Vợ Chồng A Phủ
I.Kiến thức chung
1. Tác giả
Là một nhà văn trong nền văn học hiện đại Việt Nam miệt mài say mê sáng tạo nghệ thuật. Ông đã có gần 200 đầu sách.
Tô Hoài đã từng được biết đến trong Văn học trước Cách Mạng tháng 8 nổi tiếng: Dế Mèn phiêu lưu kí.
Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật của đời thường. Ông có quan niệm : Viết văn là quá trình đấu tranh dể nói ra sự thật
Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta
2. Tác phẩm
-Hoàn cảnh ra đời- xuất xứ:
"Vợ chồng A Phủ" được viết năm 1952 in trong tập Tây Bắc. Tác phẩm được tặng giải nhất giải thưởng của hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
Tác phẩm là kết quả của chuyến đi của Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Trong thời gian này Tô Hoài có điều kiện sống gần gũi với đồng bào các dân tộc trên mảnh đất Tây Bắc. Nhờ vậy ông có những hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán, về cuộc sống tủi nhục của người lao động miền núi Tây Bắc và con đường đến với cách mạng của họ.
-Bố cục
Đoạn 1: đầu->t6: "bao giờ chết thì thôi" Sự xuất hiện và câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của Mị
Đoạn 2: tiếp ->p9:"đau rứt từng mảnh thịt": Sự thức tỉnh của Thị trong đêm tình mùa xuân
Đoạn 3: tiếp ->"A Phủ vẫn bị trói": Sự xuất hiện và câu chuyện về cuộc đời A Phủ
Đoạn 4: Tâm lí và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
II.Hướng dẫn đọc văn bản
a. Sự xuất hiện của Mị
Cách bắt đầu: Truyện được bắt đầu bằng giọng kể bình dị và sâu lắng, giống như giọng kể một câu chuyện cổ tích -> Đẩy lùi thời gian không gian đưa người đọc về miền núi Tây Bắc xa xôi.
Từ lời kể đó, nhân vật Mị xuất hiện "một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa"
Ngoại cảnh sắp xếp một cách tự nhiên nhưng có ý nghĩa đã gợi cảm giác cô đơn lặng lẽ về một kiếp người (tảng đá) còn gợi một kiếp sống tủi nhục vất vả (tàu ngựa)
Và trong tác phẩm không chỉ một lần nhân vật Mị ví cuộc đời mình như thân trâu ngựa của nhà thống lí. Mị xuất hiện còn gắn với công việc và nỗi buồn, kiếp sống cam chịu cuộc đời toàn những nỗi sầu muộn ( cúi đầu mặt buồn rười rượi). Cuộc đời Mị có nhiều nỗi khổ, niềm đau dường như nỗi buồn trở thành nỗi ám ảnh.
Mị xuất hiện gắn với lời giới thiệu về nhà thống lí "giàu lắm, nhiều nương nhiều bạc" "nhiều thuốc phiện nhất làng" tạo nên sự đối nghịch gây ấn tượng cho người đọc.
-> Nhân vật Mị ám ảnh người đọc không phải vì xinh đẹp tài hoa mà vì số phận đau khổ
=>> Tạo nên cách viết tự nhiên mà hấp dẫn. Tác giả không kể theo trình tự thời gian mà để nhân vật xuất hiện trước gây ấn tượng cho người đọc sau đó mới kể về cuộc đời nhân vật -> Cách viết linh hoạt sáng tạo của nhà văn Tô Hoài
b. Trước khi Mị về nhà thống lí Pá Tra
-Người con gái Tây Bắc xinh đẹp: Tác giả không miêu tả trực tiếp nhưng người đọc vẫn cảm nhận được Mị đẹp qua các chi tiết truyện:"trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị", Mị đẹp nên thống lí Pá Tra muốn Mị về làm con dâu gạt nợ
-Phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ hiếu thảo : Sẵn sàng cuốc nương trả nợ cho cha. (Sau này: Mị chấp nhận cực nhọc ở nhà thống lí vì thương cha)
-Cô gái giàu tình cảm đầy trách nhiệm, biết hi sinh, tài hoa
+Mị tài hoa: Thổi sáo giỏi, tiếng sáo bộc lộ tâm hồn cảm xúc của một cô gái trẻ
+Mị giàu sức sống: Mị từ chối cuộc hôn nhân ngay lời đầu tiên người ta nghe Mị nói:"Con nay đã lớn biết cuốc nương làm ngô...cha đừng bán con cho nhà giàu" -> Mạnh mẽ có lòng tự trọng, có ý thức sâu sắc về cuộc sống
->Một cô gái trẻ yêu tự do sẵn sàng sống vất vả cực nhọc để được tự do
+Mị yêu tự do nên khi buộc phải làm con dâu gạt nợ Mị đã muốn ăn lá ngón tự tử -> Hành động có phần tiêu cực nhưng thể hiện niềm khao khát tự do của nhân vật, ý thức phản kháng mạnh mẽ với hoàn cảnh
=> Bông hoa của núi rừng không chỉ đẹp ở vẻ ngoài mà đẹp ở hương vẫn tỏa sáng mặc sương gió hoàn cảnh
=> Tác giả xây dựng nhân vật Mị với phẩm chất tốt đẹp và đặc biệt là tâm hồn giàu sức sống tiêu biểu cho người lao động miền núi Tây Bắc-> Qua việc xây dựng nhân vật Mị ta thấy được niềm tin và phẩm chất tốt đẹp của tác giả
c. Nguyên nhân Mị phải về làm dâu nhà thống lí
- Vì món nợ từ đời cha mẹ : Món nợ truyền kiếp
Tác giả không nêu ra một con số cụ thể mà chỉ kể mỗi năm trả lãi ột nương ngô -> Lên án thủ đoạn bóc lột của nhà thống lí Pá Tra bằng cách cho vay nặng lãi
-Mị bị bắt cóc về làm dâu: Bị ép buộc thành con dâu nhà thống lí -> nàng Kiều Tây Bắc
- Mị đã bị các thế lực phong kiến tước đoạt cuộc sống tươi đẹp hạnh phúc tự do, tuổi thanh xuân một cách dễ dàng. Mị còn bị trói buộc bởi thần quyền. Chỉ một câu nói của A Sử:"tôi đã đem..." mà Mị bị trói buộc cả đời
Qua đó: Tác giả tố cáo xã hội phong kiến cũ: lợi dụng thần linh để hủy diệt sự sống ý chí đáu tranh của con người. mị bị trói buộc bởi sợi dây thần quyền vô hình nhưng mạnh mẽ
-> Thái độ đồng cảm xót xa với Mị của tác giả, lên án với nhà thống lí. Phản ánh hiện thực cuộc sống của người lao động Tây Bắc trong xã hội cũ. Thể hiện sự đồng cảm xót đau cho số phận người phụ nữ Tây Bắc. Qua đó ông cũng thể hiện niềm phẫn uất với các thế lực phong kiến miền núi Tây Bắc-> Lên án sự bất công tàn bạo
d. Cuộc sống đau khổ của Mị ở nhà thống lí
Kể về cuộc đời của Mị, tác giả không viết nhiều và cũng không dài dòng mà chỉ tập trung tả trong một đoạn văn ngắn nhưng đủ sức nặng để khái quát cả cuộc đời dằng dặc những khổ đau của Mị, đủ để người đọc hình dung về số kiếp bất hạnh của người con dâu gạt nwoj. Tập trung bút lực, mỗi câu chữ của Tô Hoài đều nặng trĩu niềm trắc ẩn và đọng lại trong lòng người đọc những xót xa thương cảm.
Tô Hoài đã cân nhắc từng câu từng chữ để giúp người đọc hiểu rõ về số phận của Mị:
+Vì thương cha, Mị phải chấp nhạn sống kiếp con dâu gạt nợ nhưng thực ra là số kiếp nô lệ của nhà thống lí
+Tác giả thể hiện niềm xót thương vưới số kiếp nhân vật. "Oử lâu trong cái khổ Mị cũng quen khổ rồi" -> Khái quát nỗi khổ triền miên của nhân vật
->Mị quen hổ rồi hay khổ mà không biết là mình khổ. Phải chăng nỗi đau khổ đã khiến tâm hồn Mị chai lì, tê liệt không còn cảm nhận về cuộc sống. Nỗi đau khổ vất vả đã vắt kiệt sức sống trong tâm hồn Mị
+Trong đoạn văn, có đến hai lầ tác giả để Mị ngẫm mình là thân trâu ngựa:"Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi." "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày"-> Tác giả đã gợi tả số phận vất vả tủi nhục của nhân vật. Mị bị bóc lột sức lao động đến cùng ực nưng điều đó cũng gợi lên thân phận của người phụ nữ bị khinh miệt, bị coi thường, thậm chí thân phân Mị còn không bằng con trâu con ngựa.
-> Số phận Mị trở thành tiêu biểu cho bao người đàn bà con gái trong nhà thống lí Pá Tra hay là số phận của người phụ nữ lao động Tây Bắc nói chung.
+ Mỗi năm, mỗi tháng lại làm đi làm lại, suốt năm suốt đời như thế -> Lời văn khái quát cả cuộc đời triền miên dằng dẵng những vất vả của Mị. Dường như thời gian trong cuộc đời của Mị chỉ được tính bằng những công việc lặp đi lặp lại. Nó như một vòng đời quẩn quanh bế tắc không niềm vui không hạnh phúc, không có hi vọng và chẳng biết đến tương lai.
"Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ." -> Số kiếp lầm lũi câm lặng nhẫn nhục. Đặc biệt tác giả sử dụng hình ảnh so sánh "như con rùa nuôi trong xó cửa" gợi thân phận nhỏ bé, dễ bị chà đạp, bị hắt hủi. Lời văn của Tô Hoài làm ta nhớ tới lời than thân ủa người phụ nữ Tây Bắc xưa: "Thân em chỉ bằng con bọ ngựa"
+Căn buồng của Mị: tác giả miêu tả "ở buồng Mỵ nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Ðến bao giờ chết thì thôi " như một nhà ngục giam hãm tuổi thanh xuân, giam hãm cuộc đời Mị. -> Gợi lên thân phận bị tù hãm, mất tự do, tù hãm không lối thoát
->Tác giả đồng cảm đau xót cho số phận người phụ nữ miền núi Tây Bắc trong xã hội cũ. Qua đó lên án xã hội phong kiến miền núi bất công tàn bạo đã chà đạp nhân phẩm coi thường mạng sống con người.
Đoạn 2: Sự thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân
a. Bức tranh mùa xuân ở Hồng Ngài
- Cảnh sắc mùa xuân ở Hồng Ngài được miêu tả bằng những chi tiết rất đặc sắc:"Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ." , cảnh thiên nhiên tràn đầy...
"Trong các làng Mông Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ." gợi cảm giác tươi mới rực rỡ để chúng ta thấy được miền Tây Bắc có cái rét rất dữ dội nhưng không hề lạnh giá
Bên cạnh đó, tác gỉa miêu tả những sinh hoạt con người lúc xuân sang vui tưới nhộn nhịp, gợi tả đúng những nét phong ục tập quán của người dân miền núi
=>> Cảnh mùa xuân miền núi vui tươi tràn đầy sức sống nhưng ẩn sâu trong đó là những số phận đau khổ bất hạnh của con người. Vì thế qua đoạn văn chúng ta vừa thấy được nghệ thuật miêu tả đặc sắc, vốn hiểu biết phong phú của Tô Hoài về phong tục tươi đây vừa thấy được cái nhìn hiện thực sắc sảo của nhà văn. Sự thức tỉnh của Mị
*Những khơi gợi tác động đến tâm hồn của Mị
-Không khí mùa xuân rạo rực: Đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn mùa xuân đã trở thành một chi tiết nghệ thuật gắn với sự thức tỉnh của nhân vật Mị. Tác giả lựa chọn tiếng sáo để khơi gợi sự thức tỉnh của nhân vật không phải là điều ngẫu nhiên bởi tiếng sáo gắn với tuổi thanh xuân của Mị. Tiếng sáo mang hơi thở của mùa xuân, của tình yêu. -> Tác động mạnh mẽ
Vì thế, tiếng sáo được trở đi trở lại trong đoạn văn miêu tả sự thức tỉnh của Mị. Dường như mỗi cung bậc của tiếng sáo đã trở thành cung bậc của tâm hồn nhân vật
+Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần để thấy được tiếng sáo như đang đánh thức Mị, tiếng sáo như đang hối thúc Mị , tiếng sáo đánh dấu sự thức tỉnh của Mị ngày càng rõ nét
*Diễn biến tâm lí
- Tiếng sáo gọi bạn tình đã gọi thức tâm hồn Mị
+Sau bao nhiêu năm tháng sống với tâm hồn khô héo, đến giờ đây tâm hồn Mị lại thiết tha bổi hổi: cái bổi hổi của mùa xuân, của tình yêu
+Mị thoát khỏi sự câm lặng để "nhẩm thầm theo bài hát của người đang thổi": khúc hát của tình yêu
-> Báo hiệu sự hồi sinh của tâm hồn. Như vậy, sức sống trong tâm hồn Mị chưa bao giờ mất đi. Nó đang cựa mình chuẩn bị thức tỉnh
+Bao nhiêu năm tháng đằng đẵng Mị không biết đến đêm ngày chỉ biết đến công việc lặp đi lặp lại nhưng giờ đây tiếng sáo đã nhắc Mị rằng đêm tình mùa xân đã tới. Ý thức về thười gian cuộc sống đã trở lại trong Mị
- Mùa xuân: Mị uống rượu: Đây không phải là một điều lạ mà là một nét phong tục
+Cách ống rượu của Mị khác lạ: "uống ực từng bát"->cách uống rượu báo hiệu những biến động trong tâm hồn Mị
->Mị uống rượu nhưn uống bao cay đắngtủi nhục vào trong lòng
->Mị uống rượu để nhớ nhưng cũng để quên
->Bên cạnh tiếng sáo, men rượu đã trwor thành một tác nhân khơi gợi Mị thwucs tỉnh
Tiếng sáo và men rượu đưa Mị về quá khứ, khươi lên ki ức của Mị vè một tuổi thanh xuân tươi đẹp, hạnh phúc
+Tiếng sáo cũng gắn liền với tuổi thanh xuân của Mị. Tiếng sáo hiện tại đã gợi nhắc về tiếng sáo trong quá khứ. Trong một đoạn văn ngắn có đến bốn lần tác gỉa nhắc đến tiếng sáo để người đọc thấy tiếng sáo đang dồn dập, rạo rực náo nức trong tâm hồn nhân vật. tác giả cũng cho thấy trong một khoảnh khắc Mị thoát khỏi đau khổ tủi nhục để sống với niềm vui hạnh phúc
Tiếng sáo cung kí ức tuổi thanh xuân đã cho thấy tâm hồn Mị đã hồi sinh trở lại, lòng Mị vẫn phơi phới như đêm tình ngày trước. Sức sống đang trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồ người đàn bà đau khổ
Tô Hoài đã tinh tế khi miêu tả những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồ Mị :+Khi nhớ về ngày trước tâm hồn Mị phơi phới trở lại -> Mị muốn sống, muốn được hạnh phúc. Nhưng đồng thời ý thức về hiện tại: Mị và A sử không có lòng nhưng vẫn phải ở với nhau!-> Hiện tại đau khổ không có hạnh phúc không tình yêu-> Mị lại muốn chết
=> Chính những mâu thuẫn trong tâm hồn đã thúc đẩy những đột phá trong sự phát triển tâm lí của Mị
-Sự đột phá trong tâm lí của Mị:
+Tiếng sáo ngoại cảnh dập dờn trong đầu Mị đã trở thành tiếng sáo của tâm hồn Mị. Nó thúc đẩy Mị hành động: muốn đi chơi
Mị muốn đi chơi: Đoạn văn có giọng kể chậm rãi. Dường như tác giả đang dõi theo từng cử chỉ từng hành động của nhân vật. Và mỗi chi tiết đều báo hiệu sự thức tỉnh của Mị:-Mị thắp sáng ngọn đèn : Mị muốn thắp sáng căn phòng vốn tối tăm lạnh giá : Muốn thắp sáng cho cuộc đời Mị Mị như muốn thắp lên một niềm hi vọng cho cuộc sống
+Mị cuốn lại tóc:-Mị làm đẹp, Mị chuẩn bị đi chơi->Thể hiện sức sống, niềm khát khao tự do đang trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn Mị-> hành động phá cũi xổ lồng: Mị phản kháng lại hoàn cảnh, phản kháng lại với những gì đang ràng buộc bản thân- hành động vươn tới tự do của ngươì đàn bà đau khổ
-Nhưng đau khổ với Mị đêm tình mùa xuân năm ấy Mị vẫn không được đi chơi bởi Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà bằng một thúng sợi dây đai. Như vậy, một lần nữa sức sông của Mị bị vùi dập bởi bàn tay tàn bạo của thế lưc phong kiến.Nhưng một ddieuf kì lạ Mị như quên đi hiện thức khắc nghiệtấy tiếng sáo vẫn đưa Mị theo những cuộc chơi. Tác giả đã cho chúng ta thấy sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Những sợi dây đai có thể trói buộc thân xác Mị nhưng tâm hồn Mị vẫn tự do bay bổng theo tiếng sáo.
Tô Hoài khẳng định sức sống tiềm tàngmãnh liệt trong Mị -> Sự thức tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân ngẫu nhiên bất ngờ nhưng hợp với tình lí của cuộc sống
Đoạn 3: Tâm lí và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
a. Sự chuyển biến tâm lí của Mị
-Mở đầu đoạn văn, tác giả miêu tả một hành động như đã thành thói quen của Mị:
+Hằng đêm, Mị thường trở dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng
+Ngay cả khi A Phủ bị trói đứng ở đấy thì Mị vẫn trở dậy thổi lửa hơ tay
-> Việc thổi lửa hơ tay trở thành nhu cầu thiết yếu của người đàn bà cô đơn ấy. Như vậy, chi tiết nghệ thuật miêu tả hành động của Mị lại thấy được chiều sâu tâm lí. Dường như Mị coi ngọn lửa trở thành người bạn bầu bạn với cô những đêm lạnh giá. Bởi thế, với Mị ngọn lửa không chỉ giúp xua đi cái rét buốt của mùa đông núi rừng mà còn giúp cô khỏa lấp đi nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn
-Những đêm A Phủ bị trói đứng ở cột, mị vân x"thản nhiên thổi lửa hơ tay" "Nếu A Phủ là cái xác chết ở đấy cũng thế thôi"-> Dường như sau một thười gian dài sống trong đau khổ tủi nhục, Mị đã trwor về với trạng thái câm lặng nhẫn nhục cam chịu hay tâm hồn Mị lại trở về chai lì tê liệt như lúc trước đêm tình mùa xuân không ý thức về hiện tại mà chẳng suy nghĩ về tương lai
Cũng bởi cảnh người bị trói đứng ở cột đã quá quen ở nhà thống lí mà bản thân Mị chẳng thể làm gì, chính bản thân Mị cũng từng bị trói đứng như thế
-Nhưng chính trong lúc tâm hồn Mị tưởng như chai lì khô héo ấy, tô Hoài lại diễn tả tài tình sự thức tỉnh của tâm hồn Mị
+Tác nhân tạo nên sự thức tỉnh: Mị nhìn thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen lại Mị không thể thản nhiên được nữa
Dòng nước mắt thể hiện khoảnh khắc yếu đuối tuyệt vọng của một người đàn ông vốn mạnh mẽ dũng cảm-> dễ tác động đến tâm hồn một người phụ nữ yếu đuối giàu lòng yêu thương
+Mị nghĩ về cảnh mình bị trói đứng :"nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ chẳng biết lau đi đâu được->Thể hiện sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Quan trọng hơn, trong Mị là sự xáo trộn giữa nỗi thương người và thương mình, thương cho bao số phận khổ đau ở nhà thống lí. Mị thương người hơn cả thương mình
+Trong một lúc Mị nghĩ đến những cái chết:-của Aa Phủ, của người đàn bà ngày trước ở đây, của Mị
-Mị phó mặc cái chết của bản thân mình nhưng lại thương cho A Phủ -> nỗi thương người của Mị đã lớn hơn nỗi thương mình trong tâm trạng Mị-> sự yêu thương thức tỉnh
->Mị day dứt ám ảnh khi nghĩ về cái chết của A Phủ "người kia việc gì phải chết thế"-> ý thức về sự tà bạo bất công của nhà thống lí. Có lẽ chưa bao giờ Mị ý thức rõ ràng đến thế:"Chúng nó thật độc ác" -> ý thức phản kháng lại thức tỉnh trong Mị
Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả sự biến chuyển mạnh mẽ trong tâm trạng Mị. Đó là tiếng nói ý thức của một con người vốn có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
+Tình yêu thương đồng loại và ý thức phản kháng đã mang đến cho Mị sức mạnh để Mị chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân để nghĩ đến việc cứu A Phủ-> Thể hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tô Hoài bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lí
b, Hành động của Mị
Tô Hoài miêu tả hành động của Mị bằng giọng văn từ tốn chậm rãi để diễn tả hành động của Mị trong lặng thầm nhưng mạnh mẽ
Hành động căt dây cởi trói cho A Phủ đến như một điều tất yếu_-> hành động bắt nguồn từ tình yêu thương và ý thức phản kháng của người đàn bà đau khổ đầy tình thương và giàu sức sống
->Hành động của Mị giải phóng cho A Phủ cho mọt số phận đau khổ cùng cảnh ngộ nhưng người đọc cũng cảm nhận đó là hành động Mị đã cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc Mị với nhà thống lí->hành động thể hiện khát vọng tự do đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà đau khổ
-Khi nhìn thấy A Phủ quật sức chạy vào bóng tối cũng là lúc khát vọn ấy bùng cháy mãnh liệt trong Mị để Mị chạy theo A Phủ
-> Hai con người đau khổ dìu nhau chạy vào bóng tối. Điều đó khiến ta nhwos nđến cái kết của "Tắt đèn": Chị Dậu chạy ra ngoài trời tối đen như mực. Nhưng nếu tắt đèn kết thúc ở đó là số phận bế tắc và không lối thoát thì câu cheuyrnj Mị và A Phủ lại mang ý nghĩa khác. Hai người chạy vào đêm tối nhưng họ đã bỏ lại đằng sau một bóng tối nô lệ đầu đau khổ. Rồi họ sẽ tìm thấy ánh sáng trong đêm tối, họ sẽ tìm thấy cuộc sống mới ở Phiền Sa
Qua việc miêu tả tâm lí à hành động của Mị trong đêm Mị cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã khẳng định sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động bình dị , ông thể hiện niềm tin vào sức mạnh tự giải phóng của người lao động
III. Gía trị nội dung và giá trị nghệ thuật
1. Gía trị nội dung
a. Gía trị hiện thực
-Tác phẩm phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống tăm tối của người lao động miền núi phiá Bắc trong xã hội cũ
-Trong tác phẩm, nhà văn phản ánh một cách sinh động những sinh hoạt phong tục tập quán của đồng bào miền núi Tây Bắc: phong tục bắt vợ, đón Tết, cũng trình ma
-Phản ánh quá trình người lao động đến với cách mạng, từ tự phát đến tự giác
b. Gía trị nhân đạo
Niềm cảm thông với những số phận bất hạnh của người lao động miền núi Tây Bắc đặc biệt là những người phụ nữ
-Lên án gay gắt xã hội phong kiến bất công tàn bạo coi rẻ mạng sống và nhân phẩm của con người
Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động thể hiện niềm tin vào sức sống tiềm tàng trong tâm hồn người lao động
-Từ đó thể hiện niềm tin vào tương lai và sức mạnh đấu tranh tự giải phóng của người lao động
2. Gía trị nghệ thuật
-Tác phẩm thành công ở nghệ thuật miêu tả: tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt
-Thành công ở nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+Cách xây dựng nhân vật linh hoạt phù hợp với đặc điểm tính cách số phận từng nhân vật. Với A Phủ, tác giả chú trọng miêu tả hành động nhân vật để làm nổi bật tính cách mạnh mẽ dũng cảm. Còn với Mị tác giả lại thiên về miêu tả tâm lí để làm nổi bật số phận và sức sống tâm hồn
-Ngòi út phân tích tâm lí nhân vật tinh tế sắc sảo
+Giọng văn nhẹ nhàng tinh tế đượm màu sắc và phong vị dân tộc vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro