Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

trao duyên 12 câu đầu

Tiếng người hát xưa thấm đầy nước mắt

Thấm vị đời cay đắng khổ đau

Hai thế kỷ đi qua trong nấm đất

Mấy kiếp người, mấy cuộc bể dâu.

Đó là những dòng cảm tác của Hoàng Trung Thông khi đứng trước mộ Nguyễn Du. Với tất cả những trải nghiệm của quãng đời lưu lạc, với tất cả nỗi đau nhân thế của một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, với tất cả sức mạnh nghệ thuật của một nghệ sĩ thiên tài, Nguyễn Du đã "hát" lên biết bao khúc hát "thấm đầy nước mắt", "thấm vị đời cay đắng khổ đau", trong đó có "Truyện Kiều". Nhà thơ đã trải lòng mình vào 3254 câu thơ lục bát để kể cho nhân thế nghe câu chuyện đầy bi thương về cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều. Toàn bộ "Truyện Kiều" là một tấn bi kịch. Đoạn trích "Trao duyên" là bi kịch mở đầu cho chuỗi bi kịch đời Kiều đằng đẵng mười lăm năm.

"trăm năm trong cõi người ta

chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Nguyễn Du đã cay đắng mà châm biếm về cuộc đời, về số phận hẩm hiu, số mệnh của những con người tài hoa. Đời người mấy ai sống trọn trăm năm, ấy thế nhưng những con người tài hoa lại phải chịu những số phận cay đắng. Nguyễn du dùng thơ châm biếm điều ấy khi nói về kiếp người tài tử đa cùng, hồng nhan đa truân như cuộc đời nàng kiều, Khiến lòng người đau đớn. Trao duyên là mặt cắt của tình yêu trên hai bình diện, ở cái đẹp và sự xót xa, ở hi vọng và đổ vỡ

"cậy em em có chịu lời

.....

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Trao duyên mở đầu cho "đoạn trường Tân Thanh", mười lăm năm lưu lạc của thúy kiều. Đoạn trích miêu tả trọn cảm xúc đầy đau khổ, tuyệt vọng khi phải đành phụ lòng kim trọng đành trao đi mối duyên tình chớm nở .Đoạn trích trao duyên như một bản lề khép mở sự đối lập vừa hạnh phúc lại đau khổ. Mười hai câu thơ đầu khắc họa thành công Kiều vừa đau đớn, khó khăn thống khổ khi trao đi chữ tình chưa vẹn cho Thúy Vân.

Nguyễn du khắc họa tâm trạng tha thiết của thúy kiều trong lời nhờ cậy:

"Cậy em em có chịu lời

ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

chỉ bằng hai câu thơ những biết bao chua xót, dằn vặt, biết bao nước mắt đau đớn. Cân nhắc đắn đo cái việc hệ trọng lẽ là việc riêng mình ấy thế giờ đây chẳng thể thế nữa, không còn là việc riêng mà là nhờ cậy như thể rằng điều nhờ cậy còn lớn lao cao cả hơn, Từ cậy ở đầu câu tô điểm thêm sắc thái nặng nề, hệ trọng của vấn đề lột tả trọn cái hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. "cậy" và "nhờ" tuy đều mang nghĩa nhờ vả, xin sự giúp đỡ xong thay vì dùng từ nhờ nguyễn du đã chọn dùng từ "cậy" tuyệt vời thi vị đơn giản xong hàm chứa niềm tin mà người được nhờ không thể khoái thác được. Hai chữ em được đặt cùng nhau trong một câu trông thoát hơi rườm rà động tác ở câu tiếp nối. Tất yếu của cái không muốn nhưng vẫn phải làm. sự chân thực của nỗi niềm và sự tươi rói của cuộc đời lại gặp nhau trong câu thơ không nằm trong cái khuôn sáo đấy. Quả có lý khi nguyễn đình thi viết "tôi nghĩ rằng cái đẹp của tình nghĩa trong tâm hồn con người, ấy là cái chất thơ kì diệu của truyện kiều" "cậy em" chính là sự kì diệu ấy nó nằm ở thái độ trân trọng của kiều dành cho vân, Lại thêm chữ "lạy" thiêng liêng thái độ kiều đầy thành khẩn lại tha thiết. Thuở đời chị lại lạy sông em bao giờ. Mang ưu thế của một người làm chị đó là cái hơn của kiều, xong chính cái chuyện duyên tình lại chẳng mong cầu được ai, chính là thứ mà chẳng ai có thể áp đặt được, dẫu có là chị em nhưng kiều vẫn đặt vân bình đẳng cùng mình, em có "chịu" chị mới có "thưa". Sự thay đổi bậc ngôi tuy đi ngược lại lễ giáo xong lại chẳng bảo nó sai được bởi chính kiều coi vân là ân nhân của mình, nàng trân trọng duyên tình với kim trọng. Từ ngữ vừa trông cậy lại nài ép đã thế lại mang đậm tấn bi kịch của nàng kiều. Bao trùm trên 4 câu chữ chính là tình đơn nhất, sự thắt ngặt lại dồn nén ở cái không gian thời gian : chỉ một người có khả năng nhận lời gửi gắm, chỉ một thời điểm gửi gắm, gửi gắm tài sản duy nhất, cái hy vọng cuối cùng của con người sắp đi xa..... Bốn câu chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang mong mỏi nhờ cậy lựa lời khó nói với kẽ trên chút sự bối rối trên con người vốn bình tĩnh xong bởi nàng ý thức được rằng hoàn cảnh mình: khát khao tình mãnh liệt, mong mỏi được yêu vô bờ bến ấy sao phận đời trớ trêu duyên tình đã lỡ còn ngắn ngủi, chật hẹp đến đáng thương, sóng gió kéo đâu bất ngờ đành buông mà nhờ cậy người thay mình trả nghĩa. Những trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy được cái tấm lòng thành khiết, một phẩm cách.

đính ước chẳng thể giữ trọn chỉ đành cậy nhờ em, đã buộc kiều giải bày tất cả cả cái lý lẽ trao duyên ấy. Cái đầu nàng bày tỏ chính là chữ duyên không vẹn giữa nàng và kim trọng, bộc lộ nỗi xót xa đau đớn khôn cùng cũng vậy mà nhìn thấy được cái trân trọng của kiều dành cho "mối tơ thừa" này.

"giữa đường đứt gánh tương tư

...

hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"

thể hiện sự khéo léo của mình trong việc đưa ra những lý lẽ,mâu thuẫn những nỗi đau mình cần đối mặt, dằn vặt trong suy nghĩ. Còn đâu tháng ngày mộng đẹp tình thắm, chìm đắm trong hạnh phúc mới chớm, trong cái hạnh phúc mới chớm là những mộng bên nhau trăm năm hòa hợp, khoảnh khắc "quạt ước" "chén thề" nay còn đâu, chiếc quạt chàng kim ngỏ ý ước hẹn, chén rượu thề nguyện dưới ánh trăng:

"Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng một lời song song"

Lời thề vẫn ở nhưng tơ duyên đã "đứt gánh tương tư" tình cảm chưa tới bến bờ hạnh phúc đã đứt gãy, sóng gió thay nhau ập đến, chỉ đành dở dang mối tơ duyên này. Những cái cứ liệu tâm hồn ấy như tạo ra những lớp sóng dư ba đang cồn lên từ một nỗi thổn thức không dễ và chẳng tiện để diễn đạt bằng lời nói, dù có là em, vẫn ngoài cuộc Cái đau đớn, xót xa ấy đủ để giết chết tâm của một con người, tại một phương diện nào đó "cái tôi" đã tự vượt ra khỏi cái vùng cấm trong tâm sự dằn vặt từ thân xác lẫn tâm hồn, xong bỏ mặc cái nỗi đau ấy nàng bình tâm, quyết đoán khi đưa ra quyết định giải quyết mọi chuyện

"keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"

keo loan được làm từ máu của con chim loan, dùng keo laon để chắp mối duyên cho em và kim trọng. Đồng thời như nhấn mạnh chữ tơ thừa đè nặng vào nỗi đau đớn của Thúy Kiều xong cũng nói lên sự tội nghiệp của nàng Vân, bao đau đớn tủi hờn trong duyên tình này. Kẻ trọng chữ nghĩa, nặng lòng chữ tình như nàng lại chấp nhận vi phạm lại lời nguyện ước cũng vì chữ "Hiếu". Khoảnh vui vẻ cùng tình yêu trong sáng hồn nhiên đằm thắm của kim kiều đang nảy nở, xong sóng gió đâu ập đến, đành gác lại chữ tình, hạnh phúc, và vì vận mệnh gia đình nàng đã chọn hi sinh bản thân:

"Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu, Tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"

Tại giờ khắc này ai cũng đã nhận ra hết tầng ý của chữ "cậy" không còn là nhờ vả đơn thuần nữa bởi lẽ sự "sóng gió" đã làm "đứt gánh tương tư" đã khiến "cậy" giờ đây như chiếc còng giam lại quyền quyết định của vân, chỉ có thể im lặng tức đã nhận lời. Kiều hiểu rõ lòng mình bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn? người con gái yếu đuối, mong manh lại hết mực hiếu thảo, đã giành lấy phần gồng gánh chữ "Hiếu" thay chữ "tình". Chữ tình sâu nặng liệu giờ biết trao ai ngoài em gái mình.

Sợ em lại chưa chịu, nàng dùng những lý lẽ, sự tỉnh táo và cả lý trí nhất của bản thân để tỏ lòng cùng em:

"ngày xuân em hãy còn dài

xót tình máu mủ hãy còn thơm lây

chị dù thịt nát xương mòn

ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

Kiều gửi gắm sự áy náy, dằn vặt, hối lỗi của mình khi đã phụ lòng người yêu. Mong dùng "tình máu mủ" thay "lời nước non" mượn chữ nghĩa trả chữ tình. Cái ngày xuân, cái ngày thơ mộng , cái tuổi trẻ xuân thì, hạnh phúc phơi phới tương lai hạnh phúc vẫn còn thênh thang trước mắt. Vậy nhưng cái chữ "ngày xuân" được kiều nói ra chẳng còn vui vẻ như nghĩa của nó, mà lại ám lên cái mùi bi thương, bởi nàng nói mới bẽ bàng, chua xót làm sao, Bảo vân rằng ngày xuân em còn dài , xong nàng thì sao, nàng, Kiều vẫn đang trong cái tuổi xuân phơi phới ấy, cái độ tuổi xuân thì ấy lại nói chuyện giã từ điều ấy. Từng câu thơ, câu văn lần nữa được ngòi bút của Nguyễn Du ánh lên nỗi xót xa, tủi hờn, cay đắng từ người khao khát tình yêu nhưng không thể sống sự hạnh phúc của chính mình, Kiều nghĩ đến cái chết, tương lai bi thảm về số phận của bản thân:

câu thơ "chị dù thịt nát xương mòn ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây" như là một cái mốc đánh dấu bởi lẽ nếu những dòng thơ trước nhấn nhá mạnh mẽ việc kiều nhờ vân gánh trọng trách sâu như biển đông, cao như thái. Để tương xứng với nước non, kiều cần đến 'tình máu mủ" Thì giờ đây cái trọng trách ấy chẳng còn là trọng tâm nữa khi mà Vân đã im lặng tức em đã nhận lời. Kiều đã yên lòng nàng còn mấy lời dặn em, tuy dặn vân song,vân giống như cái bóng để nhấn vào những lời nói của kiều, xong nàng nói những gì thể hiện điều chi?, Chỉ một nỗi đau những nhìn nhiều phía, mỗi phía một đối nghịch giữa còn-mất, hợp-tan, trong âm-dương cách trở, hình ảnh thịt nát xương mòn để thể hiện điều ấy cùng với hình ảnh chín suối. người trong cuộc lâm vào hoàn cảnh này tinh thần nặng nề bao quanh, bi cảm, tâm tư vây khốn bởi một ý nghĩ quẫn bách đen tối nhất: chẳng còn gì thiết tha, vô nghĩa hết cả rồi! , người bình thường đã đau khổ , vậy kiều nàng lại càng chết trong lòng nhiều chút Yêu mà không được yêu là cái nghệ thuật đơn giản nhất để vẽ nên vết thương. Đoạn thơ là những lời lẽ lay động tình cảm, sự trắc ẩn trong một con người.

với thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần Nguyễn đầy sáng tạo kết hợp với nhiều biện pháp tu từ sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian và kết hợp tình ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân Nguyễn du đã khắc họa nét tâm trạng dành vật đau đớn khi phải hy sinh trữ tình để làm tròn chữ hiếu của Kiều khiến hình tượng của nàng trở nên đẹp đẽ hơn trong lòng người đọc 12 câu đầu Dù sáng tạo hết mức xong chính nguyễn du cũng có cái hạn chế của ông, của cái thời đại ông sống .Nhưng "đằng sau những lời có vẻ công thức, không mấy khi ta không thấy hồi hộp một tấm lòng. Người đọc xưa vẫn xem truyện kiều như một viên ngọc quý chẳng cần thay đổi thêm bớt tựa như tiếng đàn không lỡ nhịp ngang cung. Tiếng đàn viên ngọc ấy mang đậm phong cách của nguyễn du của thời đại ông sống, chẳng thể nghe hay thấy lại một lần nữa nên lại càng đáng quý.".. Trong đoạn trích đã cho thấy Thúy Kiều là một người sắc sảo tinh tế có đức hy sinh một con người hiếu thảo trọng tình nghĩa thông qua việc thể hiện nỗi đau của Kiều khi phải trao duyên tình tình dang dở cho mình cho em gái trao duyên mang đến độc giả cái nhìn chân thực về thời đại của tác giả một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức bị chính đồng tiền dùng ép tới đường cùng không còn lối thoát qua 12 câu thơ đầu ta có thể thấy được xã hội phong kiến thối nát xương và đặc biệt là hình tượng người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều Trọng tình Trọng Nghĩa hy sinh cao cả đó là những nét đẹp phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro