Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cảm nhận đoạn thơ thứ 8

Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ thứ 8 trong bài Việt Bắc:"Những đường Việt Bắc của ta...
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng."


BÀI LÀM
Đoạn thơ đã miêu tả cảnh quân và dân ta trong giai đoạn tổng phản công giành thắng lợi. Những câu thơ lồng lộng, ngợp say tạo nên bản hùng ca về cuộc chiến đấu chống Pháp gian khổ mà bất khuất của dân tộc:

"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung".

Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến được miêu tả qua hình ảnh con đường; "những đường Việt Bắc của ta". Cụm từ "của ta" thể hiện sự sở hữu cùng niềm tự hào dân tộc khi mỗi con đường, ngọn núi, dòng sông... đã thực sự trở về với với người dân Việt Nam. Đây cũng là cảm hứng chung từng xuất hiện trong bài "Đất Nước" của Nguyễn Đình Thi:

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta".

Đối với Tố Hữu con đường là biểu tượng cho sự hợp sức chung lòng, sự mở rộng, lớn mạnh không ngừng. Lực lượng cách mạng từ trong những khó khăn trứng nước đã dần dần phát triển cả về chất và lượng, để rồi ngày hôm nay hợp lại tạo thành một khối đông đảo. Hình ảnh so sánh "Đêm đêm rầm rập như là đất nung" cùng với từ láy tượng thanh "rầm rập" miêu tả tiếng bước chân nhanh, mạnh, dứt khoát của một tập thể đông người, mỗi bước chân càng khiến trời đất dung chuyển và cuộc hành quân ra trận đã biến thành cuộc diễu binh mà mỗi con người trong đó như được nâng lên với tầm vóc vũ trụ. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ nét. Việt Bắc

Ở 4 dòng thơ tiếp theo, Tố Hữu đã tập trung miêu tả sức mạnh của hai đối tượng cụ thể nhưng có đóng góp lớn làm lên chiến thắng Việt Bắc hôm nay, đó là những anh bộ đội cụ Hồ và những người dân công:

"Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay"
Việt Bắc
Từ láy "điệp điệp, trùng trùng" có tác dụng miêu tả những đoàn quân như nối tiếp nhau trải dài không dứt, hết lớp này đến lớp khác. Họ không chỉ được miêu tả như tập thể đầy sức mạnh mà còn hiện lên chân thực, lãng mạn qua hình ảnh 'ánh sao đầu súng" quen thuộc trong thơ ca thời kì chống Pháp. Nó khiến người đọc nhớ đến câu thơ "đầu súng trăng treo" trong bài thơ của Chính Hữu. Hình ảnh thỏ của Tố Hữu có thể hiểu là ánh sao trời lấp lánh nơi đầu mũi súng, cũng có thể hiểu là ánh sao gắn trên mũ của những người lính trên đường hành quân ra mặt trận. Nếu hình ảnh thơ trong bài "Đồng chí" của Chính Hữu nêu cao mục đích đấu tranh là để bảo vệ hòa bình thì hình ảnh "ánh sao đầu súng" tượng trưng cho lí tưởng của những người lính. Từ "cùng" đã nối cảm hứng lãng mạn với chất hiện thực của cuộc chiến khi con người vượt lên khó khăn để sống và chiến đấu theo lý tưởng của mình. Trên con đường ra trận không chỉ có những người lính mà còn có những đoàn dân công trực tiếp vận chuyển lương thực vũ khí ra chiến trường:
Việt Bắc
"Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay".

Biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh lực lượng đông đảo thứ hai và cũng là những người quan trọng làm nên bản hùng ca cách mạng, đó là những đoàn dân công. Họ đi trong đêm, dưới những bó đuốc đỏ rực, dưới những tàn lửa bập bùng bay theo chiều gió như trải dài không ngớt tạo thành một không gian lung linh huyền ảo, mang âm hưởng huyền thoại. Cách nói thậm xưng "bước chân nát đá" khiến người đọc liên tưởng đến thành ngữ "chân cứng đá mềm", đã nhấn mạnh sức mạnh thể chất và tinh thần của những con người hàng ngày tải lương ra chiến truongf, chiến thắng mọi khó khăn gian khổ để góp phần làm nên chiến thắng. Dường như cả thiên nhiên đất trời và con người cùng hòa chung một ý chí quyết tâm "Rùng cây núi đá ta cùng đánh Tây". Từ đó, Tố Hữu đã khái quát về thời khắc thiêng liêng của dân tộc:

"Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".

"Nghìn đêm" là số từ chỉ ước lệ, miêu tả một quảng thời gian dài cả đất nước chìm trong màn đêm tăm tối của xiềng xích và áp bức nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian mà chúng ta âm thầm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến hào hùng. Và từ trong gian khổ, ánh bình minh đã hé rạng, báo hiệu một ngày mới đang lên với niềm vui và sự hy vọng, lạc quan về một tương lai tươi sáng. Cả đoạn thơ ngập tràn ánh sáng: khi thì ánh sáng lấp lánh rực rỡ của ánh sao trời, cũng là ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng của người chiến sĩ, khi thì hàng ngàn vạn ánh đuốc đỏ rực trong đêm... tất cả đã tạo nên một thứ ánh sáng khổng lồ soi tỏ màn đêm đen đang bao trùm. Biện pháp so sánh tạo nên cảm hứng lạc quan tràn đầy hy vọng cho con người. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng cho đất nước. Việt Bắc

Bốn câu thơ cuối là những chiến thắng dồn dập trong giai đoạn tổng phản công:

"Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa bình Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Viết Bắc, đèo De, núi Hồng"

Cả đoạn thơ thứ tám bài Việt Bắc mang âm hưởng dồn dập với điệp từ "vui" được nhắc tới bốn lần ở cả bốn dòng thơ: vui từ, vui về, vui lên... mở ra niềm hạnh phúc vỡ òa trước những chiến thắng vang dội và liên tiếp vọng về. Biện pháp liệt kê đã chỉ ra những chiến thắng nối tiếp nhau không dứt của quân và dân ta, chiến thắng này chưa qua thì chiến thắng khác đã dồn dập... Người đọc có thể cảm nhận được trái tim náo nức say mê của quân và dân Việt Bắc trong những ngày tháng oanh liệt hào hùng đó, niềm vui đó hòa chung với niềm vui toàn dân tộc và góp phần khẳng định chắc chắn về một ngày mai hòa bình trên khắp mọi nẻo đường cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #thơ-ca