Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 1

                             ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2014-2015)

Môn: PPDH TV 2

Câu 1: Phân tích bình diện âm thanh của ngôn ngữ và vận dụng trong dạy đọc thành tiếng cho học sinh Tiểu học. Cho ví dụ.

Đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu, mục đích mà dạy học hướng tới, đó chính là nội dung của việc luyện đọc thành tiếng.

·        Chính âm và luyện chính âm ở Tiểu học:

-         Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội. Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở Tiểu học.

-         Để luyện phát âm đúng cho HS, trước hết phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Có nhiều ý kiến cho rằng nên lấy phương ngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là Hà Nội) làm cơ sở để xác định chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt, đồng thời bổ sung thêm 3 phụ âm đầu của miền Trung, những âm được biểu hiện trên chữ viết bằng các con chữ tr, s, r và 2 vẫn ươu, ưu (cách phát âm đúng chính tả). Đây là các phát âm khắc phục những âm đã mất đi hoặc đã bị biến dạng của tiếng địa phương. Cách phát âm này là cách phát âm tối ưu để viết đúng chính tả.

-         Để luyện phát âm cho HS, chúng ta có thể hướng đến một trong 3 mẫu chuẩn phát âm sau:

+  Hướng đến cách phát âm của hệ thống ngữ âm phù hợp với chữ viết, nên dung cho HS thuộc phương ngữ Trung Bộ.

+ Hướng đến cách phát âm theo tiếng HN như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình trung ương, nên dung cho HS thuộc phương ngữ Bắc Bộ.

+ Hướng đến cách phát âm theo tiếng Sài Gòn như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình Tp.HCM, nên dung cho HS thuộc phương ngữ Nam Bộ.

Tóm lại, luyện chính âm nhằm nâng cao văn hóa phát âm của HS và khi thực hiện cần lưu ý không để HS phát âm “tự nhiên” theo giọng địa phương ở những âm bị xem là mắc lỗi, đồng thời cũng chấp nhận nhiều chuẩn ở trường hợp phát âm không xem là lỗi, từ đó không gò ép HS luyện phát âm theo chữ viết một cách không tự nhiên.

·        Trọng âm, ngữ điệu và nội dung luyện đọc thành tiếng ở Tiểu học:

-         Trọng âm và đọc đúng trọng âm:

+ Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết. Trọng âm mạnh rơi vào các từ truyền đạt thong tin mới. Trọng âm yếu đi với những từ không có hoặc có ít thong tin mới. Đây là căn cứ để chúng ta đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài những từ quan trọng trong bài.

-         Ngữ điệu và đọc đúng ngữ điệu, đọc diễn cảm:

+ Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng nói, giọng đọc. Ngữ điệu được sử dụng để biểu thị ý nghĩa và phạm trù ngữ pháp cũng như các sắc thái cảm xúc biểu cảm.

+ Để tạo ra ngữ điệu, HS phải làm chủ các thong số âm thanh của giọng: tạo ra cường độ bằng cách đọc to, nhỏ, nhấn giọng, lơi giọng, tạo ra tốc độ bằng cách điều khiển độ nhanh chậm và chỗ ngắt, nghỉ của lời, tạo ra cao độ bằng cách nâng giọng, hạ giọng, tao ra cường độ bằng cách kéo dài giọng hay không kéo dài.

-         Đọc diễn cảm bài văn:

+ Đọc diễn cảm được hiểu là đọc hay, là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ văn chương.

+ Để đọc diễn cảm, trước hết phải xác định nội dung, nghĩa lí của bai đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc, giọng điệu chung của bài.

Ví dụ: cần đọc với giọng vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca, vui tươi, nhẹ nhàng, trầm hung, mạnh mẽ, tâm tình,…

+ Ở Tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, thường nói đến một số kĩ thuật như: ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc đọ, cường độ và cao độ.

vNgắt giọng biểu cảm: chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không hợp logic ngữ nghĩa do dụng ý của người đọc muốn gây ấn tượng về cảm xúc.

vTốc độ: Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hướng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Tốc độ chấp nhận được là khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Ví dụ, đọc một bản tin ngắn, lời nhắn, văn bản tự thuật, mục lục sách thì tốc độ phải nhanh hơn đọc một văn bản văn chương; khi đọc VB có nội dung miêu tả công việc dồn dập, khẩn trương thì phải đọc nhịp nhanh; cảm xúc phấn khơi, tự hào cũng thể hiện với tốc độ không quá chậm; những bài văn xuôi trữ tình chứa chan cảm xúc cần phải được đọc chậm rãi.

vCường độ: Cường độ đọc có giá trị diễn cảm. Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang hay giọng lắng. Lưu ý khi sử dụng cường độ trong đọc diễn cảm là đọc to. Cần phải nhắc HS không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc cho cả lớp và cô giáo cùng nghe, nhưng cũng không có nghĩa là đọc quá to hoặc lên như cách đọc để gây sự chú ý của một số HS

vCao độ: Những chỗ lên giọng, xuống giọng có dụng ý nghệ thuật. Cần kết hợp giữa cao độ và cường độ trong giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật.

 Như vậy, chúng ta đã tạm tách ra từng thong số âm thanh để phân tích, còn trên thực tế, ngữ điệu đọc, giọng đọc, đọc diễn cảm là sự hòa đồng của tất cả những đặc điểm âm thanh này: chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, chỗ lên giọng, hạ giọng,…tao nên một âm hưởng chung cho bài đọc.

ðViệc phân tích bình diện âm thanh của ngôn ngữ giúp chúng ta có căn cứ để chỉ ra những từ ngữ, câu, cần luyện đọc cho HS và xác định được chúng cần được đọc lên như thế nào, giúp chúng ta xác định giọng điệu chung của cả bài và làm chủ được ngữ điệu để phô ra về mặt âm thanh – đọc thành tiếng – toàn bài văn, bài thơ. Như vậy, những hiểu biết về chính âm, trọng âm, ngữ điệu đã là những căn cứ để chúng ta xác định mẫu hình và nội dung của công việc luyện đọc thành tiếng cho một bài tập đọc.

Câu 2: Nêu và phân tích đặc điểm cấu tạo dạng bài lí thuyết phân môn Luyện từ và Câu trong SGK TH. Cho VD

Những bài được đặt tên theo một mạch kiến thức và có phần ghi nhớ được đóng khung. Bài lí thuyết về từ và câu có ba phần:

-         Phần nhận xét(đưa ngữ liệu chứa hiện tượng cần nghiên cứu và hệ thống câu hỏi giúp HD nhận xét, phân tích để tìm hiểu nội dung bài học, giúp HS rút ra được ND của phần ghi nhớ).

-         Phần ghi nhớ(tóm lược kiến thức và quy tắc của bài học).

-         Phần luyện tập(một tổ hợp bài tập nhằm vận dụng kiến thức đã học vào trong hoạt động nói, viết)

+ Bài tập nhận diện: giúp HS nhận ra hiện tượng từ và câu cần nghiên cứu

üở yêu cầu thấp, những hiện tương được nêu săn trong ngữ liệu khác

·        VD: “Tìm từ đơn và từ phức trong đoạn văn sau”  ;   “Tìm CN và VN trong những câu sau”

üở yêu cầu cao hơn, HS phải tự tìm các hiện tượng về từ, câu vừa học trong vốn từ của mình

·        VD: “Tìm các từ chỉ trạng thái của sư vật dòng thác, lá cờ” 

+ Bài tập vân dụng: tạo điều kiện cho HS sử dụng đơn vị từ ngữ, ngữ pháp đã học vào hoạt động nói năng của mình

·        VD: “Hãy viết một câu có dùng tính từ nói về một người bạn hay người thân của em”

 

Câu 3:  Anh ( chị) quan niệm như thế nào là đọc đúng khi dạy đọc cho HS TH? Cho ví dụ.

Đọc đúng là đọc đúng chính âm, đúng ngữ điệu(ngắt, nghỉ, nhấn giọng), không thiếu không thừa

- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm: đọc đúng chính âm là phát âm đúng hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt. Hệ thống phụ âm đầu, hệ thống nguyên âm giữa vần, hệ thống âm cuối vần, hệ thống thanh điệu.

Vd: + tránh nhầm âm đầu l/n, vần ưu/iu, ươu/iêu (học sinh Bắc Bộ)

+ tránh nhầm âm cuối cùng n/ng, t/c, âm đầu v/đ, vần ươu/ưu…(học sinh Nam Bộ)

+ tránh nhầm thanh hỏi/ngã, hỏi/nặng…(học sinh Trung Bộ)

-         Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa:

+ ngắt giọng (ngừng hơi, nghỉ hơi) dựa vào dấu câu gọi là ngắt giọng logic. Kí hiệu nghỉ hơi ngắn (/), kí hiệu nghỉ hơi dài (//). Các dấu câu có vai trò rất lớn trong việc mách bảo ta ngắt nghỉ hơi ở chỗ nào, ngắt hơi dài hay ngắn. Ở vị trí dấu phẩy, ý của câu chưa hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục khi đọc ngắt câu ngắn. Ở vị trí dấu chấm, lời nói đã trọn vẹn, khi đọc ngắt hơi dài hơn so với dấu phẩy. Dấu chấm hết đoạn nghỉ dài hơn so với dấu chấm hết câu. Dấu chẩm lửng, khi đọc nghỉ lâu hơn ngắt giọng ở dấu chấm một chút. Ngắt hơi ở chỗ có dấu chấm phẩy thường lâu hơn ở chỗ có dấu phẩy nhưng ngắn hơn ngắt hơi ở dấu chấm.

Vd: Ở mảnh đất ấy, tháng giêng/ tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông.

                                                                   (Nguyễn Khải)

          Trong khi đọc, nhiều khi không có dấu câu vẫn cần phải ngắt giọng. Vì ngắt giọng mới làm rõ nghĩa của văn bản

+ Giữa hai nhóm chủ ngữ và vị ngữ của một câu dài:

Vd: Nhân dân Việt Nam anh hùng/ luôn yêu chuộng hòa bình.

+ Trước các liên từ làm nhiệm vụ nối thành phần câu

Vd: Nó từ từ tỉnh dậy/ và mở cặp mắt sưng mọng nhìn ra xung quanh.

+ Khi có thành phần phụ

Vd: Một lần/ đã lâu rồi/ tôi qua Hồ Gươm.

+ Câu văn dài, có nhiều tầng ý nghĩa, ngắt hơi có tác dụng tách câu thành nhiều phần có mối quan hệ ý nghĩa, ngữ pháp với nhau.

Vd: Nhân dân các địa phương/ đều phấn khởi// vì rừng ngập mặn phục hồi/ đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập/ và bảo vệ vững chắc đê điểu.

                                                                   (Phan Nguyên Hồng)

+ Một số câu ngắn, ngắt giọng thích hợp góp phần thể hiện nội dung.

Vd:

     Ăn cơm không/ được uống rượu

                             Ăn cơm không được/ uống rượu

                             Ăn cơm/ không được uống rượu

Khi đọc các văn bản thơ ca, việc ngắt giọng không chỉ phụ thuộc dấu câu mà còn căn cứ vào ý nghĩa, nhịp điệu của thơ ca. Đó là ngắt giọng thơ ca.

-         Đọc đúng kiểu câu, không thiếu không thừa chữ. Câu kể xuống giọng cuối câu. Câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến thường đọc cao giọng cuối câu. Câu cảm thán thường đọc cao hơn so với câu cầu khiến và câu hỏi.

Câu 4: Nêu và phân tích những khó khăn của HS và GV khi dạy dạng bài KC đã nghe, đã đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 4, 5. Nêu cách khắc phục

* Thuận lợi:

- Học sinh:

          + Các kiểu bài kể chuyện đã được bố trí xen kẽ giữa các chủ điểm học tập nên các em có hứng thú.

          + Có thời gian chuẩn bị truyện và tập luyện kể trước khi vào tiết học.

          + Các em được quyền lựa chọn câu chuyện theo ý thích nên các em cũng hứng thú, hào hứng hơn.

          + HS không cần tôn trọng bất kì văn bản nào, các em được tự do lựa chọn giọng kể, ngôi kể theo ý thích

- Giáo viên:

          + Các bài học được thiết kế chủ yếu dưới dạng bài tập hoặc cung cấp dàn ý, nói theo dàn ý, cung cấp mẫu… nên GV dễ dàng hướng dẫn HS kể chuyện.

* Khó khăn:

- Học sinh:

          + Các em HS cho rằng: Môn học các em cần tập trung vào học đó chính là Tập đọc, Toán, Tập làm văn.. bởi đó là những môn học trong chương trình thi đánh giá kết quả học tập của các em. Tư tưởng này xuất phát một phần từ người GV tiểu học, các em HS luôn bị ảnh hưởng bởi tâm lí chú trọng vào các môn học này của GV mà vô tình quên đi vai trò của tiết học kể chuyện từ đó dẫn đến việc học sơ sài, dành ít thời gian cho môn học kể chuyện.

          + Yêu cầu nội dung câu chuyện kể không có sẵn trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên kể mà học sinh phải tự tìm kiếm, chọn lọc trong sách báo, trong đời sống hoặc nghe những người xung quanh kể rồi kể lại nên đã gây không ít trở ngại cho học sinh ở những vùng xa, vùng khó khăn chưa có đủ sách báo, truyện đọc phục vụ cho học sinh và điều kiện để nghe người thân, người xung quanh kể là một điều khó có thể.

          + Các em HS chưa biết cách đọc truyện như thế nào, ghi nhớ truyện ra sao và cách kể lại câu chuyện hấp dẫn, cách sử dụng các hành động phi ngôn ngữ vào câu chuyện…

+ Một số HS còn tâm lí thiếu tự tin, mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông. Thực trạng này tồn tại do nguyên nhân chủ yếu là ở phương pháp dạy và học: Cô kể mẫu, trò nghe và kể lại. Đây là phương pháp dạy học phổ biến hiện nay được được áp dụng ở đa số các tiết học kể chuyện. Theo phương pháp này, HS thụ động ghi nhớ và kể lại câu chuyện một cách máy móc, các em không có cơ hội để hoạt động, thể hiện bản thân, thỏa mãn nhu cầu hoạt động ở các em. Chính vấn đề này đã tạo ra những cá nhân HS vốn đã nhút nhát ngày càng ít hoạt động và tham gia hoạt động hơn.

- Giáo viên:

          + Thực tế hiện nay còn có một số GV chưa xem trọng giờ kể chuyện trên  lớp nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho tiết dạy. Trong giờ kể chuyện nhiều  GV chỉ chú trọng cho HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, mới chỉ dừng lại ở mức yêu cầu HS đọc thuộc lòng truyện mà ít chú ý đến việc rèn luyện cho HS kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình cũng như cảm thụ nội dung câu chuyện.

          + GV gặp khó khăn khi kiểm soát câu chuyện của HS sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nội dung chủ đề.

+ Cùng với những khó khăn về yêu cầu của các kiểu bài trên, nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng bởi một số đề bài khó hoặc chưa phù hợp với đối tượng  học sinh một số vùng, miền như:

* Một số biện pháp khắc phục:

 

Đây là kiểu bài mới được đưa vào chương trình ở lớp 4, 5. Nét chung nhất về biện pháp dạy tốt hai kiểu bài này là cần có sự chuẩn bị kỹ cho học sinh theo các kiểu bài sẽ kể từ tiết kể chuyện kế trước, giúp cho mỗi em đều có ý thức trong việc chuẩn bị câu chuyện để kể trên lớp.

Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể chuyện:  Để dạy kiểu bài này có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sưu tầm truyện kể như yêu cầu về chủ đề câu chuyện, tìm đọc các câu chuyện có trong sách báo, trong truyện đọc lớp 4, 5 của (Nhà xuất bản Giáo dục). Ở những trường vùng khó khăn, học sinh thiếu truyện đọc, giáo viên nên đề nghị các trường có sự đầu tư mua sách Truyện đọc lớp 4, 5 để các em tham khảo. Trường hợp các em không có truyện đọc hoặc chưa đọc truyện để tham khảo thì cuối cùng mới cho học sinh tìm những câu chuyện trong sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 liên quan đến chủ đề điểm để kể.

Thành công của tiết kể chuyện không những phụ thuộc vào chương trình, nội dung sách giáo khoa mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự gợi ý, dẫn dắt, tạo điều kiện cho học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và thực hành các kỹ năng về kể chuyện. Muốn vậy, trong tiết kể chuyện, giáo viên còn phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:

+ Cần đảm bảo tính tích hợp giữa các phân môn kể chuyện, tập đọc, tập làm văn. Bởi vì dạy tốt  tập làm văn giúp cho học sinh biết  cách xây dựng cốt truyện, dạy học tập đọc - chính tả giúp cho học sinh biết nhớ lại các câu chuyện để kể lại chuyện đã nghe, đã đọc... Cùng với việc đảm bảo tính tích hợp giữa các phân môn tiếng Việt thì nội dung lồng ghép giữa các phân môn Lịch sử, Địa lý, Đạo đức như phần giới thiệu các sự kiện, nhân vật lịch sử, tổ chức tham quan những công trình văn hoá, những di tích lịch sử địa phương; những buổi ngoại khoá, xem băng hình... nếu có chủ ý sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi để học sinh có cơ hội tiếp xúc với những nội dung câu chuyện theo kiểu bài được chứng kiến hoặc tham gia.

Ví dụ: Khi kể một việc làm của những công dân bé nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá (Tiếng Việt 5/2 - trang 29)... thì giáo viên nên sắp xếp để học sinh được tham quan trước các công trình, di tích lịch sử địa phương hiện đang bố trí lồng ghép trong chương trình môn Lịch sử lớp 4, 5... hoặc khi kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước (Tiếng Việt 5/1 - trang 57) nếu có điều kiện giáo viên có cũng có thể cho các em xem một số băng hình liên quan đến tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước hay của các dân tộc anh em trên đất nước ta...

+ Yêu cầu của phân môn kể chuyện không những tập trung bồi dưỡng về kiến thức sống, bồi dưỡng tu dưỡng, tình cảm mà còn rèn cho học sinh kỹ năng nói. Muốn vậy, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh thể hiện mình trước bạn một cách tự nhiên, tránh vì câu chuyện khó nên chỉ để một số học sinh  khá, giỏi được kể mà bỏ qua đối tượng học sinh yếu. Trong quá trình hướng dẫn học sinh kể cần tạo điều kiện và cơ hội cho nhiều các đối tượng học sinh được kể, được trao đổi, đối thoại nhiều chiều (giữa giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh) từ nhân vật, chi tiết đến nội dung và ý nghĩa câu chuyện theo cách cảm, cách nghĩ của các em.

 

Câu 5:  Hiểu như thế nào về việc thay đổi tên gọi phân môn từ ngữ - ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu?

Việc thay tên gọi hai phân môn “Từ ngữ”, “ngữ pháp” của chương trình Tiếng Việt cũ bằng “Luyện từ và câu” ở chương trình Tiếng Việt mới không chỉ đơn thuần là việc đổi tên mà là sự phản ánh quan điểm giao tiếp trong dạy học LTVC. Nó đòi hỏi việc dạy học từ, câu nằm trong quỹ đạo dạy tiếng như một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học mới: “ hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Quan điểm giao tiếp chi phối nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung cũng như phân môn LTVC nói riêng. Trật tự các khái niệm được đưa ra, “liều lượng” kiến thức và phương pháp của giờ học LTVC đều bị chi phối ở quan điểm này.
          Nguyên tắc giao tiếp (hay cũng chính là sự vận dụng nguyên tắc thực hành của lí luận dạy học vào dạy học tiếng mẹ đẻ nên còn gọi là nguyên tắc thực hành) trong dạy học LTVC không chỉ đc thể hiện trên phương diện nội dung mà cả ở phương pháp dạy học.

Câu 6: Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống của từ trong dạy học Luyện từ và câu. Những điểm cần chú ý khi dạy bài Mở rộng vốn từ. Cho ví dụ

a)    Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ trong dạy học LTVC

          Từ những đặc điểm tính hệ thống của ngôn ngữ, trong dạy học Luyện từ và câu, ngoài các nguyên tắc chung, người ta còn đề xuất một nguyên tắc dạy học có tính chất đặc thù, đó là nguyên tắc “Bảo đảm tính hệ thống của từ trong dạy học từ ngữ”. Nguyên tắc này đòi hỏi “luyện từ” phải tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ. Như vậy, trong sự tương ứng với những đặc điểm đã nêu của từ thì cần phải:

·        Đối chiếu từ với hiện thực trong việc giải nghĩa từ.(nguyên tắc ngoài ngôn ngữ)

·        Đặt từ trong hệ thống của nó để xem xét, nghĩa là đặt trong các lớp từ, trong các mối quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng chủ đề….(nguyên tắc hệ hình)

·        Đặt từ trong mối quan hệ với những từ khác xung quanh nó trong văn bản với mục đích làm rõ khả năng kết hợp của từ (nguyên tắc cú đoạn)

·        Chỉ ra việc sử dụng từ trong một phong cách xã hội (nguyên tắc chức năng)

Hai việc đầu cần cho dạy nghĩa từ, hai việc sau cần thiết cho việc dạy sự dụng từ

=> Việc dạy câu: hiểu nghĩa câu, nói, viết câu phải đặt trong ngữ ảnh, trong văn bản để luyện tập, để đánh giá đúng/sai, hay/dở.

b) Những điểm cần chú ý khi dạy bài MRVT

Khi dạy bài Mở rộng vốn từ  người giáo viên phải đảm bảo ba yêu cầu sau:

o   Dạy nghĩa vốn từ: Làm cho HS nắm được nghĩa của từ

§  Thêm vào vốn từ của HS những từ mới

§  HS nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.

§  Hình thành khả năng phát hiện ra từ mới trong văn bản tiếp cận

§  Nắm được một số thao tác giải nghĩa từ

§  Phái hiện ra nghĩa mới của từ đã biết, sắc thái khác nhau của từ trong nhiều hoàn cảnh

o   Hệ thống hóa vốn từ: Dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệt hống trong trí nhớ của mình.

o   Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết.

 

Câu 7:  Xác định mục đích, yêu cầu, chuẩn bị khi thiết kế bài dạy Tập đọc: Mng tự học nhé.

Câu 8: Phân tích nguyên tắc tích hợp trong dạy học LTVC. Cho ví dụ:

-         Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thơi, không nắm vững quy tắc đặt câu thì dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc nghĩa của từ vẫn không trình bày được ý kiến của mình một cách đúng đắn, mạch lạc, rõ rang. Vì vậy, luyện từ và luyện câu không thể tách rời.

-         Nguyên tắc tích hợp trong LTVC đòi hỏi việc dạy LTVC phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc ngoài giờ học, trong tất cả các môn học, trong tất cả các giờ học khác của các phân môn TV. Không chỉ trong giờ học TV mà còn trong tất cả các hoạt động khác và trong các giờ học khác, giáo viên cần chú ý điều chỉnh kịp thời những cách hiểu từ sai lạc, những cách nói, cách viết câu không đúng ngữ pháp của HS, kịp thời loại ra khỏi vốn từ tích cực của HS những từ ngữ không văn hóa.

-         Để nắm bát bất kì môn học nào: Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức…HS phải nắm vốn từ và mẫu câu của tối thiểu của môn học đó. Đó là những từ ngữ và cách trình bày có tính chất chuyên ngành. Chính vì thế khi giảng dạy các môn học khác, người GV cũng chú ý sử dụng nguyên tắc tích hợp cho HS để chỉnh sửa, bổ sung cũng như mở rộng vốn từ ngữ về các chủ đề lien quan đến các môn học, chứ không riêng gì môn TV. Đồng thời rèn cách nói, cách trình bày cho HS để HS có thể phát triển toàn diện.

-         Nguyên tắc tích hợp giúp người GV khi dạy tất cả các môn học đều có ý thức gắn với dạy từ và câu. Giúp HS luyện tập và hoàn chỉnh vốn từ của mình mọi lúc mọi nơi.

 

Câu 9:  Làm rõ ý kiến sau: “Dạy TLV không chỉ bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ mà bắt đầu từ các hoạt động khác”. Cho ví dụ.

Bởi vì:

- Nói năng là một hoạt động tâm lí

=> Nói năng cũng là một hoạt động, hoạt động lời nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Nói năng  chỉ nảy sinh khi có động cơ, mục đích, bởi: “chúng ta nói không phải để nói mà để báo về một cái gì đó, tác động đến một người nào đó”

=> Công việc đầu tiên của DH TLV là dạy sản sinh lời nói, là tạo ra động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích HS tham gia vào cuộc giao tiếp

- Động cơ, như cầu chỉ sản sinh khi người học mong muốn làm việc đó, khi người học đã có hiểu biết nhất định về vấn đề đó => dạy TLV dễ dang và hiệu quả nhất là khi các em có thể vận dụng tối đa vốn kiến thức, hiểu biết của mình để hoàn thành bài văn.

Câu 10:  HDHS TH đọc câu và đọc đoạn như thế nào trong giờ dạy học tập đọc 2,3. Cho ví dụ. DỰA VÀO QUY TRÌNH NHÉ.

Câu 11: Kể chuyện là một hình thức “nói” đặc biệt vì:

-         Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động giao tiếp.

-         Khi nghe thầy cô giáo kể chuyện, HS đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói có âm thanh. Kể HS kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói.

-         Khi kể chuyện, HS được kể bằng giọng của mình, bằng ngôn ngữ và ý hiểu của mình, tuy nhiên vẫn đảm bảo kể đúng cốt truyện.

-         Để kể được một câu chuyện hay, hấp dẫn người nghe, trước hết, HS cần nắm chắc cốt truyện. Dù sáng tạo theo cách kể, lời kể của riêng mình nhưng HS vẫn cần đảm bảo các tình tiết, chi tiết trong câu chuyện diễn ra theo một trình tự hợp lí. HS cũng cần hiểu rõ nội dung truyện để có thể diễn đạt lại một cách trôi chảy với giọng văn và giọng điệu đúng. HS có thể linh hoạt trong việc chuyển đổi ngôi kể, biết ghi chép và vận dụng một cách hợp lý.

ðNhư vậy, dạy kể chuyện chính là rèn cho HS kĩ năng nói thành bài hoàn chỉnh.

Câu 12: Có mấy dạng Kể chuyện, phân tích mục đích từng dạng. Cho ví dụ. 3 DẠNG, XEM QUY TRÌNH

Câu 16:Phân tích những khó khăn và nêu cách khắc phục khi dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trong SKG Tiếng Việt Tiểu học:

1/ Khó khăn:

- Học sinh:

          + Các em HS cho rằng: Môn học các em cần tập trung vào học đó chính là Tập đọc, Toán, Tập làm văn.. bởi đó là những môn học trong chương trình thi đánh giá kết quả học tập của các em. Tư tưởng này xuất phát một phần từ người GV tiểu học, các em HS luôn bị ảnh hưởng bởi tâm lí chú trọng vào các môn học này của GV mà vô tình quên đi vai trò của tiết học kể chuyện từ đó dẫn đến việc học sơ sài, dành ít thời gian cho môn học kể chuyện.

          + Yêu cầu nội dung câu chuyện kể không có sẵn trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên kể mà học sinh phải tự tìm kiếm, chọn lọc trong sách báo, trong đời sống hoặc nghe những người xung quanh kể rồi kể lại nên đã gây không ít trở ngại cho học sinh ở những vùng xa, vùng khó khăn chưa có đủ sách báo, truyện đọc phục vụ cho học sinh và điều kiện để nghe người thân, người xung quanh kể là một điều khó có thể.

          + Các em HS chưa biết cách đọc truyện như thế nào, ghi nhớ truyện ra sao và cách kể lại câu chuyện hấp dẫn, cách sử dụng các hành động phi ngôn ngữ vào câu chuyện…

+ Một số HS còn tâm lí thiếu tự tin, mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông. Thực trạng này tồn tại do nguyên nhân chủ yếu là ở phương pháp dạy và học: Cô kể mẫu, trò nghe và kể lại. Đây là phương pháp dạy học phổ biến hiện nay được được áp dụng ở đa số các tiết học kể chuyện. Theo phương pháp này, HS thụ động ghi nhớ và kể lại câu chuyện một cách máy móc, các em không có cơ hội để hoạt động, thể hiện bản thân, thỏa mãn nhu cầu hoạt động ở các em. Chính vấn đề này đã tạo ra những cá nhân HS vốn đã nhút nhát ngày càng ít hoạt động và tham gia hoạt động hơn.

- Giáo viên:

          + Thực tế hiện nay còn có một số GV chưa xem trọng giờ kể chuyện trên  lớp nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho tiết dạy. Trong giờ kể chuyện nhiều  GV chỉ chú trọng cho HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, mới chỉ dừng lại ở mức yêu cầu HS đọc thuộc lòng truyện mà ít chú ý đến việc rèn luyện cho HS kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình cũng như cảm thụ nội dung câu chuyện.

          + GV gặp khó khăn khi kiểm soát câu chuyện của HS sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nội dung chủ đề.

+ Cùng với những khó khăn về yêu cầu của các kiểu bài trên, nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng bởi một số đề bài khó hoặc chưa phù hợp với đối tượng  học sinh một số vùng, miền như:

2/ Cách khắc phục:

-         Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sưu tầm truyện kể như yêu cầu về chủ đề câu chuyện, tìm đọc các câu chuyện có trong sách báo, trong truyện đọc theo lớp (Nhà xuất bản Giáo dục)

-         Ở những trường vùng khó khăn, học sinh thiếu truyện đọc, giáo viên nên đề nghị các trường có sự đầu tư mua sách Truyện đọc các lớp để các em tham khảo

-         Trường hợp các em không có truyện đọc hoặc chưa đọc truyện để tham khảo thì cuối cùng mới cho học sinh tìm những câu chuyện trong sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 liên quan đến chủ đề điểm để kể.

-         Cần đảm bảo tính tích hợp giữa các phân môn kể chuyện, tập đọc, tập làm văn. Bởi vì dạy tốt  tập làm văn giúp cho học sinh biết  cách xây dựng cốt truyện, dạy học tập đọc - chính tả giúp cho học sinh biết nhớ lại các câu chuyện để kể lại chuyện đã nghe, đã đọc...

 Câu 18: Quy trình dạy LTVC 2,3 (lí thuyết)

Câu 19: Phân tích đặc điểmcủa hệ thống bài tập phần Nhận xét và bài tậ phần Luyện tập dạng bài lí thuyết trong phân môn LTVC SGK TV tiểu học. Cho ví dụ minh họa.

vBài tập phần Nhận xét

-         Bài tập đưa ra thường chỉ gồm có 1 câu văn hay nhiều câu văn, để từ đó đặt ra các câu hỏi xoay quanh các câu văn đó.

-         Bài tập trong phần Nhận xét gồm các câu hỏi gợi mở, gợi ý, dẫn dắt, xoay quanh phần lý thuyết được học, từ đó, giúp HS dần hình thành kĩ năng về lý thuyết.

vBài tập phần Luyện tập

-         Gồm 3 bài tập riêng biệt.

-         Các bài tập đều lien quan đến phần lý thuyết vừa được học để HS luyện tập, củng cố và hoàn thiện kĩ năng về phần kiến thức mới. Ví dụ như tìm mẫu câu vừa được học trong câu cho sẵn, ghép từ ngữ ở 2 cột thích hợp để tạo thành mẫu câu vừa học, đặt câu, thêm từ, thêm câu, điền từ…..

Câu 20:  Quy trình dạy TLV 4,5 (lí thuyết)

Câu 22:Quy trình dạy Kể chuyện ( đã nghe, đã đọc)

Câu 24: Quan niệm như thế nào về kể chuyện sáng tạo?

          Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện học sinh phải nắm vững cốt truyện, sau đó kể lại câu chuyện đó bằng lời văn của mình với giọng kể một cách tự nhiên, điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn, có sức thuyết phục người nghe. Biết dựa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể. Có nhiều hình thức kể chuyện; kể chuyện bằng lời kể của mình, kể chuyện theo tranh, kể chuyện nhập vai

ðMột số giải pháp giúp HS kể chuyện sáng tạo:

-         Hình thành cho Hs kể được câu chuyện bằng tranh minh họa và diễn đạt bằng giọng nói điệu bộ (nhóm, cá nhân)

-         Giúp HS đóng vai câu chuyện

-         Giúp HS quan sát, nhận xét câu chuyện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: