ƯỚC MƠ TRONG ĐỜI
Kỳ thi đại học quan trọng đã qua nhưng hẳn các bạn thí sinh đang đứng trước những quyết định khó khăn xem mình hợp với ngành nghề gì? Nên chọn trường nào? Học khoa nào?
Là một người đã từng có kinh nhiệm nhiều năm thi trượt đại học, cũng như đã từng bị đuổi việc ở cả chục công ty lớn nhỏ khác nhau, Tòng tin là mình sẽ có những kinh nghiệm quý báu để góp ý, chia sẻ và định hướng giúp cho các bạn.
Về việc thi trượt đại học liên tục, Tòng không bao giờ trách móc bản thân mình, bởi Tòng biết nguyên nhân trượt chỉ là bởi Tòng thiếu may mắn. Nếu kỳ thi đại học năm đầu tiên không bị xếp ngồi bàn đầu, ngay cạnh giám thị, thì chắc chắn Tòng đã mở được tài liệu và không bao giờ bị điểm liệt; nếu cái đứa ngồi cạnh Tòng trong kỳ thi đại học năm thứ hai không phải là đứa ích kỷ, nếu nó biết mủi lòng trước những lời năn nỉ của Tòng mà cho Tòng chép bài, thì đời nào Tòng chịu nộp giấy trắng? Nếu người chấm bài môn Văn của Tòng trong kỳ thi đại học năm thứ ba có khả năng cảm thụ văn học tốt hơn, có tầm nhìn và hiểu biết về ngôn ngữ sâu rộng hơn, thì có lẽ Tòng đã là thủ khoa toàn quốc môn Văn năm ấy...
Tất nhiên, với chữ nếu, người ta có thể nhét được cả chục cái chày vào trong Ba Con Sếu. Nói vậy để thấy, đã là cái số thì khó ai tránh khỏi. Đến việc nhỏ nhặt như đánh đề, phang lô, chơi xổ số, lô tô mà còn phụ thuộc vào cái số thì một việc trọng đại ảnh hưởng đến cả đời người như thi đại học làm sao cưỡng nổi?!
Chuyện thi cử là vậy, rồi cả tới khi đi làm, bị đuổi việc liên tục, thì Tòng cũng vẫn giữ vững niềm tin rằng: "Mình bị đuổi là vì thiếu may mắn, chứ không phải vì năng lực mình yếu kém".
Trong số những lần bị đuổi việc, thì có một lần khiến Tòng khó hiểu nhất. Ấy là khi Tòng làm việc cho công ty của một chị giám đốc còn khá trẻ và cực kỳ xinh đẹp. Vẻ đẹp của chị ấy thật khó miêu tả! Nó có chút đằm thắm của Hoàng Thùy Linh; chút gợi tình của Ngân Khánh; chút đỏng đảnh của Thủy Tiên; chút dịu hiền của Jennifer Phạm; chút điềm đạm của Hà Tăng và chút hung hăng của Hà Hồ.
Biết thân phận mình bé nhỏ, nghèo hèn, không dám mơ cao, ước dài, nên gặp chị, Tòng vẫn cố giữ thái độ lạnh lùng và rụt rè đúng với vị trí của một kẻ cấp dưới làm thuê. Ngày ngày, Tòng đến công ty và cặm cụi, miệt mài làm việc mà không hề nhận ra rằng chị đã âm thầm để mắt đến mình từ lâu. Và rồi đêm hôm ấy, đã khuya lắm, Tòng nhận được tin nhắn của chị:
– "Em ngủ chưa? Tâm sự với chị một lát được không?"
– "Có chuyện gì vậy chị?"
– "Chị đang chán quá em ơi! Chồng chị là một gã đàn ông vô dụng, suốt ngày chỉ biết chơi bời, đàn đúm. Ngay cả chuyện đơn giản là cái bồn cầu bị tắc thôi mà cả tuần nay mà lão ấy không sửa được. Vừa xong, nửa đêm chưa thấy lão về, chị gọi điện thì lão bảo đang đi du lịch tận bên Zim-ba-bu-ê, vài hôm nữa mới về. Một mình trong căn phòng cô đơn, chị buồn lắm! Em có thể đến chỗ chị bây giờ không?"
– "Giờ em đến cũng không giải quyết vấn đề gì đâu chị ơi! Vì muốn thông bồn cầu thì phải mua bột thông và dụng cụ thông ở ngoài cửa hàng cơ. Mà giờ này thì làm gì còn cửa hàng nào mở cửa nữa đâu chị! Nếu chị buồn quá thì cứ đi tạm vào bô hoặc chậu, mai em sẽ tới sớm thông giúp chị!".
Sau tin nhắn đó, không thấy chị trả lời gì; sáng hôm sau đến công ty, nhìn thấy Tòng, chị cũng không nói gì. Lát sau, con bé thư ký của chị tiến lại chỗ Tòng, đưa cho Tòng cái tờ quyết định đuổi việc có con dấu đỏ tươi cùng cái chữ ký của chị loằng ngoằng, tựa như mớ tơ vò đang rối bời trong lòng Tòng với câu hỏi cứ trồi lên nhức nhối: "Tại sao mình lại bị đuổi việc dù mình đã luôn nỗ lực, cố gắng hết mình vì sự thành công của công ty nói riêng, và vì sự phát triển của xã hội nói chung?".
Một lần đuổi việc nữa cũng khá đặc biệt, ấy là khi Tòng làm nhân viên đánh máy trong một cơ quan khá lớn. Nhiệm vụ của Tòng chỉ là đánh máy lại những thông báo, những quy định do cấp trên ban hành thành những văn bản; rồi những văn bản đó sẽ được in ra, trình sếp ký, và phát hành, phổ biến rộng rãi tới bà con, để bà con có trách nhiệm tuân thủ, thi hành.
Lần đó, không hiểu vì dịch bệnh bò điên hoành hành đã lây sang người, hay vì nhàn cư vi bất thiện, mà sếp của Tòng lại nghĩ ra cái quy định là anh nào muốn đi đá phò thì phải có chữ ký đồng ý của vợ (hoặc người yêu) cùng xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu bị bắt quả tang đang giao dịch, cấu kết (gọi tắt là giao cấu) với phò mà thiếu một trong hai (hoặc cả hai) loại giấy trên thì đối tượng sẽ lập tức bị mời về trụ sở giải quyết, bất kể việc giao dịch, cấu kết ấy đang ở giai đoạn nào: khởi động, cao trào, lên đỉnh, hay thoái trào.
Đương nhiên là quy định đó của sếp Tòng vấp phải phản ứng quyết liệt của bà con (chính xác hơn là các anh, các chú, các bác, các cụ) trong khu. Tất cả những người phản đối đều cho rằng cái quy định này cực kỳ bất hợp lý. Bởi những thanh niên chưa có người yêu, hoặc đã có người yêu, đã có vợ, nhưng đúng hôm vợ hay người yêu đi vắng không ký được; hoặc những ngày nghỉ, ngày lễ, chính quyền địa phương không xác nhận được, thì những hôm đó phải nhịn đá phò hay sao?
Những bức xúc và phản đối kiểu ấy của bà con thường thì sẽ chẳng thể làm cho sếp Tòng bận tâm. Bởi sếp Tòng đã từng đưa ra những quy định vô lý và vớ vẩn hơn thế nhiều, bị phản đối, bị chửi bới kinh khủng hơn thế nhiều, nhưng cuối cùng cũng chả sao, vì ai có việc của người đó: bà con kêu là việc của bà con, còn ra quyết định là việc của sếp. Tuy nhiên lần này lại khác, sếp của Tòng bị các sếp ở cấp cao hơn tức giận, phê bình và chỉ trích nặng nề (chắc vì động tới quyền lợi trực tiếp của họ). Do vậy, sếp của Tòng đành phải viết một tờ đơn tường trình, giải thích, rằng đó không phải là lỗi của sếp, mà là lỗi của thằng đánh máy. Sếp sẽ cho thằng đánh máy cẩu thả này nghỉ việc luôn, đồng thời sẽ tuyển nhân viên đánh máy mới ngay lập tức!
Cuối đơn, sếp còn chèn thêm một câu phàn nàn rằng chất lượng giáo dục đào tạo tại các trường đại học của chúng ta hiện nay kém quá! Sinh viên tốt nghiệp ra trường kiểu quái gì mà mỗi việc đánh máy cũng không xong. Từ đầu năm đến giờ, chỉ riêng cái vị trí nhân viên đánh máy này đã tuyển vào rồi đuổi đi cả chục người rồi!
Nhận quyết định đuổi việc từ tay sếp, đương nhiên là Tòng buồn, nhưng không giận sếp nhiều! Vì nếu không đổ tội cho Tòng thì nhiều khả năng sếp sẽ là người bị cho thôi việc. Tòng khi ấy đi xe đạp, không vợ con gì, nghỉ việc cũng chả sao, nhưng nếu sếp mà nghỉ việc thì sẽ khổ lắm! Bởi sếp có tới mấy em bồ nhí vẫn há mồm đều đặn chờ chu cấp hàng tháng, rồi tiền lương trả cho người làm vườn, cho vệ sĩ, cho ô-sin, rồi tiền xăng, tiền bảo hiểm, bảo dưỡng cho hai cái ô tô nhà sếp nữa – nếu sếp bị kỷ luật, bị nghỉ việc, thì những người đó, những xe đó, ai sẽ lo đây?
Nhớ có đợt thất nghiệp, xin mãi không được việc mới, Tòng bèn dọn một quán nhỏ ra vỉa hè đầu phố ngồi bán bánh bao. Ngay bên cạnh quán bánh bao của Tòng có một em gái bán bánh khúc. Em này còn trẻ nhưng đã đeo trong mồm nguyên hai hàm răng giả. Tòng hỏi lý do thì em bảo tại em ấy có sở thích nghiến răng. Thấy Tòng có vẻ hoài nghi, vì nếu chỉ nghiến răng thì làm sao rụng răng được, thì em ấy liền giải thích ngay, rằng trước đây em ấy làm cave, trong một lần đang thổi kèn cho khách thì đột nhiên em ấy hứng chí lên nghiến răng một phát. Thế là em ấy ăn nguyên cái tát của khách vào mồm, rụng hết hai hàm răng. Vốn liếng dành dụm bao nhiêu năm làm cave, may sao, cũng đủ để tậu bộ răng giả này.
Sau đấy, em ấy không làm chính thức, không thuộc biên chế của ổ cave nào nữa – vì bảo không thích bị ăn chặn, bị quản lý – mà chỉ làm freelancer, làm cộng tác viên cho mấy nhà nghỉ quanh đây thôi – tức là khi nào khách thuê phòng có nhu cầu thì chủ nhà nghỉ sẽ gọi cho em ấy. Việc em ấy bán bánh khúc ở vỉa hè này cũng chỉ là cái cớ để kiếm khách. Sau khi đong đưa, nếu khách ưng, thỏa thuận giá êm xuôi, là em ấy nhờ Tòng bán hộ bánh khúc, rồi leo lên xe của khách, cả hai lao thẳng tới nhà nghỉ, rồi múc!
Mọi thứ tưởng cứ vậy êm trôi, nhưng rồi một ngày, bước ngoặt của cuộc đời em ấy đã tới. Đó là một buổi sáng, có mấy thằng đến quán em ấy, chúng nó không mua dâm, không ăn bánh khúc, mà liên tục đưa máy ảnh lên chụp lia lịa. Sáng hôm sau, ảnh em ấy tràn lan trên mạng, trên Facebook với cái tít nghe đầy cảm xúc: "Hót-gơn bán bánh khúc, ngực như bánh đúc, khiến cư dân mạng sôi sục". Vậy là sau một đêm, em ấy đã thành hót-gơn, thành người nổi tiếng!
Tòng hỏi em ấy: "Nổi tiếng có sướng không?", em ấy bảo: "Sướng thì có sướng, nhưng làm việc gì cũng phải lén lút, thậm thụt vì luôn bị người hâm mộ, bị nhà báo, bị truyền thông để ý. Ví dụ trước đây, vừa bán bánh khúc vừa đong đưa, ngã giá, ưng là nhảy lên xe đi nhà nghỉ luôn. Chứ giờ, việc thỏa thuận giá phải thực hiện ngầm vụng bằng điện thoại; bí mật đặt phòng, kẻ đến trước, người tới sau; đến bằng taxi, ngồi trong taxi vẫn khẩu trang, kính, mũ sùm sụp, cửa đóng kín như bưng, gò bó, khó chịu lắm anh Tòng ơi! Nhưng em là người của công chúng, phải có trách nhiệm giữ hình ảnh của mình luôn sạch sẽ, trong sáng!".
Rồi tới buổi chiều hôm đó, lại có vài thằng vào quán bánh bao của Tòng. Chúng nó cũng không ăn bánh, không đặt vấn đề mua dâm với Tòng, mà chỉ đưa máy ảnh lên chụp Tòng lia lịa. Tòng lập tức nhao tới, giật lấy mấy cái máy ảnh trên tay chúng nó, rồi bảo: "Chúng mày không xóa hết ảnh đi thì tao sẽ đập nát máy! Tao không muốn thành hót-boi, không muốn bước chân vào showbiz, hiểu chưa?".
Mấy thằng đó thấy vậy thì xin lỗi rối rít, xóa ảnh cuống quýt, rồi bỏ chạy cong đít. Còn Tòng thì thở phào nhẹ nhõm. Bởi nếu Tòng không ra tay kịp thời thì kiểu gì ngày mai, những bức ảnh của Tòng sẽ được đăng tràn lan trên mạng, trên Phây, với cái tít – đương nhiên là rất hay, kiểu như: "Hót-boi bán bánh bao, chim như cái sào, được cư dân mạng khát khao". Và tất nhiên là Tòng sẽ nổi tiếng khắp Vịnh Bắc Bộ.
Nhưng nổi tiếng mà phải lén lút, thậm thụt như cái em bán bánh khúc kia thì quả thực Tòng không muốn. Bởi Tòng bị bệnh đái dắt, bán hàng được một lát là kiểu gì Tòng cũng phải đứng dậy ra chỗ cột điện trước cửa siêu thị để đái. Và khi nổi tiếng rồi, được fan hâm mộ, được báo chí, truyền thông để ý rồi, Tòng không thể đái bậy trên hè phố được nữa, mà phải giữ gìn hình ảnh, phải đi bộ vòng ra sau bãi rác phía cuối đường, đó mới là nơi kín đáo để người nổi tiếng có thể đái mà không bị truyền thông theo dõi.
Thế nhưng ra bãi rác ấy cũng không ổn, bởi cái bệnh đái dắt của Tòng thì cứ 20 phút phải đái một lần, mà đi từ quán bánh bao của Tòng ra đến bãi rác cũng đã mất 10 phút rồi. Vậy nghĩa là sau khi đái xong ở bãi rác, quay trở về đến quán bánh bao thì cũng là lúc Tòng phải lập tức quay trở lại bãi rác để đái tiếp, nếu không muốn bị đái ra quần. Và vậy cũng có nghĩa là, nếu trở thành người nổi tiếng, thì cả ngày Tòng chỉ làm được mỗi việc là đi đái, không còn thời gian để bán bánh bao, để tương tác với fan, để trả lời báo chí. Mình là người nổi tiếng mà, phải đóng góp, phải cống hiến cho xã hội, chứ nếu cứ suốt ngày chỉ lo chuyện đi đái thì sớm muộn người hâm mộ và giới truyền thông cũng sẽ quay lưng lại với mình thôi...
Đó! Tâm sự và chia sẻ của Tòng chỉ có bấy nhiêu đó! Mong là những bạn trẻ – những người đang lưỡng lự, phân vân trong việc chọn ngành, chọn nghề – có thể rút ra được điều gì đó từ những chuyện Tòng vừa chia sẻ.
Và điều cuối cùng Tòng muốn nói, đó là không có công việc nào là dễ dàng, và không có con đường thành công nào mà bằng phẳng cả. Bản thân Tòng cũng vậy thôi, cũng phải trải qua bao nhục nhã, nhọc nhằn, cay đắng, gian nan thì mới có được địa vị như ngày hôm nay...
– Ê! ĐKM thằng kia!
– Dạ! Anh chửi em ạ?
– Mày thấy khách vào, không dắt xe cho khách, còn ngồi đó chém gió cái gì vậy hả?
– Dạ vâng! Em ra ngay đây!
Mọi người đợi Tòng chút nhé, Tòng phải ra dắt xe cho khách đã! Quên chưa giới thiệu với mọi người, hiện Tòng đang làm bảo vệ kiêm trông xe cho một quán mát xa kích dục lớn nhất thành phố, thu nhập rất ổn định (vì chủ quán đã cam kết rằng lương của Tòng sẽ suốt đời như vậy: triệu rưỡi một tháng, không tăng, không giảm). Một lý do nữa khiến Tòng muốn gắn bó với công việc này là bởi lĩnh vực kinh doanh của quán là một mảng mà Tòng rất đam mê. Tòng thấy mình quá may mắn, bởi đã đạt được cái điều mà khá nhiều người mơ ước. Chẳng phải bạn cũng mơ ước có được một công việc mang lại cho bạn thu nhập ổn định và đúng với lĩnh vực mà bạn say mê, yêu thích hay sao?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro