Thiên nhiên trong Thơ mới
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Tám mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Thơ mới ra đời, tạo nên bước ngoặt trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, có những lúc “đứng không vững, ngồi không yên” nhưng Thơ mới cùng với thời gian đã được trả về đúng với giá trị đích thực của nó. Dòng Thơ mới xuất hiện trên văn đàn nước ta dào dạt nguồn sống, mới mẻ, thanh tân từ nội dung cho đến nghệ thuật thể hiện. Đối với nghệ thuật việc miêu tả thiên nhiên, ca ngợi núi sông hùng vĩ, thể hiện các đề tài “phong, hoa, tuyết, nguyệt” là di sản của thơ phương Đông. Còn hình ảnh thiên nhiên trong thơ mới đã góp phần tạo nên một thời đại trong thi ca. Bởi lòng yêu đời, ham sống, yêu người cá nhân – tập thể phổ vào trong đó. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là tìm hiểu vẻ đẹp có tính thời đại có một không hai này. Trước hết phải nói rằng viết về thiên nhiên, các nhà thơ mới đã gửi vào đó cái tôi cá nhân mang nỗi buồn của thế hệ sống dưới thời thuộc Pháp. Bất mãn với xã hội, các nhà thơ mới đến với thiên nhiên và họ tìm thấy ở đó người bạn tâm tình đáng tin cậy.
B. NỘI DUNG:
I. Khái quát về lịch sử và diễn tiến của phong trào thơ mới :
1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc:
- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài khuôn khổ của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung và hình thức.
+ Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc hay những hiện tượng thơ ca khác thườngbắt đầu xuất hiện những khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo : biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc, tận hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)
+ Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng đã có những vận động tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương .... và đặc biệt là sự ra đời của các thể thơ thuần túy dân tộc.
- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng thi cử và đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng trong thi ca chưa thực sự diễn ra.
2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX:
- Ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3. Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ:
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận.
- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của thanh niên trí thức đương thời.
- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà). Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi Thơ mới kịp xuất hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào khủng hoảng sáng tạo.
4. Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới:
- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.
- Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi tác giả Thơ mới thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có sự thay đổi trong phương pháp sáng tác.
II. Thiên thiên trong Thơ mới:
- Miêu tả thiên nhiên, ca ngợi núi sông hùng vĩ, thể hiện các đề tài “phong, hoa, tuyết, nguyệt” là di sản của thơ phương Đông. Còn hình ảnh thiên nhiên trong thơ mới đã góp phần tạo nên một thời đại trong thi ca. Bởi lòng yêu đời, ham sống, yêu người, cá nhân - tập thể phổ vào trong đó. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là tìm hiểu vẻ đẹp có tính thời đại có một không hai này.
- Trước hết phải nói rằng viết về thiên nhiên, các nhà thơ mới đã gửi vào đó cái tôi cá nhân mang nỗi buồn của thế hệ sống dưới thời thuộc Pháp. Bất mãn với xã hội, các nhà thơ mới đến với thiên nhiên và họ tìm thấy ở đó người bạn tâm tình đáng tin cậy.
- Với Huy Cận, cảnh sông nước chiều tà gợi sự cô đơn, trống vắng trước thiên nhiên, con người trong thơ ông luôn cảm thấy lẻ loi:
“Sóng gợn trang giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang)
- Xuân Diệu cũng buồn, có khi còn đượm màu tử khí, tang thương:
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"
(Đây mùa thu tới)
- Tuy nhiên, sau đây mới là những điều chủ yếu khi ta đề cập đến vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới. Khi viết về nhiên nhiên, cố nhân thường chuyên chú ở một số đề tài: tùng, cúc, trúc, mai. Thơ mới không tập trung vào miêu tả thiên nhiên theo 1 số đề tài nhất định, tuy thế, không phải là ko có đề tài chung. Hầu như các thi sĩ lãng mạn đều có thơ về trăng. Trăng vẫn là người bạn thanh cao, gần gũi, dễ sẻ chia tâm sự, trăng còn là một khách thể chứng kiến bao tình cảm thi nhân. Trăng trong thơ mới là cả 1 thế giới nghệ thuật huyền diệu tinh tế và đa dạng đến lạ kì.
- Trước đây, Tản Đà – Người nối với phong trào Thơ mới đến với trăng để thoát tục, chạy trốn cuộc đời mà ông thấy chán ngán:
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi"
(Muốn làm thằng Cuội)
- Tiếp nối Tản Đà, Hàn Mặc Tử là 1 thi nhân cháy bỏng với “Những mối tình khuấy mãi không thành khối” Tình cảm đó ông không chủ dành riêng cho cảm xúc thương yêu mà còn cho cả tạo vật, thiên nhiên.
- Song song với việc mở rộng thế giới nội tâm con người, thế giới tự nhiên trong thơ mới cũng được mở rộng. Đó là nét đẹp mới của thiên nhiên thơ lãng mạn. “Lớp thi sĩ Tây học” đến với thiên nhiên để hưởng thụ chiêm ngưỡng, để thoát ra khỏi nỗi đau đời mà họ đang phải chịu đựng. Vì vậy, thiên nhiên đẹp và thơ mộng, linh thiêng và huyền ảo:
"Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng
…
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
Mây hồng ngừng lại sau đèo
Mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi”
(Tiếng sao thiên thai – Thế Lữ)
- Tuy nhiên, hình tượng thơ thiên nhiên trong thơ mới vẫn có sắc thái địa phương, màu sắc dân tộc và dấu ấn của lịch sử. Đó là những cảnh sắc qurn thân , đáng yêu của quê hương, đất nước Việt không hề ước lệ àm cụ thể, sinh động, tươi nguyên:
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khói lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh
(Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính)
- Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới không dừng lại ở cảnh đẹp, những sắc màu dân tộc. Nói đến thơ mới là nói đến dự cách tân thơ. Chính sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới đã đem lại cho thiên nhiên thơ mới vẻ đẹp đặc sắc chưa từng có ở cổ nhân. “Tràng giang” sử dụng khá nhiều thi liệu thơ xưa, cảnh “nước trời 1 sắc” trong “Tràng giang” tiếp nối sông nước Đường thi, Tống phú.
III. So sánh Thơ mới và thơ trung đại:
1. Giống nhau:
- Đều thể hiện được tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua 2 giá trị biểu đạt chính là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thơ.
2. Khác nhau
* Về nội dung:
- Thơ trung đại:
+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng
+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người
+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa
+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp
+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm
•Ví dụ: Bài thơ “qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.
- Thơ hiện đại:
+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân
+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp
+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại
+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao
•Ví dụ: Bài thơ “Đồng chí – Chính Hữu” đã lột tả được tinh thần yêu nước thầm kín của tác giả trong thời kì kháng chiến chống Pháp
•Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn
* Về hình thức
- Thơ trung đại:
+ Tính quy phạm chặt chẽ
+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt
+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều
+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát,…
• Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Thơ hiện đại:
+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp
+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do
• Ví dụ: Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật” với thể thơ tự do sáng tạo đã góp phần khắc họa rõ nét chân dung, phẩm chất tốt đẹp của các chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
IV. Thiên nhiên trong một số tác phẩm thơ đã học:
1. Thiên nhiên trong thơ Huy Cận:
- Miêu tả thiên nhiên, ca ngợi núi sông hùng vĩ, thể hiện các đề tài “phong, hoa, tuyết, nguyệt” là di sản của thơ phương Đông. Còn hình ảnh thiên nhiên trong thơ mới đã góp phần tạo nên một thời đại trong thi ca. Bởi lòng yêu đời, ham sống, yêu người cá nhân – tập thể phổ vào trong đó. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là tìm hiểu vẻ đẹp có tính thời đại có một không hai này.
- Trước hết phải nói rằng viết về thiên nhiên, các nhà thơ mới đã gửi vào đó cái tôi cá nhân mang nỗi buồn của thế hệ sống dưới thời thuộc Pháp. Bất mãn với xã hội , các nhà thơ mới đến với thiên nhiên và họ tìm thấy ở đó người bạn tâm tình đáng tin cậy.
- Với Huy Cận, cảnh sông nước chiều tà gợi sự cô đơn, trống vắng trước thiên nhiên, con người trong thơ ông luôn cảm thấy lẻ loi:
“Sóng gợn trang giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang)
- Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất trời…
Viết về thiên nhiên, các thi nhân thường thể hiện quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với cảnh vật. Quan hệ ấy thật phong phú đa dạng. Nó có thể là quan hệ tương đồng – đối lập, khởi hứng. Thiên nhiên trong Tràng giang gợi hứng cho lòng người nhớ về quê nhà, thèm khát một mái ấm để vợi bớt cô đơn.
2. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu:
- Trong cách miêu tả, Xuân Diệu không dùng đến những thủ pháp cầu kì, khoa trương, mà chỉ đơn thuần ông thổi hồn sức sống của vạn vật bằng những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của nó. Ong bướm trong thời khắc tuần tháng mật, hoa đồng nội trong lúc xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh trong khúc tình si. Đó là khoảnh khắc của mùa xuân, của tình yêu thật viên mãn, tròn đầy. Thiên nhiên bởi thế mà lung linh, đẹp đẽ, tươi non ở mức độ căng tràn sức sống nhất. Xuân Diệu đã đưa cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của mình để thổi cải cảm xúc “thiết tha, rạo rực” được huy động từ mọi giác quan và lăng kính tình yêu để làm nên sức sống ấy cho cảnh vật. Giọng thơ sôi nổi, phấn trấn như chiếc bút vẽ nên một bức tranh đẹp đẽ giữa chốn trần gian. Điệp từ của, này đây như bàn tay vẫy chào, mời gọi cùng bước vào chốn thiên đường của mặt đất ngay trước mắt chúng ta. Không ngạc nhiên khi gọi Xuân Diệu là con người của trần thế, bởi ngay cả bức tranh thiên nhiên ở đây cũng vô cùng trần thế mà chẳng phải chốn bồng lai tiên cảnh nào quá xa.
3. Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử:
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một bài thơ thật xinh xắn với những cảnh thiên nhiên xứ Huế đầy cảnh sắc hữu tình, duyên dáng. Qua cái nhìn trong sáng giàu chất thơ của thi nhân, cảnh vật xứ Huế như sáng bừng lên trong ánh nắng ban mai "nắng mới lên". Nổi bật lên từ bức tranh là một màu xanh óng ả mướt quá của cây cối vườn tược nhà ai, một màu xanh ngọc bích trẻ trung đầy sức sống. Thấp thoáng giữa vẻ đẹp tươi tắn, mượt mà “xanh như ngọc” ấy là một bóng hình gợi cảm:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền."
- Từ vẻ đẹp hư ảo như có như không, như ẩn như hiện này, bài thơ dẫn tới một bức tranh thiên nhiên khác, thể hiện cái đẹp huyền ảo của trăng gió mây trời và sông nước xứ Huế:
"Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay!"
- Đây là cảnh sông nước mây trời đầy huyền ảo của xứ Huế trong một đêm trăng tĩnh lặng. Lúc bấy giờ có gió, nhưng gió chỉ nhẹ, không đủ để làm cho mây bay, nhưng vừa đủ để hoa bắp lay khe khẽ. Trong cái không gian tĩnh lặng ấy, có một con thuyền đậu nơi bến vắng, khiến cảnh vật càng huyền ảo hơn. Đặc biệt là bến sông lúc này đã trở thành bến trăng và con thuyền cũng chở khảm ánh trăng. Đó là một không gian mênh mông hư ảo với “sương khói mờ nhân ảnh”.
- Đúng là thiên nhiên ở đây thật dẹp, thật quyến rũ nhưng cũng gợi buồn, một nồi buồn bâng khuâng dịu vợi, man mác lan tỏa. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ, một chút lòng chơi vơi, hụt hẫng trước một linh cảm tản mạn chia lìa: “Gió theo lối gió mây đường mây” và một nỗi hoài nghi mờ mịt: Ai biết tình ai có đậm đà?.
IV. So sánh thiên nhiên trong thơ của ba nhà thơ trên:
1. Giống nhau:
+ Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca.
+ Các thi sĩ đến với thiên nhiên bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đầy mến yêu.
2. Khác nhau :
+ Không ai quên thế giới Bồng Lai tiên cảnh trong thơ Lý Bạch, núi rừng hữu tình trong thơ Nguyễn Trãi, làng quê mộc mạc đơn sơ trong thơ Nguyễn Khuyến. Và cũng không ai quên trong phong trào Thơ Mới (1930 – 1945) từng có một tiếng reo "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, một tình cảm mênh mang với "Tràng giang" của Huy Cận và một nỗi niềm hẫng hụt, chơi vơi với "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Thiên nhiên chớm vào mùa thu trên đất Bắc trong "Đây mùa thu tới" thật đẹp mà cũng thật buồn – một vẻ đẹp, một nét buồn rất mới, rất khác so với thơ ca trung đại.
+ Nếu như cảm quan nghệ thuật của thi ca trung đại là: lấy thiên nhiên làm chuẩn mực vẻ đẹp cho con người – như Nguyễn Du đã từng tả Thúy Vân:
"Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"
(Truyện Kiều)
thì với Xuân Diệu – "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" – con người là vẻ đẹp chuẩn mực cho thiên nhiên:
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng."
+ Chưa ai có một cách so sánh lạ như Xuân Diệu. Cây liễu đẹp như người thiếu nữ đứng xõa tóc "chịu tang". Mỗi sợi tóc là một sợi buồn, mỗi nhành liễu là một sợi tóc. Từ cổ chí kim, không có nỗi buồn nào thấm thía đau đớn bằng nỗi buồn chịu tang. Bao nhiêu nước mắt rơi xuống mà nỗi buồn chẳng vơi. Rặng liễu với những sợi tơ liễu được kết bằng những lá liễu dài gối lên nhau "hàng hàng" rủ xuống như "lệ" giăng mắc đầy một khoảng trời làm nỗi buồn chớm thu như càng tăng thêm, thấm thía hơn. Và trong nỗi buồn ấy còn gợi lên một nỗi đau mất mát:
"Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"
+ Ngày lại ngày trôi qua, thu về, cảnh vật biến đổi, cây cối xơ xác trơ trụi, khẳng khiu như đang run rẩy, khẽ rùng mình trong gió se se lạnh: "Đã nghe rét mướt luồn trong gió". Cảm nhận về cái rét đến trong gió của Xuân Diệu là một cảm nhận mới. Thiên nhiên xôn xao, cựa mình – điều ấy thể hiện qua nghệ thuật sử dụng phụ âm "r" (rụng/rũa/run rẩy/rung rinh) và phụ âm "m" (mỏng manh) – không giống thiên nhiên trong thơ cổ mang nét tĩnh lặng, ngay cả khi "Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo" (Mùa thu câu cá – Nguyễn Khuyến) thì cả không gian thiên nhiên thu vẫn chủ yếu là tĩnh lặng. Cùng với "lá vàng" trong thơ Nguyễn Khuyến, ai cũng biết bức tranh "Mùa thu vàng" của danh họa Lê-vi-tan, nhưng không đâu có một màu vàng mới và độc đáo như màu vàng của đất trời vào thu trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu. Đó không phải là những đốm vàng nhỏ mà là cả một "không gian vàng" – một màu vàng "mơ phai" rất riêng rất khó lẫn. Đó là màu vàng của "cái hồn thu qua sắc lá" (Tạ Đức Hiền) làm mùa thu bớt buồn và thêm thi vị, thêm đáng yêu. "Mùa thu tới!" – Xuân Diệu đã nhận được bức thông điệp của mùa thu và đã reo lên sung sướng: "Đây mùa thu tới! Mùa thu tới!". Giai điệu rộn rã của tiếng reo khiến ta cảm giác hình như Xuân Diệu đang hát lên tiếng hát khát vọng giao cảm với cuộc đời. Bước chân đến với trời thu của thi sĩ đầy "giục giã", "vội vàng".
+ Cùng mang vẻ đẹp buồn truyền thống, nhưng nếu như thiên nhiên trong "Đây mùa thu tới" đẹp thướt tha, thì thiên nhiên trong "Tràng giang" lại mang vẻ đẹp hùng vĩ rợn ngợp của "trời rộng", "sông dài":
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song"
...
"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
C. KẾT BÀI:
- Vì thiên nhiên thực ở ngoài đời vốn đẹp lại được lọc qua tâm hồn nghệ sĩ của các nhà thơ lãng mạn vốn rất tinh tế và nhạy cảm nên lại càng lung linh rực rỡ. Đó là cái đẹp của nghệ thuật chứ không phải cái đẹp trong cuộc đời. Thơ mới không chấp nhận lối cảm thụ chung chung tan biến vào cái ước lệ vĩnh hằng. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử đều thể hiện cái Tôi cá thể hóa khiến cho ngoại giới nhiễm linh hồn của thi nhân.
*p/s: phần ba tác giả t thấy hơi sơ sài. Còn phần Huy Cận hơi lạc đề. Phần Hàn Mặc Tử chỉ có mỗi "Đây thôn Vĩ Dạ" còn phần Xuân Diệu hơi ngắn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro