vài so sánh về các nền tảng chipset và CPU Intel cho máy để bàn
Trong tổng thành của một PC nói chung, CPU và bo mạch chủ luôn là cặp đôi có ảnh hưởng mang tính quyết định tới hiệu năng chung của hệ thống, các thành phần khác căn bản đều phụ thuộc vào khả năng của hai thành phần này.
Sức mạnh của một bo mạch chủ phụ thuộc chủ yếu vào chipset (bộ chipset) mà nó sử dụng. Trong các bo mạch chủ desktop dành cho CPU Intel thế hệ Core 2 Duo và trước đây, sử dụng các giao tiếp với CPU kiểu LGA 775 hoặc Socket 478 thì kiến trúc chung là sử dụng bộ chipset bao gồm chipset cầu bắc (North Bridge) và chipset cầu nam (South Bridge), trong đó chipset cầu bắc sẽ làm việc trực tiếp với 3 thành phần: CPU, RAM, VGA và chipset cầu nam làm việc với các thành phần còn lại như các giao tiếp PCI, ổ đĩa, cổng USB...như hình thứ ba từ trái qua phải trong minh họa dưới đây
Trong kiến trúc này, điều đáng lưu ý nhất CPU và chipset cầu bắc sẽ trao đổi dữ liệu với nhau thông qua một tuyến đường dẫn là Front Side Bus (FSB) độ rộng 64bit và tốc độ 533, 800, 1066MHz...trong đó mỗi MHz tương đương với một triệu lần truyền nhận, do đó ta dễ dàng quy đổi ra băng thông bằng phép nhân độ rộng tuyến bus 64bit và xung nhịp FSB
Ví dụ: khi FSB hoạt động với xung nhịp 1600MHz thì bằng thông sẽ là:
1600.000.000 x 64 = 102400.000.000bit = 12800.000.000byte ~ 12.8GB
Với phép quy đổi như trên, ta thường thấy trong nhiều trường hợp thay cho nói về xung nhịp của FSB người ta có thể nói về băng thông của nó
Do FSB có đặc điểm là tại mỗi thời điểm xử lý truyền-nhận thì dòng dữ liệu chỉ đi một chiều và tất cả các dòng dữ liệu từ RAM, VGA và các thành phần khác đi từ chipset cầu nam lên sẽ chen chúc trong FSB, trong đó dòng dữ liệu từ RAM luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất nên nguy cơ "nghẽn cổ chai" là khá cao.
Trong các kiến trúc thế hệ tiếp theo, sử dụng giao tiếp LGA 1366 (với Core i7 9xx) như hình thứ hai trong minh họa trên thì có ba cải tiến là:
- CPU làm việc trực tiếp với bộ nhớ mà không cần thông qua sự điều phối của chipset cầu bắc, loại bỏ hiện tượng nghẽ cổ chai
- Thay kiến trúc FSB truyền thống thành kiến trúc QPI (Quick Path Interconnetion) với đặc tính truyền nhận hai chiều song song trên hai tuyến mỗi tuyến 16bit, mỗi thời điểm truyền nhận QPI có thể sử dụng 4,8,12 hoặc 16bit của mỗi tuyến. Tuỳ thuộc phiên bản mà QPI có xung nhịp khác nhau, các phiên bản Core i7 920,940 có QPI xung nhịp 2.4GHz (như là FSB trước đây) và trong mỗi giây mỗi luồng sẽ thưc hiện 2,4 tỷ phép truyền-nhận, vì hai luồng cùng hoạt động nên số lượt truyền-nhận trong 1 giây sẽ là 4,8 tỷ lần. Người ta gọi là 4.8GT/s (GT/s = Giga Transfer / s - tỷ lượt truyền-nhận / giây), và có thể nói số GT/s là con số đặc trưng cho "năng lực" của QPI
- Hỗ trợ bộ nhớ kênh 3, mạnh hơn so với kênh đôi trước đây
Tháng 9/2009, Intel đưa ra nền tảng mới với giao tiếp LGA 1156 sử dụng cho các CPU Core i7 8xx và Core i5 7xx, trong đó cải tiến mạnh mẽ nhất là chuyển điều khiển đồ họa từ chipset cầu bắc vào CPU, như thế có thể nói là chipset cầu bắc đã được tích hợp tính năng trong CPU. Chipset cầu nam được cải tiến và giao tiếp trực tiếp với CPU dưới cái tên PCH (Platform Controller Hub). So với hai nền tảng trước gồm 3 chip (CPU, cầu bắc, cầu nam) thì nền tảng này chỉ còn 2 chip (CPU và PCH).
Việc tích hợp này kéo theo sự biến mất của QPI, thay vào đó thì PCH sẽ giao tiếp với CPU qua tuyến DMI (Media Interface) và con số đặc trưng cho DMI cũng là GT/s, ví dụ phiên bản CPU Core i5 750 có tốc độ bus là 2,5GT/s.
Tại thời điểm này (tháng 9/2009) trên thị trường mới chỉ xuất hiện CPU Core i5 7xx, i7 8xx và các bo mạch chủ Chipset Intel P55 (lưu ý không còn khái niệm chipset cầu nam / cầu bắc trong P55) sử dụng giao tiếp LGA 1156. Nền tảng này chỉ hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi và trường hợp chạy cạc đồ họa song song thì mỗi cạc chỉ đạt băng thông 8x (chạy đơn vẫn là 16x). Theo định hướng của Intel thì các nền tảng này có hiệu năng khá mạnh mẽ nhưng không nhằm vào mục tiêu thay thế hiệu năng của hệ thống core i7 + Chipset Intel X58, mục đích chính của nền tảng mới là giúp người sử dụng có thể tiếp cận tới các hệ thống vẫn đảm bảo hiệu năng mạnh nhưng giá thành tiết kiệm hơn.
Tại Việt Nam, người sử dụng đã có thể mua các vi xử lý Intel Core i5 7xx, Core i7 8xx và tất nhiên là các bo mạch chủ sử dụng chipset Intel P55 của các hãng Asus, Gigabyte, EVGA, ECS... cũng đã sẵn sàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro