Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt

Đăng ngày: 08:18 26-06-2008

Thư mục: Tổng hợp

- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 và Luật sử đổi , bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL ngày 16/12/2002 (Điều 1 Chương I).

“ Văn bản QPPL là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định; trong đó, chứa đựng quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

- Căn cứ Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL thì Văn bản QPPL có 4 yếu tố:

- Do cơ quan nhà nước người có thẩm quyền ban hành theo Luật định;

- được ban hành theo trình tự thủ tục Luật định;

- Chứa đựng quy tắc xử sự chung, áp dụng cho nhiều đối tượng hay một nhóm đối tượng hay nhiều đối tượng;

- Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biên pháp quản lý nhà nước.

- Xuất phát từ các văn bản nói trên, ta có thể phân biệt sự giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm quyết định quy phạm) và văn bản cá biệt (bao gồm quyết đinh cá biệt) như sau:

* Sự giống nhau:

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay nhà chức trách có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định;

+ Có tính bắt buộc, tính đơn phương;

+ Tên loại văn bản cá biệt giống một số tên loại văn bản QPPL như Nghị quyết, QĐ, Chỉ thị.

* Sự khác nhau:

VBQPPL

+ Chứa đựng quy tắc xử sự chung;

+ Áp dụng nhiều đối tượng hay một nhóm đối tượng;

+ Thường áp dụng nhiều lần;

+ Thường hiệu lực thời gian dài;

+ Tác động phạm vi rộng;

+ Cơ sở pháp lý cho văn bản cá biệt;

+ Ghi năm ban hành giữa số và ký hiệu.

Ví dụ:

Số : .../2006/QĐ-TTg.

Số : .../2006/QĐ-UBND.

VB cá biệt

+ Chứa dựng quy tắc xử sự riêng;

+ Áp dụng một số đối tượng nhất định;

+ Áp dụng một lần;

+ Hiệu lực thời gian ngắn;

+ Tác động phạm vị hẹp;

+ Áp dụng VBQPPL để làm căn cứ pháp lý;

+ Không ghi năm ban hành giữa số và ký hiệu.

Ví dụ :

Số : .../QĐ-UBND.

Số : .../QĐ-SXD (Sở Xây dựng).

LTG: Tôi thấy nhiều người không biết hay là không quan tâm tới hệ thống VBQPPL của chúng ta, một số người lại cho là mính biết thế nào là VBQPPL và VB cá biệt. Tuy nhiên qua cái bài này lại thấy những NGƯỜI ẤY không biết gì, chỉ phát ngôn bốc thuốc. Nguy hiểm hơn là lại mang ra giáo huấn, dậy bảo người khác 1 mớ kiến thức về pháp luật chệch đường, hihi. Bài tới sẽ chuyển tới mọi người cần biết về Pháp chế, một đề tài rất nhậy cảm, tuy nhiên là 1 công dân nên biết về Luật của nước mình. Đó là bổn phận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: