họ đã nhận hàng để chở.

- Bằng chứng về những điều khoản của hợp đồng chuyên chở hàng hóa

- Là chứng từ sở hữu hàng hóa (vận đơn đường biển và chứng từ vận tải đa phương thức)

II. Vận đơn đường biển

1. Khái niệm

Vận đơn đường biển (Bill of Lading, Ocean Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở hay đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá được xếp lên tàu hay sau khi nhận hàng để chở.

Người cấp vận đơn là người chuyên chở, chủ tàu, người thuê lại tàu để kinh doanh và khai thác tàu, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở.

Thời điểm cấp vận đơn là sau khi hàng hoá được xếp lên tàu (Shipping on board) hay sau khi nhận hàng để xếp lên tàu (Received for Shipment).

Chữ ký trên vận đơn: Khi cấp vận đơn, người chuyên chở, chủ tàu hay người đại diện của họ phải kí vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý.

2. Chức năng

Vận đơn đường biển có 3 chức năng quan trọng sau:

- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được kí kết.

- Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở.

- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn

3. Phân loại vận đơn đường biển

3.1. Theo tình trạng bốc xếp hàng hóa:

• Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : (Shipped on board B/L) Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu. Người mua hàng và ngân hàng thanh toán đều đòi hỏi người bán xuất trình vận đơn này.

Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L) Là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc thư tín dụng không có qui định gì khác thì ngân hàng không chấp nhận vận đơn này . Trong thực tế thường chỉ dùng vận đơn đã xếp hàng.

3.2. Theo phê chú trên vận đơn

Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì. Là loại vận đơn khi được chở trên tàu biển do thuyền trưởng cấp (thực chất là do đại diện công ty tàu biển cấp), sau khi đã nhận được hàng từ người gửi (received by the carrier form the shipper) và có ghi các nhận xét trên vận đơn về tình trạng hàng hóa, bao bì. Nếu hàng hóa và bao bì trông bề ngoài không có vấn đề gì, thuyền trưởng sẽ ghi lên trên tờ vận đơn các thuật ngũ như: đã chất hàng lên tàu (On board hay shipped on board) cùng với từ hoàn hảo hay sạch (clean).

• Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.

Các quy định về vận đơn hoàn hảo được quy định tai điều 27 - UCP 600

3.3. Theo tính pháp lý của vận đơn

• Vận đơn gốc (Original B/L) : Là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.

• Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.

3.4. Theo tính lưu thông:

• Vận đơn đích danh (Straight B/L) Là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng. và người nào có tên trên vận đơn mới được nhận hàng, không được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Hiện nay nó ít được sữ dụng.

• Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó. là vận đơn không ghi rõ người nhận hàng là ai mà chỉ ghi chữ theo lệnh(To Order).Trong trường hợp này , người chuyên chở sẽ giao hàng "theo lệnh của người gửi hàng" (To the Order of Shippers) hoặc "theo lệnh của người nhận hàng" (To the order of Consignees) hoặc " theo lệnh một người khác". Nếu vận đơn chỉ ghi chữ "To Order" thì ta cần phải hiểu ngầm là theo lệnh của người gởi hàng . Vận đơn này có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu (Endorsement).

• Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho bất kỳ người nào cầm vận đơn này xuất trình cho họ. Có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay. Do đặc điểm trên nên trong thực tế người ta ít dùng loại vận đơn này vì nó không bảo đảm an toàn cho người chuyên chở và người nận hàng trong trường hợp đánh mất hoặc mất cắp bản chính.

3.5. Theo phương thức thuê

• Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vân đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.

• Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu " sử dụng với hợp đồng thuê tàu - to be used with charter party".

3.6. Theo phương thức chuyên chở

• Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hoá được chở thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường, hàng hóa không được dỡ hàng hàng xuống rồi lại bốc lên sang tàu khác.

Trong trường hợp trên hợp đồng thương mại hoặc L/C có yêu cầu vận đơn đi thẳng mà trên vận đơn lại thể hiện chuyển tải thì vận đơn đó không được chấp nhận, người bán có thể bị từ chối thanh toán.

• Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng và dùng cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng được chuyển tải bao nhiêu lần, có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.

• Vận đơn liên hợp (Multimodal B/L, Intermodal B/L or Combined B/L): Là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng container theo phương thức "door to door" mà theo đó hàng được vận chuyển bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, xđường sắt, đường bộ,..)

Quy định về vận đơn liên hợp được quy định rõ trong điều 19 - UCP600

3.7. Theo hình thức

• Vận đơn truyền thống: Còn được gọi là vận đơn giấy. Nội dung của vận đơn truyền thống tuân theo quy định trong UCP600

• Vận đơn điện tử: Vận đơn đường biển điện tử là một thông điệp điện tử có nội dung và cấu trúc theo những tiêu chuẩn thống nhất được chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua hệ thống điện tử viễn thông mà không có sự can thiệp của phương thức lưu chuyển cơ học để thay thế cho vận đơn giấy trong hoạt động vận tải

3.8. Các loại khác

• Surrendered B/L: B/L đã xuất trình

Để khắc phục tình trạng hàng đã đến cảng nhưng người nhận hàng chưa nhận được chứng từ vận tải (B/L gốc), trong giao nhận quốc tế sử dụng Surrendered B/L

• Express B/L: Vận đơn giao ngay

• Master B/L: hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành

• House B/L: B/L do Người giao nhận (Forwarder) cấp

• Và rất nhiều loại khác nữa như : vận đơn hải quan(Customs B/L), vận đơn chung (Join B/L), vận đơn xếp hàng trên boong(On Deck B/L), vận đơn rút gọn(Short B/L), vận đơn chở container(Container B/L)...

Dù được phân loại theo hình thức nào,nội dung và hình thức các loại vận đơn đường biển đều tuân theo quy định trong điều 20 - UCP 600.

5. Giấy gửi hàng đường biển không giao dịch được

Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương tự như B/L đã ra đời. Ðó là giấy gửi hàng đường biển (seaway bill).

- Về hình thức: giống vận đơn đường biển,ngoại trừ việc biên lai gửi hàng đường biển có ghi "non-negotiable Sea waybills"

5.2. Đặc điểm của giấy gửi tiền:

- Không thể chuyển nhượng, giao dịch bằng cách ký hậu thông thường.

- Được gửi theo tàu cùng với hàng hóa. Khi tàu cập đíchchỉ cần người nhận hàng chứng minh đươc là người có tên trên B/L gửi hàng thì có thể giao hàng.

- Dùng trong mua bán theo phương thức ghi sổ.

Các quy tắc thống nhất về seaway bill được quy định trong điều 21-UCP600 và Quy tắc về biên lai gửi hàng đường biển do Ủy ban hàng hải quốc tế ban hành.

Ở Việt nam, việc áp dụng seaway bill vận còn rất mới mẻ, mặc dù đã có cơ sở pháp lý để áp dụng seaway bill. Mục C - điều 80 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định: Người vận chuyển và người giao nhận hàng có thể thoả thuận việc thay thế B/L bằng giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương và thoả thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán Hàng hải quốc tế.

III. Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB)

1. Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không

a. Khái niệm

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam số 66 /2006 / QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006).

b. Chức năng

Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:

+ Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng

+ Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng

+ Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không

+ Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá

+ Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá

Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành.

2 Phân loại vận đơn

* Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:

- Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):

Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification).

- Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill):

Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.

*. Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:

- Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB):

Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.

- Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB):

Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.

Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau:

Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.

IV. Chứng từ vận tải đa phương thức ( Multimodal Transport)

1. Một số khái niệm:

Theo nghi định của chính phủ số 125/2003/NĐ-CP

"Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: