vai trò của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể
VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG TRONG CƠ THỂ
Cơ thể con người có chứa khoảng 25-27 nguyên tố hóa học thường gặp:
4 nguyên tố đa lượng: Cácbon, Oxy, Hydro, Nitơ, chúng là thành phần cơ bản tạo nên nước, protein, xương, cơ (hay còn ở dạng chất đạm, chất đường và chất béo - chúng có thể coi là các hợp chất hóa học hữu cơ) trong cơ thể, các nguyên tố đa lượng này chiếm 96% trọng lượng cơ thể.
Còn lại có khoảng 4% trọng lượng cơ thể là các chất hóa học vô cơ (khi cơ thể bị đốt cháy hoàn toàn chỉ còn lại các chất này, sẽ đọng lại thành tro). Hay còn được gọi là các khoáng chất. Trong số đó có một số nguyên tố là thiết yếu và cần thiết cho cơ thể sống nhưng chúng lại chỉ chiếm lượng nhỏ trong cơ thể, chúng thường hay được gọi là các nguyên tố vi lượng (hay còn gọi là vi khoáng).
Ta có thể phân loại các hợp chất hóa học vô cơ của cơ thể (khoáng chất) như sau :
- Loại thiết yếu cho cơ thể và có số lượng lớn, cần trên 100mg mỗi ngày:
1. Calcium – Ca (Canxi)
2. Phosphorus – P (Phospho)
3. Sodium – Na (Natri)
4. Potasium – K (Kali)
5. Chlorine – Cl (Clo)
6. Magnesiun – Mg (Magné)
7. Sulfur – S (Lưu huỳnh)
7 loại khoáng chất này có tác dụng kiến tạo cơ thể, xương, răng; Tạo các hệ cân bằng kiềm – toan, quân bình nước trong và ngoài tế bào; Có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh. Nói đến khoáng chất người ta thường nhắc đến các loại này, còn các nguyên tố cũng rất cần thiết và thiết yếu với cơ thể nhưng nhu cầu hàng ngày không nhiều, hay được gọi là nguyên tố vi lượng hay vi khoáng. Có khoảng 17 nguyên tố dưới đây.
- Loại thiết yếu cho cơ thể với một số lượng nhỏ khoảng vài mg mỗi ngày:
1. Iron – Fe (Sắt)
2. Copper – Cu (Đồng)
3. Cobalt – Co (Coban)
4. Zinc – Zn (Kẽm)
5. Manganese – Mn (Mangan)
6. Iodine – I (I ốt)
7. Molypden – Mo
8. Selen – Se
9. Fluorine – F (Flo)
10. Chromium – Cr (Crom)
- Loại có thể là cần thiết cho cơ thể và chỉ cần một lượng rất nhỏ như:
1. Tin – Sn (Thiếc)
2. Niken – Ni (Kền)
3. Silicon – Si (Silic)
4. Vanadium – V (Vanadi)
5. Boron – B (Bo)
6. Solen – So
7. Brom - Br
- Ngoài ra là các loại có rất ít coi như không đáng kể và không thường hiện diện, trong một số trường hợp có thể coi là bị nhiễm vào cơ thể:
1. Lead – Pb (Chì)
2. Cadmium – Cd (Cadimi)
3. Mercury – Hg (Thủy ngân)
4. ****nic – As (Asen)
5. Barium – Ba (Bari)
6. Stronti – Sr.
7. Aluminum – Al (Nhôm)
8. Lithium – Li
9. Beryllium – Be. (Berili)
10. Rubidium – Rb (Rubidi)
11. Silver – Ag (Bạc)
12. Antimon – Sb
13. Gold – Au (Vàng)
14. Bismuth – Bi (Bitmut)
15. Galium – Ga (Gali)
Các nguyên tố vi lượng có các vai trò tương đối khác biệt hơn và cũng rất quan trọng đối với cơ thể sống
I. Các tác dụng chính của các nguyên tố vi lượng:
+ Hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Có trong thành phần của rất nhiều enzyme cần thiết.
+ Giúp cơ thể sử dụng chất đạm, mỡ và đường
+ Giúp làm vững chắc xương và điều khiển thần kinh, cơ
+ Nguyên tố vi lượng còn điều hòa hoạt động của cơ thể, tương tác với các chất khác như các vitamin,..
+ Một số nguyên tố vi lượng như Sắt, Kẽm, Magne có tác dụng chống stress rất hiệu quả.
Các nguyên tố vi lượng, tuy có không nhiều trong cơ thể nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống. Hầu hết trong số chúng được đưa vào cơ thể cùng với thức ăn. Khi thiếu hụt nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến các biểu hiện bệnh lý, hay các sự bất ổn cho cơ thể chúng ta. Việc bổ xung định kỳ có kiểm soát các nguyên tố vi lượng là rất có ích cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa một số bệnh tật.
II. Vai trò của các nguyên tố vi lượng
1. Sắt: rất cần thiết để hình thành hemoglobin trong hồng cầu. Nó là thành phần của
nhiều enzyme.
Thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở, giảm sức đề kháng.
Thức ăn chứa nhiều sắt và dễ hấp thu là các loại như : gan, tim, bầu dục, thịt bò, bồ câu.
Thức ăn giàu sắt nhưng khó hấp thu hơn như lòng đỏ trứng, cá, tôm, cua, sò, hến, vừng, bột mỳ, rau xanh.
Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng nó rất cần thiết cho sự sống:
- Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan.
- Nó tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ.
- Sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng oxy hóa. Do đó, thiếu sắt sẽ đưa đến giảm năng lượng, nhưng người ta phải trả giá cho quá trình oxy hóa này. Từ oxy, sắt mang một điện từ độc thân được gọi là “gốc tự do” thoát ra và tác động lên tất cả những gì mà nó gặp, gây tổn hại trung tâm năng lượng của tế bào, men cùng các bộ phận thụ cảm và các nhóm thiols của chúng cũng như các acid béo của màng tế bào.
Ngày nay người ta biết rằng: đó là 1 cơ chế chủ yếu không chỉ ở lão hóa mà còn ở phần lớn các bệnh gọi là thoái hóa. Do đó, tần số được gia tăng đáng kể so với tuổi, ung thư, bệnh tim mạch, đục nhân mắt, thoái hóa não.
Chúng ta luôn có hệ thống bảo vệ chống lại những đặc tính tràn ngập của các gốc tự do, những enzyme và những vitamin chống oxyhóa (ß-caroten,E,C). Nhưng Sắt cũng như Đồng, từ các sản phẩm được sinh ra bởi hệ thống bảo vệ, có thể sinh ra những loại có tác dụng bào mòn và khó trung hòa hơn. Đó là lý do mà ngày nay chúng ta xem Sắt là một yếu tố “con dao hai lưỡi”. Nếu thiếu Sắt sẽ rất nguy hiểm.
Nhu cầu hàng ngày về Sắt của cơ thể như sau:
Trẻ còn bú 3 – 12 tháng: 7 – 9mg/ngày
Thanh niên 10mg/ngày
Phụ nữ (từ lúc trưởng thành đến lúc mãn kinh) 16-18mg/ngày
Phụ nữ sau mãn kinh 10mg/ngày
Phụ nữ có thai (đặc biệt thời kỳ thứ 2) 19 – 21mg/ngày
Phụ nữ nuôi con bú: 13mg/ngày
Thiếu Sắt biểu hiện sẽ như thế nào?
- Hậu quả của thiếu Sắt là thiếu máu, nhưng triệu chứng thiếu Sắt thường xuất hiện trước vì thiếu máu đôi khi được chịu đựng tốt nên nó diễn ra từ từ.
- Suy nhược, mệt mỏi khi gắng sức, hoặc da, niêm mạc xanh xao.
- Khó thở khi gắng sức, hồi hộp, đôi khi tim có tiếng thổi nhưng chúng không cố định.
- Chậm phát triển thể chất, hay buồn ngủ.
- Sức đề kháng với nhiễm trùng rất kém.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của da, lông, tóc và móng như: da sần sùi, lông và tóc dễ gãy rụng, móng mất độ bóng, nhiều sọc dọc, lõm và dễ gãy.
- Có thai mà thiếu Sắt dễ bị sinh non, trẻ sinh ra sẽ thiếu máu, thậm chí hư thai.
Người ta có thường bị thiếu Sắt không?
Trong các điều tra về nhu cầu dinh dưỡng của các tổ chức thế giới, người ta xác định rằng: thiếu Sắt là trường hợp thường hay xảy ra. Có 4 trường hợp thiếu máu hay gặp:
+ Thiếu từ nguồn đưa vào: Thiếu máu và thiếu Sắt có liên hệ lẫn nhau. Thiếu Sắt xảy ra từ 5-10% dân số toàn cầu. Khoảng trên 500 triệu người trên thế giới - nhất là ở các nước đang phát triển bị thiếu Sắt, vì ở đó người dân thiếu thốn nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong các nước khác, thức ăn thông thường cũng không cung cấp đủ nhu cầu về Sắt cho phụ nữ có thai và nuôi con bú. Trẻ em, những người ăn ít thịt, người ăn chay, uống nhiều chè có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu Sắt.
+ Thiếu do mất: hay xảy ra ở phụ nữ, mất do kinh nguyệt hoặc sau khi bị chảy máu. Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp chảy máu cấp, chảy máu ít nhưng âm ỉ kéo dài, bệnh nhân trĩ, bệnh tiêu hóa, thoát vị hoành, tổn thương tử cung, u xơ, mang dụng cụ tránh thai, tiểu ra máu mạn tính (sỏi tiết niệu, bàng quan,..) hoặc bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa (giun, giun móc, amib,…) cũng làm mất một lượng Sắt trong cơ thể. Tất cả các trường hợp đó đều phải tăng nhu cầu cho phù hợp.
+ Thiếu do kém hấp thu: ở bệnh nhân cắt dạ dày, bệnh celiac (một loại bệnh tự miễn), sprue nhiệt đới (bệnh viêm ruột loét miệng)….. hoặc một vài bệnh đường ruột hay trong trường hợp người bệnh thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều chất ngăn cản sự hấp thu Sắt như: sữa, phomat, lòng đỏ trứng, trà, chè tươi, các chất chứa photphat, carbonat, oxalate.
+ Thiếu sử dụng: xảy ra do rối loạn tổng hợp hemoglobin, do thiếu pholat, xơ gan vì rượu và thiếu máu do viêm.
2. Zn (Kẽm): có khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào.
Trong cơ thể có khoảng 2 – 3 gam Kẽm, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, ngọc hành, tinh hoàn, da, tóc móng.
Mất đi 1 lượng nhỏ Kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Đàn ông khỏe mạnh mỗi lần xuất tinh chứa khoảng 1 mg chất này.
Phụ nữ có thai thiếu Kẽm sẽ giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai.
Thiếu chất Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng, …
Một số người có vị giác hay khứu giác bất thường do thiếu Kẽm, điều này giải thích tại sao một số các loại thuốc chống kém ăn, điều trị biếng ăn có thành phần chứa Kẽm.
Kẽm cần thiết cho thị lực, còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế báo mới, tăng liền sẹo.
Bạch cầu cần có Kẽm để chống lại nhiễm trùng và ung thư.
Nhu cầu về Kẽm hàng ngày khoảng 10 -15 mg.
Nguồn thức ăn nhiều Kẽm là từ động vật như sò, thịt, sữa, trứng, thịt gà, cá, tôm, cua, nước máy, …
3. Magné:
+ Duy trì Canxi ở men răng, giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, giúp cơ thể sử dụng tốt Canxi, ở phụ nữ mãn kinh nếu thiếu Magné thì rất dễ loãng xương.
+ Góp phần chống bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim, do nó có vai trò như một chất mang chủ động các ion điện tích qua màng tế bào một cách dễ dàng.
+ Tham gia khoảng 300 phản ứng enzyme trong cơ thể
+ Cùng Phốtpho và Canxi tham gia quá trình tạo xương, là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương.
+ Tham gia vào các thành phần của cơ bắp, dịch cơ thể và các mô mềm như tim, thận.
+ Giúp chuyển hóa hydrat carbon, protein và chất béo thành năng lượng
+ Tham gia vào các hoạt động giãn và co cơ cũng như sự dẫn truyền thần kinh
+ Tham gia điều hòa thân nhiệt, quá trình thông khí ở phổi
Thức ăn tự nhiên chứa nhiều Magné (các loại quả hạch như: lạc, điều, đậu nành…; rau, hạt nguyên cám, hải sản, rau xanh sẫm, chuối và sữa,…) nhưng nhiều người vẫn không tiêu thụ đủ lượng Magné cần thiết cho cơ thể do họ sử dụng quá nhiều thực phẩm được chế biến và tinh chế sẵn, những thực phẩm này và nước máy đều chứa ít Magné vì khi làm mềm nước người ta đã thay Canxi và Magné bằng Na.
Thiếu hụt Magné bệnh lý là hiếm, nhưng thiếu hụt nhỏ lại rất phổ biến. Thiếu Magné sẽ ảnh hưởng tới tất cả các mô trong cơ thể, đặc biệt là tim, thần kinh và thận.
Các biểu hiện của thiếu Magné gồm: buồn nôn, cơ hoạt động yếu, giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể mệt mỏi, tâm thần rối loạn, tim đập không bình thường hay loạn nhịp, chuột rút, mất cảm giác thèm ăn, cơ thể suy nhược, rơi vào tình trạng lo âu, táo bón.
Một số tình trạng bệnh lý dẫn đến thiếu Mg:
- Nôn hoặc tiêu chảy trầm trọng
- Thiếu dinh dưỡng
- Lạm dụng rượu
- Dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài
- Bệnh đái tháo đường
- Rối loạn hoạt động thận
Đối lập với thiếu Magné là thừa chất khoáng này. Việc lạm dụng các nguồn cung cấp Magné ngoài thức ăn và sử dụng nước uống chứa Magné vượt quá mức cho phép có thể gây ra rối loạn hoạt động của dạ dày.
Ngộ độc Magné tương đối hiếm do thận làm khá tốt chức năng đào thải Magné thừa. Tuy nhiên nếu xảy ra trên bệnh nhận suy thận hoặc người già mà chức năng thận bị suy giảm thì có tăng cao nguy cơ ngộ độc thừa. Triệu chứng ngộ độc bao gồm: buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, chứng buồn ngủ.
4. Mangan: góp phần quan trọng vào sự vững chắc của xương. Phụ nữ lớn tuổi bị loãng xương có lượng Mangan trong máu thấp hơn so với phụ nữ cùng tuổi không bị loãng xương.
Mangan còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng insulin trong cơ thể.
Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, nếu khi mang thai mà thiếu Mangan thì đẻ con ra sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển không đều của bộ xương , thần kinh bị mắc chứng bệnh không phối hợp cử động điều hòa được, một bên màng nhĩ trong tai bị hóa xương, biến đổi di truyền màu, da lợt màu, lá lách teo nhỏ.
Nhu cầu mỗi ngày khoảng 2,5 – 5 mg
Các loại thực phẩm giàu Mangan bao gồm: gạo, rau cải xanh, trái cây, trà, thịt, trứng, sữa,…
5. Đồng: là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động thực vật bậc cao, nó được tìm thấy trong 1 số loại enzyme. Có 1 loại cua gọi là cua móng ngựa (hay cua vua) sử dụng Đồng thay Sắt để chuyên chở oxy trong máu.
Đồng hấp thu vào máu tại dạ dày và phần trên của ruột non. Khoảng 90% Đồng trong máu kết hợp với chất đạm Ceruloplasmin và được vận chuyển vào trong tế bào dưới hình thức thẩm thấu và một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo chất đạm. Phần lớn Đồng được bài tiết theo mật qua đường phân cùng với lượng Đồng không thẩm thấu được vào máu. Số nhỏ bài tiết qua nước tiểu, bài tiết theo mồ hôi, tóc và móng tay dài bị cắt đi.
Đồng cần thiết cho chuyển hóa Sắt và Lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu, góp phần tạo xương và biến năng Cholesterol thành vô hại. Trong cơ thể người có khoảng từ 80mg đến 99,4 mg Đồng. Hiện diện trong bắp thịt, da, tủy xương, xương, gan và não bộ. Trẻ em mới sinh có khoảng 15-17 mg Đồng.
Tiêu chuẩn RDA của Mỹ về Đồng đối với người lớn khỏe mạnh là 0.9mg/ngày.
Người ta ghi nhận được ba hiện tượng bệnh lý của sự thiếu Đồng ở trẻ em như sau :
- Bệnh thiếu máu, thiếu số lượng hay kích thước của hồng cầu hay thiếu số lượng huyết đạm trong hồng cầu, hay xảy ra ở trẻ em được nuôi bằng sữa bò.
- Bị ỉa chảy, suy dinh dưỡng
- Ảnh hưởng di truyền, Menky phát hiện năm 1962, thiếu chất Đồng do di truyền nên trẻ sinh ra chậm lớn, kém thông minh, da, tóc bị mất sắc tố (bạch tạng), tóc thưa, mềm, mạch máu bị giãn, xương không nảy nở bình thường, thân nhiệt thấp, hay bị bất tỉnh.
Có một bệnh lý gọi là bệnh Wilson sinh ra bởi các cơ thể mà Đồng bị giữ lại mà không tiết ra bởi gan vào trong mật, nếu không được điều trị có thể dẫn tới các tổn thương não và gan, làm viêm gan và các cơ không phối hợp hoạt động được.
Người ta cho rằng Kẽm cùng với Molypden là cạnh tranh về phương diện hấp thu với Đồng trong bộ máy tiêu hóa, vì thế việc ăn uống dư thừa 1 chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia.
6. Coban: cơ thể thiếu Coban có những biểu hiện đầu tiên là cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung và thiếu máu. Coban kết hợp với Mangan có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng đau nửa đầu.
Coban được sử dụng trong y học với liệu pháp xạ trị điều trị ung thư, do tác dụng của đồng vị Co-60, tuy vậy ngày nay liệu pháp này không còn phổ biến mà được thay thế bằng các liệu pháp sử dụng các máy gia tốc hạt tuyến tính.
Cho vào trong đất một lượng nhỏ từ 0.13mg – 0.30mg Coban trên 1kg đất sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật ăn cỏ ở vùng đất đó.
Coban là một thành phần trung tâm của vitamin cobalamin hoặc vitamin B12, có trong sôcôla, tôm, cua, 1 số quả khô, hạt có dầu. Trong trái cây và rau đậu không có Coban, những người ăn chay trường sẽ bị thiếu Coban, sau 3-6 năm sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh.
7. Molypden: có vai trò cần thiết trong quá trình cố định đạm của cơ thể, do vai trò của nó đối với các enzyme. Nó có vai trò quan trọng với Xanthin, giúp biến đổi Xanthin thành acid uric và đào thải ra nước tiểu thành urê.
1 người cân nặng khoảng 55 kg sẽ có chừng 5.5mg Molypden trong cơ thể
Trẻ em cân nặng 10kg sẽ có chừng 1.0mg Molypden trong cơ thể.
Nhu cầu hàng ngày khoảng 0,15 – 0,5 mg
8.V (Vanadium): được phân bố nhiều hơn ở thận và xương, cần thiết cho 1 số enzyme. Có vai trò trong việc tạo sắc tố của máu cùng với sắt. Điều hòa việc bơm Na+ và K+ trong tế bào, giúp cân bằng điện giải trong và ngoài tế bào . Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện khả năng kiểm soát Glucose ở người tiểu đường tuýp II, do nó có tác động giống như insulin và làm giảm được lượng insulin cơ thể đòi hỏi. Ngoài ra Vanadium còn làm gia tăng nồng độ Glutathione, chất có vai trò quan trọng trong việc khử các gốc tự do thừa, đồng thời Vanadium cũng đóng vai trò thiết yếu trong cơ chế khử độc bằng cation.
Vanadium ngăn không cho sản xuất quá nhiều Cholesterol, giảm sự lắng đọng Cholesterol trong động mạch.
9. Niken: Có tác dụng kích thích hệ gan-tụy, rất có ích cho người tiểu đường. Giúp làm tăng hấp thu Sắt. Niken có thể thay thế cho các yếu tố vi lượng trong việc đảm bảo hoạt tính của nhiều enzyme.
10. B (Bo) tồn tại trong nước, phầnnhiều ở dạng axit boric. Uống nước khoáng có B có tác dụng chữa đau dạ dày mạn tính và bệnh viêm ống mật. Ngoài ra người ta còn nhận thấy nguyên tố này giúp điều hòa các kích thích tố gây nên bệnh loãng xương, giúp làm giảm loãng xương và phòng ngừa loãng xương, do Bo có khả năng làm giảm sự bài tiết Canxi và Magné ra nước tiểu. Làm giảm tỷ lệ u xơ tiền liệt tuyến.
11. Asen: Vai trò diệt khuẩn và lưu thông máu.
12. Brom: trấn tĩnh, điều tiết tác dụng và hoạt động của thần kinh trung ương.
13. Selen: giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tim. Trong võng mạc người có một lượng nhỏ Selen, người ta nghiên cứu và thấy rằng chim ưng tinh mắt nhờ nồng độ Selen trong võng mạc cao gấp hàng trăm lần người. Selen cũng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc với vai trò như một chất chống oxy hóa cùng với vài loại vitamin, ngoài ra nó được sử dụng trong một số thuốc bổ mắt, giảm sự thoái hóa của hoàng điểm.
14. Flour (F): hay được nhắc đến với tác dụng làm chắc răng và bền men răng, thiếu Flour gây các bệnh tổn thương răng. Ngoài ra còn cần thiết cho xương của người già, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa thiếu máu. Nguồn Flour rất phong phú trong nước chè.
15. Crom: Thiếu Crom sẽ liên quan đến sự hạ đường huyết, làm cho bệnh nhân chóng mặt, cồn cào, loạn nhịp tim . Lúa, thịt, men bia, phomat có nhiều Crom.
16. Bạc (Ag): nguyên tố bạc có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, người ta đã ứng dụng công nghệ nano bạc trong điện lạnh để diệt khuẩn, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có tác dụng phòng chống bệnh tật, tăng sức đề kháng, có trong 1 số enzyme đa dạng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro