Cái tôi trong Thơ mới
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả. Thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời. Bây giờ đây, Thơ Mới đã nghiễm nhiên nằm trong văn mạch dân tộc và là một chương rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Thơ mới là nỗi niềm, thái độ , là một cuộc ra trận của cả một thế hệ văn chương, một lực lượng trẻ văn hóa dân tộc quyết đổi mới cả một nền văn thơ, văn chương đã mỏi mòn, khô cứng, bạc màu/ Nếu coi văn học Việt Nam như một dòng sông chảy miệt mài, bền bỉ qua bao tháng năm thì giai đoạn văn học từ 1900 – 1945 được coi là chỗ cuộn xoáy mãnh liệt nhất của dòng sông ấy. Hàng loạt các nhà thơ, nhà văn đăng đàn khẳng định được phong cách của mình bằng những tác phẩm có giá trị, khẳng định được sức sống của chúng qua sự đào thải khắc nghiệt của thời gian.
B. NỘI DUNG:
I. Phong trào Thơ mới:
- Thơ mới là cách gọi sáng tác phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại. Trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á, thơ mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống.
- Thơ mới có một vài đặc điểm: giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại , thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang,...; Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống; Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng; Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển; Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương.
- Thơ mới tại các thường bắt đầu bằng việc trên thi đàn xuất hiện những bài thơ có thể tài nghệ thuật, thanh vận, phức điệu,.... khác biệt với thơ truyền thống. Được sự ủng hộ của những cây bút trẻ, sự xuất hiện của các bài thơ phi cổ điển ngày càng nhiều và lý luận về thơ mới cũng phát triển trong sự đối đầu với các khuynh hướng sáng tác theo thể tài và loại thể thơ truyền thống. Khi sự thắng thế giữa thơ mới với thơ cũ đã hoàn tất, khi thơ mới đã được thừa nhận, tiến trình hiện đại hóa thi ca đã đến giai đoạn cuối với sự biến mất của khái niệm thơ mới trên thi đàn.
II. Cái "tôi":
- Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình. Từ đó nhận ra mình là một cá thể khác với người khác.
- Trong văn học, cùng một đề tài nhưng cách xử lí, đặt vấn đề của mỗi nghệ sĩ không giống nhau, do sự không trùng khít về hệ qui chiếu, thế giới quan, tầm hiểu biết, tầm nhìn, tầm cảm. Cách xử lí mới làm thay đổi ý nghĩa của nhân vật, tạo ra hiệu ứng nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn người đọc. Mỗi nghệ sĩ có cách lựa chọn, miêu tả thể hiện con người khác nhau, thế giới nghệ thuật lại có logic nội tại riêng. Điều đó có cơ sở từ cách hiểu về thế giới con người. Thực chất vấn đề con người mới trong văn học là quan niệm mới mẻ về con người và cách cắt nghĩa thế giới của nghệ sĩ. Đó chính là cái "Tôi" của các tác giả.
III. Cái "tôi" trong Thơ mới:
1. Cái "tôi" trữ tình:
- Cái "tôi" trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ truyền đạt đến tinh thần người đọc.
- Bản chất của cái "tôi" trữ tình là một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố hội tụ theo quy luật nghệ thuật bao gồm cả ba phương diện: Bản chất chủ quan cá nhân, bản chất xã hội, bản chất thẩm mỹ.
- Cái "tôi" trữ tình và cái "tôi" của nhà thơ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng từ cái "tôi" của nhà thơ đến cái "tôi" của trữ tình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
2. Cái "tôi" cô độc:
- Khái niệm cái "tôi" cô độc chưa có ai định nghĩa một cách chuyên biệt và cụ thể.
- Cô độc là từ chỉ trạng thái lẻ loi của con người, thậm chí bị hắt ra khỏi cuộc sống và thực tại. Cô độc chính là ý thức về cái "tôi" của từng cá nhân khi bị tách ra khỏi xã hội và cộng đồng.
- Thơ mới là thơ của cái "tôi" vì thế cái "tôi" cô độc cũng đồng thời xuất hiện trong phong trào Thơ mới. Xét cho cùng, tâm trạng cô độc của những người trí thức tiểu tư sản là khi cảm thấy cảm thấy bơ vơ lạc lõng, không khẳng định được mình trong xã hội. Đó là tâm trạng xuất hiện xuyên suốt cả tiến trình văn học Việt Nam.
- Cái "tôi" cô độc chỉ là một phương diện biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ mới. Cái "tôi" cô độc là sự biểu hiện ý thức sâu sắc của chủ thể sáng tạo về chính mình trong nghệ thuật.
3. Cái "tôi" lãng mạn:
- Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời. Bây giờ đây, Thơ mới đã nghiễm nhiên nằm trong văn mạch dân tộc và là một chương rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Thơ mới là nỗi niềm, thái độ , là một cuộc ra trận của cả một thế hệ văn chương, một lực lượng trẻ văn hoá dân tộc quyết đổi mới cả một nền văn thơ, văn chương đã mỏi mòn, khô cứng, bạc màu/ Nếu coi văn học Việt Nam như một dòng sông chảy miệt mài, bền bỉ qua bao tháng năm thì giai đoạn văn học từ 1900 – 1945 được coi là chỗ cuộn xoáy mãnh liệt nhất của dòng sông ấy. Hàng loạt các nhà thơ, nhà văn đăng đàn khẳng định được phong cách của mình bằng những tác phẩm có giá trị, khẳng định được sức sống của chúng qua sự đào thải khắc nghiệt của thời gian.
IV. Cái "tôi" của một số nhà thơ:
1. Tản Đà:
- Thơ của Tản Đà cho ta thấy một tư tưởng rất riêng. Ông theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa vật chất, tôn thờ tình yêu, ham chơi, thích uống rượu và ăn ngon, mỗi khi ông không được như ý thì tư tưởng ngông cuồng được thể hiện rõ nét. Tất cả để nói lên cái tự do của một nghệ sĩ nhưng rất lãng mạn trong tình yêu.
- Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của người nghệ sĩ tự do, phóng khoáng trong thơ của Tản Đà. Ông là một thi sĩ có tâm hồn đặc Việt Nam, cái tâm hồn phần đông người Việt, tâm hồn hạng trung lưu trong xã hội ta. Tan Đà vốn chất chứa nhiều nỗi tức tối, phẫn uất trong lòng, nhất là đem sự thi hỏng của mình ra giễu cợt:
"Nguyên tôi...
Sách vở thuộc lòng, văn chương đứng mực.
Thi thế mà bay, thời ai không tức!
Khoa này lại hỏng, thôi thật nằm co.
Trăn lạy Thiên Đế, xin ngài xét cho."
(Khối tình con I)
- Đồng thời ông làm thơ là để chơi, để cho khuây khỏa, chứ không còn vui thú gì nữa. Cái giọng chào mừng chúa Xuân đã đến ngày tàn, tóc ông cũng đã hoa râm, ông chỉ còn ôm một mối thất vọng, một mối sầu bao la với những cảnh đổi thay của tạo hóa:
"Chầm chậm ngày xanh bóng nhạn đưa
Xuân sầu hai độ, rối như tơ;
Lao xao nhà vắng chim tìm tổ,
Ý ộp hồ xa ếch đợi mưa,
Rượu hứng them vui không sẵn ban,
Hoa tàn giục nghĩ chẳng nên thơ..."
(Sầu xuân, Tản Đà vận văn, quyển III)
- Tình yêu nhiều tràn ngập hết cả tâm hồn thi sĩ. Phần nhiều thơ của Tản Đà đều buồn. Thơ tình của ông, là thơ của người khao khát tình yêu và thất vọng về tình yêu; thơ rượu, thơ chơi của ông là của người chán đời, của người phải tìm những thú vui để cho khuây khoải,... nhưng những điều đó lại nói lên sự tự do, cái ngông cuồng của người nghệ sĩ, thỏa thích với những "thú ăn chơi" và hết mình trong tình yêu. Thơ ông luôn giản dị, trong sáng, lại diễn tả tầm hồn VN đủ mọi vẻ, mọi màu,... đều đó càng minh chứng Tản Đà là một thi sĩ tài ba, một nghệ sĩ tự do và lãng mạn.
2. Xuân Diệu:
- Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám: Lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, thơ Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống biểu hiện ước lệ, phi ngã của thơ cũ, ông mạnh giản đề xướng "cái tôi" say đắm, chân thành, khao khát sống, khao khát yêu thương. Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau.
- Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám: hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới. "Hai trường ca", "Ngọn quốc kì" và "Hội nghị non sông" mang giọng điệu sở thi, hùng tráng chứa chan niềm tin yêu vào cuộc sống mới của đất nước, của dân tộc. Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nổ lực muốn hòa nhập "cái tôi" vào "cái ta" chung rộng lớn của đất nước.
- Là 1 nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích, đôi khi theo ảo tưởng. Thực tế cuộc đời không đáp ứng được ước mơ của người nghệ sĩ nên Xuân Diệu cảm thấy vỡ mộng, bất lực và rơi vào "cái tôi cô đơn" của chính mình.
- Xuân Diệu làm việc với 1 cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài mạng thơ chiến đấu, Xuân Diệu trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay,Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng của thơ tình".
3. Hàn Mặc Tử:
- Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo...nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái- dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.
Tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là cảm nhận được tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ; tính đa nghĩa, tạo sinh của văn bản thơ; tính điêu luyện trong cách tổ chức, cấu trúc tác phẩm và tính mơ hồ, khó hiểu. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của thi đàn Thơ mới. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của bài thơ sẽ giúp người đọc hoá giải được phần nào lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt nhưng đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của hình thức văn học. Văn bản ngôn từ xét về một mặt chỉ là biểu hiện của hình thức bề ngoài của tác phẩm. Tác phẩm trọn vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật, một khách thể thẩm mĩ. Dùng từ "thế giới" để chỉ tác phẩm văn học là có cơ sở khoa học, bởi thuật ngữ "thế giới nghệ thuật" thoã mãn các ý nghĩa của khái niệm "thế giới": chỉ sự thống nhất vật chất của các biểu hiện đa dạng; có giới hạn về không- thời gian; phạm vi tác động của các qui luật chung, chứng tỏ có một trật tự thống nhất cho toàn bộ; có tính đầy đủ về các qui luật nội tại; là một kiểu tồn tại, thực tại.
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người. Tuy nhiên, việc xác định thế giới nghệ thuật như thế nào thì chưa có ý kiến thống nhất. Từ khái niệm "thế giới" nêu trên có thể hiểu "thế giới nghệ thuật" là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ chỉ có trong tác phẩm văn học nói riêng và trong tác phẩm nghệ thuật nói chung, trong cảm thụ của người tiếp nhận, ngoài ra không tìm thấy ở đâu cả. Thế giới nghệ thuật mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được và là một kiểu tồn tại đặc thù trong chất liệu và trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm. Tóm lại, thế giới nghệ thuật hiểu một cách khái quát là tập hợp tất cả các phương thức, hình thức nghệ thuật biểu hiện mà nhà văn sử dụng để phản ánh và sáng tạo hiện thực.
C. PHẦN KẾT:
Dù lúc đầu mọi người còn bỡ ngỡ, lạ lẫm vì nó mới, nó lạ, nó khác hoàn toàn những gì đã được định hình qua cả mười thế kỉ trung đại. Nhưng rồi ngày một ngày hai nó mất dần vẻ bỡ ngỡ mà lại thấy quen quen rồi quen hẳn và chấp nhận. Bởi vì cái tôi tồn tại hiển nhiên trong nội tại của mỗi con người. Chẳng qua nó bị che lấp bởi vòng luân lí, bởi trách nhiệm với cộng đồng mà thôi. Nay có cơ hội, nó trỗi dậy một cách tự nhiên và phát ngôn một cách trịnh trọng cho sự riêng biệt của chính mình trong cuộc đời này. Thiết nghĩ, điều đó thật đáng trân trọng.
Mở đầu - kết luận: Chi
Phong trào Thơ mới: Tiên
Cái tôi, cái tôi trữ tình: Shiro-Yukiko
Cái tôi cô đơn: Hoàng
Cái tôi lãng mạn: Thảo
Xuân Diệu: Ngọc
Tản Đà: Nhung
Hàn Mặc Tử:
@LindassLL @LindassLL phần cá thể với bản thể t bỏ r. Do ngắn quá với nó nằm trong phần cô đơn :vvv
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro