Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

vai trò của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng HCM? Tại sao phải tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân

Câu 5: vai trò của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng HCM? Tại sao phải tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân tộc ? hình thức tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân tộc?liên hệ với việc tổ chức đại đoàn kết hiện nay?

*Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc

-HCM chỉ ra rằng để đánh bại được đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con người nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ. CM muốn thành công phải tập hợp được tất cả các lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững . Vì vậy đại đoàn kết có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán xuyên suốt tiến trình cách mạng.

+CM là sự nghiệp của quàn chúng nhân dân, CM muốn thành công thì phải có sức mạnh, CM muốn có sức mạnh phải tiến hành đại đoàn kết toàn dân tộc.

+để thực hiện được khối đại đoàn kết toàn dân cần có chính sách phương pháp với từng đối tượng.

+đoàn kết tạo ra sức mạnh, Người viết "đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là là thắng lợi, là then chốt của thành công" , "đoàn kết, đoàn kết....thành công"

-Đoàn kết dân tộc là mục tiêu hàng đầu của Đảng và dân tộc ta.

+theo tư tưởng HCM yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa là sức mạnh là mạch nguồn của mọi thắng lợi do đó đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong mọi đường lối chính sách chủ trương của Đảng

+đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 tại Tuyên Quang HCM đã đề ra nhiệm vụ của Đảng gói gọn trong 8 chữ "đoàn kết toàn dân phụng sự tỏ quốc"

+đoàn kết toàn dân là nhiệm vj hàng đầu của đảng và cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Tùy từng nhiệm vụ cụ thể , từng thời kỳ lịch sử Đảng phải cụ thể hóa các đường nối chiến lược thành những mục tiêu cụ thể và phương pháp phù hợp trên cơ sở đó lãnh đạo toàn dân thực hiện.

1930-1941: khẩu hiệu đấu tranh "đánh đổ pk giành ruộng đất cho dân cày và độc lập dân tộc.

1941-1945: "đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc"

HCM chỉ ra rằng đại đoàn kết toàn dân không chỉ là mục tiêu của ĐẢng mà là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc, CM là sự nghiệp của quần chúng vì quần chúng. ĐCS có trách nhiệm tập hợp hướng dẫn quần chúng thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo thành sức mạng tổng hợp trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Tại sao phải thực hiện đại đoàn kết toàn dân

-đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm của quần chúng HCM đã đề cập đến vấn đề "dân" và "nhân dân" . Dân là chỉ từng cá thể người Việt Nam , một cộng đồng người có mối quan hệ mật thiết trong lịch sử và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kêt toàn dân tộc.

-đại đoàn kết dân tộc là tập hợp tất cả các lực lượng , các tầng lớp trong cơ cấu XHVN vào 1 khối trong cuộc đấu tranh chung.

-HCM noi: "đoàn kết của ta không chỉ là rộng rãi mà còn là lâu dài" đoàn kết để đấu tranh cho độc lập thống nhất của tổ quốc, đoàn kết để xây dựng đất nước.

-đại đoàn kết được xác định trên nhiều góc độ nhiều mối quan hệ đa dạng tuy nhiên phải giữ vững lập trường của giai cấp công nhân

-thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc đồng thời phải có long khoan dung độ lượng tin vào nhân dân , tin vào con người. truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc được hình thành và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. đó là cội nguồn sức mạng của dân tộc ta.

+phải có long khoan dung độ lượng với con người: trong mỗi cá nhân mỗi cộng đồng đều có những ưu nhược điểm cho nên vì lợi ích CM cần phải khoan dung độ lượng trân trọng cái thiện ở mỗi con người như vậy mới hoàn thành đại đoàn kết toàn dân.

+chỉ có thể thực hiện đại đoàn kết trên cơ sở tin dân , yêu dân, dự vào dân và đấu tranh vì lợi ích của nhân dân. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng là sức manh của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của CM, là chủ thể của mặt trận.

Các hình thức của đại đoàn kết toàn dân tộc

-HCM khẳng định để khối đại đoàn kết thật sự phát huy sức mạnh thì phải được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống, thực hiện cùng 1 đường lối chung, giác ngộ cùng 1 mục đích chung dưới sự chỉ đạo thống nhất của 1 tổ chức có như vậy đội quân đông mới tránh được ô hợp.

-vấn đề cơ bản của đại đoàn kết là xác định hình thức đoàn kết cho phù hợp với từng thời kỳ vì vậy CM muốn thành công thì phải tìm ra được mô hình tập hợp toàn dân sao cho tất cả các lượng đều đứng chung dưới 1 ngọn cờ.và phát huy được sức mạng tối đa của nó. Đó có thể là các hội ái hữu hay tương trợ, hội yêu nước, hội nghề nghiệp...trong đó bao trùm tất cả là mặt trận dân tộc thống nhất.

-mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tập hợp rộng rãi nhất, đông đảo nhất các lượng yêu nước của VN trên cơ sở 1 cương lĩnh hoạt động chung, 1 nguyên tắc tổ chức thống nhất, tùy từng thời kỳ mà mặt trận dân tộc thống nhất có những tên gọi khác nhau:

+hội phản đế đồng minh(1930)

+mặt trận dân chủ(1936)

+mặt trận nhân dân phản đế(1939)

+mặt trận Việt Minh(1941)

+mặt trận liên Việt(1946)

+mặt trận giải phóng miền nam việt Nam(*1960)

+mặt trận tổ quốc VN (1955, 1976)

*Nguyên tắc tổ chức hoạt động của mặt trận

1.ặt trận dân tộc thông nhất phải được thực hiện trên nền tảng khối liên minh công-nông-tri thức dưới sự lãnh đạo của đảng. Đây là nguyên tắc tổ chức quan trọng nhất có tính chi phối hoạt động của Đảng.

-cần chống lại khuynh hướng chỉ coi trọng công-nông cần thiết phải đoàn kết với tầng lớp khác, mặt trận phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp

-Đảng vừa là thành viên của mặt trận vừa là người lãnh đạo của mặt trận bảo đảm cho mặt trận tồn tại và phát triển có hiệu lực trong thực tiễn. Nếu không có Đảng thì mặt trận không thể hình thành và phát triển có phương hướng hoạt động đúng đắn.

2 mặt trận phải đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp

-độc lập tự do là nguyên tắc nổi bật nhất bất di bất dịch trong tập hợp quàn chúng trên cơ sở đó quyền lợi của các giai cấp được cụ thể hóa trên từng lĩnh vực cụ thể.

3. hiệp thương dân chủ

-mọi vấn đề phải đưa ra bàn bạc công khai và đi đến nhất trí tránh áp đặt vào dân chủ hình thức. Hiệp thương dân chủ phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, trân thành và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

* Việc tổ chức đại đoàn kết hiện nay

-thực hiện tư tưởng đại đoàn kết của HCM toàn Đảng và toàn dân ta luôn hết long gìn giữ sự đoàn kết bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc VN hoàn toàn thắng lợi. Văn kiện đại hội X ghi rõ "đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường nối sức mạng động lực quyêt định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc." "đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân của cả hệ thống chính trị được thực hiện bằng nhiều biện pháp hình thức trong các chính sách pháp luật của nhà nươc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu". Đây là sự vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết trong giai đoạn mới của nươc ta.

-đoàn kết thông nhất đòi hỏi cán bộ Đảng viên phải tự phê bình và phê bình để xây dựng Đảng ngày càng trong sachj và vững mạnh. Phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng cần có sự tham gia của quần chúng và phải đạt đến mức làm rung động tình cảm CM của quần chúng.

-học tập phát triển và vận dụng tư tưởng đoàn kết của HCM là nguyện vọng, là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân ta.

-nước ta có 54 dân tộc vì vậy việc thực hiện đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là thể hiện tính ưu việt trong chính sách của ĐẢng ta

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: