Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ubi 2

Một con người yêu đời, say mê với cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm với thời gian. Đối với Hồ Chí Minh, thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, của cuộc sống con người. Trong Nhật kí trong tù, Bác có nhiều bài thơ viết về thời gian và sự vận động của hiện thực, trong đó Chiều tối là bài thơ hay hơn cả. Nó không chỉ diễn tả sự lưu chuyển của thời gian trong cảm nhận của Bác mà còn thể hiện được dòng tâm trạng của thi nhân trước bước đi của thời gian và trong nhịp sống của cuộc đời. 

Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập thơ Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường chuyển lao ấy, một ngày kia, Người chợt nhận thấy cánh chim chiều:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không 

Hai câu thơ có sức gợi sâu sắc mở ra bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, khi những ánh sáng của một ngày đag dần yếu ớt, tàn lụi. Đó là thời khắc cuối cùg của một ngày và vs ng tù nhân, đó cũg là chặg cuối cùg của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như gây nên trạg thái mệt mỏi: bay về tổ ấm, chòm mây chầm chậm trôi qa lưg trời. Khug cảnh thiên nhiên đc khắc hoạ bằg nhữg nét chấm fá, khôg tả mà ng đọc vẫn cảm thấy đc cái âm u, vắg vẻ, quạnh hiu và mag dư vị buồn của cảnh vật. Trog thơ ca cổ điển fươg Đôg, cánh chim bay về tổ, về núi rừg thườg mag ý nghĩa biểu tượg cho buổi chiều tà. Ta bắt gặp trong ca dao hình ảnh:

Chim bay về núi tối rồi

đến Truyện Kiều của Nguyễn Du cánh chim mang theo cả thời gian và tâm trạng: 

Chim hôm thoi thót về rừng

Cánh chim có nét tươg đồg vs tình cảnh của ng tù: Suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi, chỉ mong muốn “tầm túc thụ”-tìm một nơi yên bình nào đó để nghỉ ngơi và ng tù thì cũg đã mệt mỏi rã rời sau 1ngày chuyển lao vất vả. Sự tương đồng ấy dễ tạo nên sự cảm thông sâu sắc giữa người với cảnh .

Câu thơ thứ hai tiếp tục phác họa không gian, thời gian và tâm trạng:

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Câu thơ dịch tuy hay nhưg làm mất đi chữ “cô”-“cô vân”, làm cho chòm mây dườg như mất đi cái cô đơn, lẻ loi trên nền trời bao la. Cụm từ “cô vân” có sức gợi hình ảnh bầu trời càg rộg lớn, bao la bao nhiêu thì cái cô đơn, lẻ loi của chòm mây càg đc đặc tả bấy nhiêu. Với chòm mây ấy, khôg gian như mênh môg vô tận và tgian như thể ngừg trôi. Bầu trời có chim có mây nhưng mây cô đơn, chim mệt mỏi, đã thế lại đang trong trạng thái chia lìa: Chim bay về rừng, chòm mây cô đơn ở lại . Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một không gian tâm trạng. Cảnh buồn, người buồn. Nhưng trong nỗi buồn trước cảnh chiều muộn còn có một khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi nhìn theo cánh chim lẫn mây giữa bầu trời cao rộng.

Chỉ vs hai câu thơ mà dưới cặp mắt nghệ sĩ của ng tù cách mạg, bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà hiện lên chân thực và sốg độg. “quyện điểu, “tầm túc thụ”, “mạn mạn độ” khiến âm hưởg câu thơ trog nguyên tác trầm lắg, chùg xuốg, gợi cảm giác buồn hơn so vs câu thơ dịch. Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, tinh tế, cảnh vật mag đậm tình ng. Đằng sau bức tranh thiên nhiên là phog thái nhẹ nhàg, ug dug của một con ng luôn lạc qan, giàu nghị lực, luôn làm chủ hoàn cảnh, làm chủ bản thân, thể hiện chất thép kiên cườg.

Nếu như hai dòng thơ đầu đã nói tới cánh chim mệt mỏi, chòm mây cô đơn thì hai câu thơ sau đã hiện lên một “chốn ngủ” cho con người:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng 

Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ ‘tối’ quá lộ liễu. Trong thi pháp thơ cổ chỉ muốn người đọc tự cảm nhận chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ, làm mất đi cái hay của ý thơ trog nguyên tác, mất đi tính đột ngột, bừg ság. Nhịp thơ 4/3 trong nguyên tác ở câu 4 vs nhịp 3 ngắn chấm dứt cho cả một sự vận độg, chuyển biến đúg vs cái tối lúc đến nhanh, thu dần cuộc sốg bên lò than rồi toả cái ấm ra theo âm thanh nồg ấm của chữ “hồg”. Trong nghệ thuật thơ ca, nhà thơ có thể lấy xa để nói cao, lấy động để nói tĩnh, dùng sáng để nói tối. Trong chiều tối, Bác không hề nói đến tối mà người đọc vẫn cảm nhận thấy bóng tối đang buông xuống xóm núi là nhờ có chữ “hồng” ở cuối bài thơ. Chữ “hồg” là nhãn tự làm bừg ság toàn bài thơ, là nơi hội tụ, kết tinh ánh ság của toàn bài, vừa biểu hiện của sự sốg thườg nhật, của niềm vui lao độg, vừa thể hiện tinh thần lạc qan của ng tù Hồ Chí Minh.

Cũng như nhiều bài thơ khác của Bác, hình tượng thơ trong bài thơ vận động thật khỏe khoắn và bất ngờ. Trong cảnh chiều muộn của miền sơn cước tưởng chỉ có bóng tối hoàng hôn bao phủ, chỉ có heo hút quạnh hiu, nào ngờ đâu ánh sáng ấm áp đã rực lên xua tan giá lạnh và bóng tối. Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ trong khung cảnh lao động, bên lò than rực hồng đã mang lại ánh sáng và niềm vui, mang lại sự sống mãnh liệt và ấm áp. Mặc dù thời gian vận động từ chiều đến tối, từ ngày sang đêm nhưng hình tượng thơ vẫn vận động theo xu thế phát triển .

Khi bóng tối của ngày tàn buông xuống nhưng không gian không hề tăm tối, con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, con người đã kịp tạo nên ánh sáng, tạo nên hơi ấm để sưởi ấm cho con người và cảnh vật. Ánh sáng, hơi ấm, con người đã đưa lại niềm vui bình dị cho người tù nhân xa xứ. Trong cảnh ngộ của riêng mình, Bác vẫn tìm thấy niềm vui. Niềm vui ấy xuất phát từ cuộc sống lao động của người dân Trung Hoa ở một xóm núi nào đó trên đất Quảng Tây. Nếu như không có tình người tha thiết thì làm sao Bác có được một niềm vui như thế giữa đất người xa lạ.

Bài thơ kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Cổ điển trog thể thơ, ngôn ngữ, đề tài,…

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đườg luật cô đọg, súc tích. Ngôn ngữ mag tính ước lệ, tượg trưg nhưg lại dug dị, mộc mạc, gần gũi vs đời thườg. Đề tài hướg về thiên nhiên “cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều cốt ghi lại cái hồn của tạo vật. Nhân vật mag phog thái ug dug, tự tại, lấy thiên nhiên làm tri âm, tri kỉ nhưg lại đứg cao hơn thiên nhiên, vượt lên trên hoàn cảnh vs một tinh thần lạc quan. Hình tượg thơ vận độg, từ tàn lụi đến sự sốg, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo đến ấm áp. Thiên nhiên và con ng đc thể hiện dưới cái nhìn biện chứg, vs đôi mắt của một ng yêu đời, yêu cuộc sốg thiết tha.

Bài thơ Chiều tối không chỉ miêu tả cảnh chiều nơi núi rừng miền sơn cước với làn mây, cánh chim và cuộc sống lao động của con người. Toát lên toàn bộ bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn luôn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai và ánh sáng .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: