Đề 6
Đề bài: Nhận xét về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Sức hấp dẫn của rừng xà nu chính là vẻ đẹp của một hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Hình tượng này gây ấn tượng bởi vẻ đẹp biểu trưng cho những con người Tây Nguyên dũng cảm, ngoan cường. Bằng cảm nhận về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
BÀI LÀM
Nguyễn Trung Thành, sinh năm 1932 tại Quảng Nam, là nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, am hiểu cuộc sống của người dân nơi đây cũng như tinh thần chiến đấu anh dũng, yêu tự do, quý cách mạng của họ. Truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành được viết vào mùa hè năm 1965. Đó là thời kỳ Mỹ đổ quan ào ạt vào miền Nam nước ta, trong đó có bãi biển Chu Lai, tính Quảng Ngãi. Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung – Trung Bộ (1965), sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Một trong những điều thành công của tác phẩm là nhà văn đã thể hiện được màu sắc Tây Nguyên rất đậm đà. Những sinh hoạt đậm chất văn hóa đặc trưng: các bà cụ đi từ thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng, tiếng nước lanh canh trong đêm khuya, khói quyện lên từ ống điếu vồ, mọi người quây quần bên bếp lửa trong nhà ưng nghe già làng kể chuyện. Và nhất là hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh đã góp phần tạo nên phong cảnh đặc trưng cho miền đất Tây Nguyên. Ý kiến thứ nhất đã nhấn mạnh vào ý nghĩa cụ thể của rừng xà nu, từ đó giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc, niềm tự hào về con người Tây Nguyên, sự sống Tây Nguyên.
Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân làng Xô Man: đồi xà nu là nơi cụ Mết và Dít tiễn Tnú ra đi; khói xà nu xông đen bảng nứa giúp Mai và Tnú viết được những con chữ đầu đời, mở đường dẫn lỗi hướng về cách mạng; cây, rừng xà nu bảo vệ cho cả làng: "Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng". Nó là một phần của sự sống Tây Nguyên, mang đặc trưng Tây Nguyên, gắn bó mật thiết với con người nơi đây. Cây xà nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đại của buôn làng Xô Man, của Tây Nguyên. Nó chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm và ý chí quật khởi của dân làng Xô Man. Lửa xà nu thử thác ý chí cũng như lòng can sảm của Tnú. Đuốc xà nu soi sáng cho dân làng chuẩn bị vũ khí. lần tiếp theo, ánh lửa đuốc xà nu soi sáng cho dân làng chuẩn bị vũ khí. Lần tiếp theo, ánh lửa đuốc xà nu bừng sáng đỏ rực, lấp loáng ánh giáo mác , với tiếng hô "Chém hết!"của cụ Mết, đã soi tỏ xác mười tên giặc, trong đó có thằng Dục ác ôn, nằm sóng soài trên vũng máu, ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Bên bếp lửa xà nu, tại nhà ưng, cụ Mết tập hợp buôn làng, kể về cuộc đời đầy bi tráng của Tnú, kể về lịch sử hào hùng của bộ tộc.
Cây xà nu với số lượng đông đảo: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây", "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời", "Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời" như dân làng Xô Man lớp này đến lớp khác đứng lên diệt giặc. Nhưng điểm nổi bật của hình tượng này chính là việc nó phải chịu nhiều đau thương dưới bom đạn của kẻ thù: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn", "Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi(...) vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết". Điều này cũng tương đồng với những tổn thất mất mát, hi sinh của làng Xô Man (cái chết đau đớn của anh Xút, bà Nhan, hai mẹ con Mai; mười ngón tay Tnú bị đốt nên mỗi ngón mất hết một đốt), của nhân dân Tây Nguyên, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tuy vậy, cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: "Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng"- tượng trưng cho người Strá nói riêng của nhân dân Tây Nguyên bất khuất, kiên cường nói chung, những con người chân thật, phóng khoáng, yêu cuộc sống tự do thanh bình luôn hướng về Đảng, về cách mạn. Cũng như dân làng Xô Man, cây xà nu có sức sống bất diệt, kiên cường, không bom đạn nào giết nổi chúng: "vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã" và đáng nói hơn cả vẫn là sức sống mãnh liệt, sự vươn lên của rừng xà nu bạt ngàn. "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời", "có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê". Chính sức bật ghê gớm, chính nhựa sống căng tràn trong từng thớ gỗ xà nu cho ta thấy một hình ảnh biểu trưng đầy ấn tượng cho thế hệ trẻ làng Xô Man, nhưng đứa con ưu tú, của dân làng luôn gắn bó ân tình với cách mạng, anh hùng từ thuở nhỏ được tôi luyện và trưởng thành trong đạn bom, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho bản làng, dân tộc. Rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô Man kiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung nhau; hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất về ý nghĩa của hình tượng này; giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, cũng như thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Hình tượng này là một biểu tượng nghệ thuật, tượng trưng cho số phận, phẩm chất, con đường đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên, nói rộng ra là của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Các biện pháp tu từ được sử dụng phối hợp (nhân hóa, so sánh, trùng điệp, phóng đại, khoa trương) khiến cho hình tương này hiện lên sinh động, giàu đường nét, màu sắc; góp phần tạo nên vẻ đẹp sử thi của tác phẩm.
Không chỉ khắc họa sinh động hình tượng rừng xà nu, truyện ngắn này còn là bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh vũ trang đồng khởi của đồng bào các dân tộc miền núi và cũng là hình ảnh của cả đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống Tây Nguyên. Qua đó, khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại thời chống Mĩ này cũng đã khẳng định tài năng và tấm lòng của Nguyễn Trung Thành - một nhà văn gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro