UNIT 5: Economy TEXT 1
TEXT 1: Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
Sau khi tái thống nhất đất nước vào năm 1975, nền kinh tế VN đc điều hành tập trung và chỉ đạo trung ương theo kế hoạch 5 năm. Ngành công nghiệp nặng được ưu tiên trong khi các ngành kinh tế khác bị xao nhãng. Nền kinh tế điều hành tập trung chặt chẽ và quản lí yếu kém làm cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp bị sụt giảm.
Đối mặt với sự phát triển trì trệ, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, thâm hụt ngân sách, lạm phát tăng vọt và sự mất cân bằng thương mại triền miên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 tổ chức vào tháng 12 năm 1986 đã khởi xướng một chính sách cải cách kinh tế toàn diện. Được biết đến rộng rãi với tên gọi “Đổi Mới”, chính sách có mục đích ban đầu là giúp đất nước có khả năng tự cung cấp trong sản xuất lương thực và cải thiện mức sống của người dân.
Trọng tâm của chính sách “Đổi mới” là tự do hóa lực lượng sản xuất, giảm sự can thiệp của nhà nước trong kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân trong và đầu tư tư nhân ngoài nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 và 8 vào năm 1991 và 1996 đã lần lượt tái khẳng định cam kết của Đảng về nền kinh tế đa ngành định hướng thị trường và đòi hỏi việc giới thiệu nhiều những những cải cách cơ cấu hơn nữa.
Giá cả và thông thương trong nước được tự do hóa và hầu hết các khoản trợ cấp đã được gỡ bỏ. Chế độ đa tỷ giá hối đoái dần dần được xóa bỏ và thay thế bởi chế độ đơn tỉ giá phản ánh sức mạnh thị trường. Kiểm soát ngoại thương dần đc giảm bớt, cho phép nhiều công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và công ty tư nhân tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Hầu hết hàng hóa giờ đây đc xuất nhập khẩu tự do. Chính Phủ cũng áp dụng 1 số chính sách với nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu. Các kiểm soát trao đổi ngoại hối được nới lỏng mặc dù tiền Đồng chưa hoàn toàn có khả năng chuyển đổi.
Để hạn chế lạm phát, Chính Phủ đã áp dụng một chính sách tiền tệ thắt chặt. Thay vì phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách như đã làm trước đây, Chính Phủ đã phát hành trái phiếu và tín phiếu Kho bạc để cấp vốn cho việc chi tiêu vượt quá. Ngân hàng trung ương đã đưa ra các mức lãi suất cao hơn để khuyến khích tiết kiệm trong nước và phá giá đồng ngoại tệ cho gần với giá thị trường, nhờ đó thúc đẩy thêm xuất khẩu. Trong cải cách tài chính, Chính Phủ mở rộng cơ sở thuế và áp dụng thuế suất đồng nhất cho mọi ngành kinh tế. 1 ngoại lệ duy nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế.
Hệ thống ngân hàng được cải tổ thành một hệ thống ngân hàng hai cấp, tách ngân hàng trung ương ra khỏi các ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho cho sự gia nhập của khu vực tư nhân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cải cách ruộng đất đem lại quyền sử dụng, sở hữu và quyền tự quyết lớn hơn cho người nông dân người – những ng' có quyền thừa hưởng, trao đổi, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê quyền sử dụng đất đai của mình.
Một yếu tố quan trọng trong suốt quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam là việc nhà nước áp dụng các chính sách để giảm sự can thiệp của nhà nước trong kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân. Các doanh nghiệp và các công ty quốc doanh được tái cơ cấu lại giảm từ 12,297 đơn vị năm 1989 xuống còn 6,480 đơn vị vào năm 1995 thông qua sát nhập và giải thể. Thành phần kinh tế quốc doanh bị tước bỏ hầu hết các trợ cấp và ưu đãi khác và cùng lúc đó trao nhiều quyền tự quyết lớn hơn trong kinh doanh. Chính Phủ cũng đồng ý sự tự do hóa (hay còn được biết đến là cổ phần hóa ở VN) của các doanh nghiệp nhà nước.
Với nỗ lực thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đẩy mạnh thành phần kinh tế tư nhân trong nước, Việt Nam đã tạo ra khung pháp lí cần thiết cho nền kinh tế thị trường đa ngành, đa lĩnh vực. Luật Đầu tư nước ngoài (LFI) đầu tiên đã được ban hành vào năm 1987 và được sửa đổi 2 lần cung cấp các ưu đãi hơn về thuế, xây dựng các khu chế xuất và khu công nghiệp, cho phép các ngân hàng nước ngoài cùng các tổ chức tài chính hoạt động tại VN. Từ năm 1990, nhiều luật cần thiết đc bổ sung vào Luật Đầu tư nước ngoài, bao gồm luật liên quan đến công ty, kinh doanh tư nhân, phá sản, khuyến khích đầu tư trong nước, thương mại, hợp tác xã, ngân hàng và thuế đc ban hành.
Chính sách “Đổi Mới” được mô tả phía trên đã tạo ra kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tăng trưởng GDP của đất nước trung bình khoảng 8,2% mỗi năm từ 1991 đến 1995 và trên 9,5% vào năm 1995. Tỷ trọng GDP theo ngành kinh tế có chuyển biến tích cực. Là một tỷ lệ của nền kinh tế, nông nghiệp giảm từ 38.7% năm 1990 xuống 27.2% năm 1995. Công nghiệp tăng từ 22.7% năm 1990 lên 30.3% vào năm 1995. Ngành dịch vụ tăng trưởng từ 38.6% lên 42.5% từ 1990 đến 1995.
Khu vực tư nhân trong nước cũng tăng trưởng nhanh chóng. Cho đến nay, có khoảng 30,000 tổ chức tư nhân bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và gần 1 triệu cơ sở kinh doanh quy mô gia đình (không bao gồm hơn 10 triệu hộ gia đình làm nghề nông) hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và đặc biệt là chủ động trong thương nghiệp, chế tạo thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ, công nghiệp nhẹ như hàng dệt may, lắp ráp, và vận tải quy mô nhỏ.
Vào cuối tháng 5/1997, gần 10 năm sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên, có tổng số 2,042 dự án trị giá 31 tỉ đôla Mĩ đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép. Dòng vốn thực tế đến cuối tháng 5/1997 đã lên tới 10.4 tỉ đôla Mĩ – chiếm khoảng 35.5% tổng vốn được cấp phép. Đầu tư nước ngoài chiếm 7% tổng sp quốc nội (GDP), 24% sản lượng công nghiệp và 11% doanh thu xuất khẩu của năm 1996 (không tính đến xuất khẩu dầu thô).
Kết quả là tỷ trọng GDP của khu vực ngoài quốc doanh, kể cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng ổn định, chiếm tới 60% trong năm 1996. Những con số này còn ấn tượng hơn khi có người cho rằng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gần như k tồn tại trc’ khi bắt đầu cải cách ktế.
Từ 1990 đến 1996, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 27% hằng năm. Vào năm 1996, doanh thu từ xuất khẩu lên tới 7.25 tỉ đôla, cao gấp 9 lần doanh thu xuất khẩu năm 1986 khi mà chính sách đổi mới được đưa ra và cao hơn 32.9% so với năm 1995. Tuy nhiên, do vốn hàng hóa và các tư liệu sản xuất đc nhập khẩu nhiều hơn để phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, và cho các dự án vốn đầu tư nước ngoài nên thâm hụt thương mại đã tăng trong suốt mấy năm qua. Vào năm 1996, thâm hụt đạt ở mức khoảng 4 tỉ đôla Mĩ. Các qhệ thương mại được mở rộng, đặc biệt với các nước trong khu vực. Hiện nay, 70% thương mại VN là với các nước Châu Á trong đó có Nhật, Sing, Hàn quốc và các nước khác trong Đông Nam Á (ASEAN) là các đối tác thương mại hàng đầu.
Các cải cách tiền tệ và tài khóa đi cùng với nỗ lực đồng bộ để giảm chi tiêu Chính Phủ đã giúp loại trừ siêu lạm phát mà đất nước từng phải trải qua trong những năm 1980. Lạm phát vẫn duy trì dưới mức 20% kể từ năm 1992 và giữ ở mức 12.7% năm 1995 và 4.5% năm 1996. Tỉ giá hoái đoái với đồng đôla Mĩ vẫn duy trì khá ổn định. Doanh thu nhà nước tăng từ 14% GDP năm 1989 lên 21% GDP năm 1995 trong khi thâm hụt tài khóa giảm từ 7.5% GDP năm 1989 xuống 4.3% năm 1995.
Các mối quan hệ với các tổ chức tài chính đa phương như Ngân hàng TG, Quỹ tiền tệ TG, Ngân hàng phát triển Châu Á và các quốc gia viện trợ khác đã đc nối lại và mở rộng. Trong suốt giai đoạn 1993-1996, cộng đồng quốc tế cam kết hỗ trợ VN 8,5 tỷ đôla Mĩ từ viện trợ phát triển chính thức (ODA). Vào cuối năm 1996, trên 30% viện trợ từ cam kết này đã đc giải ngân.
Tuy nhiên, nền kinh tế VN vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức. Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế vẫn duy trì ở mức thấp do những yếu tố như thiếu cơ sở hạ tầng, công nghệ lạc hậu, thiếu lao động có tay nghề và đội ngũ quản lý. Thành phần ktế nhà nước vẫn hoạt động chưa hiệu quả và chưa đảm nhận đc vai trò chủ đạo và thành phần tư nhân, hệ thống tài chính và tiền tệ vẫn còn yếu kém.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro