18.7
Chai nước chỉ lớn từng này nhưng nước cứ rỉ ra liên tục, càng lúc càng nhiều, nắp chai theo đó bật ra.
Theo đó có một bàn tay rất giống mấy con cua ngày nhỏ tôi hay đi bắt rồi bỏ vào chai vươn càng ra, bẻ miệng chai, từng chút xuôi dòng bò ra ngoài.
Nhưng đây không phải cua, sau bàn tay là một người sản phụ tóc tai rối bời, nửa người dưới bê bết máu với phần bụng nhô lên bước ra.
Người đầu tiên xuất hiện là cô ngốc tôi từng gặp.
Cô ta vừa chui ra liền trừng mắt nhìn tôi: "Bà Bảy."
Dù đầu cô ta chỉ to bằng cái miệng chai nhưng đã đủ khiến tôi sợ hãi.
Ngay khi vừa ra ngoài, cơ thể cô ta như thể dài ra.
Trong chai đã đầy sản phụ, bọn họ không ngừng cố gắng thoát khỏi cái miệng chai nhỏ hẹp.
Vô số tiếng oán hận truyền đến.
"Bà Bảy."
"Bà Bảy."
"Bà Bảy."
Mới một hồi, ngày càng có nhiều sản phụ đứng trước chai nước.
Tôi không biết lấy sức lực từ đâu, thế mà đẩy được đầu dì Tần ra ngoài.
Theo sự xuất hiện của những sản phụ, mùi máu tươi dần tản ra khắp phòng.
Từng người một loạng choạng đi về phía tôi với cái bụng phình to hở ra.
Tôi cố kêu "Cứu mạng" "Cháy rồi" nhưng lại không có ai chú ý.
Mắt thấy càng nhiều phụ nữ sản phụ ra ngoài, tôi liếc nhìn cô cửa mà dì Tần chui vào, định lao ra.
Nhưng ngay khi tôi định phá cửa sổ, thò đầu ra ngoài...
Cơ thể tôi đột nhiên bị giữ chặt.
Hai tay mềm nhũn, cả người ngã xuống đất.
Tôi ngẩng đầu nhìn những sản phụ trước mặt, lòng chợt xót xa.
Bây giờ bọn họ đã coi tôi là bà nội, chắc chắn sẽ không để tôi đi!
Cửa sổ là đường sống duy nhất tôi, hệt như những đứa trẻ bị mắc kẹt trong bụng mẹ.
Chúng cũng chỉ có một cánh cửa để bước vào cuộc đời, nhưng bà nội đã chặn nó.
Những sản phụ này đã cho tôi trải nghiệm cảm giác của đứa bé bị mắc kẹt cho đến chết.
Song cửa sổ chỉ đủ để chui đầu ra, không rộng bằng vai nên hoàn toàn không thể chui ra được.
Nhưng tôi phải chui ra, chui ra cho bằng được.
Mắt thấy những sản phụ đang chuyển dạ kia đưa tay kéo tôi, lại thoáng nhìn căn phòng quen thuộc, nhìn bộ dáng bê bết máu của họ, lòng tôi dần bình yên trở lại.
Bà nội làm nhiều việc thiếu đạo đức, hại người ta một xác hai mạng còn sợ bị người ta đến điện Diêm La kiện cáo nên đã khâu xác nhốt hồn, để mẹ con họ mãi mãi bị nhốt dưới cây cầu.
Như vậy mỗi người qua cầu chẳng khác nào dẫm bọn họ dưới chân, không cho họ có ngày quay đầu.
Mà nếu không có bà nội, theo mong muốn của bố mẹ, tôi có lẽ cũng qua cầu.
Bà ta nuôi tôi như một thế thân nhưng dù sao cũng đã cho tôi sống một đời.
Nếu tôi phải là người chuộc tội thì cứ để tôi chuộc tội đi.
Nếu không lấy gì trả cho bao nhiêu mạng người và oán hận mấy chục năm chứ?
Tôi nhìn họ, dần bình tâm, nhắm mắt lại, dựa vào tường.
Chỉ là hơi tiếc, buổi chiều lúc nhận tin bà nội mất, trời oi ả, đồng nghiệp đang thảo luận đặt trà sữa uống.
Thật ra tôi cũng muốn uống, nhưng sau khi nhìn giá ly trà sữa là 16 tệ gần bằng tiền anh hằng ngày nên không đành lòng.
Ở cái thôn này, ngoại trừ bà nội, tôi chẳng có gì luyến tiếc.
Tôi chỉ muốn tiết kiệm được một khoảnh nhỏ, mua một căn nha ở bên ngoài, đón bà nội đến sống.
Bà thường hay nói với tôi bà không muốn ở lại thôn vì nơi này có quá nhiều thị phi.
Có lẽ bà biết nếu cứ mãi ở đây, một ngày nào đó bà sẽ bị những sản phụ này tới trả thù.
"Bà Bảy!" Một giọng oán hận vang lên bên tai, sau đó là vô số đôi tay lạnh lẽo đè lên người tôi.
Có hai bàn tay dùng sức mở mắt tôi ra, mấy bàn tay còn lại mở miệng tôi, đưa tay vào trong cầm lấy đầu lưỡi của tôi, không cho tôi phát ra bất kỳ âm thanh nào.
Tôi đột nhiên ngộ ra bà nội đã chết thế nào.
Bởi vì khi tôi mở mắt, trước mặt có một cái bình xuất hiện.
Tôi theo bản năng muốn vùng vẫy nhưng những sản phụ kia đã giữ chặt tay tôi.
Cái bình dần hướng lên đầu tôi, họ muốn tôi cũng bị mắc kẹt trong cái bình này sau khi chết.
Tôi giãy giụa, nhưng lại có quá nhiều sản phụ, cả người tôi bị họ đè xuống.
Tôi thậm chí không thể nhắm mắt lại bởi vì đôi mắt bị họ banh ra.
Họ muốn tôi bất lực chứng kiến cái chết của chính mình.
Ăn miếng trả miếng!
Mắt thấy cái bình sắp đội lên đầu, tôi chợt nghe một tiếng thở dài khe khẽ: "Buông cô ấy ra."
Kế tiếp là một bàn tay trắng nõn cầm lấy cái bình đưa đi.
Đó là người đàn ông mặc đồ trắng, anh ta nhìn tôi bằng vẻ thương hại, nói với những người phụ nữ đang lâm bồn: "Oan có đầu, nợ có chủ."
Những sản phụ này dường như rất kính trọng anh, họ chậm rãi lùi vào một góc rồi biến mất, chỉ còn cái chai vẫn đang chảy nước ra ngoài.
Nhìn thấy người đàn ông mặc đồ trắng, tôi chợt có cảm giác vô cùng an toàn, cả người thả lỏng dựa vào tường thở hồng hộc.
"Đi đi, dù bọn họ tha cho cô thì người trong thôn vì sợ báo thù cũng sẽ chôn sống thế thân như cô." Anh vung tay, cánh cửa bị khóa lập tức mở ra.
Tôi ngước mắt nhìn anh: "Sao bọn họ cứ nhất quyết phải chôn sống tôi? Tại sao anh lại giúp tôi?"
Linh hồn bé gái kia gọi anh là "hà bá".
Anh bảo tôi qua cầu thật ra cũng là để siêu thoát cho họ.
Anh cười khổ: "Những cô bé đó bị mắc kẹt mãi, còn về những sản phụ, sau khi cô ngốc bị hại, cậu mù nhà họ Trần đã đi đập vài cái bình, thả mấy linh hồn ra. Bọn họ giết bà nội của cô trước, còn bà Tư kia... Muốn làm người tốt nên dùng bí thuật khâu thi thể của bà nội cô lại, nhốt những linh hồn ấy trong áo tơi. Còn đạo trưởng kia bảo cô đến canh giữ quan tài trấn áp linh hồn, sau đó chôn sống cô để trút giận cho những sản phụ kia. Nhưng cô cũng thấy rồi đó, linh hồn của họ bị nhốt trong cái chai này, họ không thể xuống điện Diêm La cáo trạng, bà nội cô sẽ không phải chịu tội. Nếu thế thân như cô không chết hoặc gánh tội thay, những linh hồn sản phụ oan ức sẽ tới tìm cô báo thù. Nếu cô không đi qua vòm cầu, những bé gái kia sẽ bị mắc kẹt trong mấy cái bình dưới cầu đời đời kiếp kiếp, mãi không được tái sinh." Anh cười khổ, "Tôi đã nghe chúng kêu oan mấy chục năm rồi, cũng muốn giúp chúng. Người dân trong thôn của cô cũng sợ gặp báo ứng nên mới chôn sống cô để sản phụ kia hả giận, tôi đã bảo họ đi tìm chủ nợ."
Thấy tôi vẫn không nhúc nhích, anh chỉ về phía cửa: "Đi nhanh đi, tối nay họ sẽ tới bắt cô."
Anh không nói tôi biết tại sao lại cứu tôi.
Nhưng rõ ràng anh không quan tâm đến sống chết của người dân thôn này.
Tôi cũng không muốn chết, vì vậy vội đứng dậy, chạy ra ngoài.
Người đàn ông đồ trắng đưa chai nước còn một nửa cho tôi: "Nước trong này là nước sông, cho nên bọn họ mới có thể theo nước mà vào. Bây giờ chảy ra rồi, cô uống đi, có nước này trong bụng, bọn họ sẽ không tới gây chuyện với cô."
Miệng tôi đã khô đến nứt nẻ, tôi nhìn anh, nhận lấy nước, uống hết một hơi, sau đó chạy đi.
Đến cửa, tôi quay đầu nhìn anh: "Tôi nên gọi anh là gì đây?"
Nếu thật sự là hà bá, sau này tôi sẽ lập bài vị thờ cúng anh, dù gì một nén nhang cũng phải có."
"Quảng Trạch." Anh mỉm cười, ra hiệu bảo tôi đi mau.
Quảng Trạch...
Tôi chợt nhớ tới một việc.
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, nhà nào cũng đốt vàng mã để xua đuổi tà ma, đón tổ tiên về cúng bái.
Khi đó bà nội hay đưa tôi ra ngoài vào nửa đêm.
Không giống nhà người khác đốt giấy dẫn về nhà mà bà đặt rất nhiều đồ cúng trên cầu, đốt vàng mã, nói rất nhiều, thậm chí còn dùng kim chích vào ngón tay của bà và tôi, cùng nhỏ máu lên giấy.
Mỗi lần bị chích một cái tôi sẽ khóc lên, bà liền cho tôi đồ ăn, bảo tôi ngồi yên để bà đốt giấy.
Cứ vào ngày này, tôi đều thấy một người đàn ông đứng dưới cầu nhìn lên.
Tôi tưởng anh thèm đồ ăn của tôi, vì thế luôn duỗi tay chia cho anh.
Qua hai ba năm, chúng tôi đã quen với điều đó.
Những lúc bà không chú ý tôi sẽ nói chuyện với anh, hỏi anh là ai, có phải chờ chúng tôi đi rồi sẽ ăn đồ cúng không.
Anh chỉ nói mình tên Quảng Trạch, anh đến không phải để ăn trộm đồ cúng tế mà chỉ muốn nghe xem bà nội nói gì.
Sau này lớn lên, tôi bắt đầu lờ mờ cảm thấy việc này có vấn đề.
Tôi kể lại với bà nội, lúc nghe bà nội lộ rõ vẻ sợ hãi, không bao giờ cho tôi theo ra cầu đốt vàng mã nữa.
Bây giờ cũng vậy.
Khi còn đi học, tháng bảy là kỳ nghỉ hè, dù tôi có đi làm thêm thì bà vẫn gọi tôi về, bảo tôi nhỏ chút máu lên giấy tiền để bà đem đi đốt.
Sau này đi làm, nếu không xin nghỉ được, bà sẽ bảo tôi lấy ít máu, cho vào thùng đá, chuyển phát nhanh về.
Lý do là lúc nhỏ tôi không dễ nuôi, bà phải làm phép cầu xin thần linh.
Hiện tại nghĩ lại, bà nội dùng máu của tôi là để tế bái những con ma dưới cầu, để tương lai những sản phụ này tới tìm tôi.
Qua bao nhiêu năm, tôi thế mà quên mất Quảng Trạch.
Anh là hà bát, biết rõ mọi việc bà nội đã làm.
Tôi nhìn anh, nhẹ giọng: "Hằng năm anh đều đến đầu cầu nghe bà nội vừa nói chuyện vừa đốt vàng mã, liệu bà ấy có từng..."
Vế sau tôi lại không nói được.
Từng cái gì?
Nếu từng sám hối, bà nội đã không mãi nuôi tôi như kẻ thế thân.
Chẳng qua bà ta cũng sợ chôn thai nhi của cô ngốc dưới vòm cầu, oan hồn chắt trai kia sẽ về đòi mạng bà ta, trả thù cả nhà họ Khổng.
Bởi vậy bà ta làm mới ra chuyện hại một xác hai mạng.
Chắc cậu mù đã biết được sự thật nên đã đập vỡ mấy cái bình, thả họ ra ngoài, coi như báo thù cho vợ.
Thấy tôi đã nhớ ra, Quảng Trạch mỉm cười: "Đi nhanh đi."
"Cảm ơn!" Tôi phóng thẳng ra ngoài.
Tôi rành đường ra khỏi làng, trừ khi rẽ qua ngọn núi phía sau qua thôn khác, nếu không phải bắt buộc qua cầu.
Thời này mọi người đã không còn vào núi đốn củi săn bắt, không có đường xá, thú rừng rất nhiều.
Nhưng ở đầu cầu bây giờ hỗn loạn như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người canh gác.
Tôi nghiến răng, quyết định đi đường núi.
Vừa đến sườn đồi sau thôn, tôi lại thấy một mình Khổng Vũ Hiên đứng đó lầm bầm lầu bầu.
Trông anh ta không hề sợ hãi cứ như đang cợt nhả dỗ dành ai đó.
Nhưng đối diện anh ta chẳng có ai!
Tim đập lỡ một nhịp, tôi đột nhiên nhớ tới câu chuyện của mấy thím kể rằng anh ta từng lừa cô ngốc đến sườn núi này.
Khi nãy Quảng Trạch bảo mấy sản phụ kia đi tìm chủ nợ, trong số đó có cả cô ngốc.
Nhìn Khổng Vũ Hiên, tôi do dự không biết có nên gọi anh ta không.
Chính lúc này, Khổng Vũ Hiên quay đầu nhìn thấy tôi.
Anh ta sửng sốt, sau khi hoàn hồn liền hét lớn: "Khổng Vũ Miên, sao cô lại chạy ra đây? Hồ đạo trưởng đã làm hình nhân viết ngày tháng năm sinh của bà nội, định để hình nhân đó đứng trên quan tài, đưa cô qua cầu. Lúc này cô thế mà bỏ trốn! Cô phải xuống mồ thay bà, nếu không tôi sẽ bị cô hại chết, những người ngày lễ đến thăm bà nội cũng bị cô hại chết!"
Anh ta vừa nói vừa cầm cây côn to bằng cánh tay của trẻ con xông về phía tôi.
Thế nên mới bảo những người hay đến chúc tết bà nội thật ra không phải là tỏ lòng biết ơn mà đến để bịt miệng, kẻo bà nội lại kể ra những câu chuyện xấu xa.
Quảng Trạch nói đúng, dùng mạng tôi để đổi nhiều mạng thôn dân, trong mắt của Hồ Đạo trưởng, nên lựa chọn thế nào thật ra không cần suy nghĩ.
Khổng Vũ Hiên lao về phía tôi, la to.
Tôi chợt thấy nực cười cho cái ý nghĩ muốn cứu anh ta của mình khi nãy.
Có những kẻ làm việc ác sẽ cảm thấy áy náy khi bình tĩnh lại.
Như bà nội, bà thờ Phật, gặp trẻ con sẽ vui vẻ cho kẹo, đối xử với tôi rất tốt, còn chu cấp cho tôi học đại học.
Nhưng làm những điều đó chỉ để lòng họ thanh thản hơn.
Một khi gặp nguy hiểm, bọn họ vẫn sẽ làm việc ác.
Tôi nhìn Khổng Vũ Hiên chằm chằm, cười nhạo: "Anh vừa nói chuyện với ai đấy?"
Khổng Vũ Hiên sững người, quay đầu nhìn bên cạnh.
Không biết từ khi nào cô ngốc đã xuất hiện bên cạnh trên sườn đồi vốn dĩ chỉ có mình anh ta.
Cô ấy vác cái bụng bự, cười ngốc nghếch.
Khổng Vũ Hiên sực tỉnh, hai chân run lên vì sợ, định vung gậy đánh.
Nhưng lại có những sản phụ khác từ phía sau cô ngốc bước ra.
Giống như những gì đã làm với tôi, họ vươn tay banh mắt miệng Khổng Vũ Hiên, giữ chặt hai tay anh ta.
Sau đó cô ngốc cầm cái gậy thọc vào cái miệng đang há.
Mí mắt Khổng Vũ Hiên căng lớn, cố đảo mắt nhìn tôi, xin tôi giúp đỡ.
Nhưng lớp ngoài sần sùi của cây gậy kia đã cào vào khóe miệng anh ta, máu tươi trào ra.
Sau đó cây gậy đâm xuống từng chút...
Tôi chợt nhớ tới cái chết của đạo trưởng già và câu nói "oan có đầu, nợ có chủ" của Quảng Trạch.
Tôi che miệng ngăn bản thân hét lớn.
Lúc này, cây gậy đã thọc vào một nửa.
Khổng Vũ Hiên bị rất nhiều sản phụ đề xuống, ngay cả đầu ngón tay cũng không thể cử động, chỉ biết trơ mắt nhìn cây gậy chậm rãi đâm vào cơ thể mình.
Những sản phụ đó giữ chặt anh ta, nhìn tôi chằm chằm.
Cách đó không xa truyền tới tiếng hét của thôn dân, tôi liếc nhìn Khổng Vũ Hiên một cái, sau đó chạy lên núi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro