cảm nhận tỏ lòng
CẢM NHẬN TỎ LÒNG
Có người từng ví cuộc đời ta đang sống như những phím nhạc trên cây đàn piano vậy, đen trắng đan xen, khi trầm khi bổng. Phải trải qua hết những điều ấy mới có thể tạo nên bảng nhạc hay, 1 cuộc đời ý nghĩa cũng như vậy chắc hẳn Phạm NGũ lão đã lắng nghe bao thăng trầm của tiếng đàn cuộc đời. Nhắc tới PHạm Ngũ Lão ta liền nhớ tới người anh hùng xuất thân từ tầng lớp bình dân, ngồi đan sọt mà lo việc nước, tên tuổi của ông như gắn liền tới câu chuyện trên , bên cạnh việc là một nhà mưu lược tài tình ông còn là một nhà thơ vĩ đại với tác phẩm " Thuật hoài " còn vang vọng mãi với non sông, "thuật hoài" như bảng tuyên ngôn về lỳ tưởng của kẻ làm trai, là chiến đấu để bảo vệ đất nước đồng thời thể hiện khí thế sức mạnh của bậc anh hùng Lắng nghe lấy tiếng đàn cuộc đời, những lớp sống phế hưng của thời đại để viết nên tác phẩm 'Thuật hoài" tức tỏ lòng.
Hai câu thơ đầu thể hiện hào khí Đông A hào hùng qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần .
" Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu . "
Như vậy mở đầu bài thơ là hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo , dáng đứng đầy hiên ngang, lẫm liệt, tư thế sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc , không ngần ngại trước mọi giặc thù mưu đồ xâm lược . Thoắt chốc làm hiện lên một khí thế áp đảo , nguồn sức mạnh to lớn tiềm tàng trong hai chữ ngắn gọn " hoành sóc " . Song , bản dịch thơ lại dịch " múa giáo " , phần dịch tiếc thay đã làm mất đi vẻ oai vệ , chắc chắn của hình ảnh , có vẻ hơi thiên về phô diễn động tác , chưa lột tả được ý nghĩa cất chứa trong từ " hoành sóc " . Hình ảnh người tráng sĩ oai hùng đó không được đặt vào nơi chiến trường tan hoang , dữ dội , Phạm Ngũ Lão lại mang nó đặt vào không gian rộng lớn , bao la của giang sơn đất nước , vào chốn núi non trùng diệp , sông xanh nước biếc như tranh họa đồ . Lấy không gian kỳ vĩ , bạt ngàn ấy làm thước đo , ông đo ngọn giáo trên tay người tráng sĩ bằng chiều ngang của non sông , đo tầm vóc người cầm giáo bằng kích thước của đất trời . Có núi sông làm bức nền , hình ảnh ấy lại càng thêm lớn lao , nổi bật . Xuất phát từ tinh thần làm chủ đất nước vô cùng sâu sắc , ý chí bảo vệ đất nước rất mực kiên cường , tầm vóc của người tráng sĩ đã được Phạm Ngũ Lão nâng lên một tầm cao mới , sánh ngang với vũ trụ đất trời . Vẫn không dừng lại ở đó , tư thế hiên ngang , tầm vóc hoành tráng ấy lại được đo bằng thước đo khác , thước đo thời gian : " kháp kỉ thu " - trải qua mấy thu , đã bao lần thu đến rồi đi , hình ảnh kia vẫn không một chút suy dời , vẫn vững vàng như vậy , vẫn oai vệ như thế bởi nó đâu phải được gây dựng trong một phút chốc để dễ dàng tan biến như một thoáng qua. Song , dù có cam go đến mấy , bóng người cầm ngang ngọn giáo ấy vẫn vững vàng tư thế , vẫn bền bỉ mãi chẳng chuyển dời . Có ai tưởng tượng được , qua ngòi bút của một vị anh tướng , thế đứng và sức mạnh của người tráng sĩ , hình ảnh con người kỳ vĩ , không gian kì vĩ , thời gian kỳ vĩ , tất cả đã được Phạm Ngũ Lão lột tả trọn vẹn chỉ trong bảy chữ của một câu thơ . Nếu duy chỉ một người tráng sĩ đã mang tầm vóc cao rộng như thế , thì hình ảnh đội quân Sát Thát sẽ chứa đựng một nguồn sức mạnh áp đảo , vô địch đến nhường nào ? Như ông đã miêu tả : " Tam quân tì hổ " - hình ảnh so sánh làm bật lên sức mạnh, tinh thần của khí ba quân . Như " Bạch Đằng giang phú " của Trương Hán Siêu cũng có viết :
" Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới
Tỳ hổ ba quân , giáo gươm sáng chói "
Tinh thần tự cường cùng con tim yêu nước đã cho toàn quân sức mạnh : nhanh như bão , khỏe như hổ , không ngần ngại trước mọi kẻ thù , với lòng trung quân ái quốc , giương cao ngọn cờ dân tộc , quyết chiến quyết thắng vì một đất nước Đại Việt. Khí thế ấy mạnh mẽ đến nỗi có thể nuốt trôi trâu , rực rỡ đến nỗi lấn át cả sao Ngưu trên trời : " khí sao ngưu " .
Mấy ai làm được như Phạm Ngũ Lão , chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi , ông đã khắc họa vô cùng thành công tư thế kẻ làm trai thời Trần và tư thế đứng sức mạnh của một dân tộc trong một trang sử đầy vẻ vang với tầm vóc lớn , một quyết tâm lớn . Câu thơ bộc lộ niềm tự hào về con người , về quân đội và thời đại .
Hai thơ tiếp theo chính là nỗi lòng được cống hiến cho giang sơn xã tắc của Phạm Ngũ Lão :
" Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu "
Bản dịch thơ có viết :
" Công danh nam tử còn vương nợ "
- vẻ đẹp của người làm trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách, tầm vóc, sức mạnh mà còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ. Cái chí, cái tâm ấy gắn liền với quan niệm chí làm trai. Đây không chỉ là lý tưởng riêng mỗi mình Phạm Ngũ Lão, chí làm trai đã trở thành một tư tưởng vô cùng tích cực của xã hội phong kiến đương thời , là lý tưởng của mọi trang nam tử . Nguyễn Công Trứ với " Chí làm trai " có viết :
" Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông "
Theo quan niệm của Phạm ngũ lão đã làm trai thì phải để lại tiếng thơm cho đời . Song đã muốn được ghi danh thì phải lập công , dưới triều đại Đông A con đường lập công rõ ràng nhất chính là làm nên nghiệp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của giặc Nguyên mông . Trong thời đại anh hùng mới sinh ra khát vọng anh hùng Họ đang gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử trọng đại . Họ mơ ước và tự hào về chiến tích hiển hách của chính mình .
Đây quả là một quan niệm nhân sinh cao đẹp của những con người chân chính , đặc biệt là của kẻ làm trai trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc . Xong Phạm Ngũ Lão viết " vị liễu " tức chưa trả xong. Theo quan điểm của chí làm trai mà nói, thứ còn vương nợ không khác gì ngoài công danh. Công danh mà nhà thơ nói đến trong bài phải là thứ công danh làm nên bằng máu xương máu, và chiến công .Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ vụ đối với dân , với nước .
Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng của nam nhi thời phong kiến . Nó cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường , ích kỷ , sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao của cả dân tộc . Đặc biệt, cũng từ cái chí, cái nợ đó, ông đã nảy sinh trong tâm một nỗi thẹn: " luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ". Vũ Hầu tức Gia Cát Lượng , vị quân sư mưu lược như thần của Lưu Bị thời Tam Quốc. Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước . Đồng thời thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ hầu của ông. Tựa Nguyễn Khuyến cũng từng bày tỏ cái thẹn của Đào Tiềm qua " Thu Vịnh " :
" Nhân hứng cũng vừa toan chấp bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào "
Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần.
Bài thơ thể hiện hào khí thời nhà Trần - Hào khí Đông A. Là tâm hồn khí phách, ai ai cũng có tư tưởng tự hào dân tộc, ý chí quyết thắng chống kẻ thù xâm lược. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng lưu danh sử sách. Sự đời thương hải tang điền , nhiều đổi thay khó đoán, một mai hành trình sống của con người có còn sự dõi theo của văn chương nghệ thuật/ câu hỏi vẫn ở đấy cho thế giới nhưng chắc chắn rằng bằng khả năng thấu thị và tinh yêu đất nước của Phạm ngũ lão cùng thi phẩm "Tỏ lòng"
đã để lại cho đời những câu chữ sáng trong vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian mà ở lại với đời
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro