Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

van 12_bai viet so 2 (de 1)

TNGT ko bỏ qua bất kì một ai,từ người già tới trẻ nhỏ,từ nam đến nữ.Và chỉ những người tuân thủ đúng những quy định về ATGT mới có thể thoát khỏi vòng lưới nguy hiểm này.

Không nói gì xa, cta có thể bắt gặp ở bất kì đâu hình ảnh của những cô cậu học sinh vô tư điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi cho phép mặc cho hậu quả của hành động đó vô cùng nghiêm trọng

Ta cũng cóthể thấy từ khi có những quy định đôi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, mọi người đều tham gia một cách nghiêm túc bởi họ biết được ý nghĩa của việc đó đối với bản thân mình và xã hội.Nhưng bên cạnh đó có những người,chấp hành miễn cưỡng và chỉ sử dụng chúng nhằm đối phó với cơ quan công an,hoặc là sự trách nhiệm với việc quên mang mũ bảo hiểm.Hay những người fản đối kịch liệt và không một lần đội bởi "nó chẳng sành điệu chút nào". Đã ko tuân thủ quy định, họ còn chê cười những người đội mũ là ko sành điệu.Nhưng đó chỉ là cái nhìn hạn hẹp mà thôi.Họ đâu có biết rằng nếu như có tai nạn xảy ra thì sẽ ra sao?Liệu lúc đó đẹp hay xấu, sành điệu hay không sành điệu có còn quan trọng nữa ko?Và lúc đó,ai mới chính alf người cười, ai là kẻ khóc.

Và học sinh cũng không nằm ngoài vòng lứoi này.Thực sự là khó khăn khi fải qua con đường có trường học vào đúng giờ tan trường.Tiếng trống trường điểm,học sinh tràn ra đường như vỡ bờ.Chen lấn, xô đẩy, tiếng cười nói, đùa vui của học sinh, đúng là một cảnh tượng hỗn loạn.Nhưng đằng sau những tiếng cười là nước mắt của bao nhiêu người cha, người mẹ.Họ đâu biết đc rằng sự vô tâm của họ lại fải trả một cái giá quá đắt vậy chứ. Nhóm 3 nhóm 5 tụm lại nói chuyện ngay giữa đường, hay chạy qua đường như ko có người vậy.Bỗng nhiên sự im lặng bao trùm lên ,ko còn hỗn loạn, ko còn cười nói mà là những cái nhìn đổ dồn về nơi đang xảy ra sự bất thường đó.Một tai nạn đã xảy ra, mọi người khác chỉ biết nhìn rùi chia buồn cho số phận hẩm hiu của người học sinh kia nhưng rồi đâu lại vào đó.Vẫn như chưa có chuyện gì xảy ra, vẫn vui cười nói chuyện.Họ đâu biết rằng bây giờ thì không fải là họ rơi vào hoàn cảnh đó những rồi sẽ có một ngày người đó là chính họ.Nhưng đâu fải mỗi họ đâu mà còn là những người đang đi qua con đưòng đó.Vì thế khi đi qua những nơi như vậy mọi người fải tập trung hết sức bởi biết đâu sẽ có một cô cậu học sinh nào nhảy ra trc xe mình.Những người đi đường có đáng fải nhận hậu quả mà không fải họ gây ra ko?

Thể hiện khả năng của mình với mọi người xung quanh cũng là một việc rất có ích.Nhưng thể hiện bằng việc đua xe, lạng lách đánh võng, bốc đầu xe.............. với tốc độ cao ở những nơi đông người qua lại.Và hậu quả là..........! Có những ông bố bà mẹ làm việc quần quật chỉ mong cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất nhưng rồi chỉ sau một đêm, tất cả đều trở về con số không tròn trĩnh bởi đứa con muốn thể hiện mình bằng những trò vô nghĩa kia. Không chỉ gây ra nỗi đau cho chính bố mẹ của mình, mà còn gây ra nỗi đau tột cùng cho những gđình đc xem là xấu số khác trong đêm đó.Chỉ vì muốn thể hiện mình mà làm vậy có thực sự đáng ko?

Chúng ta là thế hệ trẻ của đất nước, là tương lai của đất nước ko thể fá đi chính tương lai của mình hay tương lai của đnc bởi những hành động vô ý thức,những thú vui tiêu khiẻn và vô bổ và tiêu khiển đó.VÀ thử nghĩ xem, đâu có khó khăn gì khi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nó còn giúp chúng ta giảm thiẻu các chấn thương nghiêm trọng ở não khi xảy ra tai nạn.Không vi phạm các quy định khi tham gia giao thông như vựot đèn đỏ, lái xe quá tốc độ, ko đi ngược chiều,ko đua xe,lạng lách đánh võng,.................Một điều quan trọng là hãy nắm rõ luật ATGT khi tham gia giao thông.Nếu thực sự cần thì hãy chuẩn bị cho mình một cuốn và luôn mang theo nó và đồng thời tuyen truyền cho mọi người xung quanh,tổ chúc các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về ATGT.Thường xuyên nắhc ở mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.Tuy đó chỉ là một đóng góp bé nhỏ nhưng sẽ mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông ,bảo vệ mọi người và chúng ta.Rồi sẽ ko còn một ai fải đau lòng trc những tác hại cho vi phạm các quy định ATGT nữa, và cùng nhau xây dựng đất nước lớn mạnh và giàu đẹp/.

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ "An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà" như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu...

Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.

Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.

Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.

[Only registered and activated users can see links]

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.

Em nêu thêm những con số này vào bài:

-Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói "Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật".

Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân:

- Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông

- Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông

- Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn

- Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định.

- Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.

- Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.

- Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt.

- Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém.

Từ năm 2001, UNICEF hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu số trẻ em chết do các tai nạn thương tích, đặc biệt là thương tích do tai nạn giao thông vì đó là nguyên nhân tử vong lớn thứ 2 ở trẻ một tuổi trở lên sau đuối nước.

Ở cấp quốc gia UNICEF cùng với Bộ Y tế, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc trong Sea Games 22 vừa qua.

UNICEF cũng vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. UNICEF cũng thúc đẩy sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông.

Các hoạt động sau đang được triển khai nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ:

- Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em

- Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy

- Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.

- Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương.

- Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.

- Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông.

- Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông.

Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.

Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:

- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...

- Chủ quan:

+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.

+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.

Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...

Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.

Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:

- TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.

- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật...

- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...

- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.

Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?

Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:

- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.

- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"...

- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT.

- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.

- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #vanhoc