Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tuyet lem ne

Hướng dẫn ép xung (overclock) CPU

Xem kết quả: / 16

Bình thườngTuyệt vời

Chỉ mục bài viết

Hướng dẫn ép xung (overclock) CPU

Page #

Tất cả các trang

Trang 1 của 2

Hôm nay, sẽ có một bài hướng dẫn cụ thể làm bạn hiểu rõ toàn bộ quá trình OC từng bước một. Với bài Guild này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về Overclock CPU một phần nào đó.

Đối với 1 ngươì đam mê vi tính, chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua từ ngữ ép xung, được gọi là Overclock hay OC, được hiểu đơn giản với nghĩa làm cho tốc độ chạy cao hơn so với tốc độ chuẩn nhà sản xuất đưa ra.

Những công cụ Overclock đặc biệt:

Hiện nay, có rất nhiều cách đơn giản để có thể OC ngay tại môi trường Windows, ví dụ như ClockGen:

Các mainboard và chipset khác nhau sẽ có phiên bản khác nhau được thiết kế riêng biệt. Nhưng, một vài nhà sản xuất main tự thiết kế những công cụ Overclock dành riêng cho sản phẩm bo mạch chủ của mình, như EasyTune5 của Gigabyte:

hay CoreCenter của MSI:

Bạn có thể tìm những phần mềm này ở đĩa driver đi theo kèm mainboard hoặc có thể download từ website của nhà sản xuất mainboard. Có tốt khi dùng những phần mềm này để Overclock? Dĩ nhiên là tốt. Nhưng bản thân tôi sẽ không sử dụng chúng, và có nhiều lý do. Khi bạn OC từ BIOS Setup, bạn có thể thực hiện việc OC ngay khi khởi động máy, nhưng những phần mềm và tiện ích đã kể trên sẽ chỉ hoạt động khi Windows đang chạy. Hơn nữa, khi hệ thống khởi động và lúc boot windows có thể xảy ra lỗi của một hệ thống đã Overclock. Tóm lại, nếu bạn muốn Overclock với sự giúp đỡ của những phần mềm đặc biệt ấy, bạn khó có thể đạt được những kết quả cao như mong đợi. Vì thế, tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện quá trình Overclock từ BIOS Setup.

BIOS Setup:

Bios setup là nơi lưu giữ những thông tin về CPU, ram, mainboard, điều khiển sự hoạt động của chúng và cũng là nơi để thiết lập những thông số để OC. Ta có thể vào đó bằng cách nào? Thông thường, chỉ cần ấn phím trên bàn phím trong khi hệ thống khởi động. Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện giao diện của BIOS Setup. Nhưng thường thì dễ dàng hơn khi chúng ta xem sách hướng dẫn của mainboard trước khi tiến hành, bởi vì có một sồ trường hợp phải dùng phím ấn định khác để có thể vào BIOS Setup. Ví dụ đối với mainboard Gigabyte, đòi hỏi người dùng phải ấn phím để nhận được những tùy chọn mà không có sẵn, được gọi là tuỳ chọn ẩn. Kết quả sẽ nhận được như hình dưới đây:

Nếu gặp các thông số bạn không biết, đừng bối rối và hãy hỏi bạn bè, người thân hoặc post lên forum, mọi người sẽ giúp đỡ bạn. Mặc dù các phiên bản BIOS của từng mainboard khác nhau và một vài tuỳ chọn có thể nói là khác biệt, nhưng ta vẫn sẽ tìm được những thông tin cần thiết mà ta đang cần.

Trước khi Overclock, ta phải tính xung nhịp CPU và hệ số nhân. VD như sau, một CPU Intel Celeron D 310 có xung nhịp là 2.13GHz; trong đó, hệ số nhân của nó là 16x, xung nhịp bus (FSB) là 133 (133.3 x 16 = 2133 MHz). CPU Intel thường sẽ lock hệ số nhân nên sẽ không thay đổi được (trừ một số top model đặc biệt cho phép giảm hệ số nhân xuống 14). Khác hẳn với Intel, đối với AMD, bạn có thể điều chỉnh cả 2 thông số cùng một lúc, đây là một VD: 200 x 9 = 1800 MHz, 9 là HSN - Multipier, 200 là FSB (đối với hệ thống Intel) hay HTT (với AMD). Bạn có thể dùng CPU - Z để xem những thông số này của CPU,. Nhưng ở điểm trọng tâm này, khi ta Overclock bằng tăng FSB (xung nhịp), một chú ý đặc biệt, bởi vì bằng cách này bạn có thể làm tăng lên toàn bộ hiệu suất hệ thống một cách rõ rệch.

Rất nhiều vật trong hệ thống được kết nối và hệ thống hóa lẫn nhau. Ví dụ, bằng cách nâng FSB lên, ta cũng tăng lên xung nhịp làm việc của memory (bộ nhớ - RAM), tăng tốc độ tỷ lệ di chuyển dữ liệu thông tin (data transfer rates) và hệ thống được tăng lên toàn bộ kể từ đây. Ngày nay, mainboard nền tản chipset NVIDIA nForce 4 Intel Edition cho phép việc Overclock CPU và hệ thống bộ nhớ độc lập. Có rất nhiều mainboard thế này đã có trên thị trường, cho nên tôi cho rằng bạn cũng có thể đang sở hữu nó.

Nhưng tại sao ta lại không OC luôn cả bộ nhớ (memory - RAM), nó làm hiệu xuất hệ thống tăng lên toàn diện như đã nói ở trên? Dĩ nhiên là được, và như thế càng tốt hơn, nhưng OC bộ nhớ sẽ gặp những vấn đề khác, và sẽ có cách giải quyết khác, mà mục đích chính của chúng ta hiện nay là tìm hiểu việc Overclock CPU.

Để tiến hành OC CPU không bị giới hạng do xung nhịp của bộ nhớ, chúng ta hãy xem phần tiếp theo.

Làm giảm xung nhịp bộ nhớ:

Hãy tìm đùng tùy chọn BIOS có nhiệm vụ điều khiển xung nhịp làm việc của bộ nhớ. Tùy loại BIOS mà nó sẽ nằm ở các vị trí khác nhau hoặc tên gọi khác nhau, đó là nguyên nhân tại sao nên kham khảo sách hướng dẫn của mainboard. Tùy chọn này thường tìm thấy được ở 1 trong 2 phần sau: trang memory Overclocking và timing settings, hay được chia với trang CPU Overclocking. Trang mà có lẽ hầu hết đúng với tên được gọi là Advanced Chipset Features hay đơn giản là Advanced, như ASUS chẳng hạn. Phần chúng ta đang tìm có tên gọi là Memclock index value và có đơn vị là megahertz (Mhz):

Nó cũng có thể đặt ở trang có tên POWER BIOS Features như EPoX và được gọi là System Memory Frequency hay đơn giản là Memory Frequency. Xung nhịp trong trường hợp này được hiện rõ như DDR400, DDR333 hay DDR266, và có thể chỉ là PC133 hay PC100.

Đó không phải là vấn đề thật sự của chúng tôi: chúng ta cần tìm những thônng số này và đặt ở một giá trị có thể nhỏ nhất. Có vài cách để đặt những thông số này và chúng phụ thuộc vào phiên bản BIOS và nhà sản suất Mainboard bạn đang dùng. Bạn có thể ấn phím và chọn giá trị từ danh sách xuất hiện với các mũi tên có trên bàn phím, hay với phím , phím <+>, <->.

Tại sao chúng ta phải đặt tần số memory xuống mức tối thiểu? Như tôi đã nói ở trên, nó sẽ giúp việc tiến hành OC CPU ko bị giới hạng. Tôi chắc với ram của bạn sẽ chạy không quá chậm và có thể hoạt động một cách tốt hơn với những thông số mà chúng tôi đặt. Đồng thời trong quá trình Overclock, chúng ta sẽ tăng FSB. Trong trường hợp này, tần số memory cũng sẽ tăng theo. Ấy là, nó chỉ ở trong phạm vi hỗ trợ và không làm giới hạn quá trình Overclock CPU.

Nói nom na cho dễ hiểu như sau: bạn hãy tưởng tượng hệ thống nước của bạn gồm một ống nước chính (CPU) và các ống rẽ nước con (Ram - memory), khi chúng tăng lượng nước chảy (Overclock) lên thì tất cả ống đều có dòng chảy mạnh, nhưng nếu các ống rẽ không chiệu đựng được dòng chảy tại một mức nào đó trong khi ống lớn thì vẫn chiệu đựng được thì lúc này bạn sẽ làm gì? Chắc bạn sẽ tìm cách giảm tốc độ các ống nước rẽ để có thể tăng thêm cường độ dòng nước chính. Vâng, ở trường hợp Overclock cũng tương tự! Hãy chắc rằng, và bạn có thể đặt thông số timing ram thấp cao so với những thông số mặc định.

Đầu tiên, hãy cài đặt những thông số để máy hoạt động được ổn định nhất (bạn có thể tham khảo bài của VTALINH). Sau đó, nếu những timing RAM được đặt ở giá trị Auto, mainboard có thể đặt timing ram ở giá trị hết sức cao, và bằng cách làm bằng tay chúng ta có thể chắc rằng timing có thể hoạt động tốt ở giá trị mà chúng ta cài đặt. Nếu bạn không hiểu rõ về cách thiết lập timing, bạn nên để timing ở trạng thái mặc định hoặc Auto. Để xem những thông số đó có hoạt động tốt không, bạn phải save lại những thay đổi của BIOS và khởi động lại hệ thống. Để làm như vậy chúng ta chọn tùy chọn Save & Exit Setup hay chỉ ấn phím và xác nhận bằng phím hay (yes) đối với những phiên bản BIOS cũ.

Khi Overclock bằng cách tăng FSB của CPU, không chỉ xung nhịp ram tăng theo, mà các xung nhịp khác cũng trở nên cao hơn như PCI, ###### ATA, PCI-E hay AGP. Về mặt lý thuyết nó thì tốt và có thể tăng tốc toàn bộ hệ thống ở chừng mực nào đó. Nhưng nếu những xung nhịp này đi quá xa với những giá trị mặc định của nó thì hệ thống có thể hoạt động không ổn định. Xung nhịp hoạt động bình thường cho PCI là 33.3MHz, AGP là 66.6MHz, SATA và PCI Express - 100MHz. Hầu hết các chipset hiện nay tự động khóa những xung nhịp đó ở xung nhịp mặc định của nó, nhưng tôi muốn chắc rằng nó thật sự như vậy. Để làm vậy bạn tìm tuỳ chọn thông số AGP/PCI Clock và phải chắc chắn nó được đặt ở 66/33MHz.

HyperTransport bus (HTT) thì rất quan trọng đối với chipset NVIDIA và với AMD socket 754/939. Mặc định nó được đặt ở 1000MHz hay 800MHz, nhưng tốt hơn là nên set xuống một mức thấp hơn trước khi bắt đầu Overclock. Trong một số trường hợp, xung nhịp có thể thay đổi trong Bios Setup, nhưng hầu hết trường hợp thì xung nhịp 1000Mhz sẽ có hệ số nhân là 5x và 800Mhz có hệ số nhân 4x.

Đây là những thông số được gọi là HyperTransport Frequency hay HT Frequency hoặc LDT Frequency. Bạn phải tìm nó và làm hạ xung nhịp về 400 hay 600 Mhz (hệ số nhận 2x hay 3x).

Thế ta đã giảm được xung nhịp bộ nhớ và HTT (đối với hệ thống AMD), khóa bus PCI và AGP ở giá trị mặc định của chúng. Bây giờ, chúng ta có thể chính thức bắt tay vào công việc Overclock CPU.

ể bắt đầu chúng ta cần tìm trang Frequency/Voltage Control ....

cũng có thể được gọi POWER BIOS Features đối với mainboard EpoX ...

hay JumperFree Configuration đối với ASUS ...

hay μGuru Utility đối với mainboard ABIT:

Có thể cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Vì thế, chúng ta tìm kiếm chúng với những thông số là CPU Host Frequency, hay CPU/Clock, hay External Clock hay tương tự, nơi liên quan đến các thông số về FSB frequency. Đó là những thông số chúng ta sẽ phải "tăng tốc".

Có phải CPU nào cũng OC được cao? Rất khó để có câu trả lời cho câu hỏi này. Có rất nhiều thứ phụ thuộc vào như CPU, Mainboard, hệ thống tản nhiệt và nguồn (PSU) sẽ ảnh hường rất nhiều trong việc OC (bạn có thể tìm hiểu việc này thêm trong bài của Enrique Iglesias). Khi OC, ta nên thực hiện mọi thứ từng bước một: mỗi lần chỉ tăng FSB frequency từ 2-5 Mhz. Đừng quên save lại những thay đổi ở BIOS, khởi động vào windows, bạn dùng phần mềm CPU -Z xem để chắc rằng CPU của bạn đã Overclock. Sau đó chạy một vài chương trình trong vài giờ để kiểm tra độ ổn định (như Super PI, Prime95, SP2004, S&M) hay những games nặng. Và dĩ nhiên, bạn phải chắc rằng những chương trình đó hoạt động ổn định trước khi CPU bạn được Overclock. Và đừng quên theo dõi nhiệt độ CPU, càng thấp càng tốt và nhiệt độ đừng để quá 60o C.

Các phần mềm tiện ít như SP2004, S&M sẽ làm cho CPU bạn hoạt động hết công suất, tức sẽ sử dụng hết 100% tài nguyên CPU và lúc này được gọi là FullLoad (FL). Khi đó, nhiệt độ CPU sẽ tăng lên mức cao nhất, lúc này, bạn cần theo dõi nhiệt độ CPU bằng các phần mềm kèm theo mainboard hay Speed Fan, Hmonitor ... Lưu ý rằng các phần mềm này chỉ biểu hiện nhiệt độ mang tính chất tương đối gần đúng và có thể hoàn toàn không chính xác nếu sensor trên main không tốt.

Nếu mọi thứ trở nên OK. Bạn có thể tiếp tục tăng FSB frequency cho đến khi nào hệ thống không còn ổn định. Một khi gặp những dấu hiệu của việc "hết ga" - over Overclock, như xuất hiện màn hình xanh, máy chạy bị restart, thông báo lỗi hay nhiệt độ CPU trở nên quá cao, bạn phải trở về giá trị FSB thấp hơn và một lần nữa phải chắc rằng hệ thống bạn đã ổn định ở FSB này.

Bạn có thể tham khảo những kết quả đã Overclock để có thể ước lượng được khả năng ép xung của CPU. Khả năng ép xung của CPU còn được phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng đa số là code và nơi sản suất của CPU. Cho nên, nếu bạn thấy CPU mình có code được liệt kê thuộc loại OC "ngon" thì đừng đặt ngay FSB ở giá trị cao, CPU bạn sẽ được tốt hơn nếu được OC từng bước một.

Vcore:

Vcore là gì? Nó là dòng diện chính cung cấp cho CPU. Vcore tỉ lệ thuận với xung nhịp, xung nhịp càng cao thì vcore càng cao. Nhưng bạn sẽ tăng vcore khi Overclock chứ ? Thỉnh thoảng nó có thể giúp được bạn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. CPU nóng lên khi Overclock bằng mọi cách, khi bạn tăng vcore lên thì cũng sẽ tăng thêm nhiệt độ cho CPU. Cho nên, tôi khuyên bạn đừng chỉnh vcore wá cao khi không cần thiết.

Hệ số nhân của xung nhịp:

200 x 14 = 2800 MHz, chắc bạn cũng biết ý nghĩ của số 14? Số 14 được gọi là hệ số nhân của CPU. Những số nhân này có thể được thay đổi với AMD thì gồm: AMD Socket A (462) được sản xuất trước tuần 40/2003; AMD Athlon FX: AMD Socket 754/939 (ngoại trừ những model đời đầu của Sempron), Intel thì chỉ những con được thiết kế đặc biệt thì mới đổi được. Bằng cách thay đổi hệ số nhân của CPU, bạn có thể dành được những tính linh hoạt trong quá trình Overclock và cải thiện toàn diện hiệu suất hệ thống. Ví dụ, nếu bạn có một mainboard đời cũ không hỗ trợ clock xung nhịp AGP và PCI, bạn có thể Overclock CPU rất đơn giản bằng cách tăng hệ số nhân của CPU lên.

Thoát khỏi tình trạng khẩn cấp: Clear CMOS

Bạn sẽ là gì khi hệ thống ở tình trạng over-Overclock, khi những thông số được đặt không đúng, mainboard không thể boot được? Một vài mainboard hiện nay tự động theo dõi quá trình khởi động và khi gặp lỗi, mainboard tự khởi động lại với những giá trị mặc định của CPU và bộ nhớ.

Thỉnh thoảng, bạn có thể điều chỉnh lại thông số bằng cách vào BIOS SETUP trong khi khởi động hệ thống. Nhưng khi trường hợp máy không khởi động được, và bạn chỉ nghe được tiếng báo của main ... Cách khắc phục rất đơn giản là bạn phải tìm Clear CMOS jumper, và dùng jum đặt vào 2 điểm tiếp xúc, sau đó để về vị trị giống ban đầu, bios sẽ được đưa về những giá trị mặc định ban đầu.

Kết luận:

Qua bài viết này, tôi hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quát về nghệ thuật OC CPU. Để tốt hơn, bạn nên lấy lời khuyên từ những người bạn của bạn đã từng thành công trong quá trình Overclock hay có thể đến forum chúng tôi. Bạn nên nhớ rằng: xung nhịp cao không phải lúc nào cho hiệu suất cao. Nếu bạn là một gamer, thứ mà Overclock tiếp theo bạn có thể làm sẽ là graphics card.

Bạn đã biết rằng không thể viết đầy đủ những kiến thức trong một bài báo hay một bài viết. Có rất nhiều chi tiết, nhưng không phức tạp lắm để thực hiện công việc Overclock. Hãy đến diễn đàn của chúng tôi, www.banvacntt.com và nói với bạn bè của bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hay