Phân tích nhân vật Phùng
Nguyễn Minh Châu được coi là cây bút tiên phong trong thời kì đổi mới của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông mang đậm chất tự sự triết lí. Điều đó được thể hiện rõ qua tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa". Truyện kể về chuyến đi thực tế biển của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng với những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, về cái đẹp
Tác phẩm được viết năm 1983- thời kì hậu chiến khi cuộc sống con người -Xã hội vẫn gặp phải những vấn đề nhức nhối: Đó là vấn đề về bạo lực. Nhân vật Phùng trong tác phẩm vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật truyện. Anh đã từng là người lính chiến đấu ở mảnh đất ven biển này và giờ đây anh lại trở về đây với tư cách là người nghệ sĩ và chuyến trở về mảnh đất chiến trường xưa đã mang đến cho Phùng những phát hiện, những nhận thức mới mẻ về cuộc sống và con người.
Trước nhất, Phùng là người nghệ sĩ có tấm lòng yêu cái đẹp. Anh đã có một hành trình dài để tìm kiếm cái đẹp để chụp được một tấm ảnh cho bộ lịch năm ấy. Cuộc hành trình của anh phải vượt qua nhiều khoảng cách không gian: anh phải từ thành phố về thành phố huyện biển xa xôi, anh phải phục kích cả một tuần lễ dài. Đây rõ ràng là một cuộc hành trình đầy vất vả của người nghệ sĩ để theo đuổi cái đẹp. Đó cũng chính là quá trình người nghệ sĩ miệt mài say mê đi tìm cái đẹp để mang đến cho cuộc đời. Điều đó cho thấy nghệ sĩ Phùng là một người nghệ sĩ hết lòng vì cái đẹp và không dễ dàng trong nghệ thuật, anh có trách nhiệm với sản phẩm của mình.
Anh còn là người nghệ sĩ có cái nhìn tinh tế, có tâm hồ nhạy cảm để phát hiện cái đẹp từ cuộc sống. Đó chính là phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của con thuyền trong buổi sớm mờ sương "Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng". Vẻ đẹp ấy bắt đầu từ cuộc sống bình dị nhưng không phải ai cũng cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó. Để cảm nhận được phải cần có cái nhìn tinh tế của người nghệ sĩ. Đó còn là "cảnh đắt trời cho: một bức tranh mực tấu của danh họa thời cổ". Đó là vẻ đẹp hiếm có và quý giá trên đời được phát hiện bằng con mắt xanh của nghệ thuật, bằng góc nhìn của một người nghệ sĩ sành nghệ thuật.
Nghệ sĩ Phùng cũng cảm nhận toàn bộ khung cảnh từ màu sắc ánh sáng đều toàn vẹn "một vẻ đẹp đơn giản mà toàn bích" : Nó không phải là vẻ đẹp cao siêu mà à vẻ đẹp bắt nguồn từ cuộc sống. Cái đẹp của ngoại cảnh đã mang đế cho Phùng những rung cảm mãnh liệt - rung cảm của một tâm hồn nghệ sĩ say mê và trân trọng cái đẹp: "Tôi trở nên bối rối , trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào." Lời văn của Nguyễn Minh Châu diễn tả tâm trạng bối rối vì ngỡ ngàng vì hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bất ngờ phát hiện cái đẹp mình đang tìm kiếm, khát khao. Trong đó chúng ta còn thấy được niềm vui sướng xúc động trước vẻ đẹp tuyệt mĩ chỉ co hể gặp một lần trong đời. Đó à rung cảm của một trái tim nghệ sĩ luôn thiêt stha cái đẹp
Và trong giây phút hạnh phúc tràn ngập tâm hồn ấy, Phùng đã phát hiện , nhận thức được giá trị của cái đẹp: "bản thân cái đẹp chính là đạo đức". Và đứng trước cái đẹp tuyệt mĩ, Phùgn như khám phá khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Những lời văn mang tính triết lí đã nâng cao giá trị của cái đẹp. Cái đẹp đã thanh lọc tâm hồn hướng người ta đến đạo đức. Qua dó ta thấy Phùng không chỉ say mê cái đẹp mà còn có ý thức sâu sắc về vai trò to lớn của cái đẹp, của nghệ thuật trong cuộc sống.
Người nghệ sĩ yêu tha thiết cái đẹp ấy còn có cái nhìn hiện thức sâu sắc, có tình cảm tha thiết với con người. Anh không chỉ phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa mà anh còn phát hiện sự thật nghiệt ngã về cái đẹp ấy. Bước ra từ chiếc thuyền ddejpj như mơ là một người đàn ông và một người đàn bà in hăng dấu vết của cuộc sống vất vả lam lũ: "Người đàn bà cao lớn thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch rách rưới , khuân mặt mệt mỏi tái ngắt dường như buồn ngủ" nười đàn ông "lông mày cháy nắng", "lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền". Đso là những con người không mang vẻ đẹp bên ngoài mà mang những nét thô bộc của cuộc sống- một cuộc sống mưu sinh khó nhọc vất vả. Gắn với những nhân vật ấy là một cảnh tượng bạo lực đầy đau đớn: người ddnf ông "trút con lửa giận..." Đó là cảnh tượng khốc liệt đầy nghịch lí qua đó Phùng có những cảm nhận đầy day dứt về thân phận con người, Phùng đã chạy nhào ới muốn ngăn cản người đàn ông để benh vực ngườu đang bà. Đó là hành động của một con người nhân danh yinhf thương và đọa lí, muốn ngăn cản cái ác bảo vệ những con người yếu đuối.
Nhưng sâu sắc hơn Phùng còn cảm nhận được nối đau dằn vặt âm thầm của người phụ nữ trước cảnh ngộ éo le. Người đàn bà không khóc khi bị đánh nhưng lại khóc khi đứa con trai vì mình mà ị đánh, khóc khi bị Phùng chứng kiến nỗi bất hạnh vủa mình. Phùng đã cảm nhận được nỗi đau khổ dằn vặt của một người đàn bà giàu lòng tự trọng. Và anh thấu hiểu cho cảnh ngộ trwos trêu của chị :"Đứa con như một viên đạn xuyên qua người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua người đàn bad làm nhỏ xuống những giọt nước mắt. Đó là nước amwts của người đàn bà bất hạnh nhưng đày yêu thương.
Anh dành cho những số phận đau thương bất hạn ấy tình cảm yêu thương thấu hiểu và cả niềm trâm trọng vưới nhân cách con người. Phùng đã lắng nghe câu chuyện của người đàn bà để mè thấu hiểu vầ cảnh ngộ và tâm hồn chị. Những câu hoicủa Phùng như muốn hiểu rõ hơn về cuộc đời ngườu đàn bà bất hạnh. Anh muốn lí giải nguồn gốc của bất hạnh, lí giải những nghịch lí của cuộc đời và cũng muônchia sẻ và thấu horit tâm sự của ngườu phụ nữ bất hạnh. Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy ở Phùng một người nghệ sĩ có tâm với cuộc đời. Và cũng từ câu chuyện của cuộc đời ngườu đàn bà, Phùng đã phát hiện vẻ đẹp ẩn khuất trong tâm hồn của chị,tình thương con cũng như nỗi đau mà chị phải ghánh chịu.
Đó là vẻ đẹp nhân cách của con người ẩn ggiausddangf sau hiện thực khắc nghiệt của cuộ sống. Điều đó cho tháy iềm tin quis giá của Phùng cũng như tác giả Nguyễn Minh Châu vào nhân cách con người.
Sau chuyến hành trình, nhân vật Phùng với những phát hiện về nghệ thuật, về hiện thực cuộc sống đã có những chiêm nghiệm sâu sắc. Nhân vật Phùng là một kiểu nhân vật gửi gắm tư tưởng quan niệm của Nguyễn Minh Châu: Đó lf những chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống: Cuộc sống phức tạp phải có cái nhìn đa chiều. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những con người thời hậu chiến vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức, đối mặt với một cuộc chiến không tiếng súng nhưng khắc nghiệt: chiến đấu chống cái đói nghèo và bạo lực. Và cả những vấn đề mang tính nhân dinh: Lòng tốt cần có trong cuộc sống nhưng phải đúng lúc đúng hoàn cảnh. Không chỉ gửi gắm những chiêm nghiệm về cuộc sống, nhân vật Phùng còn gửi gắm nhữngg chiêm nghiệm về nghệ thuật của tác giả: Nghệ thuật bắt đầu từ đạo đức, nghê thuật không chỉ là cái đẹp mà nghệ thuật còn là hiện thực của đời sống. Trách nhiệm của nhà văn là phải tìm kiếm cái đẹp bề ngoài nhưng quan trọng hơn phải biết phát hiện vẻ đẹp ẩn giấu sau hiện thực khắc nghiệt. Nhân vật Phùng- hay chính Nguyễn Minh Châu khẳng định giá trị của cái đẹp: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Vì thế viết văn cũng là quá trình đấu tranh để bảo vệ và hoàn thiện nhân cách con người.
Như vậy, trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", Nguyễn Minh Châu thành công khắc hoạc nhân vật Phùng là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp và có cái nhìn hiện thực sâu sắc, có tấm lòng nhân hậu yêu thương con người. Qua nhân vật ấy, ông đã gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc vè ý nghĩa về cuộc sống và nghệ thuật góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro