Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

van

‘Bổ ngữ’ là thành phần phụ có chức năng nêu lên đối tượng của hành động hay hoạt động nên là thành phần bổ nghĩa cho động từ. Có hai loại bổ ngữ là bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần là đối tượng trực tiếp của hành động/hoạt động, còn bổ ngữ xa là đối tượng gián tiếp của hành động hay hoạt động. Vị trí của hai loại bổ ngữ nói chung không có tính bắt buộc, song nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì vị trí của nó thường ở ngay sau động từ vị ngữ.

‘Định ngữ’ là thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, dùng để nêu lên đặc điểm, tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là một tính từ, số từ, danh từ hoặc đại từ nhưng cũng có thể là một cụm từ (cụm tính từ, cụm danh từ).

Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chính xác hơn là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này được dùng để biểu thị các mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ. Tùy vào chức năng, ngữ pháp của chúng, ta có thể phân biệt các loại hư từ như giới từ, liên từ, quán từ.

Hư từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau giữa các thực từ.(Nguyễn Như Ý chủ biên. "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học". Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. Tr.123)

Hư từ dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa từ vị.(Nguyễn Văn Tu. "Khái luận ngôn ngữ học". Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1960. Tr.196)

Hư từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ. Tuy vậy, chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề nữa.Hư từ vẫn biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật. Bởi vậy, hư từ - là những từ - quan hệ - tuy không làm thành phần của câu nhưng rất cần thiết cho việc xây dựng câu.(Đỗ Hữu Châu. "Giáo trình Việt ngữ". Tập 2 - Từ hội học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962. Tr.20)

Theo nghĩa dùng trong ngôn ngữ học, hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, mà chỉ có tác dụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của các từ.(Nguyễn Kim Thản. "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt". Tập 1. Nxb KHXH, Hà Nội, 1963. Tr.35)

Từ hư là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó. (Hồng Dân. "Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, năm 1970. Tr.66)

Tiếng độc lập, hư, phần lớn là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là hư từ (hay từ công cụ). (Nguyễn Tài Cẩn. "Ngữ pháp tiếng Việt". Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1975. Tr.33)

Hư từ là những từ dùng để biểu thị một số những quan hệ cú pháp nhất định. (UBKHXHVN. "Ngữ pháp tiếng Việt". Nxb KHXH, Hà Nội, 1983. Tr.29)

Đó là tập hợp không lớn về số lượng các từ, bản chất của ý nghĩa hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ. (Đinh Văn Đức. "Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)". Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1986. Tr.43)

Hư từ chân chính thì không thể thay thế bằng từ khác trong một văn cảnh cụ thể được. Thuộc vào đây có các chỉ tố về số (những, các), các mạo từ (mọi, mỗi, từng, cái), các chỉ tố thời gian (đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng), hệ từ (là), giới từ (cùng, bằng, với), liên từ (nếu, tuy, nên), liên giới từ (của, vì, bởi). 

Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng. Giữa các nhóm từ loại này có sự khác nhau về cách thức biểu đạt hiện thực khách quan: định danh, chỉ định hoặc liệt kê xếp dãy.

Định nghĩa

Những từ được đề cập đến trong các ví dụ trên được gọi là thực từ. Hãy rút ra những đặc điểm của thực từ.

Người ta gọi những từ có ý nghĩa chân thực như từ "nhà" là thực từ. Nhưng thực từ có giá trị đầy đủ và có vị trí độc lập, rõ ràng, không cần bàn cãi. (Nguyễn Văn Tu. "Từ vựng học tiếng Việt hiện đại". Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1968, tr.31)

Những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành phần câu gọi là thực từ. (Nguyễn Kim Thản. "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt". Tập 1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963. Tr.147)

Từ thực là những từ có khả năng một mình tạo thành câu, một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính sự vật. (Hồng Dân. "Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, năm 1970. Tr.68)

Tiếng độc lập, thực, chính là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là thực từ. (Nguyễn Tài Cẩn. "Ngữ pháp tiếng Việt". Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1975. Tr.33)

Trong bản thân ý nghĩa của mỗi từ loại, thực từ bao giờ cũng chứa đựng sự thống nhất của các nhân tố "từ vựng" và nhân tố "ngữ pháp". (Đinh Văn Đức. "Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1978. Tr.39)

Thực từ là từ có "nghĩa thực" (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng, loại nghĩa mà nhờ nó có thể làm được sự liên hệ giữa các từ với sự vật, hiện tượng nhất định. Ví dụ: cơm, bánh, ăn, sản xuất, ngon, giỏi, tích cực... Thực từ có thể dùng làm phần đề và phần thuyết trong một nòng cốt câu. Với hai thực từ đã có thể cấu tạo được một nòng cốt câu đơn. Ví dụ: Xe // chạy. Lúa // tốt. (UBKHXHVN. "Ngữ pháp tiếng Việt". Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. Tr.68)

Trong Tiếng việt có chẵn lắm: 10 Từ loại, chúng được nhóm thành 2 dòng chính, là Thực từ và Hư từ 

Thực từ bao gồm: 

1. Danh từ: Là từ dùng để chỉ vật, việc, hiện tượng. 

2. Động từ: Là từ dùng để chỉ hành động của vật, việc, hiện tượng. 

3. Tính từ: Là từ dùng để chỉ tính chất của vật, việc, hiện tượng. 

4. Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng. 

5. Trạng từ: Là từ dùng để chỉ trạng thái của vật, việc, hiện tượng. 

6. Đại từ: Là từ dùng để thay thế cho vật, việc, hiện tượng. 

Hư từ bao gồm: ( Dễ quên và nhầm lẫn nên Mr.Thai cho thêm ví dụ nhé! ) 

7. Quan hệ từ: Là từ dùng để nối các từ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ hoặc các câu ấy với nhau. DV: nhưng, mà, của, nên, như, với, ... Bố mẹ rất lo lắng cho con. (Quan hệ từ: "Cho") 

8. Phụ từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. VD: đã, không còn, cũng sắp,.. trong câu: đã vui thì không còn nhớ nhiệp vụ nghĩa là cũng sắp tới lúc mất việc! 

9. Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. DV: ( chú ý khó phân biệt ) 

- Chính nó đã nói với tôi điều đó .( Trợ từ: "Chính") 

- Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm tắt đèn. ( Tính từ: "Chính") 

- Nó đưa cho tôi những 10 000 đồng .(Trợ từ: "Những") 

- Nó đưa cho tôi những đồng tiền cuối cùng.(Số từ: "Những") 

- Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa.(Trợ từ: "Cả") 

- Ao sâu nước cả khôn chài cá. ( Tính từ: "Cả" ) 

10. Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. VD: 

Ôi trời! Mấy cái từ loại này thật làm tôi đau đầu quá bà con à! (Thán từ: "Ôi trời")

V. Thanh điệu

1. Khái quát

Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết. Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu.

2. Phân loại thanh điệu

Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu.

Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu. Đó là:

Tiêu chí cao độ:

Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Đó là sự đối lập về âm vực. Theo tiêu chí này ta phân biệt:

thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực cao. Loại này bao gồm các thanh: thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã.

thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực thấp. Đó là các thanh: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

Tiêu chí âm điệu:

Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chí này, ta phân biệt:

thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.

thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây là những thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.

3. Sự thể hiện và sự phân bố của thanh điệu

Thanh 1: thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ: cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat, lac

Thanh 2: thanh huyền [ghi bằng dấu huyền ( )], thấp hơn thanh ngang một bậc. Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.

Thanh 3: thanh ngã [ghi bằng dấu ngã ( )] là thanh điệu thuộc âm vực cao (bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh hầu.

Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép. Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.

Thanh 4: thanh hỏi [ghi bằng dấu hỏi ( )] là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.

Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biểncảnh đẹp.

Thanh 5: thanh sắc [ghi bằng dấu sắc ( )] là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu.

Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.

Thanh 6: thanh nặng [ghi bằng dấu nặng ( )], là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.

Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #v11