Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

18.6

Tôi hỏi mấy thím bà nội tôi rốt cuộc thế thế nào.

Nhưng vừa nghe câu hỏi, bọn họ dường như rất sợ tôi, không ai trả lời, cứ im lặng đưa tôi về nhà bà nội, khóa cửa nhốt tôi ở nơi bà từng sống.

Trên đường rất nhiều người thấy, tôi cũng kêu cứu.

Nhưng bất kể tôi gọi ai, họ đều phớt lờ.

Tôi hiểu rất rõ nhà bà nội, bà tin Phật, sớm tôi đều sẽ thắp một nén nhang, căn nhà luôn có mùi đàn nhưng lúc này lại có mùi thối rữa.

Họ sợ tôi lại bỏ trốn nên đã đóng đinh cửa ra vào và cửa sổ.

Cả người tôi ướt sũng, chỉ đành tìm quần áo thay trước rồi tìm ít bánh quy, lấp đầy bụng, lúc này mới thấy dễ chịu hơn một chút.

Tôi lên giường nằm cuộn mình lại, nghĩ về những chuyện kỳ lạ xảy ra trong ba ngày qua, mơ màng thiếp đi.

Trong mơ, tôi hình như biến thành bà nội.

Tôi nhìn cô ngốc nửa thân dưới đẫm máu vì đau đớn mà không ngừng kêu rên: "Bà Bảy... Bà Bảy..."

Đầu của đứa bé sắp ra rồi, không có tóc.

Đỉnh đầu được màng ối bao phủ từng chút ra ngoài, bắt đầu trở nên vặn vẹo.

Hệt như tiếng kêu của cô ngốc kia mỗi lúc một thảm thiết: "Bà Bảy! Bà Bảy!"

Sau đó hai tay đang giữ chặt cái đầu kia lại không kéo ra ngoài mà đẩy mạnh vào trong.

Cô ngốc đau đớn hét lên: "Bà Bảy!"

Người xưa có kẻ ngốc thường có nhiều sức, theo tiếng hét của cô ta, đầu đứa bé vừa bị đẩy vào lại chui ra.

Sau đó người phụ nữ đau đớn đến mức mặt méo mó bỗng cười khanh ngách.

Nghe tiếng cười đó, tôi không khỏi sợ hãi.

Bởi vì nó y hệt tiếng kêu của con gà trống tôi ôm khi trấn giữ quan tài.

"Bà Bảy định để chắt trai mình qua cầu sao? Còn qua cả cầu Nại Hà? Ha ha... Ha ha..." Cô ngốc ngồi dậy.

Theo tiếng cười, đầu đứa bé trong bọc ối hình như há miệng, cũng cười.

Tôi không thấy bà nội đâu, chỉ thấy hai bàn tay lần nữa ôm lấy đầu đứa bé.

Lần này hai tay đồng thời đẩy vào, thậm chí nắm chặt, còn xoay một vòng.

Máu tươi lập tức trào ra thấm đẫm đôi bàn tay được chăm sóc kỹ lưỡng.

Có máu nhỏ giọt tí tách.

"Ha ha... Ha ha..." Cô ngốc càng cười càng lớn, nhưng ngay sau đó hai mắt lại co giật, đau như mổ heo, kêu thảm thiết không ngừng.

Bụng căng phồng, thai nhi bị cưỡng ép đẩy vào giãy giụa bên trong, máu tươi chảy xuống.

Một lúc sau, cô ngốc không còn động tĩnh.

Còn bà nội thì đến bên ngăn tủ cũ kỹ bên cạnh, lấy kim chỉ rồi quay về khâu lại.

Sau đó, bà ra ngoài, nói với cậu Trần bị mù: "Cô ta là con ngốc, không biết dùng sức nên không sinh được, cả mẹ và con đều chết."

Cậu Trần bị mù cũng đang cười, cố gắng đứng vững bằng gậy tre, nhưng anh trai tôi lại chạy tới đẩy vào lưng cậu ta một cái.

Nhưng cái đẩy này hình như lại là đẩy tôi, tôi ngã xuống, lập tức tỉnh lại.

Lúc này tôi mới nghe bên ngoài có tiếng gọi: "Miên Miên. Khổng Vũ Miên."

Trong thôn không ai biết tên đầy đủ của tôi, mọi người đều theo bà nội gọi tôi là Miên Miên.

Tôi vội đứng dậy, nhìn ra ngoài cửa sổ.

Trên cửa sổ hình vuông kiểu xưa, từ góc dưới bên trái có một lỗ to bằng nắm tay vừa vặn có thể nhìn ra ngoài.

Người gọi tôi là dì Tần, con gái bà Tư, hai mắt dì ta sưng đỏ, trông có vẻ rất phấn khởi.

Nhìn thấy tôi, dì ta cười ha ha: "Nghe nói mày nhảy sông qua cầu rồi. Đúng, nên như vậy! Chính bọn họ làm việc ác, dựa vào đâu mà dùng mạng người khác để cứu mình!"

"Mọi chuyện rốt cuộc là thế nào?" Đến giờ tôi vẫn còn choáng váng, nhớ lại giấc mơ vừa rồi, tim đập nhanh hơn.

Dì Tần đưa cho tôi chai nước: "Uống đi, bây giờ cái quan tài kia chắn ngay đầu cầu, cả thôn ai cũng đau đầu. Dù chưa từng mời bà nội cô đỡ để nhưng nhà ai có người thân từng nhờ vả bà nội cô đều đang sợ hãi."

Trong đầu tôi lúc này chỉ toàn hình ảnh đôi tay đầy máu ôm lấy đầu đứa bé đẩy vào trong.

Chỉ nghĩ thôi cũng đủ rùng mình.

Dì Tần dựa vào tường, cười nhạo: "Chuyện này phải kể từ khoảng thời gian bà nội cô làm đỡ đẻ. Bà nội cô là người tốt, trong thôn không có ai dám nói xấu bà ta. Năm nay bà ta đã bảy mươi ba, cũng nên chết rồi. Nhưng bà ta không được chết già cũng là quả báo."

Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không mời mà tự đi (*).

Tôi cầm chai nước, không dám uống: "Sao bà ấy lại chết?"

Giấc mơ khi nãy có lẽ là thật.

Hiện tại tôi đang mặc đồ của bà nội, ngủ trên giường của bà, mơ thấy chuyện của bà khi còn sống cũng có khả năng.

Nhưng tôi thật sự không biết bà nội chết thế nào.

"Sao cô không uống nước? Mau uống đi!" Dì Tần cười nhìn tôi, "Sau khi sinh bố cô, để kiếm thêm tiền bà nội cô đã đi làm bà đỡ. Nhưng ở cái thời mọi người ăn còn không đủ no, ai nấy đều muốn có con trai để thêm sức lao động, đâu ai muốn nuôi con gái. Cho nên nếu ai đó sinh con gái, người xử lý sẽ là bà đỡ. Nhưng một sinh linh chào đời, qua cầu Nại Hà cũng là một mạng người. Sát sinh là nghiệp chướng. Do vậy mới có câu chuyện qua cầu, cô có biết không?"

Tôi chợt nghĩ đến bài đồng dao mà mấy bé gái kia hát. Thế "qua cầu" nghĩa là giết chúng?

"Đó là đổ đầy nước vào chậu ngâm chân rồi dựng hai phiến đá bên trái và phải. Bà đỡ sẽ bế đứa bé mới chào đời đặt lên hòn đá, hát bài qua cầu, qua cầu, qua cầu rồi..." Dì Tần bắt đầu hát.

Lần nữa nghe bài hát u ám này, tâm trí tôi tràn ngập hình ảnh bàn tay đầy máu ôm đầu đứa bé, bụng không khỏi quặn thắt.

"A, đứa bé rơi xuống nước rồi. A, đứa bé chết rồi!"' Dì Tần diễn lại, sau đó quay đầu nhìn tôi, "Đứa bé mới sinh mà, chỉ cần rơi xuống chìm trong chậu ngâm chân đựng đầy nước một chút là chết đuối. À đúng rồi, trước đây vốn không có cây cầu đá kia, ở đó ban đầu chỉ là ván gỗ dựng làm cầu. Nhưng nghe đồn con sông đó dẫn hồn ma đến âm phủ, cho nên mỗi khi đưa tang đều phải đi qua cây cầu đó. Bà nội cô cũng coi như là người tài ba, mỗi lần đỡ đẻ bé gái là sẽ bỏ vào một cái bình rồi đến đó chôn."

Dì Tần khẽ cười: "Làm vậy, linh hồn của mấy bé gái sẽ bị nhốt trong bình, chúng không thể đi tìm Diêm Vương tố cáo kẻ giết người. Bà nội cô cũng sợ tạo nghiệp nên giữ cuống rốn lại. Bà ta nói nhau thai còn, bà ta sẽ có cách khiến đám trẻ không tìm được bà ta."

Nghe đến đây, tôi bóp chặt chai nước.

"Việc qua cầu này đúng là có thể giảm bớt sự tội lỗi cho gia đình của bọn nhỏ, bởi vậy mọi người đều nói bà nội cô đỡ đẻ rất giỏi, danh tiếng theo đó ngày càng bay xa, mà dưới cầu thì càng lúc càng nhiều bình chôn cất bé gái. Tính ra chuyện qua cầu coi như giúp được gia đình người ta, dù gì cũng không trách cha, không oán mẹ, chỉ trách bản thân số khổ mà."

Nói đến đây, dì Tần cười thần bí.

Bây giờ nghe tới bài đồng dao là tôi thấy ớn lạnh, thậm chí không dám nhìn dì Tần.

Dì Tần lại phất tay với tôi: "Cô không uống nước à."

"Không khát." Tôi nhìn dì ta, "Dì kể tiếp đi."

Dì ta cười ha ha, không để bụng, kể tiếp: "Ngày xưa ai cũng thiếu cơm áo, vì một con gà, một nắm rau hay chỉ vì lấy nước tưới ruộng, gà mổ rau mà chửi bới đánh nhau. Cô có biết câu nguyền rủa lợi hại nhất là gì không?"

Tôi lắc đầu.

Từ nhỏ tôi đã không được bà nội cho ra ngoài chơi với lũ trẻ trong thôn, bà bảo tôi là con gái, không được quậy phá, phải chăm chỉ học hành.

"Con bị mẹ đẻ đè chết." Dì Tần cười khúc khích.

Tiếng cười này y hệt trong mơ và con gà trống tôi ôm.

Tôi sợ đến mức nắm chặt hai tay, chai nước bị bóp cũng kêu lạch cạch.

Tôi buông chai nước, đá đi thật xa.

Dì Thần hoàn hồn, thái độ bình thường trở lại: "Sau này có hai nhà kết thù, cứ muốn gây chuyện. Cô nghĩ xem, nếu nhà của kẻ thù mà cô hận không thể giết bằng một liều thuốc đột nhiên có phụ nữ mang thai, mà cô biết trong thôn có bà đỡ nổi tiếng có thể giúp qua cầu, vậy cô đi nhờ bà ta giúp đỡ, mọi việc có phải trở nên dễ dàng hơn không?"

Dì Tần đưa tay làm tư thế nâng đồ trông y hệt hình ảnh bà nôi đỡ đầu đứa bé trong mơ.

"Thời đó phụ nữ cũng phải đi làm ruộng, tuy cơ thể khỏe mạnh nhưng lại không đủ dinh dưỡng, rất nhiều người chết vì khó sinh. Chỉ cần trong lúc đỡ đẻ nhét đầu đứa bé vào lại bụng của người mẹ để đứa bé không thể chào đời, mẹ và con sẽ cùng chết. Nếu nhà đó quá nghèo, không có tiền cưới vợ khác thì đồng nghĩa với việc đoạn tử tuyệt tôn. Gia đình kia nhớ tới lời nguyền độc ác nhất nên đã nhờ vả bà nội cô."

Tôi bắt đầu có cảm giác không thở nổi: "Sao dì biết việc này?"

Dì Tần không hề trả lời câu hỏi của tôi, tiếp tục câu chuyện: "Cuối cùng sản phụ kia chết, một xác hai mạng. Bà nội cô sợ hồn ma về trả thù nên đã khâu hạ thân sản phụ lại, nhốt đứa bé trong cơ thể sản phụ để linh hồn nó không ra ngoài tìm bà ta. Sau đó bà ta cắt một bộ phận cũng bỏ vào bình, xử lý như những cái bình qua cầu. Ha ha ha ha..."

Dì Tần càng cười càng lớn, y hệt tiếng gà mái đẻ trứng.

Đến tận giờ tôi có thể chắc chắn dì Tần có vấn đề.

Nhưng dì Tần vẫn dựa vào cửa sổ, cười kể tiếp: "Sau này mấy cái bình chôn chỗ bờ kè kia càng lúc càng nhiều, người trong thôn sợ xảy ra chuyện không may nên cùng quyên tiền xây cầu đá khiến các linh hồn mãi mãi không thể qua cầu. Dù sao không qua được cầu Nại Hà thì không thể đến điện Diêm Vương cáo trạng, Diêm Vương cũng sẽ không quản lý những việc ác này. Bà nội cô rất tuyệt đúng không? Bà ta còn thu thập nhau thai của các bé gái cho cháu mình ăn."

Dì Tần liếc nhìn tôi: "Chính là để nuôi thế thân là cô đấy! Cô ăn nhau thai của mấy bé gái, bọn họ sẽ theo mùi tìm đến cô. Do vậy cô qua cầu chẳng khác nào họ qua cầu, bây giờ chúng có thể đến cầu Nại Hà rồi. Nhưng còn một sản phụ vẫn chưa đi được."

Giọng điệu của dì Thẩm bỗng trở nên chua xót, rồi lại cười: "Bởi vậy sản phụ kia rất có thể sẽ quay về trả thù thôn dân. Bọn họ đã nghĩ chôn sống thế thân của bà nội cô để chứng tỏ bọn họ giúp sản phụ đó báo thù, tiêu trừ oán hận của cô ta."

Nói xong, dì ta đưa tay vào lỗ hổng trên cửa kính.

Ưu điểm duy nhất của cái cửa sổ kiểu xưa này là sau khi bị vỡ một chút, xung quanh vẫn còn đinh và gỗ giữ lại.

Chỗ vỡ chỉ to bằng nắm tay, dì Tần đồng thời duỗi hai tay tới, thủy tinh ma sát vào quần áo, sau đó nứt ra.

Dì ta duỗi cả cánh tay vào trước, kế tiếp là chen đầu vào, cả cửa sổ vì hành động của dì ta mà phát ra tiếng "cọt kẹt".

Dì ta phá phía dưới bệ cửa sổ, vặn ngược đầu dò vào, cười khúc khích.

Tư thế quái dị cùng con ngươi đảo liên hồi của dì ta trông rất dữ tợn.

Tôi sợ hãi xoay người nắm lấy cái ghế đẩu cạnh giường, đập đầu dì ta, khiến dì ta bất tỉnh.

Sau đó tôi đỡ khung giường, giơ chân đá vào đầu dì ta, định đá ra ngoài nhưng hình như dì ta bị mắc kẹt trong cửa sổ.

Ngay lúc tôi thử giơ tay, chai nước mà tôi ném đi bỗng kêu lạch cạch như thể đang bị ai đó bóp nát.

Tôi vừa cố hết sức đẩy dì Tần ra vừa quay đầu nhìn.

Thì thấy chai nước chưa mở nắp như có rất nhiều con côn trùng nhỏ muốn thoát ra.

Lại hệt như một đứa bé ngâm trong nước, thứ rỉ ra càng lúc càng nhiều khiến chai nước cứ kêu lạch cạch.

Bên trong căng phồng trông giống có vô số bàn tay trắng bệch đang cào cấu trong nước, cố chui ra ngoài.


(*) Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không mời mà tự đi:

Về số 73: Chu kì tuần hoàn thời gian tính là 10, người xưa gọi là 10 thiên can, được phân thành: Giáp (1), ất (2), bính (3), đinh (4), mậu (5) kỷ (6), canh (7), tân (8), nhâm (9), quý (10). Giáp là khởi đầu của vạn vật, đối với quý là kết thúc của vạn vật, đối với quí thì vạn vật trở nên vô hình, đây là một chu kỳ thực thi của thời gian. Chu kỳ 60 năm là một chu kỳ chính của con người, vì vậy chu kỳ chính của chúng ta là 60 năm. Sau 60 năm, chúng ta đã thực hiện một chu kỳ vật lý nhỏ của thế giới vật chất, đó là 12 năm. Hai con số này cộng lại là 72. Ở tuổi 73, chúng ta vừa quay trở lại năm chúng ta sinh ra, và một chu kỳ mới sẽ bắt đầu. Lúc này sau tuổi 72 thực sự là năm mà chu kỳ của con người từ lớn đến hết chu kỳ nhỏ. Sau tuổi 73 vóc dáng hay sinh khí của chúng ta tương đối yếu.

Về số 84: Thế giới của chúng ta được tạo nên bởi thời gian và vật chất. Đàn ông thiên về thời gian còn phụ nữ thì thiên về vật chất hơn. Chu kỳ của thế giới vật chất được tính bằng 7, và chu kỳ của thời gian là dương. Đây là câu có trong Hoàng đế nội kinh. Bất kể đàn ông và phụ nữ, chu kỳ sinh lý của nam được tính bằng 7. Và con số 12 là một chu kỳ thực hiện khác của thế giới vật chất. Do đó, 12 nhân với 7 chính xác bằng 84. Việc thực hiện chu kỳ sinh lý của con người hoàn thành, tức là khi cuộc đời con người kết thúc, lúc này là lúc cơ thể con người tương đối yếu.

Các thế hệ già rất tin vào câu này, nói cách khác 73 tuổi và 84 tuổi là một trở ngại trong cuộc đời của họ. Chỉ cần bạn có thể vượt qua rào cản này thì những ngày sau bạn vẫn khỏe mạnh, không bị bệnh hiểm nghèo hành hạ, cơ thể dễ dàng sống lâu hơn. Hai số tuổi này cũng có liên quan đến hai vị thánh cổ đại, đó là Khổng Tử và Mạnh Tử. Khổng Tử là đại biểu của Nho giáo ở Trung Quốc cổ đại, là vị thần tồn tại trong tâm thức người xưa, dân gian có câu nói rằng tuổi thọ của hiền triết Khổng Tử là 73 tuổi, còn Mạnh Tử là 84 tuổi. Hai người họ có thể coi là danh nhân thời cổ đại, nhưng họ chỉ sống đến tuổi này, vì vậy người xưa coi 73 tuổi và 84 tuổi là chướng ngại của cuộc đời, khó có thể đạt được độ cao này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro