Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Van de max 5

VẤN ĐỀ 8

BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a. Khái niệm cơ sở hạ tầng

* Khái niệm cơ sở hạ tầng

Quan điểm duy tâm, siêu hình coi xã hội là con số cộng đơn giản giữa người với người, giữa người với vật; trái lại, triết học mácxít coi xã hội là tổng hợp những quan hệ giữa người với người, trong đó quan hệ kinh tế là nền tảng của xã hội và là cơ sở của tất cả các quan hệ xã hội khác.

- Cơ sở hạ tầng là gì? Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

C.Mác đã viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy, hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”.

* Kết cấu của cơ sở hạ tầng

 Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều kiểu quan hệ sản xuất:

Trong đó quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò quyết định.

b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

* Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v… cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội … hình thành trên một cơ sở xã hội nhất định.

* Các yếu tố cơ bản hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội

* Nhà nước – bộ máy tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội có đối kháng giai cấp

Bộ phận có quyền lực đặc biệt nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là Nhà nước – công cụ của giai cấp thống trị xã hội về chính trị, pháp lý. Chính nhờ có Nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội. Giai cấp nào thống trị được về mặt kinh tế và nắm giữ quyền lực nhà nước thì hệ tư tưởng cùng với những thiết chế xã hội của giai cấp ấy cũng giữ địa vị thống trị, nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển của toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội và quyết định cả tính chất, đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng của xã hội.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

- Vaitròquyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng nào thì nảy sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy.

- Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm vị trí thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về đời sống chính trị.

- Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét đến cùng nó sẽ quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

- Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo. Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội.

- Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp quyền.... nhưng cũng có những yếu tố thay đổi chậm hơn rất nhiều so với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng như tôn giáo, nghệ thuật, hoặc có những yếu tố tiếp tục tồn tại dai dẳng ngay cả khi cơ sở kinh tế nảy sinh ra nó không còn tồn tại và có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng được kế thừa trong xã hội mới. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

b. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

- Toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động và phát triển của cơ sở hạ tầng. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Một giai cấp chỉ có thể đứng vững được trong quan hệ thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị về chính trị, tư tưởng.

- Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau. Trong xã hội có giai cấp thì nhà nước là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng, vì đó là bộ máy bạo lực, tập trung quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế. Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, nghệ thuật .... cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng bằng những cách khác nhau. Thường những tác động đó phải thông qua nhà nước, pháp quyền thì mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, cũng như đối với toàn xã hội.

- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai hướng:

+ Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Còn ngược lại thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, kimg hãm sự phát triển của xã hội. Nhưng sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với yêu cầu của cơ sở hạ tầng.

- Trong bản thân kiến trúc thượng tầng cũng diễn ra quá trình biến đổi, phát triển có tính chất tương đối. Qúa trình đó càng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sơ hạ tầng càng có hiệu quả.

VẤN ĐỀ 9

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC

1. Con người và bản chất của con người trong triết học ngoài mácxít

a. Quan niệm về con người trong Triết học Phương đông

- Phật giáo: Con người là sự kết hợp giữa sắc và danh (vật chất và tinh thần). Cuộc sống vĩnh cửu là cõi Niết bàn, nơi linh hồn con người được giải thoát để trở thành bất diệt.

- Khổng Tử (551 – 479 tr.CN): Bản chất của con người là do “thiên mệnh”, chi phối, đức “nhân” là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là con người quân tử. Khổng Tử chia con người trong xã hội thành “quân tử” và “tiểu nhân”.

- Mạnh Tử (372 – 289 tr.CN): khẳng định, bản chất của con người là thiện còn trong xã hội có người làm điều ác thì đó là do dục vọng nhất thời mà thôi, chứ nhất quyết không phải là bản chất của con người. Bản tính thiện nó được biểu hiện ở “tứ đức” – “nhân – nghĩa - lễ - trí – tín”.

- Tuân Tử (315 – 230 trCN): Ông cho rằng, bản chất của con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác, con người mới tốt được. Tính ác của con người chính là do việc thoả mãn sinh lý, dục vọng là bản tính tự nhiên của con người, và hành động tuân theo nó tất yếu sinh ra tranh giành cướp bóc lãn nhau: do đó tính ác là do tính thiện làm ra.

- Đổng Trọng Thư (179 – 104 trCN): Là người kế thừa Nho giáo theo xu hướng duy tâm cực đoan. Ông quan niệm Trời và Người có thể thông hiểu lẫn nhau (Thiên nhân cảm ứng). Cuộc đời con người bị quyết định bởi “thiên mệnh”.

- Lão Tử: Con người được sinh ra từ “Đạo”. Vì vậy, con người cần phải sống “vô vi” theo lẽ tự nhiên, không trái với tự nhiên.

Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức...

Nhìn chung con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.

b. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước C.Mác.

- Ky tô giáo: Ky tô giáo quan niệm con người có thể xác và linh hồn. Thể xác thì mất đi nhưng linh hồn tồn tại vĩnh cửu. Vì vậy, phải thường xuyên chăm sóc linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh của.

- Hy Lạp cổ đại: Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ bao la.

- Thời kỳ Trung cổ: Con người là sản phẩm sáng tạo của thượng đế. Cuộc sống trần thế là tạm bợ, hạnh phúc là ở thế giới bên kia.

- Triết học Phục hưng: Con người là một thực thể có trí tuệ.

- Triết học cổ điển Đức: G.V.Hêghen cho rằng, là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, còn L.Phoiơbắc lại cho rằng, con người là kết quả của sự phát triển của tự nhiên. Con người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời.

Các quan niệm về con người trong thời kỳ triết học trước Mác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên hay duy vật siêu hình đền không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, hoặc là tuyệt đối hoá mặt tinh thần, hoặc là tuyệt đối hoá mặt thể xác của con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên – sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người.

2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người.

Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác chỉ ra hạn chế của Phoiơbắc trong việc xem xét con người như là một cơ thể sinh vật có ý thức và tình cảm, như tình yêu, tình bạn, không thấy mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người. C.Mác vạch rõ: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” (Toàn tập, tập 3, tr.11).

a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hộ

- Mặt sinh vật bao gồm cơ thể cùng những nhu cầu cơ thể và những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người.

- Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần của con người.

 Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản chất của con người; mặt xã hội mới là mặtgiữ vai trò quyết định bản chất của con người. Bởi mặt xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Lao động sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quas trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi hệ thống ba quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau:

- Những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể

- Những quy luật hình thành tâm lý, ý thức.

- Những quy luật xã hội quy định đời sống xã hội của con người.

Ba hệ thống trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.

Bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, mà có quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cùng với hoạt động thực tiễn của con người.

b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.

Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.

- Luận đề trên đã chỉ rõ: Con người luôn luôm cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

- Trong khi khẳng định bản chất xã hội của con người, triết học Mác-Lênin không phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người, triết học Mác-Lênin chỉ muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế giới động vật trước hết ở bản chất xã hội.

c. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.

- Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.

- Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khách nhau. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #baoquoc