tnxh
2/ Phương pháp dạy học:
- PP quan sát ( tranh ảnh, mẫu vật thật, mẫu ngâm, mô hình…)
- PP hỏi – đáp
- PP thảo luận
- PP điều tra
- PP thí nghiệm, thực hành
Lưu ý: Trong quá trình dạy học, GV không bao giờ sử dụng 1 PP mà thường sử dụng kết hợp nhiều PP khác nhau để thực hiện mục tiêu bài học.
· Khi dạy kiến thức về hình thái cấu tạo cơ thể người, các PP thường được sử dụng là: quan sát tranh ảnh, mô hình hoặc quan sát ngay trên cơ thể HS…kết hợp với việc sử dụng PP hỏi – đáp, bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi để định hướng mục tiêu và đối tượng quan sát, nhằm giúp HS phát hiện kiến thức.
· Khi dạy kiến thức về chức năng sinh lí của các cơ quan, GV thường sử dụng PP thí nghiệm, thực hành kết hợp với các PP khác như: quan sát tranh ảnh (nếu ko có điều kiện tiến hành thí nghiệm, GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và mô tả kết quả thí nghiệm qua tranh ảnh, hình vẽ, lời nói…) kết hợp với hệ thống câu hỏi, sơ đồ được xây dựng dựa vào kiến thức thực tế và kinh nghiệm của bản thân HS.
Câu 2: Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức kiến thức Thực Vật có trong chương trình các môn TNXH ở tiểu học (ko học câu 2 trong đề cương có sẵn kia vì ko đúng câu hỏi)
- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Cung cấp cho Hs một số kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về:
+ Một số loài thực vật phổ biến và lợi ích của chúng
+ Một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng, hoạt động sinh lí các bộ phận của thực vật; sự sinh sản của thực vật có hoa; quá trình sinh trưởng của thực vật
+ sự trao đổi chất của thực vật với môi trường.
2. Kĩ năng:
Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về thực vật
+ Sưu tầm một số mẫu vật đơn giản.
3. Thái độ
Hình thành và phát triển những thái độ hành vi:
+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh
+ Yêu thiên nhiên.
- NỘI DUNG VÀ PHÂN PHÔI CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình có 25 tiết, với các nội dung ở các lớp đc bố trí như sau:
+ Lớp 1: (4t), giúp HS nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của một số loài thực vật, như cây rau, cây hoa, cây gỗ và vai trò của chúng đối với con người.
+ Lớp 2 (3t), các em được tìm hiểu về môi trường sống và sự phân bố của thực vật
+ Lớp 3 (9t), giúp các em tìm hiểu dặc điểm cấu tạo của thân, rễ, lá, hoa quả và hạt; chức năng, hoạt động sinh lí của các bộ phận trong cơ thể và bước đầu làm quen với sự trao đổi chất ở thực vật
+ Lớp 4 (5t), gồm các kiến thức về trao đổi chất của thực vật thông qua tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh: nước và độ ẩm; các chất khoáng; ánh sáng; không khí và nhiệt độ đến đời sống của thực vật.
+Lớp 5 (4t), giúp các em tùm hiểu đặc điểm cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính; sự sinh sản hữu tính, vô tính và quá trình sinh trưởng của thực vật.
- PPDH
+ pp quan sát
+ pp vấn đáp
+ pp thảo luận
+ pp thí nghiệm
+ pp thực hành
- HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Hoạt động dạy học trong lớp:
+ Dạy học cá nhân
+ Dạy học theo nhóm
+ Dạy học đồng loạt cả lớp
- Hoạt động dạy học ngoài lớp: Cho HS tự tìm hiểu về một số loài thực vật ở địa phương hay thực vật trồng trong nhà
- Hoạt động ngoại khóa: GV có thể tổ chức cho HS đi tham quan vườn hoa để HS có thể tiếp cận trực tiếp với thiên nhiên, giúp các em có biểu tượng sinh động, cụ thể đồng thời mở rộng kiến thức.
Câu 3:Trình bày mục tiêu, nội dung và phân phối chương trình, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học chủ đề động vật trong môn TNXH các lớp 1,2,3 và Khoa học 4,5
· Mục tiêu: Đề cương 1
· Nội dung: ĐC 1
· Phân phối chương trình: ĐC 1
· Phương pháp dạy học
- Lớp 1, 2, 3:
+ Phương pháp quan sát tranh ảnh, mô hình kết hợp với phương pháp hỏi – đáp, thảo luận: Đối với dạng kiến thực nhận biết các con vật và từng bộ phận chính trên cơ thể của một số loài quen thuộc
+ Phương pháp hỏi –đáp (thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ): Đối với dạng kiến thức về sự đa dạng, tầm quan trọng của động vật và các bài ôn tập, tổng kết.
- Lớp 4:
+ Phương pháp thí nghiệm thực hành: Đối với các dạng kiến thức sinh lí.
+ Phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi – đáp : Đối với những trường hợp không có điều kiện tiến hành thí nghiệm.
- Lớp 5:
+ Phương pháp quan sát và kết hợp với phương pháp hỏi – đáp.
***Lưu ý: ngoài ra còn các phương pháp sau: (Phần này trong Giáo trình k nói, mọi ng thêm vào ntn thì tùy ý)
- Đàm thoại
- Điều tra
- Kể chuyện
- Thảo luận
- Đóng vai
- Trò chơi học tập
- Động não (k chắc về cái này lắm. Chép trên mạng =))))
- Bàn tay nặn bột
· Cách hình thức tổ chức dạy học:
- Hoạt động dạy học trong lớp:
+ Dạy học cá nhân
+ Dạy học theo nhóm
+ Dạy học đồng loạt cả lớp
- Hoạt động dạy học ngoài lớp: Cho HS tự tìm hiểu về một số loài động vật ở địa phương hay động vật nuôi ở nhà
- Hoạt động ngoại khóa: GV có thể tổ chức cho HS đi tham quan vườn bách thú để HS có thể tiếp cận trực tiếp với thiên nhiên, giúp các em có biểu tượng sinh động, cụ thể đồng thời mở rộng kiến thức.
Câu 4: Trình bày mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, cách tổ chức dạy học và ứng dụng của phương pháp thí nghiệm trong dạy học chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học 4,5
vMục tiêu
- Về kiến thức:
+ Tìm hiểu, nhận biết được đặc điểm, tính chất của một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên: nước, âm thanh, ánh sang, nhiệt… và vai trò của chúng đối với đời sống con người.
+ Nhớ được đặc điểm, ứng dụng của một số vật liệu thường dùng, sự biến đổi của vật chất; việc sử dụng các nguồn năng lượng nói chung và các nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- Về kĩ năng:
+ Bước đầu hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản.
+ Thu thập thông tin
+ Phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện tượng đơn giản trong thế giới tự nhiên..
- Về thái độ:
+ Luôn có ý thức quan tâm, ham hiểu biết, tìm hiểu, hưng thú trong học tập môn khoa học và vận kiến thức vào cuộc sống.
+ Có ý thức tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng đồng bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ môi trường.
vNội dung
- Môn Khoa học lớp 4 dành 10 tiết để dạy các bài có nội dung về nước, 9 tiết để dạy các bài có nội dung về không khí, 14 tiết để dạy các bài về âm thanh, ánh sang và nhiệt và 2 tiết ôn tập phần vật chất và năng lượng.
- Chương trình lớp 5 dành 11 tiết để dạy các bài “Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng”, 5 tiết để dạy các bài “Sự biến đổi của chất”, 9 tiết để dạy các bài “Sử dụng năng lượng”
- Phương pháp thí nghiệm là một phương pháp rất quan trọng đẻ giảng dạy chủ đề Khoa học ở lớp 4, 5 vì hầu hết các bài đều lien quan đến quá trình biến đổi khoa học mà các thí nghiệm này hầu như đều dễ dàng để có thể thực hiện được.
vPhương pháp dạy học
· Ở lớp 4
- Làm thí nghiệm để khẳng định nước không có hình dạng nhất định. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tai ở ba thể.
- Bằng cách thí nghiệm, sẽ giúp HS:
+ Phân biệt nước đục, nước trong.
+ Giải thích được tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.
+ Mô tả được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
+ Liệt kê một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
+ Hiểu được sự cần thiết phải uống nước sôi.
+ Tìm được nguyên nhân làm nước sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm…Từ đó giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- Tiến hành thí nghiệm để chứng minh:
+ Không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
+ Thành phần của không khí.
+ Phát hiện một số tính chất của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao có gió.
· Ở lớp 5
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của đá vôi, gạch, ngói, cao su… làm biến đổi chất này thành chất khác, tạo ra dung dịch, lắp mạch điện đơn giản… trò chơi dò tìm mạch điện.
. Cách tổ chức dạy học
- Xác định mục đích thí nghiệm:
Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4,5 có thể chia thành 3 loại chính:
+ Loại nghiên cứu mqh giữa nguyên nhân – kết quả.
+ Loại nghiên cứu tính chất của một vật
+ Loại nghiên cứu điều kiện
- Vạch kế hoạch thí nghiệm: GV cần nghiên cứu kĩ các thí nghiệm trong SGK, liệt kê dụng cụ thí nghiệm cần có, điều kiện để tiến hành thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm…vạch kế hoạch cụ thể, thao tác thực hiện, rút ra kết luận.
- Tiến hành thí nghiệm: Bố trí, lắp ráp thí nghiệm theo các bước đã vạch ra. GV cần chú ý: Tiến hành thí nghiệm phải thành công, kết quả thí nghiệm phải chính xác, có như vậy HS mới tin tưởng vào các kết luận khoa học.
- Phân tích kết quả và kết luận: GV cần hướng dẫn HS chú ý đến dấu hiệu về bản chất. Hướng dẫn HS so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận.
. Ứng dụng pp thí nghiệm: ĐC1
Câu 5, 6, 7, 8: ĐỀ CƯƠNG 1
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro