Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

UDMNM

Câu 1: So sánh quá trình làm phần mềm truyền thống và phần mềm mã nguồn mở:

+ Quy trình làm phần mềm truyền thống: Các nhóm lập trình sẽ làm việc riêng rẽ theo sự quản lý và kế hoạch chi tiết. Cho đến khi hoàn thành sản phẩm và chương trình phần mềm công bố với thế giới. Một khi đã phát hành sản phẩm được coi là hoàn hảo và chả có mấy công sức bỏ ra để chỉnh sửa nó về sau.

+ Quy trình làm phần mềm mã nguồn mở: Việc xây dựng phần  mềm mã nguồn mở khởi đầu một cách phi cấu trúc. Những người lập trình đầu tiên sẽ xây dựng phần mềm một số chức năng tối thiểu và đưa ra công chúng, rồi chỉnh sửa chúng theo ý kiến phản hồi. Rồi có thêm các người lập trình khác tới thay đổi và hoàn thiện thêm cho chương trình dựa trên các mã nguồn có sẵn. Cứ như thế theo thời gian, cả một hệ điều hành hay bộ ứng dụng sẽ định hình và không ngừng phát triển.

Câu 2: Những hạn chế của phần mềm mã nguồn mở: 

- Thiếu các ứng dụng kinh doanh đặc thù: mặc dù có rất nhiều dự án phần mềm nguồn mở được tiến hành, vẫn còn nhiều lĩnh vực hoạt động chưa có được một sản phẩm phần mềm hoàn thiện, đặc biệt trong kinh doanh. Phát sinh vấn đề như vậy một phần do thiếu các người vừa giỏi về kỹ thuật vừa giỏi về kinh doanh. Đa số các phần mềm nguồn mở hiện hành được tạo ra bởi những người có chuyên môn về mặt  kỹ thuật bức xúc khi gặp phải vấn đề nào đó trong quá trình phát triển phần mềm, phải tìm cách khắc phục bằng một giải pháp mới. Những giải pháp như thế thường mang tính kỹ thuật. Hiếm khi một kỹ thuật viên lập trình gặp phải những vấn đề về kế toán và lại có đủ kiến thức kinh doanh để tạo ra được giải pháp kỹ thuật cho vấn đề.

- Tính tương hỗ với các hệ thống phần mềm đóng 

Các phần mềm nguồn mở, nhất là trên máy để bàn, thường không hoàn toàn tương thích với phần mềm đóng. Với những tổ chức đã đầu tư nhiều cho việc thiết lập các định dạng lưu trữ dữ liệu và ứng dụng phần mềm đóng , việc cố gắng tích hợp những giải pháp phần mềm nguồn mở có thể rất tốn kém. Thay đổi các chuẩn đóng đã được xây dựng với mục đích ngăn chặn thích hợp những giải pháp thay thế sẽ chỉ làm trầm trọng vấn đề.

- Trình bày và đánh bóng ứng dụng: Phần mềm nguồn mở thường thiếu mất tiện dụng vốn là đặc trưng của những phần mềm thương mại. Các nhà lập trình phần mềm nguồn mở xưa nay vốn chỉ quan tâm chủ yếu đến tính năng hoạt động của phần mềm. Tạo ra một chương trình hoạt động ổn định và có hiệu quả là ưu tiên quan trọng hơn nhiều so với tính dễ sử dụng.

Ngoài việc thiếu vắng một hệ thống tư liệu bổ trợ có chất lượng cao, giao diện đồ họa với người dùng của các phần mềm nguồn mở cũng có vấn đề. VÌ giao diện đồ họa trong đa phần các hệ thống nguồn mở không phải là một nhân tố riêng lẻ mà tập kết quả từ nhiều dự án khác nhau, các yếu tố của giao diện thường hoạt động theo trình tự rất khác nhau. Việc cắt dán dữ liệu giữa các chương trình khác nhau trong môi trường nguồn mở thiếu đi sự nhất quán, hoặc thậm chí không thể thực hiện.

Câu 3: Người dùng có quyền tự do gì với phần mềm nguồn mở. Phân tích một trong những quyền đó.

+ Các quyền tự do của người dùng đối với phần mềm mã nguồn mở:

- Quyền chạy một chương trình với bất kỳ mục đích nào

- Quyền tự do nghiên cứu cách thức vận hành của một chương trình. và thích ứng chúng cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. Khả năng tiếp cận mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.

- Quyền tự do phân phát các phiên bản của phần mềm để giúp đỡ những người xung quanh.

- Quyền tự do thêm mới các chức năng cho chương trình và công bố những tính năng mới để cộng đồng được hưởng lợi. Khả năng tiếp cận mã  nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.

Câu 4: Trình bày những hiểu biết cơ bản (Vai trò, chức năng, thành phần, cơ chế hoạt động...) của Máy chủ DNS(Không dưới 250 từ).

- DNS(domain name system) là Hệ thống tên miền, một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền, đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh(nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới, công việc của một DNS server là dịch tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt và truy cập được vào Website, các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP " thành tên và ngược lại.

- Cơ chế hoạt động: hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ  thuật này đã thực hiên các cơ chế phân phối  DNS, chịu đựng lỗi và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.

- Các thành phần: 

DNS domain name space: được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP

Zones: là các phần được chia nhỏ của hệ thống tên miền để dễ quản lý.

Name servers: để xác định thiết bị đó

Câu 5: Trình bày những hiểu biết cơ bản(vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần...) của máy chủ Apache/tomcat(Không dưới 250 từ).

- Apache Tomcat là một Java Servlet, thi hành các ứng dụng Jave Servlet và javaServer pages từ sun Microsystems, và cung cấp một máy chủ HTTP cho ngôn ngữ java thuần túy để thực thi các chương trình lệnh viết bằng ngông ngữ java. Nó cung cấp các công cụ cho việc cấu hình và quản lý, nhưng cũng có thể được cấu hình bởi việc soạn thảo các file ẩn cấu hình viết bằng XML.

- Tomcat phiên bao gồm Jasper (Một thiết kế lại của bộ công cụ JSP), catalina  (thiết kế lại của bộ servlet) và coyote(một trình kết nối HTTP)

catalina: catalina chính là bộ servlet sontainer của tomcat. Catalina thực hiện các chi tiết kỹ thuật của sun Microsystems đối với servlet và các trang Javaserver(JSP)

coyote: Coyote là bộ phận kết nối HTTP của tomcat, có cung cấp giao thức HTTP 1.1 cho các máy chủ web hoặc các ứng dụng khác. Coyote nghe ngóng các kết nối đến nó trên cổng TCP được định sẵn trên máy chủ và sau đó trả lời các yêu cầu đến tomcat để thực thi các yêu cầu và gửi lại trả lời cho máy trạm đã yêu cầu.

Jasper: Jasper là công cụ JSP của tomcat thực thi các trang JSP được chỉ rõ của Sun Microsystem. Jasper phân tích các file JSP để biên dịch chúng trong code java như là các servlets. Tại thời điểm thực thi, Jasper có khả năng tự động dò ra các file JSP và biên dịch chúng.

Câu 6: Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) của máy chủ Email(không dưới 250 từ).

- Máy chủ email là chuyển phát thư điện tử của người gửi đến đích định săn. Những tính năng phức tạp hơn, như gửi nối tiếp(forwarding) và gửi đổi chiều, chặn thư quảng cáo, hay truy ngược địa chỉ....

- cơ chế hoạt động: khi người sử dụng gửi một bức thư, hệ thống sẽ chuyển như này vào một vùng riêng cùng với các thông tin về người gửi, người nhận, địa chỉ máy nhận... Hệ thống sẽ chuyển thư đi bằng một chương trình không đồng bộ. Chương trình gửi thư này sẽ xác định địa chỉ IP máy cần gửi tới, tạo một liên kết với máy đó. Nếu liên kết thành công, chương trình gửi thư sẽ chuyển thư tới vùng spool của máy nhận. Nếu không thể kết nối với máy nhận thì chương trình gửi thư sẽ ghi lại những thư chưa được chuyển và sau đó sẽ thử gửi lại một lần khi nó hoạt động. Khi chương trình gửi thư thấy một thư không gửi được sau một thời gian quá lâu thì nó sẽ trả lại bức thư này cho người gửi.

- Thành phần: 

Mail User Agent: Trình tương tác với người dùng, soạn thảo, gửi hoặc nhận  e-mail

SMTP server: Sử dụng để chuyển e-mail từ người gửi đến Mail Server chứa hộp thư, dùng giao thức SMTP.

POP3/IMAP Server: lưu các thư nhận được vào hệ thống và khi cần người dùng sử dụng chương trình mail client lấy các thư này về máy tính để đọc.

DNS Server: Lưu trữ 1 hoặc nhiều bản ghi MX cho các tên miền, nhằm xác định địa chỉ của hệ thống Mail muốn giao tiếp.

Database Server: Lưu trữ các thông tin về người dùng hệ thống, cung cấp dữ liệu phục vụ cho vấn đề chứng thực người dùng.

Webserver, webmail: Cung cấp giao diện người dùng nền web, người dùng có thể thực hiện các thao tác tương tác với hệ thống qua giao diện này.

Câu 7: Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) về Open SSH (Không dưới 250 từ)

SSH (tiếng Anh: Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết 

nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân 

lớp  TCP/IP. Các công cụ SSH (như là  OpenSSH, PuTTy,...)  cung cấp cho 

người  dùng  cách  thức  để  thiết  lập  kết  nối  mạng  được  mã  hoá  để  tạo  một 

kênh  kết  nối  riêng  tư.  Hơn  nữa  tính  năng  tunneling  (hoặc  còn  gọi  là  port 

forwarding) của các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các 

giao thức khác. Do vậy có thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa 

trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống mạng riêng ảo VPN đơn giản. 

Mỗi khi dữ liệu được gửi bởi một máy tính vào mạng, SSH tự động mã hoá 

nó. Khi dữ liệu được nhận vào, SSH tự động giải mã nó. Kết quả là việc mã 

hoá  được  thực  hiện  trong  suốt:  người  dùng  có  thể  làm  việc  bình  thường, 

không biết rằng việc truyền thông của họ đã được mã hoá an toàn trên mạng

câu 8:Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) của Open Office (Không dưới 250 từ) 

OpenOffice.org là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XML. 

OpenOffice.org gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này.

câu 9: Trình bày những hiểu biết cơ bản (vai trò, chức năng, cơ chế hoạt động, các thành phần ...) của MySQL (Không dưới 250 từ)

MySQL là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng Web có quy mô vừa và nhỏ.Tuy không phải là một cơ sở dữ liệu lớn nhưng chúng cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác các hành động liên quan đến cơ sở dữ liệu.

MySQL là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn được gọi là Relational Database Management System. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ thông dụng hiện nay.

Ngôn ngữ SQL chia làm 4 loại sau:

 DDL (Data Definition Language): Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, dùng để tạo cơ sở dữ liệu, định nghĩa các đối tượng cơ sở dữ liệu như Table, Query, Views hay các đối tượng khác.

 DML (Data Manipulation Language): Ngôn ngữ thao tác dữ liệu, dùng để thao tác dữ liệu, chẳng hạn như các phát biểu: Select, Inert, Delete, Update, ...

 DCL: (Data Control Language): Ngôn ngữ sử dụng truy cập đối tượng cơ sở dữ liệu, dùng để thay đổi cấu trúc, tạo người dùng, gán quyền chẳng hạn như: Alter, Grant, Revoke, ...

 TCL: (Transaction Control Language): Ngôn sử dụng để khai báo chuyển tác chẳng hạn như: Begin Tran, Rollback, Commit, ... 

Câu 10: Trình bày cấu trúc của hệ điều hành Linux

Nhân (Kernel)

Là trung tâm điều khiển của hệ điều hành Linux chứa các mã nguồn điều khiển hoạt động toàn bộ của hệ thống. Hạt nhân được phát triển không ngừng, thường có hai phiên bản mới nhất, một bản để phát triển và một bản ổn định. Kernel thiết kế theo dạng module, do vậy kích thước thật sự của Kernel rất nhỏ. Chúng chỉ tải được những bộ phận cần thiết lên bộ nhớ, các bộ phận khác sẽ được tải lên nếu có yêu cầu sử dụng. Do đó không sử dụng lãng phí bộ nhớ.

Kernel Linux có thể truy xuất tới toàn bộ tính năng phần cứng của máy tính. Ngoài ra, do yêu cầu của các chương trình cần nhiều bộ nhớ, trong khi hệ thống có ít bộ nhớ, hệ điều hành sử dụng không gian hoán đổi đĩa (Swap pace) để lưu trữ các dữ liệu xử lý của chương trình. bên cạnh đó Linux còn hổ trợ các đặc tính sau:

Shell

Shell cung cấp các tập lệnh cho người dùng thao tác với kernel để thực hiện công việc. Shell đọc các lệnh từ người dùng và xử lý. Ngoài ra Shell còn cung cấp các đặc tính như: chuyển hướng xuất nhập, ngôn ngữ lệnh để tạo các file lệnh tương tự như file.bat trong đó.

Có nhiều loại Shell được dùng trong Linux. Điểm quan trọng để phân biệt các shell với nhau là bộ lệnh của mỗi shell. Ví dụ C shell sử dụng các lệnh tương tự như ngôn ngữ C, Bourne shell thì dùng ngôn ngữ lệnh khác. Shell sử dụng chính trong Linux là GNU Bourne Again Shell. Shell này là shell phát triển từ Bourne shell. Là shell sử dụng chính trong hệ thống Unix, với nhiều tính năng như: điều khiển các tiến trình, các lệnh history, tên file dài …

Có nhiều loại Shell được dùng trong Linux. Điểm quan trọng để phân biệt các shell với nhau là bộ lệnh của mỗi shell. Ví dụ C shell sử dụng các lệnh tương tự như ngôn ngữ C, Bourne shell thì dùng ngôn ngữ lệnh khác. Shell sử dụng chính trong Linux là GNU Bourne Again Shell. Shell này là shell phát triển từ Bourne shell. Là shell sử dụng chính trong hệ thống Unix, với nhiều tính năng như: điều khiển các tiến trình, các lệnh history, tên file dài …

Câu 11: So sánh giữa windows và linux : 

+Giống nhau:

+ lưu trữ dữ liệu theo thư mục cấu trúc cây: Thư mục có thể chứa file hoặc các thư mục con khác. Cả hai đều có khả năng xử lý các thao tác như là liệt kê, tìm kiếm, tạo, xóa, đổi tên, di chuyển file và thư mục.

+ Khởi độn chương trình bằng các dòng lệnh hoặc kích chuột vào các biểu tượng. Trong môi trường đồ họa: có khả năng phóng to, thu nhỏ, di chuyển và đóng cửa sổ. Tạo các thành phần giao diện đồ họa thân thiện như nút nhấn, menu…

Khác nhau:

+ phần mềm linux có chế độ hiển thị là ký tự còn windows có chế độ đồ họa.

+ linux phân biệt in hoa in thường

+ Dấu phân cách đường dẫn và thư mục: linux sử dụng dấu “/” trong khi windows sử dụng “\”. Linux sử dụng dấu – làm dấu chuyển tham số trên dòng lệnh, trong khi đó windows sử dụng khóa chuyển “/”.

+ Đường dẫn tìm kiếm: với hầu hết các lệnh, Dos thường tìm thông tin về đường dẫn của file trong biến môi trường PATH hoặc trong thư mục hiện hành. Linux thì chỉ tìm trong môi trường PATH.

+ Chương trình thực thi: với Windows thường sử dụng tên mở rộng của file như .exe, .com, .bat để nhận dạng chương trình thực thi trong khi linux thì không. Mọi file trong linux đều được xem là chương trình thực thi nếu có thuộc tính x cho file.

Câu 12: Nêu các lĩnh vực ứng dụng của Linux.

Lĩnh vực kinh doanh

Với ưu thế chi phí rẻ, độ ổn định và khả năng bảo mật cao, Linux đang dần chiếm ưu thế trên thị trường. Ngày càng có nhiều tổ chức thương mại chọn dùng Linux đồng bộ thay vì tải và phát triển nó một cách riêng lẻ. Hệ điều hành này đã được coi là một giải pháp doanh nghiệp và nhiều tập đoàn lớn như Computer Associates, HP, IBM và Dell đều hỗ trợ triển khai Linux. Do bộ mặt của Linux hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng cấp doanh nghiệp và Linux là một hệ điều hành an ninh tốt vì nó không bị nhiều nguy cơ tấn công như những sản phẩm khác. Lõi Linux 2.6 là một bước tiến lớn về tính an ninh và độ tin cậy. Nhiều tập đoàn lớn đã công bố những khoản tiết kiệm khổng lồ mà phần mềm mã nguồn mở đem lại. Đáng chú ý như Intel giảm được 200tr USD do chuyển từ Unix sang Linux, Amazon giảm 17tr USD nhờ cài đặt cho các máy chủ của mình. Các tổ chức tài chính lớn như Credit Suisse, First Boston, Morgan Stanlay, Goldman Sachs cũng đang tiến hành chuyển một phần hệ thống thông tin của hãng sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở nhằm tận dụng tối đa những khoản tiết kiệm trên.

Lĩnh vực an ninh, kinh tế, quốc phòng

Các lợi ích về An ninh, quốc phòng của việc sử dụng một phần mềm riêng cho một quốc gia có lẽ không cần phải bàn thêm, nhưng lợi ích to lớn khi đưa một phần mềm miễn phí vào cho đất nước thì không phải ai cũng nhận thức hết được. Điều nguy hiểm nhất hiện nay là chúng ta đã quá quen thuộc với việc sử dụng những phần mềm có bản quyền nhưng với giá bằng số không. Cái giá mà đất nước phải trả cho thói quen này là vô cùng to lớn. Đến một ngày nào đó chúng ta sẽ bị truy thu những gì chúng ta đã sử dụng và sẽ phải trả tiền cho mỗi phần mềm mà ta sẽ sử dụng. Số tiền mà ta sẽ phải trả đó sẽ lớn đến chừng nào, và Linux là lối thoát cho chúng ta.

Lĩnh vực học tập của sinh viên

Thực tế việc nghiên cứu và tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở nói chung và hệ điều hành Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích. Bỏ qua những lợi ích về kinh tế, việc tìm hiểu đem lại cho chúng ta một hiểu biết rộng hơn về tin học. Sinh viên không chỉ bó buộc trong window và những phần mềm chạy cùng với windows. Ví dụ học Linux cho chúng ta hiểu thế nào là Cấu trúc file, trong Linux không dùng hệ thống định vị file FAT như windows mà dùng hệ thống ext2, từ đó ta hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên window cũng sẽ có hiệu quả hơn.

Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho ta mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên giàu kinh nghiệm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên thế giới kiểm thử, do đó đây là những tinh túy để sinh viên có thể tham khảo học tập. Hơn thế nữa những mã nguồn này đều có sẵn, được cập nhật thường xuyên và không hề có “bí quyết công nghệ” trong đó. Những thắc mắc của sinh viên cũng có thể được giải đáp một cách nhanh chóng qua những diễn đàn mã nguồn mở, do đó học tập về mã nguồn mở là một cách nâng cao kiến thức tốt nhất của sinh viên.

 Câu 13: Trình bày hiểu biết của anh/chị về diễn đàn Forum, các công việc, vấn đề liên quan của người quản trị diễn đàn (Không dưới 300 từ).

-Forum (Diễn đàn điện tử) là 1 Website nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin. Đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, bạn có thể đưa bài thảo luận của mình lên Forum nhưng có khi ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời vấn đề của bạn.

-Quản trị viên diễn đàn là người có chức năng cao nhất trong việc quản trị diễn đàn. Người quản trị có thể kích hoạt hoặc khoá một vài tính năng của diễn đàn chẳng hạn như huỷ người dùng, chỉnh sửa và xoá bài viết, tạo nhóm người dùng v.v...

-Một quản trị viên diễn đàn thường làm một số công việc sau:

1…Chuẩn bị, chọn chủ đề: Chủ đề chọn phải thực sự mới, lạ và độc đáo. Và phải tự nhận thấy rằng Admin có đủ khả năng để theo đuổi chủ đề đó không? Admin cũng phải quan tâm tới sự quan tâm của mọi người đến chủ đề của mình.

2…Chọn giao diện: Giao diện thường là một bộ mặt của một diễn đàn, nên người quản trị forum cần phải chọn giao diện sao phù hợp với nội dung của diễn đàn đó.

3…Lựa chọn đội ngũ Mod/Smod: Thời gian đầu mở forum, để tìm được 1 mod giỏi, 1 smod giỏi là rất khó, thậm chí là không thể! Vì thế, công việc của Admin là rất nặng nề. Các Admin phải tích cực quảng cáo forum mình để thu hút khách, sau đó từ những mem nhiệt tình nhất chúng ta sẽ chọn ra những mod tốt nhất để giúp đỡ. Mod và Smod giỏi không chỉ là những người tích cực tham gia forum, mà phải là những người có hiểu biết về chủ đề của forum, có năng lực quản lý thành viên và vài bài viết.

4…Bài viết trong forum: Bài viết trong forum có thể hiểu là bài viết ngoài chủ đề và bài viết thuộc chủ đề. Admin cần phải phân loại, đan xen kết hợp giữa 2 loại topic này 1 cách hợp lý (tất nhiên chủ yếu vẫn phải thuộc chủ đề chính). Và thêm nữa là thời gian tồn tại của một bài viết ở top chủ đề hay sự tồn tại của một chủ đề cũng cần phải đề cập tới.

5…Quảng cáo diễn đàn: Admin cần phải quảng bá diễn đàn rộng ra cho nhiều người biết đến và truy cập tới.

6… Giải quyết khi bị phá hoại: Phát hiện ra 1 kẻ phá hoại spam, công việc của admin là check IP để tìm những nick khác xóa cùng 1 lúc. Sau đó, xóa các nick kia. Nếu forum bị phá hoại 1 cách liên tục thì phải chặn IP (Quản lý ng dùng/ Điều khiển việc ngăn cấm).

Câu 14: Trình bày hiểu biết của anh/chị về Hệ quản trị nội dung CMS, các công việc, vấn đề liên quan của một CMS (Không dưới 300 từ):

VCMS - Visual Content Management System là một hệ thống quản lý nội dung website. Nhà quản trị có thể chỉnh sửa hoặc thêm bớt nội dung cho trang web của mình một cách dễ dàng và hiệu quả.

Các chức năng chính trong hệ quản trị nọi dung - VCMS:

Hệ thống biên tập và quản lý các chủ đề, bài viết, thông tin cập nhật. Quản lý thông tin theo ngày, theo nhóm sử dụng. Phân quyền đa dạng. Hệ thống quản lý không giới hạn số lượng thành viên, nhóm thành viên. Thiết lập hệ thống liên kết thông tin Internet một cách khoa học. Hỗ trợ cập nhật dữ liệu từ xa. Tổng hợp, phân tích và thống kê các truy nhập một cách chi tiết. Không giới hạn số lượng đầu mục phân loại (bài viết, sản phẩm) cũng như số luợng các thành phần bên trong. Giao diện tùy biến, dễ dàng đáp ứng được ý đồ xây dựng Website của khách hàng. Hỗ trợ đa ngôn ngữ cả ở phần nội dung thông tin và phần giao diện sử dụng. Hệ thống quản lý an ninh và an toàn dữ liệu. Hệ thống quản lý banner quảng cáo. Hệ thống menu đang dạng, nhiều cấp độ. Công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, nhiều chọn lựa. Diễn đàn trao đổi thông tin trực tuyến

Hệ quản trị nội dung - VCMS được phát triển để dể tùy biến nhanh, dể dàng, độ tin cậy cao, áp dụng:

Website báo điện tử. Website công ty. Website du lịch, nhà hàng, khách sạn. Website giải trí trực tuyến. Website theo yêu cầu.

Câu 15: Trình bày hiểu biết của anh chị về hệ thống quản trị LMS:

Hệ quản trị đào tạo (Learning management system - LMS) là một tập hợp các công cụ phần mềm được thiết kế để quản lý quá trình đào tạo của người dùng. LMS được phát triển dưới các bản ghi và bản báo cáo đã được quy ước. Nhưng giá trị của hệ      thống LMS chính là một khoảng rộng những chức năng bổ sung mà nó hỗ trợ: dịch vụ tự học (tự đăng ký trong một giáo trình), học theo tiến trình, học trực tuyến (online learning)...

Hầu hết các hệ thống LMS đều được xây dựng là ứng dụng web để tận dụng mạnh khía cạnh "học mọi nơi, mọi lúc" đều có thể truy cập vào nội dung học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: