UNIT 6 _ TEXT 2
Từ khi cải cách về y tế đc tiến hành vào năm 1989, các bác sĩ và nha sĩ đã đc phép tăng thêm thu nhập nhờ khám bênh tư nhân ngoài giờ làm việc hành chính ở các trung tâm y tế và bệnh viện công. Các bác sĩ nghỉ hưu trước thuộc biên chế cũng đc phép mở phòng khám tư. Trên thực tế, nhà nước thậm chí đã bắt đầu thu phí danh nghĩa đối với những bệnh nhân tham gia cơ sở y tế công cộng nếu họ không phải công nhân viên chức nhà nước.
Cuộc cải cách và bước chuyển dịch của VN sang nền kt thị trường đang bắt đầu tái định hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nước. Chính phủ khuyến khích bác sĩ tư nhân và thực tế là các bác sĩ tư nhân không phải nộp thuế thu nhập từ khoản khám tư cũng như từ các phòng khám công cộng.
Bằng chứng về sự phổ biến của các bác sĩ tư nhân nằm ở các hóa đơn y tế của VN: hiện nay ng' dân VN phải bỏ tiền túi của mình cho hơn 1 nửa tổng chi tiêu chăm sóc y tế của quốc gia. Các số liệu từ ngân hàng TG chỉ ra rằng ng' dân VN bỏ nhiều tiền cho các bác sĩ tư, nha sĩ và thuốc đc mua ngoài hơn là ở các cơ sở nhà nước. Mặc dù việc khám bệnh có chi phí cao hơn nhưng nó lại xứng đáng cho dịch vụ chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, đó k chỉ là vấn đề chất lượng, sự tiện lợi cũng là 1 điểm hấp dẫn chính. Các bác sĩ tư mở cửa khám bệnh vào các buổi tối ngày thường và cuối tuần mà hiện tượng quan liêu ít hơn. Bác sĩ tư cũng có thể tiến hành chuẩn đoán bổ sung và các dịch vụ khác như là xét nghiệm, điện tâm đồ và tiểu phẫu.
Các bác sĩ viện cớ lạm phát, chi phí sinh hoạt và tiền học cho con cái là những động lực buộc họ làm thêm ngoài giờ. Cũng giống như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, rất nhiều phụ huynh VN phải trả học phí cho các lớp học thêm sau giờ học môn toán, vật lí, hóa học và ngoại ngữ để tăng cơ hội thi đỗ vào một trường đại học của con em họ.
Tuy nhiên, k phải ai cũng lạc quan về các cải cách, Một vài ng' lãnh đạo bệnh viện lo ngại rằng những sự thay đổi sẽ làm giảm chất lượng khám chữa bệnh và tăng gánh nặng cho các bác sĩ vốn đã chịu nhiều áp lực ở trong nước. Họ cho rằng các bác sĩ làm ngoài giờ sẽ phải làm việc quá sức và mệt mỏi để có thể cung cấp việc khám chữa bệnh chất lượng trong giờ hành chính tại phòng khám và bệnh viện, chưa nói đến khám bệnh ngoài.
Hơn thế nữa, rất nhiều bác sĩ ngấm ngầm bán thuốc như 1 nghề tay trái nên có nhiều lo ngại rằng đơn thuốc sẽ bị kê quá liều. Thêm vào đó, sự phân bổ bác sĩ không đồng đều – thường là ở các nước đang phát triển – cũng là vấn đề nan giải ở VN. Chính phủ không còn phân công các sinh viên đã tốt nghiệp trường y tới làm việc ở các vùng cụ thể và rất ít người rời khỏi các thành phố lớn nơi họ được đào tạo. Kết quả là có khoảng 20% bác sĩ VN có thể bị thất nghiệp.
Trong khi đó, ngân sách y tế của CP phần lớn đc chi cho lương và các khoản chi phí hàng ngày khác, để lại một phần rất nhỏ để nâng cấp các bệnh viện, mua máy móc mới hay sửa chữa các máy móc hiện có. Năm 1994, VN đã phê chuẩn đầu tư nước ngoài vào chăm sóc y tế cá nhân. Hiện nay các bệnh viện VN đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia tài trợ và các tổ chức từ thiện phi chính phủ. Ví dụ như viện trợ từ Nhật Bản đã giúp VN nâng cấp các hệ thống cấp điện nước và mua các thiết bị phân tích hóa học tự động. Thiết bị chụp cắt lớp bằng máy tính hay CAT scanners được dùng để chụp cắt lớp não bộ cùng các thiết bị siêu âm dùng cho tim và các nghiên cứu về chụp ổ bụng đang trở nên phổ biến rộng rãi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro